TỈnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 47.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích47.42 Kb.
#8766


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------- ---------------------------------k

Số : 1534/2004/QĐ-UB Tân An, ngày 01 tháng 6 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN


“V/v ban hành Qui chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật di sản văn hóa năm 2001; Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa; công văn số 447/VHTT-TCCB ngày 20/02/2004 của Bộ Văn hóa và thông tin về việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Theo đề nghị của Sở Văn hóa và thông tin tại tờ trình số 363/TT-VHTT ngày 17/5/2004; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại công văn số 275/CV-TP ngày 25/5/2004;

QUYẾT ĐỊNH



Điều 1 : Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Long an.

Điều 2: Giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợpp với Sở Tư pháp và các ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Long an.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện - thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thi hành Quyết định này.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký : Dương Quốc Xuân



Nơi nhận :

- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (b/c)

- CT, PCT.UBND tỉnh

- Các Sở ngành, đoàn thể tỉnh

- UBND các huyện, thị xã,

- NC.UB


- Lưu QD-1534-04

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------- ---------------------------------k

Tân An, ngày 01 tháng 6 năm 2004
QUY CHẾ

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

(Kèm theo Quyết định số 1534/2004/QĐ-UB ngày 01/6/2004

của UBND tỉnh)

­­­­­­­­­­­­­­­____________


CHƯƠNG I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG



Điều 1: Các điều khoản được qui định tại qui chế này nhằm mục đích bảo tồn và phát huy kho tàng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Long an, góp phần vào việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Điều 2 : Quy chế này qui định về các hoạt động bảo tồn, kế thừa và phát triển tác dụng của di sản văn hóa phi vật thể, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong tỉnh; tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh, người nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Long An.

Điều 3 : Giải thích từ ngữ.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác; bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, tri thức về y - dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống và những tri thức dân gian khác.



Điều 4: Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tỉnh Long an phải thực hiện các qui định của Luật di sản văn hóa, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ, các văn bản pháp luật có liên quan và những qui định cụ thể này.

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, PHÁT HIỆN, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI VÀ TƯ LIỆU HÓA DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ.

Điều 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 6: Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm từ ngân sách sự nghiệp của địa phương và tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Đều 7 : Việc lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc do Bộ Văn hóa và Thông tin qui định.

Điều 8 : Người thực hiện việc lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể phải có trình độ Đại học chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng hoặc tương đương và được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể,

Điều 9: Di sản văn hóa phi vật thể gồm những loại hình được qui định tại khoản 1, điều 2, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể :

- Tiếng nói, chữ viết;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học qui định tại điều 747 của Bộ Luật dân sự về các loại hình tác phẩm được bảo hộ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Ngữ văn truyền miệng, gồm : thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác.

- Diễn xướng dân gian, gồm : âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hái đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác;

- Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử, đối nhân, xử thế; luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với thiên nhiên; ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời chào mời và các phong tục tập quán khác;

- Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng;

- Nghề thủ công truyển thống;

- Tri thức văn hóa dân gian bao gồm tri thức về y - dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về đất, nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi rừng và các tri thức dân gian khác.

Điều 10: Việc lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trên địa bàn tỉnh để đề nghị tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới được thực hiện theo điều 6, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

CHƯƠNG III

NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp cụ thể như sau :

Điều 11: Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 12 : Bảo tàng tỉnh tiến hành công tác sưu tầm, thống kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch hoạt động hàng năm của mình.

Điều 13 : Bảo tàng tỉnh tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin về việc tăng cường hoạt động truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Đều 14 : Ủn ban nhân dân tỉnh đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 15: Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 16: Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin về việc thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đó.

Điều 17 : Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh vấn đề cán bộ, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của bộ phận phụ trách công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể để bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Điều 18: Hàng năm, Sở Văn hóa và Thông tin phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời mở những lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ phụ trách Văn hóa và Thông tin ở cơ sở.

CHƯƠNG IV

VIỆC DUY TRÌ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CÓ GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU

Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương khuyến khích, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh, thông qua các biện pháp như sau :

Điều 19: Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Sở Văn hóa và Thông tin trong công tác điều tra, phân loại, các nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh để trên cơ sở đó có kế hoạch hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một và thất truyền.

Điều 20 : Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống phục vụ cho các nghề thủ công truyền thống.

Điều 21 : Giao Sở Văn hóa và thông tin phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chính sách hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống, đồng thời đầy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức.

Điều 22: Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật,kỷ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu,

Điều 23 : Giao cho Sở Văn hóa - Thông tin và Cục thuế xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo qui định của Luật thuế.

CHƯƠNG V

DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG.



Điều 24: Ủy ban nhân dântỉnh tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau :

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội truyền thống của nhân dân, đồng thời khuyến khích các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian gắn liển với lễ hội.

- Tổ chức điều tra, nghiên cứu và phục dựng có chọn lọc những lễ hội truyền thống của tỉnh có nguy cơ bị thất truyền.

- Tăng cường các biện pháp hướng dẫn, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị truyền thống tiêu biểu của lễ hội ở tỉnh.



Điều 25 : Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong tổ chức và hoạt động lễ hội :

- Lợi dụng lễ hội để tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ đoàn kết dân tộc,gây mất an ninh, trật tự;

- Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục;

- Các hình thức thương mại hóa hoạt động lễ hội; xuyên tạc, áp đặt các nghi thức, kết cấu mới vào lễ hội truyền thống, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trái pháp luật trong các khu vực bảo vệ của di tích.

- Đánh bạc dưới mọi hình thức;

- Đốt đồ mã;

- Những hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 26 : Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải được thực hiện theo quy chế về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành.

CHƯƠNG VI

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH.



Điều 27: Sở Văn hóa và Thông tin là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Điều 28 : Thủ tục cấp giấy phép nghiên cứu, suư tầm di sản văn hóa phi vật thể được qui định như sau :

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 29 : Đối với trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trong đó có Long An, thì đơn xin phép phải thông qua Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin trước khi chuyển lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin.

CHƯƠNG VII

VIỆC TÔN VINH VÀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁC NGHỆ NHÂN, NGHỆ SĨ

Ủy ban nhân dân tỉnh tôn vinh và đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu của tỉnh thông qua các biện pháp sau:

Điều 30: Tặng thưởng, truy tặng huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức tôn vinh khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công lưu truyền, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu theo qui định của Pháp luật;

Điều 31: Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động sáng tạo,biểu diễn, trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm vững và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu;

Điều 32: Giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và thông tin phối hợp với các ban ngành liên quan đề xuất chính sách trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và một số ưu đãi khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước có thu nhập thấp , hoàn cảnh khó khăn, những người ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn theo qui định của Pháp luật.

CHƯƠNG VIII

VIỆC KHENTHƯỞNG ĐỐI VỚI TỔ CHỪC CÁ NHÂNCÓ CÔNG ĐIỀU TRA, PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ



Điều 33: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc điều tra, phát hiện, nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể và giao nộp kết quả cho cơ quan Nhà nước có thầm quyền về văn hóa thông tin thì được xét tặng, truy tặng giấy khen, bằng khen, huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo pháp luật hiện hành.

Tuỳ theo giá trị của công trình nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể, Sở Văn hóa và Thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất mức khen thưởng cụ thể.



Điều 34 : Thẩm quyền và trình tự, thủ tục quyết định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có công điều tra, phát hiện, nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được qui định như sau :

- Sở Văn hóa và Thông tin thành lập Hội đồng thẩm định giá trị công trình nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể do tổ chức, cá nhân giao nộp.

- Kinh phí chi trả cho việc khen thưởng và bồi hoàn một phần chi phí điều tra, nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể và giao nộp công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin của các tổ chức, cá nhân được trích từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đại diện của Bảo tàng tỉnh được tiếp nhận và lưu giữ công trình nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể và có trách nhiệm trao khoản tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân theo quyết định của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký : Dương Quốc Xuân




Каталог: vbpq longan.nsf
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Nghị quyết về phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Long An năm 2010
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq longan.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh long an độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 47.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương