Tính cấp thiết của đề tài


Bảng 3.4. Diện tích các kiểu rừng ở khu vực nghiên cứu năm 2008



tải về 1.21 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1412
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

Bảng 3.4. Diện tích các kiểu rừng ở khu vực nghiên cứu năm 2008


Kiểu rừng

Diện tích (ha)

Nơi phân bố chính

1. Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (>700m so với mặt nước biển)

12.062,74




a. Rừng thường xanh trên núi đá vôi

10.784,42

Xã Ngổ Luông, Ngọc Sơn

b. Rừng thường xanh trên núi đất

1.187,93

Xã Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Noong Luông

2. Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (<700 so với mặt nước biển)

10.979,26




c. Rừng thường xanh trên núi đá vôi

8.937,00

Xã Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ, Vạn Mai

d. Rừng thường xanh trên núi đất

1.045,76

Xã Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ, Pù Bin

e. Rừng trồng

1.079,69

Xã Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ

f. Trảng cỏ và cây bụi

1.586,3

Rải rác ở các xã

Tổng

23.042




Nguồn: Dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Hạt kiểm lâm Mai Châu

  • HST rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi

Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi (diện tích 10.784,42ha) chủ yếu phân bố trên các dải núi đá ở độ cao trên 700m. Kiểu rừng này hiện còn tồn tại ở các vùng khá xa khu dân cư, khó tiếp cận để khai thác, như một số vùng ở xã Ngổ Luông, Tự Do, Vạn Mai, Pù Bin.

- Tầng A1 (Tầng vượt tán): Đây là tầng rừng cao nhất, bao gồm nhiều loài cây gỗ lớn với chiều cao trung bình 25-30 m và đường kính cây trung bình 40-50 cm. Các cây ở tầng này tạo thành một tầng tán không liên tục với độ tàn che khoảng 20-30 %. Các loài cây chủ yếu ở tầng này là: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trường mật (Pometia pinnata), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Lòng mang (Pterospermum truncatolobatum), Cui lá to (Heritiera macrophylla). Tuy nhiên ở các nơi không quá xa khu dân cư, số lượng các loài như Nghiến và Trai lý giảm mạnh do bị khai thác quá mức.

- Tầng A2 (Tầng tán chính): Đây là tầng tán chính của rừng với chiều cao 15 – 20m và đường kính cây trung bình 25-40 cm. Độ tàn che của tầng này 30-60%. Về thành phần loài, gồm một số loài như Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Gội (Aglaia sp.), Sảng (Sterculia sp.), Mun (Diospyros mun) và một số cây thuộc các họ Xoài (Anacardiaceae), Long não (Lauraceae) và Xoan (Meliaceae). Đặc biệt, có quan sát được một số quần thể thuần loài cây Kim giao (Nageia fleuryi) và quần thể Kim Giao + Nghiến khá lớn (Nageia fleuryi + Excentrodendron tonkinense).

- Tầng A3 (tầng tán trung gian): Tầng này có chiều cao từ 6-15 m và đường kính cây trung bình 10-20 cm. Độ tàn che của tầng này khoảng 20-35%. Thành phần loài bao gồm một số loài cây ở các tầng trên và một số loài thuộc các họ Ngũ gia bì (Araliaceae), Thị (Ebenaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Dẻ (Fagaceae), Trôm (Sterculiaceae), Long não (Lauraceae). Các loài xuất hiện nhiều nhất ở tầng này là Schefflera sp., Cinnamomum sp., Quercus sp., Camellia sp., Actinodaphne sp., Eurya sp., Litsea sp., Polyalthia sp., Pterospermum sp.,…

- Tầng B (Tầng cây bụi): Tầng cây bụi cao khoảng 2 – 6 m với độ tàn che vào khoảng 10 – 25%. Các loài xuất hiện nhiều nhất ở tầng này là: Ardisia sp., Breynia sp., Carallia sp., Maesa sp, Dichroa spp., Rhapis spp., v.v.

- Tầng thảm tươi: Tầng này có độ che phủ 5- 20% và có độ cao trung bình 1,5-2m. Có nhiều loài cây thân thảo ở tầng này, Strobilanthes sp., Dichroa sp., và Centosteca latifolia là các loài chính. Ngoài ra còn có một số loài dương xỉ và thực vật bật cao khác như: Gối hạc (Leea rubra), Mía dò hoa gốc (Costus tonkinensis), Cồ nốc lá rộng (Curculigo latifolia),…

- Thực vật ngoại tầng

Cây bám đá: Cây bám đá không nhiều ở kiểu phụ này. Một số loài thường quan sát được là Thu hải đường (Begonia spp.), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus).

Các loài dây leo: Các loài dây leo ở kiểu phụ này không nhiều như ở kiểu phụ rừng thường xanh nhiệt đới trên núi đá. Các loài thường tìm thấy ở đây là Pothos sp., Bauhinia sp., Caesalpinia sp., Dioscorea sp., Piper sp., Smilax sp., và một số loài thuộc các họ Na (Annonaceae), Đậu (Fabaceae) và Nho (Vitaceae).


  • HST rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất

Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất có diện tích 1.187,93ha, thành phần cây rừng phong phú, gồm nhiều loài như: Sau sau (Liquidambar formosana), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Chòi mòi (Antidesma acidum), Thanh thất (Alanthus malabarica), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Bời lời (Litsea glutinosa)... Những cây gỗ tái sinh tự nhiên tốt như: Đinh (Polyscias fruticosa), Trai (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Ké (Xanthium strumarium),…

Dây leo bụi rậm nhiều, thành phần gồm có: Sử quân tử (Quisqualis indica), Dây gắm (Gnetum montanum), Bướm bạc (Mussaenda pubescens), Hoàng đằng (Fibraurea recisa),...



  • HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Kiểu rừng này với diện tích 8.937,00ha, phân bố chủ yếu ở các dải núi đá vôi thuộc các xã Ngổ Luông, Tự Do và Ngọc Sơn ở độ cao khoảng từ 500 -700 m. Loại đá mẹ chính là các loại đá thạch anh, đá vôi phiến bị bào mòn màu trắng, hoặc trắng xám.

- Tầng A1 (Tầng vượt tán): Đây là tầng tán cao nhất, bao gồm nhiều cây gỗ to với độ cao khoảng từ 30 – 35 m. Các loài cây chủ yếu ở tầng tán này là Trường mật (Pometia pinnata), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides). Loài Chò nhai (Anogeissus acuminata) cũng xuất hiện ở tầng này. Một số cây của các loài Chò nhai (Anogeissus acuminata), Trường mật (Pometia pinnata) có thể đạt chiều cao tới 40-50m với đường kính ngang ngực đạt tới 1,5m. Các cây này thường có bạnh vè.

- Tầng A2 (Tầng tán chính): Đây là tầng thứ 2 của rừng với độ cao trung bình 15 - 25m, tầng này khá kín và tạo tầng tán rừng liên tục. Độ tàn che của tầng này khá cao, từ 70 đến 80 %. Đường kính trung bình 25 – 30 cm. Tổ thành loài cây ở tầng này khá phong phú. Ngoài một số loài có mặt ở tầng A1 như còn có nhiều loài khác như: Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Bứa (Garcinia oblongifolia), Mun (Diospyros mun). Đặc biệt ở tầng này có thấy xuất hiện loài Kim giao (Nageia fleuryi), một loài cây hạt trần ở một số điểm ở các sườn núi và đỉnh núi như ở Thung Lá Bán xóm Kháy, xã Tự Do.

- Tầng A3 (tầng tán trung gian): Chiều cao của tầng này vào khoảng 8-15m, với đường kính trung bình của cây vào khoảng 20 – 25 cm. Tán của tầng này không liên tục với độ che phủ vào khoảng 30 – 40%. Gồm các loài: Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Côm (Elaeocarpus griffithi), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Vù hương (Litsea balansae), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Đỏm gai (Bridelia balansae). Ngoài ra, một số loài cây thuộc các họ Na (Annonaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Đậu (Fabaceae), Cà phê (Rubiaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Dẻ (Fagaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Thị (Ebenaceae),… cũng được tìm thấy ở tầng này.

- Tầng B (Tầng cây bụi): Các cây bụi ở kiểu rừng này có độ cao khoảng 5 – 7 m. Độ che phủ bình quân 10 – 25%. Tuy nhiên, độ che phủ biến động theo từng khu vực, dao động từ 5%- 50%. Các loài cây chính là: Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Lộc mại (Claoxylon hainanense), Bọt ếch (Glochidion hirsutum), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegon), Đại thanh (Clerodendrum cyrtophyllum),... Ở tầng này còn có lớp cây tái sinh của các cây gỗ ở các tầng tán trên.

- Tầng thảm tươi (C): Độ che phủ của lớp thảm tươi biến động mạnh theo điều kiện tiểu khí hậu trong rừng, từ khoảng 70% ở nơi ẩm ướt và tương đối bằng phẳng xuống thấp hơn ở những nơi khô và sườn dốc. Độ cao trung bình của tầng này thường < 2 m. Các loài thực vật thường quan sát thấy ở tầng này các loài dương xỉ: Móng ngựa chở (Angiopteris evecta), Ráng móng trâu hai dẫy (Nephrolepis biserrata), Dương xỉ tai chuột (Pyrrosia adnascens), Ráng chân xỉ hình gươm (Pteris ensiformis),...

- Các loài biểu sinh và bán biểu sinh: chủ yếu thực nhóm dương xỉ và phong lan, ví dụ như các loài Trâm dài (Rhaphidophora decursiva), Trâm đài bắc bộ (Rhaphidophora tonkinensis), Quế lan hương (Aerides odorata), Vảy rồng (Dendrobium lindleyi), Hoàng thảo (Dendrobium nobile),…

- Cây bám đá: Có một số loài sống trên bề mặt đá, như loài Tắc kè đá (Drynaria bonii), Ráng tổ chim (Asplenium nidus), Pothos spp., Begonia spp. Loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus) là loài rất quý và có giá trị cũng phát hiện đựợc ở đây.



  • HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất

Kiểu rừng này có diện tích là 1.045,76 ha chủ yếu là rừng thứ sinh phát triển trên đá mẹ basalt hoặc đá phiến thạch đã bị tác động mạnh do các hoạt động khai thác chọn của con người. Loại rừng này bao gồm nhiều đám rừng thứ sinh nghèo phân tán trên núi đất hoặc đồi đất, phân bố chủ yếu ở các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông. Cấu trúc rừng của kiểu phụ này khá đơn giản, phân làm 3 tầng: một tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và tầng thảm tươi.

- Tầng cây gỗ: Tầng cây gỗ rõ rệt với nhiều cấp tuổi khác nhau, có một số cây gỗ lớn giá trị thấp còn sót lại như các loài Chò nhai (Anogeissus acuminata), Đăng (Tetrameles nudiflora) và một số lớn các loài cây ưu sáng thuộc các họ: Euphorbiaceae, Clusiaceae, Malvaceae, Rutaceae, Lauraceae, Moraceae, Alangiaceae, Rubiaceae, Fabaceae, Elaeocarpaceae. Các loài phổ biến nhất là Đỏm lông (Bridelia monoica), Thổ mật (Bridelia penangiana), Vạng trứng (Endospermum chinense), Bục bạc (Mallotus paniculatus), v.v.

- Tầng cây bụi: Bao gồm các loài cây thuộc các họ Sterculiaceae, Malvaceae, Euphorbiaceae, Rutaceae, Rubiaceae, Rhamnaceae,... Các loài chủ yếu là Đom đóm (Alchornea rugosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion hirsutum), bục trắng (Mallotus apelta), v.v.

- Tầng thảm tươi: Chủ yếu các loài thuộc các họ Poaceae, Asterceae, Schizandraceae, Pteridaceae, Thelypteridaceae, ví dụ như các loài Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus),…

- Thực vật ngoại tầng: bao gồm nhiều loài thuộc các họ Schizandraceae, Convolvulaceae, Dioscoreaceae, Smilacaceae, Asclepiadaceae, Rubiaceae, Annonaceae, Apocynaceae, Fabaceae, ví dụ như bòng bong lá to (Lygodium conforme), Thòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong nhiều bông (Lygodium polystachyum), Bòng bong leo (Lygodium scandens),…

Ngoài ra còn có rừng tái sinh sau nương rẫy và lửa rừng, phân bố ở các khu đồi và núi thấp gần các khu dân cư. Độ tàn che của rừng này thấp, 40 – 50 %. Trong các khoảnh rừng tái sinh chỉ còn lại rất ít cây gỗ lớn kém giá trị. Chiều cao trung bình của kiểu rừng này chỉ vào khoảng 6 - 10m. Nhìn chung, rừng này cũng chỉ có một tầng cây gỗ không đồng tuổi.

- Tầng cây gỗ: Thành phần loài đại diện bởi các loài cây tái sinh ưa sáng như: Đỏm lông(Bridelia monoica), thổ mật hoa nhỏ(Bridelia penangiana), Vạng trứng (Endospermum chinense), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Sòi tía(Sapium discolor)…

- Tầng cây bụi: Các loài cây chủ yếu là Đom đóm (Alchornea rugosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sóc lông (Glochidion hirsutum), Bục trắng (Mallotus apelta), Ổ kén (Helicteres angustifolia), Tổ kén lông (Helicteres hirsuta),… từ các loài thuộc họ Sterculiaceae, Malvaceae, Euphorbiaceae, Rutaceae, Rubiaceae, Theaceae.

- Tầng thảm tươi: Bao gồm các loài thuộc các họ Poaceae, Asterceae, Schizandraceae, Pteridaceae, Thelypteridaceae, ví dụ như Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum),…

- Thực vật ngoại tầng: chủ yếu bao gồm các loài bòng bong lá to (Lygodium conforme), bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong nhiều bông (Lygodium polystachyum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas),…



  • HST rừng trồng

Với diện tích 1.079,69 ha, Rừng trồng trong khu vực tập trung chủ yếu quanh thôn xóm do người dân tự phát trồng hay do các chương trình 327, PAM, 661. Rừng trồng phân bố không tập trung mà rải rác ở cả 10 xã của khu vực.

Rừng Bạch đàn đỏ và bạch đàn liễu: Diện tích 270,10 ha, rừng trồng tập trung tại khu vực Ngọc Lâu huyện Lạc Sơn. Diện tích Bạch đàn do Lâm trường Lạc Sơn trồng trước đây. Mặc dù được trồng trên đất rừng còn tốt ở độ cao 600m nhưng Bạch đàn phát triển chỉ ở mức độ yếu và trung bình. Nhiều diện tích Bạch đàn đã bị chuyển đổi, phần Bạch đàn còn sót lại ở đây đến tuổi khai thác nhưng rất cằn cỗi, cần thay thế bằng các cây bản địa quý ở địa phương.



Rừng Keo lá tràm và Keo tai tượng: Diện tích 299,60 ha, rừng trồng rải rác ở trong 10 xã của khu vực nghiên cứu. Diện tích rừng do dân trồng nhỏ và không tập trung. Diện tích rừng Keo lớn nhất được trồng theo dự án 327 và 661 thuộc xã Ngọc Lâu và Nam Sơn. Cả hai loài Keo đang phát triển tốt, một phần diện tích rừng keo đến tuổi khai thác, tuy nhiên phần lớn rừng Keo chưa đến tuổi khai thác, cần có kế hoạch chăm sóc và từng bước thu hoạch đồng thời trồng bổ sung thay thế bằng các cây bản địa. Đất dưới rừng Keo tốt nhưng cây bụi thảm tươi, cây tái sinh ít.

Rừng Vầu: Diện tích 250,0 ha, rừng vầu có nguồn gốc tự nhiên nhưng được người dân quản lý cải tạo nên được xếp vào nhóm rừng trồng nhân tạo. Diện tích rừng Vầu nhỏ và tập trung chủ yếu trong xã Ngổ Luông. Rừng Vầu phát triển ở mức độ trung bình, phần lớn diện tích rừng đã được khai thác chọn hàng năm.

Vườn Bương: Diện tích 260,09 ha,Tre, Bương trồng rải rác quanh các chân núi đá vôi nơi tiếp giáp với ruộng nước và nhiều nhất ở các nương gần nhà. Tre Bương trồng theo bụi vào các hộc đá có nhiều đất, hoặc ven đường và ít được chăm sóc. Cây cao 10 - 12m, đường kính gốc 12 - 14cm. Tre, Bương được người dân chú ý hơn tre gai vì chúng phục vụ làm nhà và cho măng to, ngon. Tre, Bương được lấy măng và chặt chọn hàng năm cần phát triển và giữ gìn giống bương cho vùng.



  • HST trảng cỏ và cây bụi

HST trảng cỏ, cây bụi có diện tích là 1.586,3 ha. Trảng cây bụi nguyên sinh trên núi đá: Kiểu này có mặt ở những đỉnh núi đá trọc nơi có hoàn cảnh rất khắc nghiệt, chỉ có những loài cây nhỏ ưa kiềm, chịu nghèo, chịu nóng, chịu hạn mới tồn tại, không liền khu, liền khoảnh mà phân bố rải rác. Trên trạng thái này cây nhỏ, ít loài và thưa thớt. Độ che phủ rất thấp: S < 0,3; nhiều chỗ hoàn toàn không có cây. Những tập đoàn cây ở đây phân bố theo vệt hoặc theo dải.

Trảng cây bụi thứ sinh trên núi đất: Là kiểu phổ biến được gặp khắp các vùng trong 10 xã. Đây là hậu quả của quá trình phá huỷ rừng nhiệt đới vùng núi ở Việt Nam nói chung và ở Hoà Bình nói riêng. Từ đời này qua đời khác do khai thác lạm dụng gỗ quá mức tiếp đến khai thác củi thường xuyên liên tục, chăn thả gia súc, trâu bò hay phát đốt nương làm rẫy nhiều lần dẫn đến cây gỗ không lớn lên thành rừng được.

Các loài cây gỗ tái sinh: Cà Muối (Solanum macrocarpon), Màu cau (Poecilia reticulate), Cọc rào (Jatropha curcas), Ruối gai (Streblus asper), Thôi ba (Alangium kurzii), Đỏm lông (Bridelia monoica), Bục trắng (Mallotus apelta),... Các loài cây bụi chính: Huyết giác (Dracaena loureiri), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Thao kén (Helicteres angustifolia), Cỏ lào (Eupatorium odoratum),...

Trảng cỏ thứ sinh sau nương rẫy được hình thành từ hậu quả của quá trình đốt nương làm rẫy, chăn thả trâu bò hay cháy rừng nhiều lần. Ngoài các loài cỏ là thành phần chính thuộc các họ phổ biến như họ Hòa thảo, Đậu, Trinh nữ,… còn có mặt ít cây bụi thấp, nhỏ như Mua (Melastoma affine), Mẫu đơn (Paeonia officinalis), Găng trích (Randia spinosa),... Trảng cỏ là đối tượng cần được trồng lại rừng vì rất khó phục hồi tự nhiên.





Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> Ubnd tỉnh bắc kạn sở KẾ hoạch & ĐẦu tư
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương