TỈnh sơn la số: 152/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.73 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích2.73 Mb.
#8718
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA
Số: 152/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Sơn La, ngày 22 tháng 01 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm Bộ chỉ số đánh giá

kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm

của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, (giai đoạn 2014-2016)




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Thực hiện Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 25/SNV-TTr ngày tháng 01 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2013 – 2015. (có Đề án kèm theo)

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai áp dụng thí điểm Bộ Chỉ số đánh giá cải cách hành chính hàng năm và báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.



Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Bộ Nội vụ;

- TT Tỉnh uỷ;

- TT HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- Lãnh đạo VP và CVCK;

- Trung tâm công báo tỉnh;

- Lưu: VT, NC.D60b


CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Cầm Ngọc Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





ĐỀ ÁN

Thực hiện thí điểm Bộ chỉ số đánh giá

kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm

của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố giai đoạn 2014-2016

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 22/01/2014



của UBND tỉnh Sơn La)

I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

- Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt "Đề án Xác định Chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương";

- Quyết định số 210/QĐ-UBND, ngày 09/02/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La.



2. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đã đạt có nhiều chuyển biến tích cực và được những nhiều kết quả đáng ghi nhận cả về thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

Về cải cách thể chế, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, điều hành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của tỉnh. Tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ và một số lĩnh vực khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương... Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm, chú trọng và đi vào nề nếp.

Về cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai thực hiện đồng bộ ở cả 3 cấp. Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân tại 17 sở, ban, ngành, 11 huyện, thành phố và 198 xã, phường, thị trấn. Sở Kế hoạch đầu tư đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân thuận lợi trong sản xuất kinh doanh và phát triên doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện đang tiếp tục được nghiên cứu để tổ chức thực hiện thí điểm trong thời gian tới...

Về tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước đã rà soát chức năng, nhiệm vụ, từng bước kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, bộ máy phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. Các cơ quan, đơn vị đã ban hành quy chế làm việc phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị.

Công tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước của tỉnh là 7.209 người. (Trong đó: cấp tỉnh 1.525 người; cấp huyện 1.139 người; cấp xã 4.545 người;) Viên chức sự nghiệp là: 30.027 người; (Trong đó: cấp tỉnh: 5.759; cấp huyện: 24.268 người). Việc thi tuyển công chức, xét tuyển viên chức, thi nâng ngạchđược tổ chức công khai, dân chủ, nghiêm túc và có nhiều đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh tiếp tục được quan tâm, năm 2013 duy trì và mở 64 lớp với 4.559 học viên tập trung đào tạo về lý luận chính trị, kỹ năng hành chính, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ..nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu phát triển, kinh tế xã hội của tỉnh.

Về cải cách tài chính công tiếp tục thực hiện việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan, đơn vị theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ. Hiện đã có 285 cơ quan hành chính nhà nước các cấp (Trong đó,cấp tỉnh 42 cơ quan; cấp huyện 243 cơ quan) đang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đã có 389 đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành và UBND các huyện, thành phố quản lý (Trong đó, cấp tỉnh 119 đơn vị; cấp huyện 270 đơn vị) được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức biên chế và tài chính. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp các cơ quan, đơn vị năng động, chủ động trong việc sử dụng kinh phí để hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và bảo đảm quản lý nguồn ngân sách được giao sử dụng có hiệu quả.

Về hiện đại hóa nền hành chính: Hệ thống Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả, cung cấp kịp thời thông tin về kinh tế, xã hội, các dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 1, mức độ 2, 3. Hiện đã có 8/30 đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã đưa Cổng thông tin điện tử vào hoạt động, cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chỉ đạo, thông tin cập nhật lên Website là: Sở Khoa học Công nghệ, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ, Sở Thông tin truyền thông, Huyện Thuận Châu, Huyện Mộc Châu. Trên 80% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi thông tin, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại 31 cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Trụ sở làm việc của các cơ quan HCNN các cấp đang từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa...

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì công tác CCHC còn nhiều hạn chế, đó là: Công tác chỉ đạo về nhiệm vụ CCHC của một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt. Nhiều cơ quan, đơn vị, người đứng đầu còn chưa quyết tâm cao trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, sự nghiệp còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, công tác tài chính công có nơi còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Cá biệt có nơi vẫn còn tình trạng gây phiền hà trong quan hệ giải quyết công việc đối với các tổ chức và công dân nhất là đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước còn nhiều khó khăn, trụ sở, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Nhằm đánh giá đúng, thực chất kết quả thực hiện và đẩy mạnh công tác cải cách hàng năm của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thực hiện Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 Bộ Nội vụ về việc "phê duyệt Đề án xác định Chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương". UBND tỉnh ban hành đề án thực hiện thí điểm Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành; UBND các huyện giai đoạn (2014-2016) để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.



II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SÔ THÍ ĐIỂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

- Đẩy mạnh công tác CCHC, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC.

- Phát huy, tạo điều kiện tối đa để các cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, giám sát việc thực hiện CCHC, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh.

1.1. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng công cụ để theo dõi, đánh giá chính xác, khách quan về CCHC của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thông qua hệ thống tiêu chí phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước. Với thang điểm và phương pháp đánh giá phù hợp, tiếp tục hoàn thiện, ban hành chính thức Bộ Chỉ số CCHC ở cấp sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.

- Thông qua việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC của các cơ quan nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng, hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện những nhiệm vụ công tác CCHC.

- Đáng giá đúng việc tổ chức, thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm của từng cơ quan, đơn vị để đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CCHC.

- Tạo sự chuyển biến căn bản về phương pháp theo dõi, đánh giá CCHC, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xếp loại và công bố Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC phải bám sát nội dung Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, giai đoạn (2011 - 2020) ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 09/02/2013 của UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và đánh giá thực chất, khách quan kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC hàng năm, giai đoạn (2014 - 2016) của các cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai CCHC của các cơ quan, đơn vị. Từng bước hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC nói chung và thực hiện Chỉ số CCHC nói riêng.

- Các phương pháp tính toán, đo lường phải chính xác và đảm bảo tính khoa học. Các số liệu thống kê rõ ràng, nguồn thông tin có độ tin cậy và chính xác cao; đánh giá phải thực chất, khách quan, dễ thực hiện.

Trong quá trình thực hiện thí điểm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo chất lượng công việc và đúng tiến độ theo phân công.



3. Phạm vi và đối tượng

3.1. Phạm vi áp dụng: Công tác chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện CCHC hàng năm, trong giai đoạn (2014 - 2016).

3.2. Đối tượng áp dụng thí điểm

- Cấp tỉnh: Tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

- Cấp huyện: UBND các huyện, thành phố.

4. Nội dung, phương pháp xác định Chỉ số thí điểm CCHC

4.1. Nội dung lĩnh vực của Chỉ số thí điểm CCHC

Chỉ số thí điểm CCHC thể hiện trong 08 lĩnh vực bao gồm: 1) Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; 2) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 3) Cải cách thủ tục hành chính; 4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; 5) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; 6) Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; 7) Hiện đại hóa nền hành chính; 8) Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Trong đó chia ra có các Chỉ số thí điểm tương ứng áp dụng cho từng cấp như sau:

- Chỉ số thí điểm CCHC đối với các sở, ban, ngành: Được xác định trên 08 lĩnh vực, với 39 tiêu chí lớn, 102 tiêu chí thành phần. Thang điểm được tính 100 điểm, trong đó cơ quan tự đánh giá là 77,5 điểm, điều tra xã hội học là 22,5 điểm (Phụ lục 1).

- Chỉ số thí điểm CCHC đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: Được xác định trên 08 lĩnh vực trên với 39 tiêu chí lớn, 121 tiêu chí thành phần. Thang điểm được tính 100 điểm, trong đó cơ quan tự đánh giá là 73 điểm, điều tra xã hội học là 27 điểm (Phụ lục 2).

4.2. Phương pháp xác định Chỉ số CCHC



- Việc xác định Chỉ số thí điểm CCHC được thực hiện thông qua các phương pháp: Thống kê, phân tích, tổng hợp, thẩm định các tài liệu, các thông tin kiểm chứng và điều tra xã hội học.

5. Cách thức tổ chức triển khai thực hiện

5.1. Tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh đã xây dựng thành công chỉ số đánh giá cải cách hành chính.

5.2. Tổ chức hội thảo xin ý kiến, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC.

5.3. Thành lập Tổ công tác liên ngành để thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đánh giá kết quả thực hiện của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

5.3. Sơ kết, tổng kết thí điểm Chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC. Hoàn thiện Chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố áp dụng trong toàn tỉnh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN



1. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan trong thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số đánh giá CCHC

- Đề cao trách nhiệm, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC và trong thực hiện thí điểm Chỉ số CCHC

- Tập trung chỉ đạo việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá CCHC một cách thường xuyên, liên tục, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan trong tổng hợp, thống kê, thẩm định, đánh giá, báo cáo kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện thí điểm Chỉ số CCHC

- Tích cực tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ CBCCVC, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác để nâng cao nhận thức của CBCCVC và nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa và trách nhiệm trong triển khai thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện thí điểm Chỉ số CCHC để tập trung phát huy trí tuệ, thực hiện có hiệu quả công tác này. Tăng cường sự tham gia, phối hợp, giám sát của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện CCHC cũng như thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC.

3. Bố trí công chức thực hiện thí điểm Đề án Chỉ số CCHC

Thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổ công tác giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tổ công tác của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh để thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC. Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo, đề xuất để việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị đạt hiệu quả, đáp ứng các nội dung, yêu cầu và tiến độ thời gian theo chỉ đạo chung.

4. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC

- Các cơ quan, đơn vị cần quan tâm bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC.

- Kinh phí cho việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC của tỉnh được bố trí trong nguồn kinh phí CCHC hàng năm, trong giai đoạn (2014-2016)

5. Tăng cường xã hội hoá trong theo dõi, giám sát, đánh giá CCHC và thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC

- Có biện pháp huy động cán bộ lãnh đạo, quản lý, đại biểu HĐND, đại diện các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân tích cực tham gia đóng góp chính kiến, quan điểm trong các cuộc điều điều tra xã hội học nhằm đánh giá đúng, chính xác, khách quan, thoả đáng việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện CCHC của cơ quan thực hiện thí điểm.

- Tăng cường vai trò theo dõi, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng, hội nghề nghiệp đối với công tác CCHC và việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC nhất là việc tư vấn, phản biện giám định xã hội đối với công tác CCHC, trong theo dõi, giám sát đối với tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

- Xây dựng, dự thảo Bộ chỉ số đánh giá kết quả CCHC của các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành. Thời gian hoàn thành: Tháng 01 năm 2014.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC tại các cơ quan, đơn vị. Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.

- Tổ chức điều tra xã hội học về tình hình, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC năm 2013 tại các cơ quan, đơn vị. Thời gian thực hiện: Trong quý I+II năm 2014.

- Rà soát, thẩm định, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC. Thời gian thực hiện: Trong quý I năm 2015.

- Sơ kết việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC. Thời gian thực hiện: Quý III năm 2016.



2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

2.1. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt những nội dung của Đề án về thực hiện thí điểm Chỉ số đánh giá công tác CCHC đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện. Quá trình theo dõi đánh giá CCHC hàng năm, bắt đầu từ năm 2014, đánh giá kết uqr thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2013 theo chỉ đạo chung của tỉnh và của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động bố trí nguồn lực, kinh phí, quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số đánh giá CCHC hàng năm của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Trên cơ sở các tài liệu kiểm chứng, các báo cáo, các thông tin liên quan (tự chấm điểm) và thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, các thông tin được đánh giá trong điều tra xã hội học.

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá CCHC bảo đảm thường xuyên, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong tổng hợp, thống kê, thẩm định, đánh giá, báo cáo các kết quả thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số đánh giá CCHC.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các cuộc điều tra xã hội học nhằm đánh giá khách quan kết quả CCHC hàng năm của cơ quan, đơn vị khách quan, trung thực.

- Bố trí cán bộ, công chức có kinh nghiệm, phụ trách các lĩnh vực CCHC tham gia Tổ công tác của tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì để thực hiện những nội dung của Bộ Chỉ số đánh giá CCHC (khi Sở Nội vụ có yêu cầu trưng tập cán bộ cho tổ công tác).



2. Sở Nội vụ

- Chủ trì xây dựng và ban hành kế hoạch chung của tỉnh, quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số đánh giá CCHC. Chủ trì tổ chức triển khai, tập huấn, sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả, đề xuất các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC trên phạm vi toàn tỉnh với Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Nội vụ. Xây dựng, hoàn thiện trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ số CCHC chính thức áp dụng thực hiện lâu dài.

- Chủ trì theo dõi đánh giá theo những nội dung và tiêu chí đánh giá thuộc công tác chỉ đạo điều hành công tác CCHC chung của cả tỉnh, lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ công tác của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh để thực hiện thí điểm Đề án về Chỉ số CCHC

- Chủ trì xây dựng phiếu điều tra xã hội học và phối hợp tổ chức các cuộc điều tra xã hội học nhằm đánh giá khách quan kết quả CCHC hàng năm của tỉnh. Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra xã hội học với UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì theo dõi đánh giá theo những nội dung và tiêu chí đánh giá thuộc lĩnh vực tài chính công.

- Hàng năm trên cơ sở dự toán của Sở Nội Vụ, Sở Tài chính tham mưu cân đối thẩm định các nội dung chi, đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động thường xuyên để thực hiện có hiệu quả Đề án.

- Hướng dẫn xây dựng dự toán chi tiết thực hiện nguồn kinh đã cấp đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

4. Sở Tư pháp

Chủ trì theo dõi đánh giá theo những nội dung và tiêu chí đánh giá thuộc lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin truyền thông, Sở Khoa học công nghệ

- Chủ trì theo dõi đánh giá theo những nội dung và tiêu chí đánh giá thuộc lĩnh vực Hiện đại hoá nền hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch đầu tư đưa nội dung của đề án vào kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ.

6. Các cơ quan thông tin, truyền thông

Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, các cơ quan thông tin đại chúng đóng trên địa bàn tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử (Website) của các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố giai đoạn (2014-2016) để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác CCHC./.







tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương