Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC


Chương III TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC



tải về 0.5 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.5 Mb.
#8757
1   2   3   4   5   6

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM LÂM

Điều 17. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm

1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị kiểm lâm cùng cấp quy định tại Điều 21 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và thẩm quyền sau:

a) Quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phân bổ biên chế cho các đơn vị Kiểm lâm địa phương;

b) Chỉ đạo hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự của lực lượng kiểm lâm địa phương; quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn;

d) Bảo đảm kinh phí hoạt động, trang cấp trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm đại phương theo quy định hiện hành của Nhà nước.



2. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định tại Điều 22 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP và các nhiệm vụ và thẩm quyền sau:

a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm địa phương theo quy định;

b) Tổ chức việc phối hợp hoạt động của lực lượng kiểm lâm với các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn;

c) Phân công, phân cấp việc quản lý kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chi cục Kiểm lâm rõ ràng tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật.

d) Chỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm lâm địa phương trong sạch vững mạnh.



Điều 18. Trách nhiệm quản lý tổ chức cán bộ, công chức, viên chức tài chính, tài sản đối với hệ thống kiểm lâm

1. Về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh cán bộ quản lý

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động luân chuyển các chức danh cán bộ quản lý trong hệ thống kiểm lâm thực hiện theo Thông tư số 22/2007/TTLT-BNN-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ:

a) Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh cấp trưởng, cấp phó của các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm sau khi thống nhất và được sự nhất trí bằng văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tổ chức quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức Kiểm lâm thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp hiện hành về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh.



2. Về quản lý tổ chức bộ máy

Việc quyết định thành lập, sát nhập, giải thể bộ máy giúp việc trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, các đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.



3. Về biên chế

Biên chế của Chi cục Kiểm lâm là biên chế hành chính sự nghiệp nằm trong tổng biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



4. Về quản lý tài chính, tài sản

Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt Trưởng các Hạt Kiểm lâm, các đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được nhà nước trang bị theo quy định của pháp luật.


Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Tổ chức thực hiện.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành cho các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phát sinh, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm phải báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 1562/2011/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Giang, ngày 29 tháng 7 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 160/TTr-STNMT ngày 25 tháng 7 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ

Thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và

sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Kèm theo Quyết định số 1562/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)




Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.

2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) trong việc thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.

Điều 2. Dữ liệu về tài nguyên và môi trường

Dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải là các bản chính hoặc bản gốc gồm tài liệu, mẫu vật, số liệu đã được xử lý và lưu trữ theo quy định, bao gồm:



1. Dữ liệu về đất đai gồm:

a) Số liệu phân hạng, đánh giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai; bản đồ phân hạng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ về giá đất;

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Bản đồ địa chính; kết quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.



2. Dữ liệu về tài nguyên nước gồm:

a) Số lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất;

b) Số liệu điều tra khảo sát địa chất thủy văn;

c) Các dữ liệu về khai thác và sử dụng tài nguyên nước;

d) Quy hoạch các lưu vực sông, quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước;

đ) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi, cấp phép, trả lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; trám lấp giếng khoan;

e) Các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.

3. Dữ liệu về địa chất và khoáng sản gồm:

a) Thống kê trữ lượng khoáng sản;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các mẫu vật địa chất, khoáng sản;

c) Quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

d) Bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình và các bản đồ chuyên về địa chất và khoáng sản;

đ) Khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản, khu vực có khoáng sản đặc biệt, độc hại, các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

e) Báo cáo hoạt động khoáng sản; báo cáo quản lý nhà nước hàng năm về hoạt động khoáng sản;

g) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản.



4. Dữ liệu về môi trường gồm:

a) Các kết quả điều tra, khảo sát về môi trường;

b) Dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học;

c) Dữ liệu thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

d) Kết quả về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

đ) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

e) Các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được đưa ra khỏi danh sách;

g) Kết quả điều tra, khảo sát về hiện trạng môi trường, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường;

h) Thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường được phép trao đổi;

i) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về môi trường.



5. Dữ liệu về khí tượng thủy văn gồm:

a) Các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn;

b) Các loại biểu đồ, bản đồ, ảnh thu từ vệ tinh, các loại phim, ảnh về các đối tượng nghiên cứu khí tượng thủy văn;

c) Hồ sơ kỹ thuật của các công trình khí tượng thủy văn;

d) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động khí tượng thủy văn.

6. Dữ liệu về đo đạc và bản đồ gồm:

a) Hệ thống điểm địa chính cơ sở;

b) Hệ thống ảnh máy bay, ảnh vệ tinh phục vụ đo đạc và bản đồ;

c) Hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ hành chính, bản đồ địa lý tổng hợp và các loại bản đồ chuyên đề khác;

d) Hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động đo đạc và bản đồ;

d) Hệ thống thông tin địa lý;

e) Thông tin tư liệu thứ cấp (là những tư liệu được lưu ở bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, băng từ) được hình thành từ các thông tin tư liệu về đo đạc về bản đồ nêu tại các điểm a, b, c, d của khoản này và thông tin tư liệu tích hợp của thông tin tư liệu về đo đạc và bản đồ với các loại thông tin tư liệu khác.

7. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

8. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên và môi trường.

9. Kết quả của các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường.

10. Dữ liệu khác liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải được kiểm tra, đánh giá, xử lý chuyển sang dạng số và lưu trữ theo quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để thuận tiện cho việc quản lý, truy cập tìm kiếm thông tin và bảo đảm an toàn dữ liệu. Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố phải có kế hoạch thực hiện số hóa những dữ liệu chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng. Kinh phí thực hiện số hóa dữ liệu nằm trong kinh phí sự nghiệp tài nguyên và môi trường hàng năm được phân bổ trong kế hoạch ngân sách theo quy định.



Điều 3. Nguyên tắc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường

Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan.

3. Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng.

4. Bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ và có hệ thống.

5. Sử dụng dữ liệu đúng mục đích.

6. Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

7. Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Chương II

THU THẬP, QUẢN LÝ DỮ LIỆU

VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu thập dữ liệu

1. Lập và phê duyệt kế hoạch thu thập dữ liệu

a) Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xác định dữ liệu cần thu thập, đề xuất các hoạt động, nhiệm vụ thu thập, cập nhật dữ liệu về tài nguyên và môi trường gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 9 hàng năm để tổng hợp.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường hàng năm của tỉnh, trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

2. Thực hiện kế hoạch

a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường hàng năm.

b) Việc thu thập, cập nhật dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải tuân thủ đúng các quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về thu thập, cập nhật dữ liệu về tài nguyên và môi trường. Nội dung dữ liệu thu thập, cập nhật phải phù hợp, chính xác, kịp thời, hiệu quả.

c) Trường hợp pháp luật quy định việc thu thập dữ liệu phải được phép của Ủy ban nhân dân tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải làm thủ tục xin phép theo quy định và chỉ được tiến hành thu thập dữ liệu sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép.

d) Việc thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Các hình thức thu thập, cập nhật dữ liệu về tài nguyên và môi trường

a) Yêu cầu cung cấp dữ liệu, tiếp nhận dữ liệu từ các tổ chức và cá nhân theo quy định;

b) Quan trắc, điều tra, khảo sát;

c) Nghiên cứu, dự báo;

d) Tổng hợp, tạo lập dữ liệu và các hình thức khác.



Điều 5. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu về tài nguyên và môi trường

Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có tài liệu liên quan đến tài nguyên và môi trường do mình tạo lập bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đều có trách nhiệm giao nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi được phê duyệt và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu.



Điều 6. Quản lý, kiểm tra, đánh giá, xử lý dữ liệu về tài nguyên và môi trường đã thu thập được

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý việc thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu về tài nguyên và môi trường của cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương.

3. Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, xử lý dữ liệu về tài nguyên và môi trường và chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, xử lý dữ liệu về tài nguyên và môi trường của địa phương mình quản lý.

Điều 7. Chế độ bảo mật dữ liệu về tài nguyên và môi trường

1. Việc in, sao, chụp, vận chuyển, giao nhận, truyền dữ liệu, vận chuyển tài liệu, lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước và các hoạt động khác liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước phải tuân thủ theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện thu thập, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường được cấp quyền truy cập riêng, nhất định trong từng thành phần dữ liệu, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.

3. Các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải thực hiện bảo mật theo mức độ bảo mật quy định và phải có phương án bảo vệ các dữ liệu.



Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, giao nộp dữ liệu về tài nguyên và môi trường

1. Tuân thủ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong thu thập, quản lý tài liệu.

2. Giao nộp dữ liệu thu thập được và biên bản giao nộp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Công nghệ thông tin) đối với trường hợp thu thập dữ liệu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước chậm nhất là 01 tháng kể từ ngày hoàn thành nghiệm thu sản phẩm.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi cung cấp dữ liệu không chính xác, gây thiệt hại cho người khác khi sử dụng dữ liệu đó.

4. Không được lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để sách nhiễu, trục lợi, phát tán tài liệu, dữ liệu trái với quy định của pháp luật.

5. Được từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu trái quy định của pháp luật.



Điều 9. Kinh phí thu thập, quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường

Kinh phí về thu thập, quản lý dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường do ngân sách nhà nước đảm bảo. Mức tối thiểu hàng năm bằng 1% kinh phí sự nghiệp tài nguyên và môi trường.


Chương III

CUNG CẤP, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU

VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 10. Công bố danh mục dữ liệu về tài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục dữ liệu về tài nguyên và môi trường.



Điều 11. Hình thức, thủ tục khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường

1. Việc khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Khai thác và sử dụng dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu;

b) Khai thác và sử dụng dữ liệu bằng hình thức hợp đồng giữa cơ quan quản lý dữ liệu và bên khai thác, sử dụng dữ liệu theo quy định của pháp luật.

2. Việc khai thác và sử dụng dữ liệu theo hình thức phiếu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo quy định sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng dữ liệu nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan quản lý dữ liệu (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT).

Trường hợp người có nhu cầu sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường là cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì văn bản yêu cầu phải được tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đang làm việc ký xác nhận, đóng dấu; đối với các chuyên gia, thực tập sinh là người nước ngoài đang làm việc cho các chương trình, dự án tại các Bộ, ngành, địa phương hoặc học tập tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương hoặc các cơ sở đào tạo đó ký xác nhận, đóng dấu theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT.

b) Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý dữ liệu thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác và sử dụng dữ liệu. Thời hạn cung cấp dữ liệu do các bên thỏa thuận. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp lệ phí sử dụng) theo quy định hiện hành.

Điều 12. Trách nhiệm về cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường

1. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu về tài nguyên và môi trường: Các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp danh mục, dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan đến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận xử lý, số hóa dữ liệu thu thập được và các dữ liệu khác từ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường thành phần, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp huyện, dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp xã để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh theo quy định.

2. Thủ tục cung cấp dữ liệu về tài nguyên và môi trường

- Tổ chức, cá nhân nộp văn bản hoặc phiếu yêu cầu trực tiếp tại cơ quan quản lý và lưu trữ dữ liệu.

Nếu người yêu cầu cung cấp dữ liệu là cơ quan nhà nước thì có thể gửi văn bản, phiếu yêu cầu thông qua bưu điện, fax.

- Cơ quan quản lý dữ liệu tiếp nhận văn bản hoặc phiếu yêu cầu.

- Thông báo nghĩa vụ tài chính.

- Ký kết hợp đồng (nếu cần).

- Trả kết quả.



Điều 13. Những trường hợp không cung cấp dữ liệu về tài nguyên và môi trường

1. Văn bản yêu cầu cung cấp mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

3. Không có, không rõ hoặc mục đích sử dụng không phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Điều 14. Thẩm quyền cho phép cung cấp dữ liệu

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép cung cấp sử dụng tài liệu thuộc loại “Tối mật”.

2. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép cung cấp sử dụng tài liệu thuộc loại “Mật”.

3. Thủ trưởng cơ quan lưu trữ dữ liệu cho phép cung cấp sử dụng tài liệu ngoài các tài liệu đã quy định ở khoản 1 và khoản 2 của Điều này.



Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương