Tính cấp thiết của đề tài


Đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH cho dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình



tải về 0.55 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31853
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH cho dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

3.4.1. Nhóm giải pháp chiến lược


1, Lồng ghép giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực: Theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/01/2012 có quy định việc lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dải núi đá vôi phía Tây Nam Hòa Bình là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số, do đó việc lồng ghép giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong vùng phải chú ý đến đặc thù dân tộc, truyền thống văn hóa và kinh nghiệm bản địa của họ trong việc sử dụng tài nguyên ĐDSH.

2, Xây dựng mô hình đồng quản lý trong công tác bảo tồn ĐDSH: Thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên. Theo đó tỉnh Hòa Bình, đặc biệt khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình cần áp dụng mô hình thí điểm về đồng quản lý theo Quyết định của Thủ tướng để tiếp tục góp phần bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, đảm bảo sinh kế của người dân địa phương, đồng thời góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng quản lý, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ lợi ích ĐDSH với cộng đồng.

3, Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH : Cần tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục đến tận người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, phù hợp, dễ hiểu, đồng thời công tác tuyên truyền phải có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với người dân, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, áp phích, tờ rơi nêu giá trị của các loài và ý nghĩa của việc bảo tồn ĐDSH để tuyên truyền trong nhân dân, giáo dục trong trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ rừng, hướng dẫn người dân xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, luật Đa dạng sinh học.

3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

1, Xây dựng các văn bản pháp luật: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình cần tiến hành rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật có liên quan, để từ đó xây dựng một định hướng chiến lược lâu dài cho khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình nói riêng và các Khu BTTN trong tỉnh nói chung. Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính và thực thi pháp luật để ngăn chặn các hoạt động săn bắt, khai thác gỗ trái phép. Xây dựng các chế tài, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để làm gương cho những trường hợp sau.
2, Chính sách tài chính và đầu tư cho bảo tồn ĐDSH: UBND tỉnh Hòa Bình cần hỗ trợ về cơ chế vốn đầu tư cho khu vực thông qua đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thu hút các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, tạo điều kiện pháp lý, hỗ trợ các chương trình, dự án bảo tồn và phát triển sinh kế cho khu vực. Để làm được điều đó khu vực cần có các đề xuất cụ thể về quy hoạch bảo tồn ĐDSH, điều tra đánh giá giám sát các loài quan trọng có nguy cơ đe dọa.
3, Chính sách hỗ trợ cho người dân: Việc hỗ trợ xây dựng mô hình vườn sinh kế - đa năng, đa tác dụng với mục tiêu tạo sinh kế bền vững phối hợp với nhu cầu hộ gia đình thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân là một trong những giải pháp có ý nghĩa tích cực. Đồng thời hỗ trợ chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm ổn định cho thanh niên nông thôn với mục tiêu hướng tới đối tượng thanh niên nhàn rỗi, đối tượng đi làm thuê tại địa phương hiện nay nhằm góp phần giảm nghèo. Đầu tư phát triển thế mạnh của vùng, nhân rộng mô hình đã có hiệu quả như phát triển nghề cá Dầm xanh là đặc sản tại xã Vạn Mai, chăn nuôi Lợn rừng, Lợn mán, Nhím tại xã Pù Bin, Ngổ Luông. Đối với những người có trình độ văn hóa, sức khoẻ và có nhu cầu làm việc trong các doanh nghiệp của huyện, tỉnh, cần được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã với việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.

      1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế- xã hội

1, Quy hoạch sử dụng đất: Qui hoạch các khu canh tác nông nghiệp, khu chăn thả gia súc (trồng cỏ cao sản), nông lâm kết hợp (thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp giao cho hộ dân). Hệ thống này phải nhằm nhiều mục đích và sử dụng nhiều loài cây khác nhau như các loài cho gỗ củi, gỗ xây dựng, cây lâm nghiệp địa phương, cây ăn quả, cây cho lâm sản ngoài gỗ và cây nông nghiệp, kiểm soát việc tưới tiêu. Quy hoạch tổ chức lại sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang nhiều ngành nghề dịch vụ tạo thu nhập cho người dân.

2, Xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc: Cây ngô và cây hoa màu khác ở khu vực chủ yếu được canh tác trên các triền đồi và núi dốc rất dễ gây xói mòn và bạc màu. Vì thế để đảm bảo năng suất cây trồng và ngăn ngừa xói mòn, các kĩ thuật canh tác nông lâm kết hợp và canh tác trên đất dốc (SALT) là rất cần thiết.

3, Trồng cây lâm nghiệp mọc nhanh để tạo lập rừng trồng như: Luồng, Vầu, Lát hoa và Xoan ta phát triển rất tốt, vì thế cần được phát triển với diện tích lớn hơn. Các loài cây Luồng và Vầu nên trồng ở các diện tích gần các khe, suối nơi không phù hợp với cây nông nghiệp, và không nên trồng ở các quả đồi núi quá cao. Cây Xoan có thể trồng được ở các thung lũng đá vôi và cả các sườn núi thấp. Loài cây Keo không nên trồng ở các nơi có độ cao lớn như ở xã Nam Sơn và Bắc Sơn vì không phù hợp với điều kiện sinh thái ở các khu vực này, nhưng có thể trồng ở các xã vùng thấp hơn như Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Tân Mỹ. Phát triển cây công nghiệp (như cây Cà phê) cũng là một hướng tốt nhưng chỉ nên trồng ở các Xã Ngọc Lâu và Ngọc Sơn. Tuy nhiên diện tích quá nhỏ thì không tạo được kênh thị trường thì cũng cần có nghiên cứu cụ thể.

4, Xây dựng các mô hình trình diễn: Thử nghiệm, lựa chọn các loại giống cây trồng cho năng suất, sản lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất của người dân, đặc biệt quan trọng đối với các loại cây nông nghiệp chủ đạo trong khu vực để tăng sản lượng lương thực (như cây lúa, ngô), giảm sự phụ thuộc tối đa của người dân vào tài nguyên thiên nhiên. Cần nhân rộng mô hình trồng Ngô VN10 ở các xã còn lại trong khu vực.

5, Phát triển vườn hộ: Ở khu vực đã có một số mô hình phát triển vườn hộ đem lại hiệu quả cao bằng các loài rau và cây ăn quả có giá trị, và cây đặc sản như Su su, Mướp đắng, Cam quýt bản địa và một số loài hoa đặc biệt là ở các xã vùng cao như Nam Sơn, Bắc Sơn. Vì vậy việc nhân rộng và phát triển vườn cây ăn quả như thế là việc làm cần thiết để cải thiện lương thực và đảm bảo sinh kế cho cộng đồng.

6, Phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ: Trồng một số loài cây LSNG ở khu vực là các cây dược liệu như Nhớt nháo và Xạ đen, Sa nhân… với mục đích thương mại thay cho việc chỉ khai thác từ rừng tự nhiên. Các loài cây này có thể trồng dưới tán rừng, và có thể phát triển ở các xã như Ngổ Luông, Tự Do, Ngọc Sơn và Pù Bin.

7, Phát triển chăn nuôi: Cho người nghèo vay ưu đãi bằng hiện vật bằng việc thành lập “ngân hàng bò, ngân hàng lợn” phát triển chăn nuôi; Quy hoạch và phát triển đồng cỏ để tiến hành chăn nuôi với quy mô lớn. Các diện tích đất chưa sử dụng cần được trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn chủ động cho gia súc; Thiết lập mạng lưới dịch vụ thú y ở khu vực để đảm bảo việc chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển tốt. Tạo điều kiện, cơ chế khuyến khích người làm dịch vụ thú y như: Trả một khoản lương/trợ cấp hàng tháng cho các thú y viên, cần có cơ chế khoán sản phẩm để khuyến kích họ (trả theo tỷ lệ nào đó về số lượng trâu bò mà họ đã chăm sóc và chữa trị tốt). Nguồn kinh phí cho các hoạt động này cần được giám sát bởi BQL và chính quyền sở tại .

8, Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm: Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần chú trọng về hỗ trợ kỹ thuật công nghệ. Ứng dụng, nhân rộng kết quả các mô hình thí điểm ra diện rộng. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải có đủ năng lực và thường xuyên hoạt động tại các thôn bản để hướng dẫn cộng đồng kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức bằng các khóa tập huấn mà có sử dụng các dụng cụ trực quan và tăng thời gian thực hành ngay tại mô hình để dân hiểu rõ hơn.

9, Phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái: Việc đầu tư phát triển du lịch tại khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông là việc làm cần thiết, đặc biệt là mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (người Mường, Thái) và xây dựng các nhà dừng chân (Home stay) để tiếp đón du khách. Phát huy tiềm năng ở khu vực có cảnh quan đẹp, có các hang động (động Tiên, Nam Sơn), khí hậu mát mẻ. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch theo hướng bền vững như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, trong khu vực dải núi đá vôi. Bên cạnh đó, cần đào tạo hướng dẫn viên là người bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vui chơi và ẩm thực.
      1. Nhóm giải pháp về tổ chức- kỹ thuật


1, Xây dựng và quy hoạch vùng đệm, kể cả vùng đệm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Để giải quyết những mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và nhiệm vụ bảo tồn, và thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng được những nhu cầu trước mắt của họ, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Bên cạnh việc quy hoạch 7 xã thuộc khu vực quản lý của Khu BTTN Ngọc Sơn –Ngổ Luông cần quy hoạch thêm 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) thuộc huyện Mai Châu. Hiện nay, diện tích Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông còn quá nhỏ hẹp (19254 ha) và được ví như hòn đảo, cách li với các khu vực xung quanh, điều này trái với quy luật bảo tồn. Bên cạnh đó, 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) là những khu vực có nhiều tài nguyên quý, việc liên kết giữa các xã này với KBT có tác dụng mở rộng sinh cảnh và tạo ra sự giao lưu cho các quần thể động thực vật, đặc biệt là các loài thú lớn như Sơn dương, gấu, cầy hương, hoẵng…

2, Khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi rừng: Cần quy hoạch vùng lõi để bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái núi đá vôi. Xây dựng các diện tích này là rừng hỗn loài khác tuổi với ưu tiên trồng và làm giàu bằng các loài cây bản địa. Vùng phục hồi sinh thái cần được xây dựng phục vụ hai mục đích chính sau: (1)- là tạo hành lanh xanh phục vụ công tác bảo tồn; (2)- góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các loài cây thuốc có giá trị dưới tán rừng; (3)- Tạo điều kiện cho người đân địa phương được phép sự dụng bền vững ở khu vực này như là khai thác các cây tự họ trồng, lấy củi, lấy nấm, rau .v.v.

3, Tăng cường các hoạt động quan trắc ĐDSH, giám sát các loài quý hiếm: Để thu thập được thông tin số lượng quần thể, cá thể chính xác nhất. Cần thực hiện nhiều điểm nghiên cứu tại các vị trí lựa chọn ngẫu nhiên, ở các kiểu sinh cảnh khác nhau, mỗi đợt khảo sát cần thực hiện dài ngày để có thể phát hiện ghi nhận bổ sung các loài trong vùng nghiên cứu. Cần tiến hành những đợt điều tra chuyên biệt để có kết quả đầy đủ hơn về khu hệ động thực vật trong khu vực, đặc biệt cần tập trung vào một số nhóm đặc biệt như Dơi, Linh trưởng và các loài Cá. Thiết kế và triển khai một chương trình bẫy ảnh hàng năm để xác định các vùng ưu tiên đối với bảo tồn ĐDSH trong khu vực và giám sát tình trạng quần thể, sự di chuyển theo mùa của các loài thú lớn, từ đó xác định cụ thể tình trạng và phân bố của những loài trọng yếu cần ưu tiên bảo vệ như: Voọc mông trắng, Voọc xám, Niệc nâu, Rùa sa nhân...

4, Cần có các chương trình nghiên cứu chuyên sâu về: phân loại học, đặc điểm sinh thái học cá thể, quần thể, phục hồi HST, phục hồi các loài quý hiếm có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể bảo tồn các cá thể, quần thể trong khu vực. Đồng thời có chương trình quản lý, giám sát sự chuyển biến của ĐDSH trong khu vực.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Kết luận


  1. Khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình với 2 kiểu rừng chính (rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới) với 3 kiểu phụ (rừng thường xanh trên núi đá vôi, rừng thường xanh trên núi đất, và rừng trồng). Đã ghi nhận có 667 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 372 chi, trong đó có 34 loài quý hiếm như Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Chò chỉ. Về động vật đã ghi nhận được 455 loài động vật có xương sống, trong đó có 93 loài Thú, 253 loài Chim, 48 loài Bò sát và 34 loài Ếch nhái, trong đó có 57 loài thú được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 26 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2012) như: Voọc Mông trắng, Vọoc xám, Khỉ mốc, Khỉ vàng …

  2. Cộng đồng và chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của công tác quản lý bảo tồn ĐDSH, đời sống của cộng đồng còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên ĐDSH. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ vẫn xẩy ra và gây suy thoái tài nguyên ĐDSH.

  3. Nguồn nhân lực của KBT vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, đặc biệt kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, nơi đòi hỏi sự lồng ghép các kiến thức về kỹ thuật quản lý và bảo tồn với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư sống trong vùng.

  4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH bao gồm: (1) Giải pháp chiến lược tập trung vào xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH; (2) Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống cho người dân trong và xung quanh khu vực; (3) Giải pháp về cơ chế chính sách đó hỗ trợ người dân và xây dựng các văn bản về chia sẻ lợi ích có được từ quản lý bảo tồn ĐDSH; (4) Giải pháp về tổ chức và kỹ thuật như quy hoạch vùng lõi, vùng đệm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, giám sát ĐDSH.

Kiến nghị


1. Trong thời gian tới tác giả mong muốn nghiên cứu sâu về mối quan hệ của các bên tham gia vào quản lý TNTN, mô hình quản lý có sự tham gia, đặc biệt là nghiên cứu các chính sách liên quan đến bảo tồn ĐDSH, nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình đồng quản lý, các giải pháp quản lý, bảo tồn ĐDSH. Cần nghiên cứu sâu hơn về vai trò của cộng đồng trong công tác Bảo tồn ĐDSH.

2. Cần mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông thêm 3 xã (Noong Luông, Pù Bin, Vạn Mai với diện tích 5.088,6 ha) tạo hành lang xanh, mở rộng sinh cảnh và tạo sự giao lưu giữa các loài động thực vật của dải núi đá vôi phía Tây Nam Hòa Bình.



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

  1. Phạm Quang Tùng, Hoàng Văn Chuyên(2008), “Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế sinh thái, (26), tr.13-18.

  2. Phạm Quang Tùng (2008), “Hiện trạng đa dạng sinh học và giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ luông, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí NN và PTNT, (124), tr.67-70.

  3. Nguyễn Thị Lệ Quyên, Phạm Quang Tùng, (2011), “Nghiên cứu một số tập tính và đặc điểm dinh dưỡng loài Vọoc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) ở bán đảo Hòn Hèo, Khánh Hòa”, Tạp chí Kinh tế sinh thái, (40), tr.104-109.

  4. Phạm Quang Tùng (2013), “Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí hoa học phát triển nông thôn Việt Nam, 2013 (Giấy xác nhận của tạp chí là đang in)

  5. Phạm Quang Tùng (2013), “Đặc điểm và nguyên nhân suy giảm Đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí NN và PTNT, 2013 (Giấy xác nhận của tạp chí là đang in)


Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương