Tính cấp thiết của đề tài


Chiến lược, chính sách bảo tồn ĐDSH



tải về 1.21 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1412
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Chiến lược, chính sách bảo tồn ĐDSH


Nhận thức được tầm quan trọng của sự suy thoái tài nguyên ĐDSH, Việt Nam đã sớm có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn ĐDSH. Theo thống kê từ năm 1958 đến nay, có tới vài trăm văn bản pháp luật do Nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành về vấn đề bảo tồn ĐDSH và các tài liệu hướng dẫn thi hành lần lượt được ban hành [7],.

Năm 1962, Cục Kiểm lâm được thành lập cùng với sự ra đời rừng cấm đầu tiên ở Việt Nam là rừng cấm Cúc Phương [3], [6], [17], [45]. Năm 1985, Chiến lược Bảo tồn Quốc gia của Việt Nam (NCS) được ban hành. Đây là một chiến lược đầu tiên được xây dựng ở một nước đang phát triển. Và từ đó, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát triển nhanh chóng với sự ra đời của các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH như: Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, luật Đa dạng sinh học được Quốc hội phê chuẩn tháng 11 năm 2008 [21]; Sách Đỏ Việt Nam lần đầu tiên được xuất bản năm 1992 (tái bản có những điều chỉnh cập nhật vào năm 2000 và 2007) [13].

Ngoài ra, trong phong trào chung và tính cấp bách của toàn cầu về bảo tồn và phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về môi trường có liên quan, đặc biệt là: Công ước Ramsar về đất ngập nước (1975), công ước ĐDSH (1993) và Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (1994).

Trong giai đoạn 2005-2010, các quy hoạch, kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn ĐDSH đã được ban hành và tổ chức thực hiện như quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 [20]. Đặc biệt là kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 [13]. Bên cạnh đó, các ngành các cấp tiếp tục triển khai Chiến lược, Kế hoạch, chương trình khác có liên quan đến bảo tồn ĐDSH được phê duyệt trước năm 2005 như Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH đến năm 2010, Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã đến năm 2010, Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 [10], Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020” [20], Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020” [21].

Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ ĐDSH tuy đã được hình thành nhưng còn có nhiều khiếm khuyết và bất cập. Việt Nam là thành viên của Công ước ĐDSH nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hoàn chỉnh để đảm bảo thực hiện Công ước này. Các văn bản hiện hành mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn ĐDSH, trong khi đó, Công ước ĐDSH nêu ra ba mục tiêu: (1)- Bảo tồn ĐDSH; (2)- Sử dụng bền vững tài nguyên; (3)- Chia sẻ trung thực và công bằng lợi ích có được từ việc sử dụng tài nguyên gen [7].


  1. Các biện pháp bảo tồn ĐDSH

  • Thành lập hệ thống khu bảo tồn

Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong những biện pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn ĐDSH [13]. Năm 2000, quy hoạch mới hệ thống rừng đặc dụng với nhiều thay đổi lớn như: đề xuất phân hạng mới, loại bỏ, chuyển hạng, sát nhập, đổi tên và thành lập mới cho một số khu rừng đặc dụng. Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 192/2003/QĐ - TTg ban hành chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam đến năm 2010 [17].


Số lượng

Năm

Hình 1.1. Quá trình phát triển hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam [7], [99]


Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được đẩy mạnh, đã thành lập 205 KBT, trong đó có 144 khu bảo tồn trên cạn, 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa, 16 khu bảo tồn biển phân bố trên tất cả các vùng sinh thái trong cả nước, bao gồm 30 VQG, 58 khu Dự trữ Thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 45 khu bảo vệ cảnh quan; các KBT trên cạn (rừng đặc dụng) chiếm diện tích gần 2.198.744 ha, chiếm 13,5% diện tích tự nhiên. Bên cạnh đó, đã có một số hình thức bảo tồn khác được công nhận gồm: 4 khu đất ngập nước Ramsar, 8 khu bảo tồn sinh quyển, 4 khu di sản thiên nhiên ASEAN, 2 khu di sản thiên nhiên thế giới và đặc biệt Vịnh Hạ Long được công nhận là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới [6], [98], [99].

Có thể nhận định rằng, việc thành lập hệ thống các KBT và VQG đã làm cho công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảo tồn, vấn đề còn lại là thực hiện cho đúng tiến trình kèm theo đó là những thay đổi, cải tiến về chính sách, thể chế trong quản lý và tất nhiên là để thực hiện tiến trình này rất cần sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước có liên quan [5].


  1. Xây dựng và quản lý vùng đệm


Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam mỗi khi xây dựng một khu bảo tồn, người dân sống ở quanh hoặc trong KBT buộc phải hy sinh quyền lợi riêng của mình, họ không được khai thác tài nguyên như trước vì lợi ích của quốc gia và các thế hệ mai sau [24], [44], [59], [66]. Phần lớn các VQG và KBT đã và đang được xây dựng thường nằm giữa khu vực có dân cư sinh sống nên chịu sức ép hết sức nặng nề. Cộng đồng địa phương, những người sống trong, hay gần các khu bảo tồn đã nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên các vùng đó, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai thác TNTN. Tuy nhiên, công cuộc bảo tồn ngày nay thường bỏ qua những yêu cầu thiết yếu của họ và đồng thời cũng ít lưu ý đến các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán, những hiểu biết của họ về thiên nhiên, về các loài mà họ rất quen thuộc, cách thức tổ chức bảo tồn thiên nhiên mà cộng đồng đã đúc rút từ nhiều đời nay.

Từ năm 1987, Chính phủ đã áp dụng biện pháp di chuyển một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã thực hiện ở VQG Cúc Phương. Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu bảo tồn tạo thành vùng đệm và được cung cấp các điều kiện để làm ăn ổn định. Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực trong việc di chuyển dân ra ngoài, một số KBT và VQG cũng đã triển khai dự án tương tự và đạt được những kết quả khả quan như: VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Bạch Mã,… Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và gặp phải những khó khăn thách thức lớn, cần phải suy nghĩ cân nhắc chu đáo để làm sao công tác bảo tồn ĐDSH không đối lập với cộng đồng bản địa. Hiện nay, nhiều khu bảo tồn, VQG trong luận chứng kinh tế kỹ thuật đã có đề xuất việc thành lập vùng đệm, diện tích, ranh giới vùng đệm,… nhưng cũng có khu vực không có vùng đệm trong luận chứng kinh tế kỹ thuật như Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông là một ví dụ [74].

Ngoài ra, cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation), công tác bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được quan tâm trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta. Một số loại hình bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể như các vườn thực vật, trại gây nuôi động vật, vườn thú, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống. Công tác bảo tồn nguồn gen động thực vật, bao gồm nguồn gen thực vật rừng, cây nông nghiệp, nguồn gen vật nuôi và động vật hoang dã cũng đã được các Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, các vườn thú, các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn động thực vật tiến hành nghiên cứu [7]. Trong các vườn thực vật phải kể đến Vườn Bách thảo Hà Nội đã xây dựng hơn 100 năm nay, với hàng trăm loài cây, chủ yếu là loài cây bản địa. Trung tâm cứu hộ động vật đầu tiên là Trung tâm cứu hộ linh trưởng ở VQG Cúc Phương, hiện nay ở Cúc Phương còn có Trung tâm cứu hộ và nghiên cứu Rùa, Trung tâm cứu hộ Gấu tại VQG Tam Đảo, VQG Cát Tiên.... Việc lưu giữ nguồn giống được thực hiện ở một số cơ sở như: Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, trường Đại học Cần Thơ, Viện cây Lương thực và Thực phẩm…

e. Quản lý hệ sinh thái đá vôi ở Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc bảo tồn ĐDSH nhưng sự suy thoái ĐDSH đáng lo ngại đặc biệt ở các vùng núi đá vôi vẫn đang diễn ra rất mạnh. Thách thức lớn nhất mà HST đá vôi phải đối mặt đó là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng, các loài bị suy giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ diệt vong, diện tích rừng trên núi đá ngày càng giảm, nguồn sinh thủy bị mất, nguồn nước bị cạn kiệt [31], [67]. Nhiều năm qua, Nhà nước đã hỗ trợ miền núi bằng các chương trình 327, 135, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng. Các chương trình này đều nhằm góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc miền núi, qua đó huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) [49] đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật... trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Hoàng Kim Ngũ đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 đã tiến hành gây trồng thử nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.

Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Thanh Nhàn [50] đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi: Quản lý bảo vệ rừng, quản lý vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện sinh thái tài nguyên sinh vật và Viện Dược liệu [77] đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa phương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy HST núi đá vôi có tính chống chịu cao, các sinh vật sống trên núi đá vôi có khả năng thích nghi chống chịu với các điều kiện bất lợi.

Nguyễn Vạn Thường và đội Lâm học - Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ môn Lâm nghiệp) (1967 – 1968) [68], thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh. Kết quả điều tra đã đưa ra: sự biến đổi các đặc trưng lâm học của các quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.

Hoàng Văn Thập cùng cộng sự [65] "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà” từ năm 2007 đến 2010 và đã đưa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng gồm: (1)- Khoanh nuôi bảo vệ, (2)- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, (3)- Làm giàu rừng, (4)- Nuôi dưỡng rừng, (5)- Cải tạo rừng.

Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi kém hơn trên núi đất, tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (Trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất). Việc trồng lại rừng trên núi đá là rất khó khăn, do vậy ở những vùng còn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi dần.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ phần nào về đặc điểm tái sinh rừng, các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, các phương pháp phục hồi rừng trên núi đá... Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp bảo tồn HST rừng trên núi đá vôi là thực sự cần thiết. Tuy nhiên các nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi ở khu vực miền núi phía bắc còn ít và tản mạn, hạn chế này gây khó khăn cho việc phục hồi và phát triển tài nguyên rừng.

1.2.3. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu


Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình bao gồm Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và khu rừng thuộc 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) huyện Mai Châu được đánh giá là hành lang xanh nối liền giữa VQG Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình với Khu BTTN Pù Luông của tỉnh Thanh Hoá. Khu vực này có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình của khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng với một khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có nhiều loài động thực vật quý hiếm đã từng được coi là các loài quan trọng đang bị đe dọa cần được bảo tồn và liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2012).

Năm 1997, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc tiến hành khảo sát có hệ thống đầu tiên về khu hệ động vật [74]. Đến năm 2003 cùng với sự hỗ trợ của Dự án “Bảo tồn cảnh quan dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương”, Đỗ Tước và Dương Anh Tuấn [74] đã tiến hành một khảo sát sơ bộ về khu hệ động vật có xương sống tại khu vực. Báo cáo đã xác định có tổng số có 300 loài trong đó có 68 loài thú, 179 loài chim, 31 loài bò sát và 18 loài lưỡng cư được ghi nhận tại đây. Trong đó có 40 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 23 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2008), đặc biệt là sự xuất hiện của loài Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam hiện nay. Đây chính là cơ sở ban đầu để quyết định thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông [70], [71], [72], [74].

Năm 2004, Dự án bảo tồn cảnh quan núi dải núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương đã thực hiện điều tra về động thực vật trong khu vực, kết quả ghi nhận được 995 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 618 chi, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Chò chỉ [74].

Năm 2006, Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và Chi cục kiểm lâm Hòa Bình tiếp nhận dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Đây là một dự án phát triển do Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển của Tây Ban Nha (AECID) tài trợ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình và Quỹ Xúc tiến văn hóa xã hội (FPSC) thực hiện. Dự án nhằm bảo vệ khu hệ động thực vật ở Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và vùng phụ cận thông qua xây dựng kế hoạch quản lý và cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương (bao gồm Khu BTTN Pù Luông, Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và VQG Cúc Phương). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu thông tin và số liệu ở Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông dẫn tới hiệu quả trong công tác quản lý bảo tồn bị hạn chế. Tuy nhiên, kết quả của đợt điều tra cũng đã chỉ ra rằng dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có một khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng với 667 loài thực vật bậc cao có mạch và 455 loài động vật có xương sống [46], [70], [71].

Năm 2006, Hoàng Văn Chuyên [19] đã nghiên cứu ĐDSH tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa trong đó có các xã giáp ranh giữa Khu BTTN Ngọc Sơn và Pù Luông và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn ĐDSH cho liên khu Pù Luông – Cúc Phương, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác, liên kết bảo tồn trong khu vực này. Đặc biệt, nghiên cứu đã chú trọng đề xuất chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức các xã giáp ranh về ranh giới các khu bảo tồn.

Cano và Phạm Quang Thiện (2010) đã tổng hợp các điều tra ĐDSH tại Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và đã xác định khu hệ động thực vật trong khu vực đa dạng và phong phú. Nhiều loài được cho là bị đe dọa ở trong nước và toàn cầu [15].

Để bổ sung những kiến thức về thực vật còn thiếu, Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức xúc tiến văn hóa xã hội Tây Ban Nha (FPSC) đã hợp tác thực hiện nghiên cứu “Khảo sát các nhóm thực vật tiềm năng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình’’ từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011. Kết quả khảo sát đã thu thập được khoảng 1000 tiêu bản của nhóm loài cây Ngọc lan, Thu hải đường, Thông và nhóm cây làm thuốc; khoảng 40% đã xác định được tên loài và còn lại chỉ xác định được tên chi. Trong số đó, có khoảng 109 loài với 250 số hiệu được đánh giá tình trạng bảo tồn [32].

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu nêu trên đã mô tả giá trị ĐDSH của khu vực, và chủ yếu tập trung vào các loài thú lớn, các loài thực vật bậc cao có mạch, cũng như bước đầu xác định được các vấn đề xã hội có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và hoạch định các chính sách bảo tồn dựa trên quan điểm bảo tồn các loài quan trọng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Chính vì vậy, đây là nghiên cứu cụ thể và lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình



Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> Ubnd tỉnh bắc kạn sở KẾ hoạch & ĐẦu tư
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương