Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC


Điều 26. Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính



tải về 0.5 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.5 Mb.
#8757
1   2   3   4   5   6

Điều 26. Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa tại Điều 44 của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở và các văn bản quy định của pháp luật có liên quan.

Thẩm quyền xử phạt theo phân cấp quản lý cây xanh tại Điều 4 của Quy định này.
Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt Quy định này.

Điều 28. Các cơ quan thông tin đại chúng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ và các sở, ngành cần có những việc làm hỗ trợ tích cực nhằm góp phần tuyên truyền đến nhân dân trong việc nâng cao ý thức cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị.

Điều 29. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng nghiên cứu, xem xét, tổng hợp đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông


Phụ lục 1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ




Kính gửi: UBND huyện, thị xã, thành phố:………………………………….

Tên tổ chức/cá nhân:…………………...............……………………………………….

……………………………………………………...............…………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………...............…………….

Điện thoại:………………………… Fax:………………………………..............…….

Xin được chặt hạ, dịch chuyển xây:…………………tại đường………….....................

Xã (Phường):……………………huyện (thành phố, thị xã):……………..............……

Loại cây:……………………, chiều cao (m)……… đường kính (m)………................

Mô tả hiện trạng………………………………………………………………...............

……………………………………………………………………………….................

Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển, thay thế…………………………...............…………..

Chúng tôi xin can đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên quan./.


……………….., ngày…..tháng…..năm…….

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tài liệu kèm theo:

- Ảnh chụp hiện trạng;

- Sở đồ vị trí cây (nếu có).





Phụ lục 2




UBND HUYỆN, THỊ, T.PHỐ

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc






GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH

SỐ……/GPCX

Căn cứ Quyết định số……./……./QĐ-UBND ngày…..tháng…..năm…..của UBND tỉnh Quy định về công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh của.....................

………………………………………………………………………………………….

1. Cấp cho:…………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………

Điện thoại:……………………….Fax:……………………………...

Được phép chặt hạ, dịch chuyển cây…………………………………tại đường…………………….xã (phường)………………………..(huyện, thành phố, thị xã)………………………………………………………………………………………

Loại cây:…………….Chiều cao (m):...................đường kính (m)………...........

Hồ sơ quản lý:……………………………………………………………….......

Lý do chặt hạ, dịch chuyển:……………………………………………………..

2. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển:………………………………….

3. Thời gian có hiệu lực của giấy phép là 30 ngày kể từ ngày cấp phép. Quá thời hạn này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển thì giấy phép này không còn giá trị.

4. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh có trách nhiệm:

Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và tuyệt đối an toàn.

Thực hiện đúng thời gian quy định.

Thông báo cho chính quyền địa phương biết thời gian thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh./.
……………, ngày……tháng…..năm…..

(Ký tên, đóng dấu)



Nơi nhận:

- Như trên;

- Cơ quan cấp giấy phép;

- Lưu.




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 1795/QĐ-UBND




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Giang, ngày 24 tháng 8 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống

tai nạn thương tích tỉnh Hà Giang




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Xét Tờ trình số 104/TTr-SYT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Sở Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích và kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTNTT tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Hà Giang, gồm các thành viên trong danh sách kèm theo.

Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:

- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng chống tai nạn thương tích trên các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả;

- Chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội, các đơn vị tổ chức kinh doanh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện các hoạt động về phòng, chống tai nạn thương tích;

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động về phòng chống tai nạn thương tích, tổ chức đánh giá và báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh và Bộ Y tế;

- Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên: Thực hiện theo bản phân công nhiệm vụ kèm theo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 25/6/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008 -2010.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo, Giám đốc các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị, cá nhân liên quan chiểu Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông

DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TỈNH HÀ GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)




Stt


Cơ quan, đơn vị



Ghi chú

1

Phó Chủ tịch khối văn xã UBND tỉnh

Trưởng ban




2

Lãnh đạo Sở Y tế

Phó Ban T.Trực




3

Sở Giao thông

Phó ban




4

Lãnh đạo Công an tỉnh

Thành viên




5

Lãnh đạo Sở Công thương

Thành viên




6

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

Thành viên




7

Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo

Thành viên




8

Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch

Thành viên




9

Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư

Thành viên




10

Lãnh đạo Sở Tài chính

Thành viên




11

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT

Thành viên




12

Lãnh đạo Sở Xây dựng

Thành viên




13

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Thành viên




14

Lãnh đạo Báo Hà Giang

Thành viên




15

Lãnh đạo Đài PTTH tỉnh

Thành viên




16

Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Thư ký




17

Mời: Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể gồm: UBMT tổ quốc, Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên CSHCM; Hội Nông dân tỉnh.




Thành viên






PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TỈNH HÀ GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 24/8/2011

của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)



1. Trưởng Ban Chỉ đạo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách VHXH) lãnh đạo, quản lý chung các hoạt động và công tác của Ban Chỉ đạo.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích.

- Chịu trách nhiệm báo cáo, xin chủ trương Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích ở tỉnh.

- Quyết định giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Ban Chỉ đạo để công tác phòng, chống tai nạn thương tích ở tỉnh đạt kết quả tốt nhất.



2. Sở Y tế, Phó Ban thường trực

- Là cơ quan thường trực BCĐ PCTNTT của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách và bố trí ngân sách hàng năm cho công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.

- Chủ động và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích của tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn củng cố hệ thống thu thập báo cáo, giám sát TNTT, chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, đào tạo PCTNTT.

- Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tăng nguồn lực cho hệ thống cấp cứu TNTT.

- Tham mưu trong việc rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về PCTNTT trên địa bàn tỉnh.



- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các đơn vị chuyên ngành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động PCTNTT trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Sở Giao thông, Phó ban

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống TNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là phòng, chống TNTT do giao thông đường bộ, đường thủy.

- Cắm những biển báo nguy hiểm tại các điểm nguy hiểm của các trục đường giao thông của tỉnh để người điều khiển phương tiện giao thông biết.

- Thường xuyên kiểm tra những đoạn đường hay bị sạt lở để khắc phục kịp thời nhằm tránh gây nguy hiểm cho người và các phương tiện khi tham gia giao thông.

- Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các phương tiện tham gia giao thông, đình chỉ lưu hành các phương tiện không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

- Đào tạo, huấn luyện, phổ biến kiến thức và thực hành vận chuyển sơ cấp cứu cho lái xe, đội ngũ quản lý bến xe, bến tàu và thanh tra giao thông.

- Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường thủy cho các chủ phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đường thủy.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Vị Xuyên.

4. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động PCTNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là PCTNTT do giao thông đường bộ, đường thủy.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác PCTNTT “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ”.

- Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho nhân dân và cho học sinh, sinh viên tại các trường học.

- Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan xí nghiệp, các doanh nghiệp, các trường học làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

- Kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông.

- Báo cáo số liệu TNTT do giao thông về Ban Chỉ đạo qua cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Y tế) theo quy định.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Yên Minh.

5. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động PCTNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là PCTNTT trong lao động.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền an toàn lao động phòng chống cháy nổ.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức tốt Tuần lễ quốc gia An toàn - Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, các cơ quan trong tỉnh thực hiện tốt bảo hộ lao động cho người lao động để đảm bảo an toàn cho người lao động đặc biệt là các xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành nghề thường xảy ra tai nạn.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, các cơ quan trong tỉnh thực hiện tốt bảo hộ lao động cho người lao động, đặc biệt là các xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành nghề thường xảy ra tai nạn.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, liên hệ với ngành y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định. Tổ chức tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn xảy ra nơi làm việc.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT tại Thành phố Hà Giang.

6. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động PCTNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là PCTNTT ở trẻ em và PCTNTT trong lao động.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Tổ chức tốt “Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ” hàng năm.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ quan trong tỉnh thực hiện tốt bảo hộ lao động cho người lao động để đảm bảo an toàn cho người lao động đặc biệt là các xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành nghề thường xảy ra tai nạn.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, liên hệ với ngành y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định. Tổ chức tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn xảy ra nơi làm việc.

- Báo cáo số liệu các trường hợp tai nạn lao động của các doanh nghiệp, các cơ quan của tỉnh theo quý, năm về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Y tế).



- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Bắc Mê.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liênq uan triển khai các hoạt động PCTNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là PCTNTT trong trường học.

- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống TNTT trong các trường học. Lồng ghép các nội dung PCTNTT vào các giờ giảng, các giờ ngoại khóa.

- Xây dựng và đưa nội dung PCTNTT, xây dựng trường học an toàn vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông và mẫu giáo.

- Báo cáo số liệu các trường hợp tai nạn thương tích trong trường học về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Y tế).

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Đồng Văn.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động PCTNTT liên quan đến ngành, đặc biệt là trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống TNTT.

- Lồng ghép công tác truyền thông PCTNTT trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Thông tin tuyên truyền tập trung trong “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ”, “Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm”…

- Phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi và cấp cứu đuối nước cho trẻ em, phòng đuối nước; xây dựng quy định về an toàn vui chơi cho trẻ em và người lớn.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Xín Mần.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đưa chỉ tiêu kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Bố trí phân bổ vốn từ các nguồn, các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo cho các hoạt động PCTNTT.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Quang Bình.

10. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối nguồn ngân sách hàng năm, bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác PCTNTT.

- Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện/thành phố bố trí kinh phí cho công tác PCTNTT trên địa bàn.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Bắc Quang.

11. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Phối hợp với các ngành thực hiện tốt công tác hướng dẫn sử dụng và bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật.

- Tuyên truyền bảo đảm an toàn trong nông nghiệp và hướng dẫn sơ cấp cứu ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật.

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sạch nhằm đảm bảo môi trường, vệ sinh ATTP.



- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Mèo Vạc.

12. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo các công ty xây dựng tuyên truyền, huấn luyện về an toàn trong các hoạt động xây dựng.

- Kiểm soát về điều kiện, năng lực của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Quản Bạ.

13. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với các ngành, các cấp, các xã biên giới tuyên truyền cho nhân dân cách phòng chống TNTT.

- Có kế hoạch chủ động, chuẩn bị lực lượng, phương tiện quân y sẵn sàng triển khai công tác phòng, chống TNTT theo sự điều động của Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Hoàng Su Phì.

14. Lãnh đạo Báo Hà Giang

- Chủ trì phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan phổ biến các văn bản pháp luật, đưa các tin về TNTT, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, thông điệp truyền thông, về công tác PCTNTT.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền các nội dung có liên quan đến công tác PCTNTT.

- Đồng phụ trách chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Hoàng Su Phì.

15. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan phổ biến các văn bản pháp luật, đưa các tin về TNTT, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, thông điệp truyền thông, về công tác PCTNTT.

- Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình các huyện, thành phố tổ chức tốt công tác tuyên truyền các nội dung có liên quan đến công tác PCTNTT; biểu dương kịp thời tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCTNTT.

- Đồng phụ trách chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Quản Bạ.

16. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thư ký

- Tham mưu trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động PCTNTT.

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch PCTNTT.

- Chuẩn bị nội dung phục vụ các cuộc họp Ban Chỉ đạo PCTNTT và thư ký các cuộc họp Ban Chỉ đạo PCTNTT.

- Báo cáo tình hình TNTT, xây dựng cộng đồng an toàn theo quy định.

- Đồng phụ trách chỉ đạo công tác PCTNTT huyện Xín Mần.

17. Các tổ chức đoàn thể

- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động PCTNTT thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

- Phối hợp vận động các thành viên trong tổ chức của mình tham gia tích cực các hoạt động PCTNTT, xây dựng gia đình, trường học, cộng đồng an toàn, lồng ghép các hoạt động trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Phối hợp với các ngành chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống TNTT tại các địa bàn đã được phân công phụ trách và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.






VĂN PHÒNG UBND TỈNH HÀ GIANG

Địa chỉ: Phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang

Điện thoại:..........................................

Fax:.....................................................

E-mail:................................................

Website:..............................................

In tại: Công ty CP In Hà Giang




Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương