TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG



tải về 344.95 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích344.95 Kb.
#2074
1   2   3   4

3.2. Ấn Độ:

Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á với dân số là khoảng 550 triệu người. Giáo dục đại học ở Ấn Độ có một lịch sử lâu đời, các trường đại hcoj như Nalanda (ở Bihar) được toàn thế giới biết đến. Những người hành hương Trung Quốc đến thăm Ấn Độ vào giữa những năm 400 trước Công nguyên và 800 sau Công nguyên đã ca ngợi tác phẩm tuyệt vời của các trường đại học này trong chuyến đi của họ. Sự tồn tại các trường đại học nổi tiếng ở nước Ấn Độ cổ đại càng được chứng tỏ bằng sự phát triển quan trọng trong các lĩnh vực trí thức như văn chương, phê bình văn học. Các trường đại học đã tan rã trong thời trung cổ nhưng sự nghiệp giáo dục đại học vẫn được các học giả tiếp tục. Sau khi người Anh đến Ấn Độ vào thế kỷ 19, GD ĐH làm theo khuôn mẫu phương Tây, dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy và đưa vào chương trình những môn học mới. Ba trường đại học đầu tiên theo mô hình hiện đại này, được thành lập ở 3 thành phố lớn là Calcutta, Bombay và Madras năm 1857. Theo luật đại học 1904, Ấn Độ đã tiến hành thí điểm điều chỉnh hệ thống quản lý GD ĐH. Năm 1947, khi Ấn Độ được độc lập, đã có 16 trường đại học.



3.2.1. Quá trình phát triển:

Từ sau khi đất nước được độc lập, Ấn Độ đã ra sức phát triển giáo dục, đặc biệt là GD ĐH. Sự phát triển đó có những đặc điểm sau:

a) Trước hết là sự mở rộng quy mô: Số trường đại học tăng từ 16 trường năm 1947 – 1948 lên tới 108 trường năm 1979 – 1980. Số sinh viên tăng từ 0,23 triệu tới 2,65 triệu. Ngoài ra, cần 11 học viên tương đương đại học và 9 học viên có tầm quan trọng quốc gia. Ngân sách theo kế hoạch và ngoài kế hoạch dành cho GD ĐH năm 1980-1981 là 3750 triệu Rupi, chiếm 13% tổng ngân sách cho giáo dục15.

Một tài liệu mới đây còn cho biết, hiện nay hệ thống đại học Ấn Độ đã có tới khoảng 150 trường đại học tổng hợp và nhiều trường đại học kỹ thuật khác16.

b) Sự đa dạng về loại hình:

Ấn Độ là một nhà nước liên bang, trong đó các bang là những đơn vị lập hiến thành phần. Về mặt giáo dục cả chính phủ trung ương và chính phủ các bang đều có những quyền hạn nhất định. Thông thường việc thành lập cá trường đại học thuộc quyền quyết định của bang. Song vẫn có một số ít trường do chính phủ trung ương quyết định thành lập.

Hiện tại, ở Ấn Độ có các loại trường như sau:

- Khoảng 85% trường đại học và phân viện tại các bang bao gồm các ngành khoa học, nghệ thuật, thương nghiệp, y tế và công nghiệp.

- Các trường đại học nông nghiệp được thành lập ở các bang từ sau năm 1965 vừa làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức nông nghiệp vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp.

- Các trường đại học trung ương được thành lập phù hợp với những thời điểm lịch sử đặc biệt. Các trường đại học Banaras, Valigazin và Delhi thành lập trước ngày độc lập. Trường đại học Viova – Bharati thành lập theo mục tiêu giáo dục của nhà thơ Habindra Nach Tagore và trường đại học Pawaharlal Nehru thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu dân chủ xã hội và hiểu biết quốc tế để kỷ niệm Pawaharlal Nehru. Trường đại học Hiel cung cấp cán bộ cho ba bang ở vùng Đông Bắc và trường đại học Hydarabad ở miền Nam Ấn Độ. Ngoài ra, còn có trường Đại học Liên bang Fienjas ở Chandigarh.

- Một số trường chuyên ngành như xây dựng nông thôn, công tác xã hội và giáo dục tổng hợp, ví dụ trường Jamia Millia Islamas ở Delhi, học viện nghiên cứu khoa học Ấn Độ ở Banlagore...

- Một số trường quốc gia thành lập theo một đạo luật của Nghị viện. Ví dụ học viện khoa học y tế toàn Ấn Độ ở Delhi, học viện nghiên cứu y học và đào tạo sau đại học ở chandigarh và các học viện kỹ thuật Ấn Độ.

- Các học viện quản lý cũng là những trường có phạm vi toàn quốc, do chính phủ trung ương quản lý theo một mô hình đã định.

Ngoài ra, còn có các cơ quan có tính chất đầu ngành như Ủy ban bảo trợ đại học, học viện kế hoạch và quản lý giáo dục, các Hội đồng quốc gia về nghiên cứu khoa học: Hội đồng nghiên cứu KHXH Ấn Độ, Viện Đào tạo nghiên cứu sinh Ấn Độ.

Từ năm 1985 Ấn Độ chủ trương xây dựng đại học tự trị. Một số trường được nhà nước giúp đỡ và khuyến khích đi vào hoạt động theo quy chế tự trị. Ngành đại học đang nghiên cứu thiết lập những mối quan hệ giữa đại học tổng hợp và đại học kỹ thuật để thay thế cho hệ thống phối thuộc trước đây. Các chương trình của đại học thông qua ủy ban bảo trợ đại học trong thời gian 5 năm đầu.

c) Một số vấn đề cần giải quyết

- Sự phát triển ồ ạt nhiều trường đại học mới cùng với sự phân chia ngành nghề không phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu của kế hoạch phát triển.

Trong khoảng từ 1969 đến 1974 số các trường khoa học, nghệ thuật và thương nghiệp đã tăng lên tới 765 trường. Trong khoảng từ 1975 đến 1980 số các trường khác tăng tới 329 trường. Việc tăng ồ ạt ngày làm cho các trường đại học không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, về đội ngũ thầy giáo, về chất lượng giảng dạy. Năm 1982, Ủy ban bảo trợ đại học đã ban hành một quy chế, nêu lên các tiêu chuẩn của một nhà trường ĐH và chỉ những trường ĐH được Ủy ban công nhận thì mới được bảo trợ về mặt tài chính. Biện pháp này đã ngăn chặn sự phát triển các trường ĐH được tiêu chuẩn.

- Sự phát triển không đồng đều: Mặc dù GD ĐH đã phát triển đến vượt bậc về mặt số lượng, song lại chỉ tập trung ở một số vùng đã có sự tiến bộ truyền thống. Nhiều vùng thuộc các bộ tộc ít người, các cộng đồng dân tộc chậm phát triển về mặt kinh tế - xã hội thì vẫn ở tình trạng lạc hậu về mặt giáo dục. Chính phủ trung ương và các bang đã đề ra những chính sách khuyến khích GD ĐH trong các bộ tộc, ưu tiên về chỗ học và học bổng cho các khu vực này. Ngoài ra tỷ lệ nữ trong sinh viên đại học vẫn còn rất thấp.

- Ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội: Một số ngành nghề do đào tạo quá nhiều gây ra tình trạng thất nghiệp. Năm 1980 số người đã được đào tạo bị thất nghiệp lên tới 3,47 triệu người.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác thuộc nội bộ của hệ thống giáo dục liên quan đến cơ cấu quản lý, hành chính và tài vụ.

Từ tình hình trên đây, kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1980-1965) của Ấn Độ đã đề ra các mục tiêu cho GD ĐH như sau:

- Đề cao giá trị của nền dân chủ, sự vinh quang của lao động phục vụ quốc gia.

- Cải tiến thành phần học tập trong các khóa đào tạo, gắn nhà trường với thực tế đời sống, thông qua các hoạt động phục vụ xã hội.

- Củng cố các khả năng hiện có của nhà trường ĐH, đầu tư bổ sung để nâng cao chất lượng, phối hợp giải quyết vấn đề việc làm với các mục tiêu phát triển.

- Khuyến khích phát triển trong một số lĩnh vực chọn lọc có tầm quan trọng quốc gia, ví dụ khoa học cơ bản và nhân văn, đào tạo chuyên gia khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực ở các khu vực yếu, chú ý các vùng dân cư chậm phát triển và phụ nữ, thông qua các chính sách học bổng, ưu tiên tuyển chọn, cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết cho sinh viên với giá quy định.

- Làm cho nhà trường Đh nhạy cảm hơn với vấn đề của xã hội, thông qua việc tham gia có tổ chức vào các chương trình chống nghèo nàn, chống mù chữ, bảo vệ môi trường...

3.2.2. Những phương hướng và nhiệm vụ mới của GD ĐH17

a) Củng cố các trường đại học: đặc biệt là các trường yếu, các trường ở các bộ tộc ít người (với các trường này vẫn có sự châm chước) nâng cao tiêu chuẩn của các trường đại học, loại bỏ những trường dưới tiêu chuẩn, sự mở rộng đại học chỉ nhằm ưu tiên những khoa mới, những trường đào tạo trình độ trên đại học.

b) Hạn chế số lượng sinh viện tuyển vào ở các hệ tập trung đối với những trường đã đạt tới quy mô tới hạn. Tăng số lượng sinh viên hàm thụ, buổi tối, mở rộng, cho phép sinh viên học tư.

c) Tổ chức lại đại học theo mô hình giáo dục mới. Trước đây, Ấn Độ áp dụng công thức 11+4. Nay chính phủ Trung ương đã duyệt mô hình 10+2+3, tức là 10 năm học phổ thông, sau đó sinh viên học 2 năm đại học, thi tốt nghiệp và đi vào hoạt động nghề nghiệp. Một số khác học tiếp 3 năm đại học để đi vào các ngành chuyên sâu.

d) Cấu trúc nội dung: đào tạo đại học bao gồm các bộ phận sau:

- Đào tạo cơ bản: các kiến thức về nhân văn, khoa học, xã hội và khoa học tự nhiên cùng với các đề án nghiên cứu áp dụng. Đào tạo cơ bản chiếm 20-25% thời gian học của 3 năm. Nội dung học tập có thể bao gồm lịch sử và văn hóa Ấn Độ, lịch sử đấu tranh cho tự do của Ấn Độ và các nước khác trên thế giới, đời sống xã hội và kinh tế ở Ấn Độ, dự án phát triển hệ thống tiền tệ chuyển đổi và lưu thông, văn hóa châu Á và châu Phi (các nước chọn lọc), tư tường Gandhi, lịch sử khoa học và xã hội, các phương pháp khoa học, khoa học đời sống...

- Đào tạo chuyên môn: Chiếm 75% đến 80% thời gian dành cho chương trình chính yếu trong phạm vi từng khoa, nhằm cung cấp cho sinh viên vốn hiểu biết rộng về nhiều môn học hoặc hoặc và nghiên cứu một số môn theo chiều sâu có chọn lọc. Tuy nhiên tránh khuynh hướng chuyên môn hóa quá hẹp.

- Các đề án nghiên cứu ứng dụng: Đề án nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu thực tế được coi là một bộ phận trong chương trình chuyên môn, không nhằm mục đích làm cho sinh viên trở thành chuyên gia ứng dụng mà làm cho họ có khả năng hiểu biết việc ứng dụng các mặt tiềm lực thực tiễn của môn học, tạo cơ hội tìm việc làm sau này. Việc giảng dạy các môn ứng dụng có thể hợp tác với các cơ quan sử dụng, như công nghiệp, thương nghiệp, các trung tâm thực nghiệm nhà nước. Tùy theo nhu cầu một số lớp cần đưa thêm phần toán học, thống kê.

- Các chương trình mở rộng: coi như một phương tiện để hướng việc học tập phục vụ nhu cầu xã hội, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang tồn tại. Nội dung mở rộng hòa vào trong chương trình giảng dạy.

Việc biên soạn các chương trình liên ngành và các giáo trình gắn với nghề nghiệp được đặc biệt chú ý. Ủy ban bảo trợ đại học đã xây dựng 24 trung tâm soạn thảo chương trình để thực hiện những ý đồ cải cách. Trong thời gian 1987-1988, giáo trình mẫu thuộc 15 môn học đã được đưa ra dưới dạng băng nghe nhìn dùng cho tự học và các chương trình phát thanh, truyền hình.

c) Gắn liền giáo dục đại học với xã hội với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với các chương trình phát triển đất nước.

- Các trường đại học được khuyến khích tham gia nghiên cứu các đề tài phối hợp với các cơ sở thí nghiệm nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh nhằm ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp và giao thông.

Nghiên cứu khoa học được coi là một bộ phận thiết yếu của GD ĐH nhằm mang lại những hiểu biết mới, tầm nhìn và động lực cho quá trình giáo dục. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trở thành một môn học trong chương trình đào tạo nhằm khích lệ sinh viên và nghiên cứu sinh tham gia vào việc nghiên cứu, sáng tạo đa ngành. Nhà nước thành lập quỹ nghiên cứu quốc gia để điều phối kinh phí nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nghiên cứu trong các trường đại học.

- Các trường đại học chọn lọc được giúp đỡ để xây dựng các cơ sở máy tính điện tử, các trung tâm thiết bị và các trung tâm đào tạo nghiên cứu về khoa học.

- Ở mỗi trường đại học thành lập một Hội đồng nghiên cứu và phát triển có sự tham gia của các cơ quan sử dụng cán bộ. Hội đồng này tiếp xúc với các ngành công nghiệp và thương nghiệp để bàn bạc và lập kế hoạch phục vụ xã hội.

- Trong phạm vi từng bang, thành lập một hội đồng phối hợp hoạt động giáo dục và công việc lập kế hoạch, đồng thời thành lập hội đồng liên trường đại học có sự tham gia của các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc thực hiện các chương trình đã ghi trong kế hoạch.

d) Nâng cao hiệu quả quản lý: Ấn Độ coi việc ứng dụng máy tính điện tử trong công tác quản lý các trường đại học là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chung các giáo dục đại học. Quan điểm đó sẽ dẫn tới việc thành lập mạng lưới máy tính cho một số trường được lựa chọn. Mạng lưới này cho phép các trường nhận được thông tin thường xuyên về học thuật, tiến hành trao đổi giữa những người nghiên cứu, hình thành mạng lưới thư viện khu vực đảm bảo tiếp cận thông tin và tư liệu gốc cần thiết, đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý và hoạt động của nhà trường.

Tóm lại, qua một quá trình nhiều năm xây dựng và phát triển nền giáo dục đại học Ấn Độ đã có những biến đổi quan trọng phát triển mạnh về quy mô, đa dạng hóa về loại hình, cấu trúc lại nội dung đào tạo, đầu tư có trọng điểm cơ sở vật chất và kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, gắn liền nhà trường với xã hội, với các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng là những bài học kinh nghiệm cho các nước trong khu vực.



3.3. Nhật Bản:

3.3.1. Vài nét khái quát về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là một nước tư bản phát triển ở châu Á. Diện tích 377.619 km2, bao gồm 4 đảo lớn và 4000 đảo nhỏ, 16% đất trồng trọt, 69,5% rừng cỏ và đồi núi, hơn 3% đất để ở. Một đồng bằng lớn quanh TOKYO, nhiều thung lũng trong vùng đồi núi và nhiều đầm lầy dọc ven biển, còn nhiều núi lửa đang hoạt động. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì. Hầu hết nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài. Dân số 120 triệu người, sống tập trung ở các thành phố (riêng ở Tokyo là 13 triệu dân) tỷ lệ tăng dân số là 0,68%. Dự báo đến năm 2000 Nhật sẽ có 130 triệu dân, nhưng tới năm 2075 lại quay về mức 120 triệu và ổn định ở đấy.

Hoàng đề Nhật Bản – Minh Trị - (1868) đã bãi bỏ hệ thống đẳng cấp phong kiến. Năm 1889, ban bố chính sách quân chủ lập hiến, chế độ đại nghị. Trước sự đe dọa nền độc lập từ các đế quốc phương tây (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Hà Lan) nhà vua đã theo lời khuyên của nhiều cố vấn giỏi “về canh tân” đề ra khẩu hiệu “văn minh và khai hóa”, hiện đại hóa nước Nhật theo con đường tư bản chủ nghĩa đồng thời, đồng thời mở rộng cửa học tập Âu, Mỹ.

Thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa đất nước bằng con đường tư bản nhà nước với một nền kinh tế tập trung cao độ, chỉ huy rất chặt chẽ và Nhật Bản đã trở thành cường quốc sau hai keo đọ sức Trung – Nhật (1844-1895) và Nga – Nhật (1904 – 1905) Minh Trị đã ra đạo luật quan trọng về cưỡng bức giáo dục. Sau Minh Trị, các nhà vua tiếp theo (Đại chính (1913-1925), chiêu Hòa (1926)... vẫn tiếp tục đường lối canh tân và phát triển Nhật Bản thành một cường quốc đế quốc vào trước đại chiến thế giới thứ 2. Nhật Bản muốn làm bá chủ châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật bại trận và rơi vào những thảm họa lớn. Nhật mất tất cả các thuộc địa - nguồn cung cấp nguyên liệu của mình, 6 triệu dân Nhật bị trục xuất về nước, 1/3 tài sản công nghiệp hóa từ thời Minh Trị bị phá hủy...

Một lần nữa, Nhật bản buộc phải đổi mới tư duy chiến lược, chuyển sang thời kỳ hòa bình xây dựng kinh tế, tập trung sản xuất và buôn bán. Và từ đó trở đi Nhật bản đã nhanh chóng trở thành một nhà máy chế biến khổng lồ đồng thời là 1 hãng xuất khẩu lpns (Radio, tivi, cat set, moto, tàu thủy, thép cán, oto, máy chính xác, sợi tổng hợp, đồ sứ, dụng cụ văn phòng...).

Được như vậy là nhờ người Nhật có tay nghề giỏi, công nhân có trình độ học vấn cao. Nhật liên minh với Mỹ ở Triều Tiên và Việt Nam. Chỉ sau 10 năm Nhật đạt mức tiền chiến và sau 2-3 năm Nhật đã chiếm vị trí thứ 3 trong số các nước phát triển của thế giới.

Trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Nhật mưu toan làm bá chủ về kinh tế thế giới, Nhật có đi đầu trong cách mạng viễn thông, tin học, trong đó đầu tư cực mạnh vào việc phát triển chất xám với nhiều phát minh, sáng tạo, Nhật chuyển hướng từ chuyên mua phát minh, sáng chế trên khắp thế giới sang tập trung đầu tư bồi dưỡng, tinh hoa trí tuệ cho thanh niên Nhật. Đó là lý do Nhật lại phải tiến hành cải cách giáo dục đào tạo.



3.3.2. Về sự phát triển giáo dục đại học ở Nhật Bản

a) Thời kỳ trước chiến tranh:

Nền đại học hiện đại của Nhật bản bắt đầu hình thành sau cách mạng tư sản 1868 (Trước đó chỉ có 2 trường đại học tư: một thành lập năm 1639 ở Kyoto và một thành lập năm 1858 ở Tokyo). Năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập và năm 1872 công bố luật giáo dục quốc dân, Luật gồm 213 điều với 3 tiêu điểm.

- Nhà trường cho mọi người

- Đào tạo con người làm giàu cho Tổ quốc và bảo vệ đất nước

- Xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng và chuyên nghiệp để tiếp thu kỹ thuật Âu Mỹ.

Trong đạo luật có đoạn “Ngày nay giáo dục phải được truyền bá trong dân chúng, nam cũng như nữ (kể cả quý tộc, tá điền, cựu quân nhân, thợ thủ công và người buôn bán) để không còn gia đình nào mù chữ trong làng mạc và không còn người nào mù chữ trong gia đình, các bậc cha mẹ phải được thông báo về chính sách này và với một sư chăm sóc đầy lòng ham muốn, không giờ trốn tránh điều mà các con cái họ được tiếp thu giáo dục”18.

Theo luật định mỗi công dân Nhật có 3 nghĩa vụ: đóng thuế, đi lính và đi học. Minh Trị đề ra luật cưỡng bức giáo dục 8 năm. Sau đó do ngân sách khó khăn nên rút xuống 6 năm và đến 1886 lại rút xuống còn 4 năm. Đầu thế kỷ 20 thực hiện phổ cập 6 năm và đến 1941 thì tăng lên 8 năm.

Về giáo dục đại học, Nhật mời 2000 giáo viên nước ngoài, trong đó có 50% là người Anh, về giảng dạy. Gửi 550 sinh viên đi học nước ngoài (chịu phí tổn rất cao). Đến năm 1880 họ về nước và giảng dạy. Đối với những người này có chính sách đãi ngộ đặc biệt, đặt ở vị trí xã hội thích đáng, cấp nhà ở, lương bổng khá đầy đủ để hộ dốc hết tâm sức xây dựng đất nước.

Luật giáo dục ấn định hệ thống trường được phân thành 8 khu, khu chia thành vùng, vùng chia thành hạt. Các khu có trường đại học, các vùng có trường trung học, các địa hạt có trường sơ học. Thời gian đào tạo ở các trường sơ học là 6 năm ở các trường trung học là 5 năm, ở các trường đại học là 3-4 năm.

Hệ thống đại học được hình thành từng bước

- Năm 1875 trường đại học Kitosubsi được thành lập để đào tạo cán bộ cho lĩnh vực ngoại thương và học viện quân sự để đào tạo sỹ quan cho quân đội và hải quân.

- Tháng 4-1877 thành lập trường đại học tổng hợp quốc gia Tokyo và sau đó các trường tổng hợp quốc gia khác cũng ra đời. Trường Kyoto (1897), trường Tohoku (1907), trường Kusin (1910), trường Hokhaido (1918)... Các trường này được gọi là “đại học hoàng gia” để tỏ lòng tôn kính đối với Hoàng đế Nhật. Ngoài ra, cũng trong thời kỳ này rất nhiều trường cao đẳng ra đời: cao đẳng sư phạm (1886), cao đẳng đường sắt, đóng tàu, vô tuyến hàng hải, dệt (1894), trường bồi dưỡng giáo viên (1897). Nhiều trường đại học tư tương đối lớn cũng đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19.

Đến đầu thế kỷ 20, các trường đại học địa phương bắt đầu được thành lập ở các thành phố và huyện, thành lập trường đại học cho nữ, chủ trương củng cố các loại trường nông nghiệp, cơ khí, thương nghiệp, hải thương, ngư nghiệp.

Ngân sách giáo dục thời gian này gồm: 16% do chính phủ trung ương đài thọ, 40% do ngân sách địa phương và 44% do phụ huynh học sinh đóng góp.

Năm 1908 ban bố đạo luật về tổ chức lại các trường đại học và cao đẳng.

Để mở rộng và bảo đảm chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục ra nhiều chính sách đặc biệt đối với giáo viên: Miễn đi lính, cho dạy gần nhà, cho hưởng phụ cấp hưu trí nếu đã dạy quá 15 năm, lúc chết gia đình được hưởng 1 khoản trợ cấp; tăng lương cho giáo viên. Thời gian này các địa phương góp 70% ngân sách của mình cho giáo dục.

Giáo dục quân sự được quan tâm đặc biệt. Các nhà trường được quản lý theo kiểu quân phiệt.

Như vậy, xét về quy mô của sự phát triển, tính từ sau cách mạng tư sản 1868 đến 1945 ở Nhật có 202 trường đại học, trong đó có 69 trường quốc gia, 17 trường địa phương và 116 trường tư.

Cũng trong thời gian này có 188 hội khoa học được thành lập chủ yếu dựa vào các trường đại học quốc gia19.

Toàn bộ hệ thống này đã cung cấp số cán bộ chuyên môn cho bộ máy nhà nước, caho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, quân đội và hải quân của Nhật trong thời kỳ trước chiến tranh.

b) Thời kỳ sau chiến tranh:

Hình thành hệ thống giáo dục mới: Sau khi chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị đánh bại thì một thời kỳ phát triển mới của giáo dục đại học Nhật được bắt đầu. Năm 1947 chính phủ Nhật lại ban hành luật cải cách giáo dục, thực hiện luật giáo dục phổ cập 9 năm và hoàn toàn miễn phí, theo luật này vẫn giữ sự phân vùng giáo dục theo 3 hệ thống trường trước đây: Trường quốc gia, trường địa phương và trường tư. Đồng thời thiết lập một hệ thống trường kiểu Mỹ.

- Trường phổ thông cơ sở 6 năm (lấy học sinh từ 6 tuổi)

- Trường PTTH không hoàn chỉnh 3 năm.

- Trường PTTH hoàn chỉnh, 3 năm.

- Giáo dục trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong các trường cao đẳng 2 năm (đối với học sinh tốt nghiệp PTTH hoàn chỉnh) và trong các trường cao đẳng kỹ thuật 5 năm (đối với học sinh tốt nghiệp PTTH không hoàn chỉnh).

- Giáo dục đại học được tiến hành trong các trường đại học tổng hợp và các trường đại học chuyên ngành với thời gian đào tạo 4 năm, riêng các trường y là 6 năm. Sinh viên tốt nghệp các trường đại học này được cấp học vị khoa học bậc 1 và có thể được học tiếp các hệ đào tạo cao học 2 năm và tiến sỹ 5 năm (xem sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục Nhật Bản).

Sự phát triển về quy mô:

Với luật cải cách giáo dục mới, nền giáo dục đại học của Nhật đã được mở rộng một cách nhanh chóng, đặc biệt là vào những năm 60-70. Trong vòng 30 năm (1950-1980) số trường đại học ở Nhật đã tăng lên 2,2 lần, số thầy giáo tăng hơn 5 lần và số sinh viên tăng hơn 8 lần (xem bảng 1)



Bảng 1: Quy mô phát triển GD ĐH thời kỳ 1950-1985

Năm

Số trường ĐH (nghìn)

Số GV

(nghìn)


Số SV

(nghìn)


Số cao học

Số tiến sỹ

1950

1960


1970

1980


1985

201

245


382

446


460 (I)

19,3

44,4


76,3

103,0


112,2

224,9

626,4


1406,5

1835,3


1848,6

189

8305


27714

35781

7429

13248


18211

(I): Tỷ trọng trường tư chiếm 72,3%.

Số người trong độ tuổi được hưởng học vấn đại học và sau đại học là: ĐH và CĐ: 23,6% (1970), 37,4% (1985), sau ĐH là 4,4% (1970), 5,9% (1985)20.

Sự phân ngành ở bậc đại học: Các trường đại học có 18 khoa: nông nghiệp, quản lý, văn học, y học, dược khoa, thể dục, giáo dục, kỹ thuật, ngoại ngữ, giáo dục đại cương, chính trị, xã hội học, thú y, thương nghiệp, nha khoa, kinh tế, nhân văn, khoa học tự nhiên.

Tỷ lệ phân luồng như sau: khoa học xã hội 38,7%, nhân văn 14,1%, KH tự nhiên 3,4%, kỹ thuật 19,8%, nông nghiệp 3,5%, y và nha khoa 4,3%, dược 2,1%, kinh tế gia đình 1,9%, giáo dục 7,0%, các lĩnh vực khác 4,3%.

Về nội dung chương trình21: Song song với việc mở rộng hệ thống trường đại học, vấn đề nội dung chương trình cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Các ban vật lý nghiên cứu lý thuyết cấu tạo vật chất, các hạt cơ bản, vật lý năng lượng cao. Ở một số trường đại học, các khoa khoa học tự nhiên đã thành lập các bộ môn tinh thể học, vật liệu bán dẫn, thiết bị điện tử, quang điện tử, hóa sinh, địa chất, địa lý, động vật và sinh vật. Sinh viên các khoa này phải học toàn bộ giáo trình các môn đó. Trong các khoa kỹ thuật cũng diễn ra những thay đổi lớn. Ví dụ, trường đại học tổng hợp Tokyo đã thành lập 11 ban mới tại khoa kỹ thuật, trong đó các chế tạo máy chính xác, vật lý ứng dụng, kỹ thuật hàng không, chế tạo máy hóa, chế tạo máy nặng, kỹ thuật nguyên tử, máy tàu thủy. Tại các khoa kỹ thuật của nhiều trường lớn, kể cả trường quốc gia và trường tư đều có thành lập những bộ môn mới. Ở trường tổng hợp ở Osaca còn thành lập khoa “Khoa học kỹ thuật cơ bản” gồm 8 bộ môn...

Về trang thiết bị và các cơ sở nghiên cứu22: Các trường đại học, nhất là các trường chủ chốt của Nhật được chú ý đặc biệt việc tăng cường trang thiết bị nghiên cứu khoa học. Ngay từ những năm 60-70 nhiều trường đã có các trung tâm tính toán. Số máy tính điện tử lắp đặt tại các trường đại học tăng lên nhanh chóng. Ngay từ năm 1978 tại các trường đại học quốc gia đã có 869 máy tính điện tử.

Cũng trong thời gian này các trường đại học đã củng cố các cơ sở nghiên cứu, kể cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trường đại học Tokyo thành lập 8 viện nghiên cứu mới.


  • Viện kỹ thuật công nghiệp

  • Viện vật lý chất rắn

  • Viện vi sinh ứng dụng

  • Viện nghiên cứu hạt nhân

  • Viện vũ trụ học và hàng không học

  • Viện báo chí

  • Viện nghiên cứu xã hội

  • Viện nghiên cứu các tia vũ trụ

Trường đại học Tổng hợp Kyoto thành lập cá viện nghiên cứu:

  • Viện toán học

  • Viện vật lý lý thuyết

  • Viện chống thiên tai

  • Viện thực phẩm

  • Viện vi rút học

  • Viện nghiên cứu các lò phản ứng nguyên tử...

Trường đại học Nagoi thành lập viện nghiên cứu Plasma lớn nhất Nhật Bản, chuyên nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực tổng hợp nhiệt hạch hạt nhân. Trường đại học tổng hợp Sucup giữ vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.

Một số vấn đề khác:

- Về tổ chức quản lý: mỗi trường đại học có điều lệ riêng, có cơ cấu tổ chức, biên chế riêng, được bộ trường giáo dục phê chuẩn. Hiệu trường trường đại học do tập thể giáo sư của trường bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm phải được bộ trưởng GD phê chuẩn. Các chủ nhiệm khoa cũng do tập thể giáo sư các khoa bầu ra và hiệu trường phê duyệt.

Mỗi trường có hội đồng khoa học, cơ quan hành chính, quản trị, các tổ chức sinh viên.

- Về thi tuyển sinh: ở Nhật bản 97% học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở theo học tiếp phổ thông trung học, 48% số học sinh đó học tiếp lên đại học. Nhật có 500 trường cao đẳng với lượng sinh viên 400.000 vào 460 trường đại học với 1,8 triệu sinh viên. Một hệ thống đào tạo rộng lớn như vậy cho phép các cơ quan, xí nghiệp được áp dụng những biện pháp tuyển chọn khắt khe để sàng lọc các sinh viên tốt nghiệp, chỉ những sinh viên giỏi học ở những trường có danh tiếng mới dễ tìm việc. Vì vậy, cuộc chạy đua vào các trường đại học mong muốn là một thử thách cực kỳ gay gắt của thanh niên Nhật và các phụ huynh của họ. Thể chế tuyển sinh vào các đại học cũng được cải tiến thống nhất trong cả nước: thi cùng 1 ngày với cùng 1 đề để đánh giá kiến thức phổ thông trung học. Sau đó từng trường tiến hành thi tuyển cho những thí sinh có nguyện vọng vào trường đó (Thi viết và vấn đáp, có tham khảo kết quả học tập ở phổ thông trung học).

- Về chế độ học phí: học phí ở bậc đại học còn khá cao và đang là gánh nặng cho các tầng lớp dân chúng có thu nhập bình quân thấp. Mức học phí trung bình hàng năm ở trường công quốc gia là 150.000 yên, ở trường công địa phương là khoảng 160.000 yên, ở các trường tư là trên 350.000 yên (năm 1980), cũng có tài liệu gần đây cho biết, lệ phí thi đại học là 1500 đôla, học phí năm thứ 1 là 2800 đôla và 4 năm sau là 12.700 đôla (Mức lương của người mới tốt nghiệp đại học là 1100 đôla)23.

- Về điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp

Muốn nhận được học vị khoa học cấp 1 (cử nhân), tất cả các ngành học (trừ ngành y) đều phải có 124 tín chỉ trong đó 36 tín chỉ về các môn khoa học cơ bản (KHTN, KHXH, KH nhân văn), 8 tín chỉ về ngoại ngữ, 4 tín chỉ về thể dục và 76 tín chỉ về các môn chuyên môn.

Để có được học vị khoa học cấp 2 (cao học), sinh viên phải học hệ cao học 2 năm và phải đạt được 20 tín chỉ, viết công trình nghiên cứu và bảo vệ.

Để nhận được học vị khoa học bậc 3, bậc cao nhất, tiến sỹ khoa học, sinh viên phải theo học 5 năm tại hệ này (có thể tính cả 2 năm học ở hệ cao học) và phải đạt được từ 30 tín chỉ trở lên, phải viết luận án và bảo vệ. Những người đã có công trình khoa học chất lượng cao thì sau 3 năm học ở hệ tiến sỹ có thể được xét phong học vị tiến sỹ.




tải về 344.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương