TÌnh hìNH, KẾt quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp cơ SỞ NĂM 2014



tải về 2.08 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.08 Mb.
#39505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

DHH2014-02-38

Nghiên cứu sử dụng một số phế phụ phẩm kết hợp với chế phẩm vi sinh vật để làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

TS. Trần Thanh Đức

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Điều tra tình hình sử dụng các vật liệu hữu cơ trong nông nghiệp tại thị xã Hương Trà

Sử dụng nguồn phế phụ phẩm như rơm rạ, bèo tây kết hợp với chế phẩm vi sinh vật để chế biến thành phân hữu cơ

Phân tích chất lượng của phân hữu cơ

Xác định liều lượng phân hữu cơ thích hợp đối với một số cây trồng chính đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện tính chất đất.

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 2

Mẫu phân hữu cơ làm từ một số phế phụ phẩm kết hợp với chế phẩm vi sinh vật

Quy trình sản xuất phân hữu cơ làm từ rơm rạ, bèo tây


- Sử dụng các phụ phẩm, phân lợn và chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ. Kết quả cụ thể:

+ Đã tiến hành thí nghiệm về dạng vật liệu ủ (bèo tây, rơm rạ, phân lợn và chế phẩm sinh học Trichorderma) và tỷ lệ ủ khác nhau.

+ Lấy mẫu, xử lý và phân tích các mẫu phân trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu: N dễ tiêu, N, P, K tổng số, hàm lượng nước, C và pH


Thực hiện 02 nội dung còn lại, đó là:

- Thử nghiệm phân hữu cơ cho cây lạc trên đất xám bạc màu.



- Xây dựng qui trình sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm, phân lợn và chế phẩm sinh học.


Đề tài đã thực hiện đúng tiến độ theo thuyết minh.

Kính đề nghị cấp kinh phí kịp thời để thực hiện các nội dung còn lại của đề tài





DHH2014-02-39

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cua xanh (Scylla serrata) phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thừa Thiên Huế

ThS. Nguyễn Đức Thành

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Nghiên cứu sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp để hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cua giống (Scylla serrata) phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu các tỷ lệ phối trộn thức ăn công nghiệp phù hợp cho các giai đoạn ấu trùng cua (Scylla serrata).

Nghiên cứu thiết kế cải tiến mô hình nâng/hạ nhiệt hỗ trợ thực hiện quy trình công nghệ sản xuất cua giống loài (Scylla serrata).



Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 2

Số cử nhân đào tạo: 5

Số thạc sỹ đào tạo: 1

Cung cấp 50 vạn con cua giống (1/5 nhu câu trên toàn tỉnh) cho ngư dân.


Nghiên cứu các tỷ lệ phối trộn thức ăn công nghiệp với artemia phù hợp cho các giai đoạn ấu trùng cua

Đang nghiên cứu (tính đến thời điểm báo cáo này):

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến thời gian chuyển giai đoạn và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng.


Tiếp tục nghiên cứu các nội dung còn lại

Đảm bảo tiến độ



DHH2014-02-40

Đánh giá đa dạng sinh học và lựa chọn loài cây trồng lâm nghiệp thích hợp với biến đổi khí hậu ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

ThS. Phạm Cường Trường ĐHNL


30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Đặc điểm sinh thái vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế;

Đánh giá về đa dạng sinh học loài cây trồng lâm nghiệp;

Đánh giá sinh trưởng và giá trị kinh tế của các loài cây trồng lâm nghiệp trên vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế;

Đánh giá khả năng chịu mặn của một số loài cây lâm nghiệp trồng ngập nước

Đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của các loài cây lâm nghiệp trồng trên vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề xuất loài cây và vùng sinh thái gây trồng các loài cây lâm nghiệp đã được lựa chọn

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 5

Báo cáo phân tích: Phân được vùng sinh thái cho phát triển rừng trồng ở vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế; Bảng đánh giá đa dạng sinh học loài cây lâm nghiệp gây trồng trên vùng đất cát tỉnh Thừa Thiên Huế;

Giống cây trồng: chọn được 2-3 loài cây lâm nghiệp và 3-4 mô hình rừng trồng hiệu quả nhất trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế


1. Đánh giá đặc điểm sinh thái vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế: khí hậu, đất đai...;

2. Đánh giá đa dạng loài cây trồng lâm nghiệp trên 2 huyện Phú Vang và Quảng Điền, tỉnh TT-Huế;

3. Nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu;

4. Nghiên cứu khả năng chống chịu của 1 loài cây lâm nghiệp dựa trên đặc tính sinh lý sinh hóa tại phòng thí nghiệm;

5. Đào tạo được 5 kỹ sư lâm nghiệp thực hiện nghiên cứu liên quan đến đề tài;

6. Chọn các loài cây trồng lâm nghiệp và gieo ươm tạo vật liệu phục vụ nghiên cứu khả năng chống chịu tại vườn ươm Khoa Lâm nghiệp:

- Phi lao: 200 cây con;

- Ke tai tượng: 200 cây con;

- Keo lá tràm: 200 cây con;

- Keo lai: 200 cây con;

- Keo lá liềm: 200 cây con.


1.Tiếp tục nghiên cứu đánh giá đa dạng loài cây trồng, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng trồng trên huyện Phong Điền;

2. Xác định hiệu quả xã hội và môi trường, xây dựng cơ sở đánh giá hiệu quả tổng hợp các mô hình rừng trồng trên vùng cát ven bển tỉnh Thừa Thiên Huế;

3. Nghiên cứu khả năng chịu úng, chịu hạn và chịu mặn các loài cây lâm nghiệp đã xác định: bố trí thí nghiệm trên vườn ươm và đánh giá trên thực địa (kiến thức bản địa);

4. Chọn 2-3 đề tài thực tập tốt nghiệp để tiếp tục nghiên cứu các nội dung liên quan;

5. Tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả;

6. Viết bài báo nghiên cứu khoa học để đăng.



1. Đánh giá kết quả:

- Nội dung nghiên cứu đảm bảo đúng tiến độ theo thuyết minh; Khối lượng công việc đạt theo kế hoạch;

- Kế hoạch hoàn thành kết quả nghiên cứu vào cuối năm 2015.

2. Kiến nghị

Cấp bổ sung đủ kinh phí còn lại trong năm 2015 theo thuyết minh được phê duyệt.





DHH2014-02-41

Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc chịu hạn thích ứng với biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế

TS. Hoàng Kim Toản

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Đánh giá tập đoàn 30 giống lạc chịu hạn thu thập trong nước và nhập nội.

Khảo nghiệm cơ bản các giống có khả năng chịu hạn thích nghi với điều kiện khô hạn.

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 2

Số thạc sỹ đào tạo: 1

Giống cây trồng: 1 - 2 giống lạc có khả năng chịu hạn


- Khảo nghiệm cơ bản các giống có khả năng chịu hạn trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015

- Khảo nghiệm tập đoàn 30 giống lạc chịu hạn thu thập trong nước và nhập nội trong vụ Hè Thu 2015.


- Bài báo: Đang tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo.

+ Đã đào tạo: 2 cử nhân


+ Đã đào tạo: 1 thạc sỹ

- Đã xác định được 1 giống lạc chịu hạn, có năng suất cao.



  • Tổng hợp số liệu

  • Xử lý số liệu

  • Viết bài báo

  • Viết báo cáo

Hoàn thành đúng tiến độ theo hợp đồng.



DHH2014-02-42

Nghiên cứu thực trạng thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

ThS. Trần Thị Phượng

Trường ĐHNL



60/30

(Tự túc KP)



2014-2015

Nội dung chính:

Nghiên cứu tình hình thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ việc điều tra và xác định mức độ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp

Xác định mức độ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu dựa trên các lớp bản đồ chuyên đề và số liệu thu thập được từ điều tra khảo sát, thảo luận nhóm, phân tích mẫu đất và phỏng vấn chuyên gia.

Phân tích các nguyên nhân gây thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hồng Hạ.

Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý cho địa bàn nghiên cứu.



Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 1

Báo cáo phân tích

Bộ các bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều tra và xác định mức độ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp.

Bộ các bản đồ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp và các thông tin thuộc tính đi kèm.

Báo cáo tổng hợp


1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất của xã Hồng Hạ.

2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ việc điều tra và xác định mức độ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp.

-Các bản đồ chuyên đề phục vụ điều tra, khảo sát bao gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bản đồ thổ nhưỡng, của xã Hồng Hạ, huyện A Lưới.

-Xây dựng các bản đồ đầu vào cho mô hình SWAT để tính toán lượng xói mòn trên địa bàn nghiên cứu.

3. Xác định mức độ thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn xã Hồng Hạ

-Xác định các loại hình thoái hóa đất sản xuất nông nghiệp;

-Xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện các loại hình thoái hóa.


Tiếp tục thực hiện nội dung 4 và 5 để hoàn thiện báo cáo.
Xuất bản bài báo như đã đăng ký trong mục Sản phẩm của đề tài

Tiến độ thực hiện tốt



DHH2014-02-43

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến thu nhập của nông hộ khu vực ven biển Thừa Thiên Huế

ThS. Nguyễn Ngọc Truyền

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Tìm hiểu các biểu hiện của biến đổi khí hậu vùng ven biển dựa vào kiến thức của người dân .

Khảo sát tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ.

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các nguồn thu và tổng thu nhập của hộ.

Tìm hiểu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ

Đánh giá tính phù hợp của những giải pháp thích ứng của người dân nhằm nâng cao thu nhập trước tác động của biến đổi khí hậu.



Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 3

Báo cáo phân tích tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến thu nhập của nông hộ vùng ven biểnThừa Thiên Huế

Các giải pháp thích ứng có hiệu quả nâng cao thu nhập của nông hộ vùng ven biển Thừa Thiên Huế trước tác động của BĐKH.


- Đề tài đã thực hiện các nội dung theo thuyết minh đã được phê diệt tại điểm nghiên cứu xã Vinh Hải, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

- Kết quả phân tích sơ bộ về các nội dung nghiên cứu thực hiện tại điểm.



- Tiến hành khảo sát và thực hiện các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt cho 2 điểm nghiên cứu: xã Hải Dương (Hương Trà) và xã Quảng Ngạn (Quảng Điền).

- Hoàn thành sản phẩm khoa học đúng tiến độ.



- Nhìn chung, quá trình thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu tương đối thuận lợi, đáp ứng được nội dung của đề tài.

- Thực hiện theo kế hoạch nghiên cứu.





DHH2014-02-44

Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi giun quế (Peryonyx ecavatus) từ rác thải hữu cơ hộ gia đình tạo nguồn phân bón sinh học

ThS. Hoàng Hữu Tình

Trường ĐHNL



30

2014-2015

Nội dung chính:

Khảo sát, thu thập số lượng và phân loại rác thải hữu cơ trong một số hộ gia đình ở thành phố Huế.

Nghiên cứu sử dụng các loại rác thải hữu cơ có thành phần khác nhau (loại chứa tinh bột; loại chứa protein; các loại khác và hỗn hợp các loại rác) để nuôi giun quế.

Phân tích thành phần rác thải hữu cơ được giun quế phân hủy, lượng rác hữu cơ được giun phân giải, lượng phân tạo thành và sinh khối giun quế.

Thử nghiệm quy trình nuôi giun quế tại một số hộ gia đình và một số cơ sở chăn nuôi.

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 2

Báo cáo phân tích






  • Đã thu thập rác thải sinh hoạt ở 26 hộ gia đình.

  • Đã phân loại được các nhóm rác thải gồm 2 nhóm rác hữu cơ và rác vô cơ:

+ Rác hữu cơ gồm: Nhóm rau: muống, khoai lang, dền tía, rau sam, lá chuối, lá dong gói bánh còn dư….

Nhóm tươi sống: đầu tôm cá, các phần vứt ỏ của vịt, gà, chim cút….

Tinh bột: cơm nguội, cơm nếp, xôi lạc, bánh mì…

Các sản phẩm thải từ các loại củ, quả: vỏ chuối, vỏ cam, vỏ quýt, vỏ nhãn, võ xoài, vỏ khoai lang, bí đao, bí đỏ…

+ Rác vô cơ gồm: Bao ni lông, vỏ các loại nước uống, sữa hộp, vỏ bút bi, thùng xốp, hộp xốp, muỗng nhựa, dây cao su,..


  • Đã gửi mẫu để phân tích thành phần rác thải với các chỉ tiêu N, C, Ph, độ ẩm… Dự kiến tháng 12/2014 sẽ có các chỉ tiêu phân tích thành phần rác thải.

  • Đã mua giun giống và đang nhân nuôi tại phòng TN bộ môn Sinh học, Khoa Cơ bản.

  • Đã liên hệ với 2 SV của khoa CNTY để hướng dẫn các em cùng thực hiện đề tài.

  • Đã mua được các thùng xốp, hiện đang dung để nuôi và nhân giống giun với nguồn thức ăn chính là phân bò và phân heo.

Đang thử nghiệm trộn rác và phân bò với tỷ lệ nhất định để cho giun ăn và theo dõi các hoạt động sống của giun.

-Dự kiến tháng 12 sẽ có các chỉ tiêu phân tích thành phần rác thải. Xây dựng công thức với các tỷ lệ rác và phân phù hợp làm thức ăn và môi trường sống cho giun.



  • Thiết kế, vận hành và theo dõi quá trình nuôi giun theo các tỷ lệ đã xác định.

  • Ghi chép lại các biến đổi của thời tiết, các ảnh hưởng của ngoại cảnh. Theo dõi và ghi chép lại các bệnh của giun, địch hại của giun.

  • Thu hoạch giun, đếm số giun, cân sinh khối, phân tích một số chỉ tiêu (pH, hàm lượng C, hàm lượng N) trong các nghiệm thức để so sánh, đánh giá.

- Ghi chép và phân tích số liệu theo các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Xây dựng quy trình nuôi giun quế: Chuẩn bị giun giống, chuẩn bị thùng nuôi, địa điểm nuôi, chuẩn bị môi trường nuôi và thức ăn, chăm sóc, phòng tránh địch hại và bệnh cho giun, thu hoạch.

-Đề tài đang tiến hành đúng tiến độ



  • Kiến nghị: Cung cấp đủ kinh phí để tiếp tục thực hiện đề tài.






DHH2014-02-45

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế nguồn protein động vật bằng nguồn protein thực vật trong khẩu phần đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng và sinh trưởng của thỏ

ThS. Lê Thị Lan Phương

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế nguồn protein động vật bằng nguồn protein thực vật trong khẩu phần đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thỏ

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế nguồn protein động vật bằng nguồn protein thực vật trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của thỏ

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 5

Số thạc sỹ đào tạo: 1

Báo cáo phân tích:


-Xác định thành phần các chất dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu thức ăn và lập công thức thức ăn viên cho thỏ

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế nguồn protein động vật (bột cá) bằng nguồn protein thực vật trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của thỏ



Sản phẩm:

05 sinh viên đang tham gia nghiên cứu nghiên cứu đề tài để tốt nghiệp



-Tiếp tục thực hiện nội dung 2.

-Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế nguồn protein động vật bột cá bằng nguồn protein thực vật trong khẩu phần đến khả năng tiêu hóa của thỏ sinh trưởng




- Tự đánh giá: đề tài thực hiện thuận lợi đúng tiến độ

- Kiến nghị, đề xuất: Đề nghị Đại Học Huế cấp kinh phi sớm và đầy đủ để thuận lợi cho việc triển khai và hoàn thiện đề tài



DHH2014-02-46

Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và gây trồng một số cây rau rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TS. Ngô Tùng Đức

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Thu thập các tài liệu liên quan đến các đối tượng nghiên cứu, điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu

Điều tra, khảo sát thực địa về thành phần (danh lục loài), tính đa dạng và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học về tài nguyên rau rừng ở khu vực nghiên cứu (đa dạng theo dạng sống; theo nhóm công dụng; theo nhóm sử dụng; theo bộ phân sử dụng; vùng phân bố, vật hậu học, khai thác, giá trị sử dụng, tiềm năng phát triển, khả năng gây trồng,...)

Tìm hiểu hiện trạng, tập quán sử dụng, khả năng nhận biết các loài rau rừng ăn được và rau độc dựa vào kiến thức bản địa của người dân địa phương tại địa bàn nghiên cứu

Tuyển chọn, dẫn giống, nhân giống và gây trồng các loài cây rau rừng tiềm năng ở khu vực nghiên cứu (bao gồm xuất xứ tại địa phương và nơi khác)

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 2

Số thạc sỹ đào tạo: 1

Báo cáo phân tích: Tuyển chọn và mô tả được tập đoàn các loài rau rừng có giá trị, cũng như xây dựng được quy trình nhân giống và gây trồng nhằm góp phần cải thiện sinh kế cho người dân vùng núi và bảo tồn đa dạng sinh học.

Quy trình nhân giống và gây giống



- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu: huyện A Lưới, xã Hương Lâm, Bắc Sơn, Hương Nguyên, Hồng Hạ

- Các tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cưu

- Tính đa dạng và các đặc điểm liên quan của các loài rau rừng

- Hiện trạng và tập quán sử dụng rau rừng cũng như kiến thức bản địa liên quan

- Sưu tập được 5 loài cây rau rừng tiềm năng và đang lưu trữ tại vườn ươm ở A Lưới


1.Thí nghiệm về nhân giống

- Số liệu và kết quả phân tích về khả năng sinh trưởng và năng suất tương ứng với các điều kiện che bóng và tổ hợp phân bón khác nhau.

2. Đề xuất một số giải pháp phát triển và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài rau rừng có giá trị.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài rau rừng có giá trị phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu

3. Xử lý số liệu, viết báo cáo và nghiệm thu


- Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu theo đúng tiến độ.

- Kết quả nghiên cứu về cơ bản đảm bảo được chất lượng và yêu cầu sản phẩm theo thuyết minh và lượng kinh phí được cấp trong năm 2014.

- Kiến nghị: Phân bổ ngân sách theo như thuyết minh đề tài.




DHH2014-02-47

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy sấy hạt sen ở TT Huế

ThS. Trần Võ Văn May

Trường ĐHNL



30/9.38

2014-2015

Nội dung chính:

Tìm hiểu về sen Huế hiện nay

Nghiên cứu về thời gian bảo quản hạt sen Huế hiện nay

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy sấy hạt sen Huế để kéo dài thời gian bảo quản hạt sen Huế

Xây dựng mô hình sấy hạt sen Huế

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 2

Mấy sấy hạt sen



-Bảng tổng hợp kết quả điều tra

Bảng tổng hợp về tình hình, phương pháp và mẫu máy

- Nguyên lý làm việc của máy

- Bản vẽ thiết kế mẫu máy





-Điều tra tình hình và các máy được sử dụng để bảo quản và sơ chế hạt sen hiện nay

-Phân tích ưu nhược điểm của một số thiết bị đã có để lựa chọn nguyên lý cho mẫu máy

- Nghiên cứu, tính toán xác định các thông số của máy


Đảm bảo tiến độ



DHH2014-02-48

Điều tra tình hình gây hại, xác định tác nhân gây bệnh và nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh héo chết nhanh cây gừng ở Quảng Nam

ThS. Trần Thị Nga

Trường ĐHNL



30/15

(tự túc KP)



2014-2015

Nội dung chính:

    • Điều tra tình hình bệnh hại và thu mẫu bệnh héo chết nhanh gừng tại Quảng Nam.

    • Phân lập và giám định tác nhân gây bệnh.

    • Nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh, bao gồm (1) sử dụng giống sạch bệnh, (2) xử lý củ giống trước khi trồng, (3) bón vôi cải tạo đất, và  (4) sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh.

Sản phẩm:

Số báo đăng trong nước: 1

Số cử nhân đào tạo: 1

Báo cáo đề tài 

Đề tài là một trường hợp nghiên cứu cụ thể về bệnh hại cây trồng nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, sinh viên Khoa Nông học

Tài liệu về tác nhân gây bệnh và biện pháp quản lý bệnh héo chết nhanh cây gừng phục vụ cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật và nông dân các vùng trồng gừng, đặc biệt là vùng trồng gừng ở Quảng Nam



- Đã thực hiện các nội dung theo thuyết minh

- Kết quả đã đạt được theo dự kiến

- Sản phẩm:

+ 01 bài báo khoa học đã gửi đăng tạp chí NN&PTN tháng 10/2014

+ 01 kỹ sư BVTV đã tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về bệnh héo chết nhanh cây gừng

+ Báo cáo đề tài đang được viết



- Tiếp tục hoàn thiện báo cáo

- Phổ biến kết quả nghiên cứu đến nông dân



Đánh giá:

Đề tài đã được thực hiện tương đối thuận lợi, với sự tạo điều kiện của Nhà trường, Khoa Nông học và chính quyền, nông dân ở vùng nghiên cứu. Thực tế, đề tài đã được tiến hành từ cuối năm 2013, khi thuyết minh được thông qua (sớm hơn so với thời gian hợp đồng được ký), nên đề tài đã cơ bản hoàn thành với các kết quả dự kiến đạt được, sớm hơn so với thời gian dự kiến trong thuyết minh.



Kiến nghị:

- Nếu đề tài được cấp kinh phí lớn hơn, thì kết quả đề tài đạt được tốt hơn. Ví dụ, giám định tác nhân gây bệnh (bằng sinh học phân tử) sẽ chính xác hơn so với giám định hình thái

- Hợp đồng cần được ký sớm hơn để nhóm đề tài có thể chủ động trong việc thực hiện đề tài




Каталог: portal -> data -> doc -> tintuc
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> XẾp hạng các trưỜng đẠi học châU Á CỦa tổ chức qs năM 2014 VÀ tin vui của giáo dục việt nam
tintuc -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế danh mụC ĐỀ xuấT ĐỀ TÀi kh&cn cấp bộ NĂM 2017
tintuc -> I. TÌNh hình thực hiệN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/nhiệm vụ kh&cn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước
tintuc -> ĐẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc biên bảN ĐÁnh giá SẢn phẩm tham dự “Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013”
tintuc -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam đẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tintuc -> Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2015

tải về 2.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương