Tính cấp thiết của đề tài


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



tải về 0.55 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31853
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đặc điểm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Đặc điểm thực vật tại khu vực nghiên cứu

a. Diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu


Hệ sinh thái rừng là nơi lưu trữ và là môi trường sống của các loài và nguồn gen của thực vật, để bảo vệ tính ĐDSH nói chung và tính đa dạng thực vật nói riêng cần gắn chặt với việc bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảng 3.1 trình bày quá trình diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tại khu vực nghiên cứu


Năm

Tổng diện tích (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

Tỷ lệ che phủ rừng(%)

2004

23.103,00

20.413,95

1.041,75

54

2007

23.042,00

20.195,50

1.079,69

55

2011

23.042,00

20.150,17

1.086,18

57

Từ bảng 3.1 cho thấy diện tích rừng biến động suy giảm không đáng kể trong các năm gần đây, tổng diện tích rừng từ năm 2004 là 23.103,00 ha giảm xuống còn 23.042,00 ha năm 2011. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên giảm, từ 20.413,95ha năm 2004, xuống còn 20.150,17 ha năm 2011 và diện tích rừng trồng tăng từ 1.041,75ha năm 2004 lên 1.086,18ha năm 2011, tỷ lệ che phủ tăng lên từ 54% năm 2004 lên 57% năm 2011.

Bảng 3.2. Diện tích các loại rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2007, 2011


Năm

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

Tổng diện tích rừng

Rừng TN

Rừng trồng

Chưa có rừng

2007

16.269,2

15.478,0

791,2

75,5

5.119,7

4.869,9

250

452,8

749,2

442,1

307,1

721,0

2011

16.053,2

15.341,9

711,3

396,5

4.857,7

4.572,7

285

460

732,6

438,6

294

733,7

Qua bảng 3.2 cho thấy diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trong khu vực bị giảm sút, rừng đặc dụng giảm từ 16.269,23 ha năm 2007 xuống 16.053,28 ha năm 2011, rừng phòng hộ giảm từ 5.572,77 ha năm 2007 xuống còn 5.501,10 ha năm 2011 và rừng sản xuất giảm từ 749,2 ha năm 2007 còn 732,6 ha năm 2011. Đặc biệt diện tích chưa có rừng ở rừng đặc dụng tăng từ 75,53 ha lên 396,58 ha và ở rừng phòng hộ tăng từ 452,8 ha lên 460 ha. Như vậy, có thể thấy ở đây diện tích đất chưa có rừng tăng chủ yếu do diện tích rừng tự nhiên giảm, nguyên nhân là do công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tốt dẫn đến tình trạng khai thác TNTN còn diễn ra.

b. Đa dạng hệ sinh thái

Thảm thực vật của khu vực được chia làm hai kiểu chính: Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (> 700 m) và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (< 700 m) với các kiểu phụ, gồm kiểu phụ rừng thường xanh trên núi đá vôi, kiểu phụ trên núi đất (trên đá mẹ sa thạch/basalt), kiểu phụ rừng trồng và trảng cỏ- cây bụi. Tổng diện tích của rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới là 12.062,74 ha, chiếm khoảng 52,4 % diện tích khu vực, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở khu vực là 10.979,26 ha, chiếm tới 47,6 %. Đa phần diện tích trong khu vực là diện tích rừng thường xanh trên núi đá vôi với tổng diện tích 19721,42 ha chiếm 85,5 %.



  1. Đa dạng thành phần loài thực vật

Tổng hợp các kết quả điều tra tại khu vực đã lập danh lục 667 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 372 chi của 140 họ, trong 5 ngành thực vật (bảng 3.3). Điều đáng chú ý là thành phần thực vật trong khu vực có tới 50 loài cây có nguồn gốc dẫn giống từ nơi khác đến đã ổn định, đó là cây ăn quả, cây cảnh và một số cây gỗ.

Bảng 3.3. Thành phần thực vật rừng khu vực nghiên cứu

TT

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Khuyết lá thông

Psilotophyta

1

0,71

1

0,27

1

0,15

2

Thông đất

Lycopodiophyta

2

1,43

3

0,80

9

1,35

3

Dương xỉ

Polypodiophyta

17

12,14

24

6,43

54

8,10

4

Hạt trần

Gymnospermae

3

2,14

3

0,80

3

0,45

5

Hạt kín

Angiospermatophyta

117

83,57

341

91,69

600

89,95




Lớp 2 lá mầm

Dicotyledonae

98




283




503




Lớp 1 lá mầm

Monocotyledonae

19




58




7







Tổng

140

100

372

100

667

100

Bảng 3.3 cho thấy có 5 ngành thực vật được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, trong đó, ngành hạt kín (Angispermatophyta) chiếm ưu thế về số lượng với 117 họ (83,57%), 341 chi (91,69%), và 600 loài (89, 95%). Hệ thực vật ở đây không những đa dạng về taxon ngành mà còn đa dạng về các họ thực vật. Tại khu vực có 10 họ thực vật có từ 10 loài trở lên, trong đó họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) chiếm số lượng lớn nhất với 23 chi và 38 loài (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Mười họ thực vật đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu

TT

Họ thực vật




Số chi




Số loài

Tên Việt Nam




Tên khoa học













1

Thầu dầu




Euphorbiaceae




23




38

2

Dâu tằm




Moraceae




6




27

3

Long não




Lauraceae




10




25

4

Cà phê




Rubiaceae




13




22

5

Na




Annonaceae




7




16

6

Phong lan




Orchidaceae




7




14

7

Hòa thảo




Poaceae




13




13

8

Trôm




Sterculiaceae




6




12

9

Tếch




Verbenaceae




6




12

10

Mạch môn




Convallariaceae




6




11



  1. Các loài thực vật có giá trị bảo tồn

Dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ quý hiếm các loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa trong khu vực có nhiều loài có giá trị bảo tồn cao. Trong đó, có 28 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 7 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 9 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2012) (bảng 3.5).

Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương