Tình hình nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ châu Phi



tải về 24.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích24.87 Kb.
#31389
Tình hình nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ châu Phi

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ châu Phi đạt 76 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Việt Nam đã mua sản phẩm này từ 21 nước châu Phi trong đó nhiều nhất là Cameroon (44,8 triệu USD), Cộng hoà Congo (9,6 triệu USD), Gabon (8,3 triệu USD), Cộng hoà Trung Phi (3,6 triệu USD). Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 118,4 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ châu Phi, tăng 91% so với năm 2010.


Kim ngạch nhập khẩu gỗ từ châu Phi 9 tháng đầu năm 2012


Tên nước cung cấp gỗ cho VN

Giá trị (USD)

1. Cameroon

44.826.117

2. Congo

9.615.906

3. Gabon

8.305.308

4. Central African Republic

3.679.496

5. Guinea

1.599.205

6. South Africa

1.581.730

7. Ghana

1.417.503

8. Cote DIvoire (Ivory Coast)

1.266.910

9. Mozambique

1.188.410

10. Nigeria

745.886

11. Equatorial Guinea

483.507

12. Togo

399.494

13. Benin

207.212

14. Sierra Leone

150.450

15. Gambia

142.550

16. Congo (Democratic Rep.)

136.565

17. Algeria

123.000

18. Guinea-Bissau

92.781

19. Angola

31.997

20. Liberia

17.850

21. Malawi

1.932

Tổng cộng

76.013.810


Tiềm năng xuất khẩu gỗ của châu Phi

Độ che phủ rừng của châu Phi ước tính chiếm 650 triệu ha bằng 17% diện tích rừng trên thế giới. Các loại rừng chính là rừng khô nhiệt đới ở Sahel (gần sa mạc Sahara), Đông và Nam Phi, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở Tây và Trung Phi, cận nhiệt đới rừng và rừng ở Bắc Phi và rừng ngập mặn ở vùng ven biển của phía Nam.

Với nguồn gỗ phong phú, khu vực Trung và Tây Phi là một trong những trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu ra thị trường thế giới. Một số nước ở khu vực Trung Phi có diện tích rừng bao phủ trên 50% diện tích cả nước và là những nước xuất khẩu quan trọng mặt hàng này.

Cộng hoà dân chủ Congo là nước có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất châu Phi với diện tích lên tới 133,6 triệu ha (chiếm 59% quỹ đất của nước này). Khoảng 60% dân số tương đương với 35 triệu người dân nước này sống phụ thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ vào rừng. Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của CHDC Congo bên cạnh dầu lửa và khoáng sản, tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này của CHDC Congo thường ít hơn 15% so với Cameroon và Gabon do Congo có an ninh chính trị bất ổn định.

Tại CH Congo, rừng bao phủ 25 triệu ha, tương đương khoảng 70% lãnh thổ quốc gia. Đây là nước có diện tích rừng lớn thứ hai ở châu Phi sau CH Dân chủ Congo. Ngoài rừng tự nhiên, Congo còn trồng mới 86.000 ha chủ yếu là bạch đàn (73.000 ha), limba (7.500 ha), thông (4.500 ha), các loại cây khác (1000 ha).

Cameroon là nước có diện tích rừng lớn thứ ba châu Phi với tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 22 triệu ha (chiếm gần 45% quỹ đất) của nước này. Trong đó 17 triệu ha đất rừng cho hiệu quả khai thác cao. Gỗ xuất khẩu đạt giá trị khoảng 3 – 3,5 tỷ USD hiện chiếm 15% xuất khẩu của Cameroun và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của nước này sau dầu lửa, tạo ra việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động. Cameroon có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển nhất khu vực Trung Phi.

Gabon là đất nước có 21 triệu ha đất rừng, bao phủ với mật độ cao nhất châu Phi (diện tích rừng chiếm 80% quỹ đất của Gabon).  Gỗ là lĩnh vực sử dụng lao động lớn thứ hai (30 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp) tại Gabon sau khu vực công và đóng góp 12% giá trị xuất khẩu nhưng chỉ đóng góp vào 4% GDP của nước này. Hàng năm nước này xuất khẩu khoảng 1,8 triệu m3 gỗ trong đó gỗ được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và Pháp.

Tại Bờ Biển Ngà, trong nhiều năm qua, gần 70% sản lượng gỗ khai thác được dành cho xuất khẩu trong đó gỗ teck là loại gỗ nhiệt đới chiếm tỷ trọng lớn nhất. Diện tích rừng bao phủ 32% diện tích của đất nước tương đương trên 10 triệu ha rừng. Sản lượng gỗ tròn khai thác hàng năm của nước này ước tính 2 triệu m3. Trung bình mỗi năm, Bờ Biển Ngà thu được từ 500-600 triệu USD từ việc bán gỗ ra nước ngoài. Ngoài gỗ tươi, nước này đang phát triển ngành công nghiệp gỗ nhằm xuất khẩu các sản phẩm gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Benin có diện tích rừng bao phủ là 4 triệu ha, chiếm khoảng 40% diện tích quốc gia, và là nước Tây Phi có diện tích rừng bao phủ lớn thứ 2, chỉ sau Liberia. Tiềm năng sản xuất gỗ của nước này khoảng 1-1,5 triệu m3 gỗ/năm. Guinea Bissau có diện tích rừng 1,5-2 triệu ha, chiếm 50% quĩ đất của nước này, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 45,4% diện tích rừng. Các sản phẩm gỗ đóng góp vào gần 7% (tương đương 70 triệu USD) giá trị xuất khẩu của nước này. Tiềm năng về sản xuất gỗ của nước này là 550 nghìn m3 gỗ/năm.

Niger có diện tích rừng là khoảng 1,2 triệu ha cho sản lượng gỗ khai thác được khoảng 200 nghìn m3/năm.

Ngành khai thác rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói trên, tuy nhiên hoạt động khai thác và xuất khẩu gỗ của các này chưa được quản lý nghiêm túc dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép. Hiện nay, các nước này đang đẩy mạnh cải cách trong quản lý và điều hành nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Gabon đã ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ tươi từ năm 2010 để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng bằng xuất khẩu gỗ thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Các sản phẩm gỗ muốn được đưa ra khỏi các cảng phải có giấy chứng nhận là gỗ được phép khai thác và đã qua sơ chế. Các nước khác thì cũng đã có những chính sách hạn chế việc xuất khẩu gỗ tươi.

Từ năm 2003, Liên minh châu Âu đã ban hành Chương trình hành động FLEGT nhằm cấm lưu hành gỗ trái phép trên thị trường châu Âu thông qua việc ký kết các hiệp định đối tác tự nguyện giữa các quốc gia xuất khẩu gỗ với EU. Hiện nay, EU đã ký Hiệp định trên với CHDC Congo và Cameroun, và đang đàm phán để ký kết với Gabon và Cộng hoà Trung Phi. EU hiện là một trong hai đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất của các nước Trung và Tây Phi.

Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 118,4 triệu USD mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ từ châu Phi, tăng 91% so với năm 2010. Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ từ 21 nước châu Phi trong đó nhiều nhất từ Cameroun (77,8 triệu USD), Gabon (11,7 triệu USD), CH Congo (8,8 triệu USD), Guinea 5 triệu USD, Togo (3,3 triệu USD), Bờ Biển Ngà (2,3 triệu USD), Mozambique (2,28 triệu USD), Ghana (1,6 triệu USD), Nam Phi (1,4 triệu USD), Benin 1,1 triệu USD.

Các thị trường nhập khẩu chính tập trung chủ yếu tại khu vực Trung và Tây Phi. Các loại gỗ nhập khẩu gồm có lim (Tali), gỗ đỏ (Doussie), Teak (Iroko), gỗ hương (Padauk, Niove, Bubinga), trắc châu Phi (Pao Rosa, Pau Ferro), chò chỉ, tràm đen (Acacia),... dạng tròn và xẻ hộp.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp XNK gỗ của Việt Nam và châu Phi giao dịch trực tiếp, giảm bớt chi phí trung gian, ngày 28 tháng 11 năm 2011, Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Hiệp hội Chế biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức Cuộc gặp Bên mua/Bên bán về gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc gặp đã thu hút được sự quan tâm của 70 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, chế biến gỗ và vận tải hàng hoá và 10 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đến từ Congo, Gabon, Ghi-nê Xích đạo và Burkina Faso. Bên lề Cuộc gặp, các đại biểu châu Phi đã được bố trí tham quan các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến gỗ tại Bình Dương,  thăm kho gỗ nhập khẩu từ châu Phi của Công ty Tài Anh tại Hải Phòng và Ninh Bình.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi tăng cường quan hệ thương mại, nhất là giúp doanh nghiệp hai bên giao dịch trực tiếp, tháng 5/2012, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Cuộc gặp bên mua/bên bán về gỗ tại Cộng hòa Congo với sự tham gia của 100 doanh nghiệp đến từ Việt Nam, CH Congo, CHDC Congo, Cameroon, Gabon, CH Trung Phi và Mozambique./.



Hoàng Đức Nhuận
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 24.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương