Tính cấp thiết của đề tài


Bảng 3.16. Tổng hợp thực thi pháp luật ở khu vực nghiên cứu



tải về 0.55 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31853
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bảng 3.16. Tổng hợp thực thi pháp luật ở khu vực nghiên cứu


Nội dung

Đơn vị/năm

2009

2010

2011

2012

Tổng cộng

Số vụ bắt giữ

Vụ

61

57

82

101

301

Xử phạt hành chính

Nghìn đồng

48.000

95.000

42.000

22.000

207.000

Tịch thu gỗ

M3

5

23

17,6

4,492

50,092

Tịch thu xe máy

Chiếc

18

19

87

94

218

Tịch thu cưa máy

Chiếc

11

12

6

2

31

Súng săn

Khẩu

1










1

Động vật hoang dã

Kg

25







10

35
3.3. Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

3.3.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn lực và cơ sở hạ tầng


- Chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông và hạt kiểm lâm Mai Châu: Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông có tổng diện tích là 19.254 ha, thuộc địa phận 7 xã huyện Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Trong đó, đất lâm nghiệp là 16.800 ha nằm trải dài trên 7 xã. Khu BTTN được thành lập nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng và cảnh quan trên núi đá vôi, bảo vệ các loài động thực vật, nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

- Hiện trạng tổ chức bộ máy: Cho đến nay, cán bộ Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông có 24 người, bao gồm Giám đốc kiêm hạt trưởng hạt kiểm lâm, Phó giám đốc kiêm hạt Phó hạt kiểm lâm, các phòng ban và cán bộ kiểm lâm. Ngoài ra, KBT còn hợp đồng với 1 người phục vụ quét dọn và nấu nướng. Hạt kiểm lâm Mai Châu với số lượng là 16 người, có trách nhiệm quản lý toàn bộ diện tích rừng tại huyện Mai Châu. Tuy nhiên khu vực diện tích rừng 3 xã Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu do 3 kiểm lâm địa bàn giám sát thực hiện, mỗi người chịu trách nhiệm 1 xã và báo cáo lên lãnh đạo hạt kiểm lâm Mai Châu các việc liên quan (bảng 3.17).


Bảng 3.17. Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong khu vực

Trình độ chuyên môn

Ngọc Sơn-Ngổ Luông

Hạt kiểm lâm Mai Châu

Đại học

9

2

Cao đẳng

12

1

Trung cấp

2




Sơ cấp

1




Tổng

24

3

Với số lượng 27 người bảo vệ 23.042ha thì có thể nói nhân lực của khu vực còn thiếu và sẽ rất khó khăn cho việc đáp ứng được chức năng nhiệm vụ cần thiết trong bảo tồn ĐDSH. Bên cạnh đó, ở khu vực nghiên cứu chỉ có một số cán bộ có trình độ đại học (11 người), cao đẳng (13 người). Mặt khác, các cán bộ còn trẻ trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu kiến thức về xã hội nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý và bảo tồn ĐDSH tại khu vực.

Nhằm thiết lập một hệ thống tuần tra bảo vệ, giúp cho việc bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng, theo thiết kế ban đầu Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông cần phải xây dựng 6 trạm kiểm lâm, đến nay đã xây dựng được 3 trạm kiểm lâm (trạm BVR số 2, trạm BVR số 3, trạm BVR số 6). Bên cạnh đó, quản lý rừng tại 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) do hạt kiểm lâm Mai Châu phụ trách: Hai đơn vị đã xác lập hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng trên cơ sở các đường mòn tự nhiên đi từ xã Tân Mỹ đến Vạn Mai hướng Đông Nam - Tây Bắc và liên kết cùng nhau để bảo vệ rừng khi có công việc lien quan. Kế hoạch tuần tra chi tiết hàng năm và hàng tháng được xây dựng thành các biểu lịch cho từng trạm bảo vệ rừng và Đội cơ động.





Hình 3.9. Hệ thống báo cáo tuần tra KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy một số tồn tại như: tổ bảo vệ rừng cấp xã rời rạc, khó khăn trong việc liên lạc, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Không có cơ chế, chế tài hưởng lợi như khai thác lâm sản phụ, khai thác mật ong, đánh bắt cá từ dải núi đá vôi cho người dân chưa phân chia cụ thể phạm vi khu vực quản lý cho từng trạm, các trạm chỉ ngăn chặn tại các đường giao thông chính là chủ yếu, bên cạnh đó lâm tặc thường xuyên sử dụng các đường nhỏ để vận chuyển lâm sản do đó công tác bảo vệ rừng là rất khó khăn.



3.3.2. Phân tích ma trận SWOT đối với công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu

Để có một bức tranh tổng thể về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình tác giả đã tiến hành phân tích ma trận SWOT (bảng 3.18):



Bảng 3.18. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH tại khu vực

Điểm mạnh (Strong)

Điểm yếu (Weeknes)

  • Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và các ban ngành có liên quan.

  • Là nơi còn sót lại ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có tính ĐDSH cao.

  • Trong khu vực còn có nhiều cảnh quan hang động đẹp, thuận tiện cho các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

  • Giao thông đi lại còn khó khăn, các xã có hệ thống lưới điện còn kém. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

  • Trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về bảo tồn còn quá ít.

  • Phát triển kinh tế còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện và cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập quán canh tác còn lạc hậu và thiếu đất canh tác.

  • Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật cũng như khoa học quản lý.

  • Thiếu nhân lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Cơ hội (Opportunity)

Thách thức (Threat)

  • Mong muốn được thành lập, mở rộng Khu bảo tồn và muốn được kết hợp với KBT khác trong tương lai để cùng bảo vệ và xây dựng phát triển rừng.

  • Có tiềm năng lớn thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học vì vị trí của khu vực không xa với thủ đô Hà Nội.

  • Thu hút các dự án trong và ngoài nước hoạt động bảo tồn ĐDSH

  • Nguồn lực hạn chế, phương pháp tiếp cận bảo tồn của cán bộ bảo tồn vẫn còn áp đặt, mang nặng tính hành chính.

  • Đói nghèo đối với cộng đồng người dân trong vùng dẫn đến việc khai thác lâm sản trái phép cho mục tiêu sinh kế.

  • Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng chưa phát triển.

Nhìn vào bảng ma trận có thể thấy rằng: Điểm thuận lợi tập trung chủ yếu vào cảnh quan và tính đa dạng sinh học vốn có, cùng với sự ủng hộ của chính quyền các cấp. Điểm không thuận lợi tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, nhận thức của người dân và lực lượng thực hiện công tác bảo tồn còn hạn chế. Cơ hội chủ yếu là phát huy tiềm năng vốn có của khu vực, còn một số thách thức lớn đó là nguồn lực quản lý, bảo tồn và sự đói nghèo của cộng đồng trong khu vực.

Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương