Tính cấp thiết của đề tài


Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu



tải về 0.55 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31853
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.3. Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu


Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có toạ độ địa lý: 20021’ đến 20038’ Vĩ độ Bắc, 105009’ đến 105013’ Kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 23.042 ha, bao gồm Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông và 3 xã thuộc huyện Mai Châu đó là Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai. Phía Tây Bắc giáp xã Thung Khe, huyện Mai Châu, phía Đông Nam là vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương, phía Tây Nam giáp huyện Quan Hoá, Bá Thước tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Gio Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn). Dân số bao gồm 18.087 người thuộc 3.929 hộ gia đình, đại đa số dân là dân tộc Mường (>70%). Người Thái ở 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) chiếm tỷ lệ 25 %, còn lại 5 % là người Kinh lên buôn bán hoặc lấy vợ từ vùng khác tới. Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình với đặc thù địa hình đa dạng hiểm trở, chia cắt phức tạp, là hành lang xanh nối liền giữa VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình với Khu BTTN Pù Luông của tỉnh Thanh Hoá, là khu vực có HST rừng trên núi đá vôi điển hình của khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng với một vùng rừng tự nhiên rộng lớn có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đang bị suy giảm một cách đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người đã tác động trực tiếp nguồn tài nguyên nơi đây. Mặt khác, do đời sống kinh tế của cộng đồng nơi đây còn khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, tỷ lệ tăng dân số tăng nhanh, thiếu đất sản xuất phục vụ cho nông nghiệp, hiệu lực thi hành các văn bản luật vẫn chưa triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng khai thác nguồn tài nguyên ĐDSH vẫn còn diễn ra.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Thành phần loài động thực vật và con người tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.

Phạm vi nghiên cứu: ĐDSH dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình và các giải pháp đề xuất quản lý bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình


Địa điểm nghiên cứu: 10 xã phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, bao gồm 4 xã của huyện Lạc Sơn: Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ; 3 xã thuộc huyện Tân Lạc: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông và 3 xã thuộc huyện Mai Châu: Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai.

2.2. Nội dung nghiên cứu


2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm ĐDSH bao gồm: đa dạng thực vật và đa dạng động vật tại khu vực nghiên cứu.

2.2.2. Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm ĐDSH: (1)- Nguyên nhân trực tiếp: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép, thu hái lâm sản phụ, chăn thả gia súc, xâm lấn rừng lấy đất canh tác, cháy rừng. (2)- Nguyên nhân gián tiếp: Ttăng dân số, tập quán sinh sống của người dân địa phương, sự nghèo đói và hiệu lực thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, một số chính sách ở trung ương và địa phương chưa đi vào cuộc sống.


2.2.3. Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo tồn: hệ thống tổ chức quản lý, nguồn lực và cơ sở hạ tầng; Công tác đào tạo, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức; ảnh hưởng của các chương trình, chính sách quản lý, bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu; mối quan hệ giữa chủ rừng và các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH; phân tích ma trận SWOT.

2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH cho khu vực: bao gồm nhóm giải pháp chiến lược, nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về tổ chức-kỹ thuật.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên: (1)- Lý luận về tiếp cận hệ thống, (2)- Quan điểm bảo tồn – phát triển, (3)- Tiếp cận hệ sinh thái, (4)- Tiếp cận có sự tham gia.

2.3.2. Thu thập và kế thừa thông tin, số liệu có chọn lọc: Thu thập, tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình từ năm 2004 đến 2011. Kế thừa cơ sở dữ liệu của các tổ chức trong và ngoài nước đã và đang triển khai dự án như: dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông, dự án Pù Luông- Cúc Phương mà tác giả là cán bộ dự án.


2.3.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật: Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để kiểm chứng cập nhật thông tin và các số liệu về thành phần loài chúng tôi lập một tuyến điều tra chạy dọc từ hướng Đông sang Tây chạy qua 10 xã từ xã Tân Mỹ đến xã Vạn Mai, trên tuyến đó lập 10 điểm nghiên cứu là đại diện cho các trạng thái rừng của khu vực. Việc thu mẫu, bảo quản mẫu tiến hành theo quy chuẩn mà các nhà thực vật học đã làm. Việc phân tích xác định tên khoa học, chúng tôi sử dụng một số sách liên quan đến hệ thực vật Việt Nam để định loại thực vật. Tiêu bản mẫu lá, hoa của một số loài thực vật quan trọng, quý hiếm được thu thập và lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình. Phân tích đánh giá: tính số loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007). Để phân loại kiểu rừng trong khu vực nghiên cứu chúng tôi sử dụng các tiêu chí phân loại thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới của Richards (1996) và tiêu chí phân loại các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978). Phân loại về công dụng của các loài thực vật dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 thầy lang ở khu vực nghiên cứu.

2.3.3. Nghiên cứu đa dạng động vật: Phương pháp điều tra: Áp dụng các phương pháp điều tra động vật mà các tác giả Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Lê Vũ Khôi, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Văn Sáng,… và các cán bộ giảng dạy trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đối với những nhóm động vật khác nhau thì chúng tôi áp dụng phương pháp khác nhau. Với nhóm Chim: lựa chọn tuyến điều tra và điểm quan sát, dùng lưới mờ để thu mẫu chim sống mô tả định loại và chụp ảnh xong thả lại trong nhân dân. Thời gian quan sát tiến hành vào sáng sớm và chiều tối là hai khoảng thời gian chim hoạt động nhiều nhất. Với nhóm Bò sát, lưỡng cư: Tuyến khảo sát dựa vào một số đường mòn trong rừng, dọc theo suối. Ban đêm khảo sát các loài ếch nhái và một số loài bò sát hoạt động về đêm. Các loài bò sát chủ yếu được khảo sát vào ban ngày. Mẫu vật được thu thập trực tiếp bằng tay và một số dụng cụ khác (vợt, gậy, thọng lọng,…), sau đó định hình trong formalin 8-10% hoặc cồn 700 và được lưu trữ. Với nhóm Thú: Thu thập số liệu và mẫu vật bằng cách quan sát trực tiếp vào ban ngày, tiến hành lập tuyến điều tra thực địa (1 tuyến cho 10 xã). Tuyến này được thiết kế 10 điểm nghiên cứu chạy cắt ngang qua các kiểu trạng thái rừng chính ở khu vực nghiên cứu, dùng ống nhòm, máy ảnh, nghe tiếng kêu, tiếng hót, hoặc dùng đèn pin quan sát vào ban đêm (quan sát điểm mắt, tiếng kêu,…), hoặc đo đếm các dấu vết (phân, thức ăn, dấu chân,…) của động vật. Phương pháp định loại: Định loại thú dựa theo tài liệu của Corbet, G.B., J.E. Hill, 1992 và tên tiếng Việt được dựa theo tài liệu của Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiêm, 2007; Định loại chim theo tài liệu của Inskipp và cộng sự, 1996; tên phổ thông và tên khoa học theo tài liệu của Võ Quý, 1975, 1981; Võ Quý và Nguyễn Cử, 1999. Định loại bò sát và lưỡng cư theo tài liệu của Frost, 2006 và phần tên tiếng Việt tham khảo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2005. Xác định các loài có giá trị bảo tồn: dựa theo các tài liệu sau: (1) Sách Đỏ Việt Nam - Phần I, Động vật, năm 2007, (2) Nghị Định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm, (3) Danh lục đỏ IUCN năm 2012, (4) Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu nguyên nhân suy giảm ĐDSH: sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để xác định nguyên nhân làm giảm ĐDSH, xác định tình hình khai thác gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật. Đánh giá nhận thức và thái độ của cộng đồng người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Đề tài chọn 3 trong số 10 xã (Ngọc Sơn, Nam Sơn, Vạn Mai) là đại diện của 3 huyện trong khu vực để tiến hành điều tra các loài cây gỗ, loài động vật rừng thường bị khai thác, săn bắt. Ở mỗi xã tiến hành chọn 3 thôn theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi thôn chọn 15 hộ để tiến hành phỏng vấn. Sự chính xác của thông tin được kiểm chứng bằng cách tiến hành họp dân lấy ý kiến tập thể của các thôn trong xã.

2.3.5. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): Phỏng vấn, bảng hỏi: Phỏng vấn người dân địa phương, đặc biệt những thợ săn hay những người thường xuyên đi rừng, trong quá trình phỏng vấn có sử dụng các ảnh màu hoặc hình vẽ màu trong các tài liệu, sách về động thực vật rừng, đồng thời tiến hành tìm hiểu các di vật của các loài động vật còn lại trong nhân dân như các sọ, các phần xương, cặp sừng, tấm da lông, đuôi, lông và cả những con vật còn sống mà người dân còn nuôi nhốt,…Cùng với việc phỏng vấn hộ, tác giả sử dụng các bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn chính quyền và người dân trên 10 xã. Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến ĐDSH và tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp PRA, đánh dấu các điểm, khu vực cần quan tâm do cộng đồng cung cấp như: khu vực săn bắt, khu vực chăn thả, khu vực thu hái lâm sản ngoài gỗ, khu vực canh tác; Lát cắt: Đi theo lát cắt thôn bản và đường mòn trong rừng với sự tham gia của người dân địa phương, điều tra tình hình sử dụng đất và sử dụng tài nguyên rừng. Từ đó vẽ bản đồ lát cắt khu vực nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý; Quan sát và chụp ảnh: Quan sát hiện trạng tài nguyên trong khu vực để mô tả cấu trúc rừng, thu thập mẫu lá, hoa,… và chụp hình theo lát cắt các kiểu trạng thái rừng. Đối với động vật, thu thập số liệu và mẫu vật thực địa bằng cách quan sát trực tiếp vào ban ngày (dùng ống nhòm, máy ảnh, nghe tiếng kêu, tiếng hót, quan sát bằng mắt thường); dùng đèn pin quan sát vào ban đêm (quan sát điểm mắt, vết phân, dấu chân,…) dựa theo kinh nghiệm của chuyên gia của 2 dự án Ngọc Sơn – Ngổ Luông, Pù Luông – Cúc Phương và người dân địa phương thông thạo địa hình, tập tính của các đối tượng nghiên cứu.

2.3.6. Phương pháp tiếp cận HST và giải pháp quản lý tổng hợp ĐDSH: Tổng hợp tình hình quản lý trong khu vực qua các báo cáo, kiến nghị của địa phương, tổ chức các cuộc họp, hội thảo để trao đổi đối thoại, phân tích các văn bản pháp quy về kế hoạch xây dựng, phát triển và công tác quản lý đầu tư, quy hoạch của địa phương và các ban ngành hữu quan, phân tích kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế xã hội, mô hình quản lý ĐDSH, các dự án đầu tư, phát triển đã thành công hoặc thất bại ở địa phương; Nghiên cứu cơ cấu bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực, tìm hiểu những bất cập trong công tác quản lý, nhất là sự chồng chéo về trách nhiệm và thẩm quyền, phân tích rõ tầm quan trọng và hiệu quả mang lại của từng chủ trương chính sách cụ thể làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, đặc biệt quan tâm đúng mức đến nguyện vọng chính đáng của cộng đồng trong vấn đề phát triển KTXH kết hợp với công tác bảo tồn ĐDSH, thẩm định thông tin qua các đợt khảo sát thực địa. Từ đó xác định vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH, phương thức triển khai, thực thi các dự án để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.


Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương