TỈnh quảng ninh số: 1179/2011/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 12. Những trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng



tải về 233.64 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích233.64 Kb.
#4636
1   2   3   4

Điều 12. Những trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu rừng nếu vốn để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng, được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau:

1. Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;

2. Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

3. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận không có tranh chấp quyền sở hữu rừng;

5. Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

PHẦN 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Điều 13. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản quy định tại Điều 9, 10, 11 ,12 bản Quy định này

1. Người sử dụng đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện; người sử dụng đất tại phường nộp hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện. Hồ sơ (nộp 01 bộ) gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu 01/ĐK-GCN);

b) Bản photocopy hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;

c) Bản chính hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản quy định tại Điều 9, 10, 11, 12 bản Quy định này (nếu có) đã có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật;

d) Bản sao giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 10, 11, 12 bản Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu) đã có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật;

đ) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

e) Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có).

g) Bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản chính các chứng từ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có) tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận.

Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn hoặc Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện có trách nhiệm viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ; trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Trình tự và thời gian xét cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

a) Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau (đối với trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp tại Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn):

- Tổ chức kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt; sự phù hợp quy định về hành lang bảo vệ an toàn các công trình; di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Kiểm tra, xác nhận về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại điểm h Điều 8, điểm e Điều 9 Nghị định 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 8, điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 9; thời gian giải quyết không quá mười (10) ngày làm việc;

Trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện và người đề nghị cấp Giấy chứng nhận thực hiện trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (thời gian trích đo không quá 10 ngày làm việc).

- Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn mười lăm (15) ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai.

- Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công bố công khai kết quả kiểm tra, Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn gửi hồ sơ tới Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện.

b) Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thì trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện gửi hồ sơ đến Uỷ ban Nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận, công bố công khai kết quả kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

- Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Thời gian giải quyết không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ xác nhận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã.

- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận biết (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện, gửi thông báo cho UBND xã, thị trấn để thông báo cho người xin cấp Giấy chứng nhận biết (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn). Thời gian thực hiện không quá ba (03) ngày làm việc.

- Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), viết Giấy chứng nhận đồng thời gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính và bản sao hồ sơ kèm theo đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang sử dụng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất (trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với diện tích đất đang sử dụng trong hạn mức sử dụng đất, đất được chuyển mục đích sử dụng trong hạn mức sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân) theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 "Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất" (sau đây gọi tắt là Nghị định số 120/2010/NĐ-CP) thì gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính đến Phòng Tài chính - Kế hoạch để xác định giá đất theo quy định. Phòng Tài chính -Kế hoạch có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nếu giá đất do UBND tỉnh công bố tại thời điểm kê khai và nộp hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để chuyển thông tin cho Chi cục thuế, nếu giá đất do UBND tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì xây dựng phương án giá gửi Sở Tài chính tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính.

Đồng thời với việc gửi thông tin cho các cơ quan liên quan xác định nghĩa vụ tài chính, Văn phòng ĐKQSDĐ gửi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Thời gian Văn phòng ĐKQSDĐ giải quyết các công việc trên không quá năm (05) ngày làm việc (không tính thời gian cơ quan tài chính xác định giá đất).

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu chuyển thông tin địa chính và bản sao hồ sơ kèm theo do Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện chuyển đến, cơ quan Thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện:

d) Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện căn cứ thông báo thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện), Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn và người được cấp Giấy chứng nhận (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn) để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

c) Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện các công việc sau:

Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ của Văn phòng ĐKQSDĐ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện trình Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.

Phòng Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá (01) ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển Giấy chứng nhận đã ký và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện.

Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện vào sổ cấp Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận sau khi người được cấp nộp giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với trường hợp khi nộp hồ sơ cấp Giấy nộp bản sao) và bản chính hoặc bản sao chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT; thời hạn giải quyết một (01) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ nộp tại Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn thì trong thời hạn không quá (01) làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký, Văn phòng ĐKQSDĐ có trách nhiệm chuyển Giấy chứng nhận cho Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn. Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn trao Giấy chứng nhận cho người được cấp sau khi người được cấp nộp giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với trường hợp khi nộp hồ sơ cấp Giấy nộp bản sao) và bản chính hoặc bản sao chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT. UBND xã, thị trấn có trách nhiệm gửi bản gốc và bản sao các giấy tờ nói trên cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để lưu trữ theo quy định trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày trao Giấy chứng nhận.



Điều 14. Hồ sư và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán là hộ gia đình, cá nhân trong nước người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

1. Tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán thay mặt bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

b) Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

d) Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (trường hợp không có bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch này thì phải có bản sao văn bản thỏa thuận tổng mặt bằng của khu đất có nhà ở, công trình xây dựng);

đ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;

e) Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);

g) Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên mua (nếu có);

h) Sơ đồ nhà, đất là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng mà không đo vẽ lại; trường hợp nhà chung cư thì có bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư, bản vẽ mặt bằng của tầng nhà có căn hộ, trường hợp bản vẽ mặt bằng của tầng nhà không thể hiện rõ kích thước của căn hộ thì phải có bản vẽ mặt bằng của căn hộ đó;

i) Đối với địa phương đã có sàn giao dịch bất động sản thì những trường hợp chuyển nhượng từ ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành phải có giấy tờ chứng minh việc nhận chuyển nhượng được thực hiện tại sàn giao dịch bất động sản.

Khi nộp bản sao các giấy tờ quy định các điểm c, d, e và g khoản này thì người nộp hồ sơ phải xuất trình bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu trừ trường hợp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đồng thời cho nhiều chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng thì chỉ nộp một (01) bản đối với các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, e và h khoản này và danh mục nhà ở, căn hộ, công trình xây dựng và các phần sở hữu riêng khác đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

2. Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh thực hiện các công việc sau:

a) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Văn phòng kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ, trường hợp cần thiết thì gửi phiếu lấy ý kiến của Sở Xây dựng; trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, Sở Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng ĐKQSDĐ;

b) Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nếu phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đã được duyệt và bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt (nếu có) thì chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính để cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đã được duyệt và bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt (nếu có) thì gửi kết quả kiểm tra đến Sở Xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Gửi hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đến Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện để cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp bên nhận chuyển nhượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp của bên chuyển nhượng.

Thời hạn giải quyết không quá hai mươi (20) ngày làm việc.

3. Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện có trách nhiệm

Lập hồ sơ, viết Giấy chứng nhận gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường để trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận; sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất; gửi Giấy chứng nhận cho Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh;

Thời hạn giải quyết các công việc trên không quá hai mươi ba (23) ngày làm việc.

4. Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cho tổ chức nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau khi nhận đủ các Giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với trường hợp nộp bản sao khi nộp hồ sơ cấp giấy) và bản chính hoặc bản sao chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT.

Điều 15. Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

1. Tổ chức thực hiện việc đấu giá nộp thay cho người trúng đấu giá một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện, hồ sơ gồm.

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá của tổ chức thực hiện đấu giá. Văn bản phải nêu rõ các nội dung: Họ và tên người trúng đấu giá đề nghị cấp Giấy chứng nhận (cấp cho cá nhân thì ghi họ và tên người trúng đấu giá, năm sinh, số giấy CMND; cấp cho hộ gia đình ghi chữ "Hộ" trước họ tên, năm sinh, số giấy CMND của người đại diện cùng có quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản của hộ); địa chỉ, diện tích, mục đích, thời hạn sử dụng thửa đất trúng đấu giá đề nghị cấp Giấy chứng nhận; khái quát về tài sản đề nghị chứng nhận quyền sở hữu (nếu có).

b) Bản photocopy hộ khẩu thường trú, giấy chứng minh thư nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;

c) Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất (bản sao công chứng);

d) Hợp đồng thuê đất (nếu thuộc trường hợp thuê đất - bản sao công chứng);

đ) Giấy xác nhận hoặc chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

e) Biên bản bàn giao mốc giới của tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, trích lục bản đồ hoặc trích đo do Văn phòng Đăng ký QSDĐ hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân và có giấy phép hành nghề về đo đạc bản đồ lập.

f) Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (nếu có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);

g) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm g khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

2. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Văn phòng ĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ, viết Giấy chứng nhận, trình phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận

Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận, phòng Tài nguyên và Môi trường gửi Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng ĐKQSDĐ

Văn phòng ĐKQSDĐ vào sổ cấp Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận sau khi người được cấp nộp các giấy tờ gốc và chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận theo quy định; thời hạn giải quyết một (01) ngày làm việc.

Chương III
ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG SAU KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN


PHẦN 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 16. Các trường hợp biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận, các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Thực hiện theo Điều 19 (trừ điểm đ khoản 1) Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010.



Điều 17. Nơi nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký biến động và thẩm quyền đăng ký biến động

1. Nơi nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký biến động tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện.

2. Khi nhận hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Thẩm quyền đăng ký biến động và việc chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính:

- Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thực hiện xác nhận đăng ký biến động trên giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp đăng ký biến động mà phải cấp mới giấy chứng nhận thì Văn phòng ĐKQSDĐ thực hiện các thủ tục theo quy định gửi phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.

- Đối với trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất (trừ trường hợp đất được chuyển mục đích sử dụng trong hạn mức sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân) thì trước khi chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế, Văn phòng ĐKQSDĐ gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính đến Phòng Tài chính - Kế hoạch để xác định giá đất theo quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nếu giá đất do UBND tỉnh công bố tại thời điểm kê khai và nộp hồ sơ hợp lệ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để chuyển thông tin cho Chi cục thuế, nếu giá đất do UBND tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì xây dựng phương án giá gửi Sở Tài chính tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính.

Điều 18. Đính chính đối với các loại Giấy chứng nhận đã cấp

Khi phát hiện nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân cấp huyện cấp.



Điều 19. Thu hồi đối với các loại Giấy chứng nhận đã cấp.

1. Không phải ra thông báo thu hồi Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có biến động phải cấp đổi Giấy chứng nhận; Văn phòng ĐKQSDĐ có trách nhiệm ghi lý do thu hồi và đóng dấu của Văn phòng ĐKQSDĐ tại trang 1 (tại trang 2 đối với Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ) bản chính của Giấy chứng nhận trước khi đưa vào hồ sơ lưu trữ.

2. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất; có thay đổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trường hợp cả thửa đất bị thu hồi theo quy định Điều 38 Luật đất đai thì Phòng Tài nguyên và Môi trường ra thông báo thu hồi Giấy chứng nhận.

3. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.

4. Việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với các trường hợp không thuộc khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành.

5. Trường hợp đã có Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận hoặc có thông báo thu hồi Giấy chứng nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường nhưng không thu hồi lại được Giấy chứng nhận thì sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo thu hồi giấy chứng nhận, Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ra Quyết định huỷ Giấy chứng nhận không thu hồi lại được; sau khi có quyết định hủy Giấy chứng nhận (kể cả trường hợp mất Giấy chứng nhận) thì Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thông báo chấm dứt giao dịch đối với Giấy chứng nhận đó gửi Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất, tài sản gắn liền với đất và các cơ quan có liên quan, đồng thời cập nhật hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính.

6. Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ Giấy chứng nhận đã thu hồi thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện cấp.

PHẦN 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
SAU KHI BIẾN ĐỘNG


Điều 20. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cho thửa đất được hình thành do hợp nhiều thửa đất thành một thửa và hợp nhiều tài sản thành một tài sản

1. Người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện, hồ sơ gồm:

a) Đơn xin tách thửa đất, hợp thửa đất (theo mẫu 16/ĐK) hoặc Đơn đề nghị đăng ký biến động (theo mẫu 03/ĐK-GCN): đối với trường hợp có đề nghị hợp nhiều tài sản thành một tài sản.

b) Giấy chứng nhận các thửa đất đã cấp (bản chính);

c) Văn bản liên quan đến việc hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật (bản chính).

2. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính, thời hạn giải quyết không quá mười lăm (15) ngày làm việc, Văn phòng ĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ đối chiếu với quy hoạch xây dựng được duyệt nếu phù hợp thì viết Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký cấp lại Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ký cấp lại Giấy chứng nhận

Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ khi Uỷ ban Nhân dân cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận, phòng Tài nguyên và Môi trường gửi Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng ĐKQSDĐ.

Văn phòng ĐKQSDĐ vào sổ cấp Giấy Chứng nhận và trao Giấy chứng nhận sau khi người được cấp nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận theo quy định; thời hạn giải quyết một (01) ngày làm việc.




tải về 233.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương