TỈnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 128.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích128.04 Kb.
#10988


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________ _________________________

Số: 1750/QĐ-UBND Long Xuyên, ngày 01 tháng 9 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang năm 2009

_____________



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010);

Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 20/4/2006 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kế hoạch phát triển tập thể 5 năm (2006-2010);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của tỉnh An Giang năm 2009.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. CHỦ TỊCH

Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH

- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh (để b/c);

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Cục Phát triển DNNVV (b/c);

- Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính;

- Sở KHĐT, Sở TM, Sở CN, Sở GTVT (để t/h); (Đã ký)

- Sở NN và PTNT, LMHTX, NHNHVN-CN AG (t/h)

- UBND huyện, thị, thành phố (để t/h);

- Chánh, Phó VP.UB;

- Phòng KT, Lưu VT.

Huỳnh Thế Năng

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang năm 2009


(Ban hành theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND ngày 01/9/2008

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

__________________



Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2008

I. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2008:

Đến nay, trong toàn tỉnh có 172 HTX - QTDND, thành lập mới 02 HTX (01 HTX nông nghiệp và 01 HTX giao thông vận tải) với 111.803 xã viên, 6.772 lao động, vốn điều lệ 247 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 714 Tổ hợp tác với 25.737 hộ tham gia, diện tích sản xuất 21.332 ha đất, cụ thể: Tổ hợp tác sản xuất lúa chất lượng cao: 178 tổ, Tổ hợp tác nhân giống lúa: 78 tổ, Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp: 151 tổ, Tổ hợp tác vay vốn tín dụng: 214 tổ, Tổ hợp tác ngành nghề nông thôn: 93 tổ. Ngoài ra còn có 254 Câu lạc bộ nông dân, là diễn đàn tập hợp nông dân trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.



Lĩnh vực

Số lượng

Không hoạt động

Nông nghiệp

110

11

GTVT

22

0

CN-TTCN

12

6

Xây dựng

3

0

Thương mại

1

1

Tín dụng

24

0

Tổng cộng

172

19

1. Lĩnh vực nông nghiệp:

- Số lượng HTX: 110 HTX (có 11 HTX không hoạt động).

- Thành lập mới: 01 HTX.

- Tổng số xã viên: 8.638 xã viên.

- Tổng số lao động: 686 lao động.

- Tổng số vốn điều lệ: 47 tỷ đồng.

Các HTX nông nghiệp thực hiện các dịch vụ nông nghiệp trên diện tích 33.032 ha đất nông nghiệp và 48 ha chăn nuôi thủy sản. Theo báo cáo của 42 HTX, 6 tháng đầu năm 2008 tạm tính doanh thu đạt 12,2 tỷ đồng, trong đó có 34 HTX lãi trên 4 tỷ đồng và 8 HTX lỗ 335 triệu đồng.

Dịch vụ mà các HTX cung cấp cho xã viên (bơm tưới, cày xới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tín dụng nội bộ, sấy, xay sát.v.v….) ngày một chất lượng hơn, kịp thời hơn.Từ đó giúp người dân nhất là nông dân giảm được chi phí trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, tăng lợi nhuận, cải thiện và tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương giảm lao động nhàn rổi, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xóa dần tệ nạn xã hội.

Tuy các HTX đã có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được, cần có thời gian dài để điều chỉnh thích ứng. Trong đó hạn chế chủ yếu tập trung ở đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX còn yếu trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra nhiều hạn chế, cụ thể như:

- Chưa thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình HTX đa dịch vụ.

- Quản lý tài chính trong HTX còn yếu.

Đáng lưu ý các HTX phát triển mới sau này đã thực hiện nguyên tắc: tự nguyện, bền vững, chất lượng cao. Tỷ lệ huy động vốn trên 80% đủ để hoạt động theo phương án sản xuất đã được Đại hội xã viên thông qua.

Tổng vốn hoạt động trên 46 tỷ đồng tăng 3,87 lần, cung cấp dịch vụ tưới tiêu cho khoảng 35.000 ha (14% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh).

Các HTX đã phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất từ đơn ngành sang đa ngành như tưới tiêu, cung ứng vật tư, cây con giống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi… Riêng dịch vụ tưới tiêu đã làm lợi cho nông dân và xã viên HTX (giảm chi phí bình quân 70 ký lúa/1ha) tăng thu nhập khoảng 20 tỷ đồng/năm suốt 5 năm qua.

Các HTX nông nghiệp đã tạo việc làm cho trên 4.500 hộ nghèo, ngưỡng nghèo, tùy theo tính chất công việc, bình quân hàng tháng mỗi hộ có thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng.

Đến nay, các HTX từ trung bình trở lên còn đang hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, lợi nhuận đạt từ 30 triệu - 200 triệu đồng/vụ. Bình quân lương các chức danh lãnh đạo của HTX từ 350.000 đồng - 700.000 đồng/tháng. Sau khi trích lập các quỹ, lãi cổ phần chia cho xã viên từ 1,7% - 5,5%/tháng.

Tài sản cố định tăng 1,5 lần, khấu hao tài sản cố định trích lập các quỹ, vốn lưu động tăng khoản 50% so với vốn điều lệ, các xã viên thu hồi được vốn góp cổ phần từ 70% - 100% sau một nhiệm kỳ hoạt động của HTX.

2. Lĩnh vực giao thông vận tải:

- Số lượng HTX: 22 HTX (có 01 liên Hiệp hợp tác xã).

- Thành lập mới: 01 HTX.

- Tổng số xã viên: 1.302 xã viên.

- Tổng số lao động: 2.256 lao động.

- Tổng số vốn điều lệ: 151 tỷ đồng.

- Các HTX hiện đang quản lý 867 phương tiện, trong đó: 241 phương tiện vận tải bộ, 626 phương tiện vận tải thủy.

- Doanh thu bình quân đạt 132 triệu đồng/HTX/năm, nộp ngân sách 58 triệu đồng/HTX/năm.

Điều khó khăn hiện nay là đổi mới thiết bị và phương tiện để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các HTX vận tải đang đứng trước khó khăn về cạnh tranh và thiếu vốn để đổi các đầu xe kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng. Phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu là xe khách đã cũ, thiếu cạnh tranh, hoạt động tuyến nội tỉnh, đường ngắn nên thu nhập thấp, kéo dài thời gian chạy trên tuyến làm khách hàng không hài lòng, cộng thêm tuyến xe buýt ở hầu khắp các huyện, thị, thành trong tỉnh giá rẻ làm giảm hành khách của các xe trong HTX.

3. Lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Hiện toàn tỉnh có 13 HTX thuộc lĩnh vực TTCN nhưng trên thực tế chỉ có 7 HTX còn hoạt động (5 HTX đang làm thủ tục đã giải thể, 01 HTX ngưng hoạt động) với tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ đồng, số xã viên là 291 người (giảm 148 người so với năm 2001), số lao động là 2.693 người (giảm 1.722 người so với năm 2001) thu nhập bình quân 01 tháng cho một lao động là 650 ngàn đồng/tháng, giá trị xuất khẩu đạt 9,2 tỷ đồng/năm. Giá trị sản xuất năm 2007 ước đạt 16,66 tỷ đồng tăng 11,37% so với năm 2006.

Trong những năm qua, mặc dù đã có sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương như: hỗ trợ thành lập, vay vốn tín chấp, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thị trường, nhưng do thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm không phong phú và đa dạng nên HTX hoạt động trong lĩnh vực TTCN ngày càng giảm.

Trong quá trình hoạt động các HTX được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc thành lập HTX, hỗ trợ vay vốn tín chấp, xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường, tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác, thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nổi bật nhất, cũng là điểm sáng, HTX thêu may đã phát triển đa dạng sản phẩm, thị trường xuất khẩu nhiều quốc gia đem lại kim ngạch xuất khẩu 200.000USD/năm. Tuy nhiên, các HTX vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

- Về thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm của HTX chưa đa dạng, phong phú và chưa phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng cho nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế; ngoài ra, còn gặp sự cạnh tranh của các sản phẩm từ các địa phương khác trong nước và của nước ngoài với mẫu mã, kiểu dáng, bao bì, chất lượng cao nhưng có giá bán tương đương (như ngành rèn, sản xuất mở bôi trơn).

- Về đầu tư thiết bị công nghệ: Đa số các HTX chưa triển khai đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ; sử dụng lao động thủ công nên sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, trong khi vốn góp của xã viên HTX đa số còn ở mức thấp, khả năng huy động vốn góp chưa cao nên việc đầu tư mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chưa được đầu tư thỏa đáng.

Thực tiễn cho thấy nơi nào có HTX ngành nghề thì nơi đó có khả năng tạo dựng làng nghề mới (như ngành thêu) và củng cố, phát huy, tăng cường hoạt động cho các làng nghề truyền thống. Đây là một tổ chức kinh tế tốt nhất để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng GDP của khu vực công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng cao hơn. So với HTX nông nghiệp, phi nông nghiệp khác, HTX TTCN có điều kiện tốt nhất để thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn (nông nhàn) và cả thành thị, nhất là lao động trẻ, lao động nữ.

d. Lĩnh vực tín dụng ngân hàng:

- Số lượng Quỹ tín dụng: 24 QTD, chiếm 14,91% tổng số HTX.

- Tổng số thành viên: 109.303 thành viên.

- Tổng số lao động: 340 lao động.

- Tổng số vốn điều lệ: 46 tỷ đồng.

- Vốn huy động 712.276 triệu đồng, bình quân mỗi Quỹ tín dụng huy động 29.678 triệu đồng/QTD, tăng 77.433 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,1% so năm 2007.

- Bình quân mỗi Quỹ tín dụng dư nợ vay tại Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh An Giang và tổ chức tín dụng khác là 11.714 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước vốn vay tăng 190.432 triệu, tỷ lệ tăng 210%.

Đây là mô hình HTX hoạt động ổn định nhất trong các loại hình HTX. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh An Giang được ngân hàng nhà nước theo dõi, củng cố chấn chỉnh hoạt động, hệ thống QTDND của tỉnh đã có bước chuyển biến về chất và qui mô hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, ổn định về tổ chức và cán bộ, các chỉ tiêu hoạt động như số lượng thành viên, vốn điều lệ, vốn huy động tại chỗ được giữ vững và tăng trưởng, dư nợ cho vay, kết quả tài chính đều tăng năm sau cao hơn năm trước, nợ quá hạn thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Các Quỹ tín dụng đã có những giải pháp linh hoạt, chủ động điều hành vốn trong kinh doanh nên đã đáp ứng khá tốt về nguồn vốn cho thành viên.



e. Lĩnh vực thương mại dịch vụ:

Trong tỉnh chỉ có 01 HTX hoạt động lĩnh vực thương mại dịch vụ (HTX thương mại dịch vụ An Giang), vốn đăng ký là 1.157 triệu đồng, có 46 xã viên, lợi nhuận bình quân 80 triệu đồng/năm. Năm 2006, doanh thu bán hành hoá đạt trên 10 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận là 6,9%. Tuy nhiên đến giữa năm 2007, HTX nay không còn hoạt động nữa nguyên nhân là do tình hình phát triển và cạnh tranh quyết liệt của các thành phần kinh tế khác, quản lý điều hành của HTX chưa có định hướng lâu dài.



II. Tình hình thực hiện Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã:

1. Phổ biến Luật Thuế và chính sách thuế:

a) Công tác tuyên truyền: Liên minh HTX thường xuyên chủ động xây dựng, phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương tuyên tuyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến HTX. Cụ thể như thông qua các lớp tập huấn, tham gia đại hội, hội nghị của các HTX-QTDND, các đợt công tác hỗ trợ HTX, các đợt làm việc với UBND các huyện trong công tác phối hợp hoạt động củng cố, phát triển HTX.

b) Công tác vận động phát triển HTX: Ngay từ đầu năm Liên minh đã chủ động xây dựng các chương trình phối hợp với UBND các huyện, thị, thành trong tỉnh tổ chức các đợt vận động nông dân, cá nhân, tổ chức trong tỉnh tham gia thành lập HTX. Công tác này được thực hiện thông qua hình thức mở các lớp tập huấn ngắn hạn tại địa phương cho những người có ý định thành lập HTX, như các lớp sáng lập viên HTX, kinh tế hợp tác - HTX.v.v….

c) Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về HTX: Thường xuyên thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ tuần, tháng, quí, năm, báo cáo chuyên đề về tình hình kinh tế hợp tác, HTX cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt tình hình đề ra giải pháp phát triển HTX.

Liên minh HTX tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp với UBND các huyện, thị, thành, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh An Giang.... thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến về HTX, pháp luật về HTX… thông qua các lớp tập huấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, khuyến công, khuyến nông .v.v…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục thuế tỉnh tổ chức 02 cuộc đối thoại về Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với HTX nông nghiệp tại 02 điểm: gồm TP. Long Xuyên cho các HTX thuộc 06 địa phương (Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Thoại Sơn) và TX.Châu Đốc cho các HTX thuộc 05 địa phương (Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc, Tân Châu, An Phú). Sau 02 cuộc đối thoại về thuế các HTX đã hiểu rõ hơn về Luật Quản lý thuế và các chính sách ưu đãi về thuế trong lĩnh vực hoạt động HTX, đồng thời các HTX cũng nhận thức kịp thời việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp các khoản thuế có liên quan.

2. Đào tạo và bồi dưỡng:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX đã chủ động phối hợp với các sở ban ngành, UBND các huyện, thị, thành…xây dựng chương trình tập huấn ngắn hạn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức được 106 lớp tập huấn bồi dưỡng cho 2.120 học viên tham dự, gồm: Lớp Quản trị tài chính, Lớp Sáng lập viên HTX, Lập kế hoạch SXKD, Marketing trong HTX nông nghiệp, Phong cách lãnh đạo, Quản trị Marketing, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, Kỹ năng bán hàng.Trong 6 tháng đầu năm năm 2008 ngân sách đã chi 51,5 triệu đồng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP.

Hoạt động này đã mang lại hiệu quả khá tốt, trong đó cơ bản giúp cho người dân, nhất là ở nông thôn thấy được tầm quan trọng và tất yếu của sự ra đời hợp tác xã, giúp hoạt động HTX dần dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, Liên minh HTX đã chủ động tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước để tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm giúp các HTX trên địa bàn tỉnh nâng cao khả năng kinh doanh hiệu quả.

3. Chính sách hỗ trợ mặt bằng cho HTX:

Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về hỗ trợ mặt bằng cho hợp tác xã xây dựng trụ sở làm việc (theo công văn số 658/UBND-KT ngày 05/3/2007 của UBND tỉnh), đến nay đã có 55/99 HTX (55%) có trụ sở làm việc riêng. Công tác này thực hiện còn chậm so với yêu cầu, chủ yếu do địa phương không còn quỹ đất để giải quyết.



4. Chính sách tín dụng và hỗ trợ khoa học kỹ thuật:

Hỗ trợ cho các HTX tự xây dựng phương án, dự án vay vốn với lãi xuất ưu đãi, vay vốn sản xuất kinh doanh rau an toàn, đổi mới trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, chuyển đổi xe hết niên hạn sử dụng… từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm…Kết quả đã và đang xúc tiến làm cầu nối hỗ trợ vốn tín dụng 75% giá trị máy gặt đập liên hợp (giá trị đầu tư không vượt quá 180 triệu đồng), ưu đãi 70% lãi suất cho vay, trả chậm trong 3 năm để HTX, tổ hợp tác đầu tư trang bị máy gặt lúa. Ngoài ra hỗ trợ lãi suất bằng 0% đầu tư máy sấy lúa, máy cấy lúa,....

Tuy nhiên, các HTX tiếp cận các nguồn vay ưu đãi này còn chậm, số HTX làm dịch vụ sản xuất giống còn ít, chỉ có vài HTX đầu tư máy gặt làm dịch vụ thu hoạch, trong khi đó nông dân trong vùng có nhu cầu cao. Hoạt động tuy chưa nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn hoạt động của các HTX, nhưng phần nào giúp cho các HTX có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động.

5. Các hoạt động hỗ trợ khác:

- Hoạt động xúc tiến thương mại: Thường xuyên hợp tác với các tổ chức trong và ngoài tỉnh giới thiệu HTX tham gia các chương trình hội thảo, hội chợ, quảng bá sản phẩm, thương hiệu HTX; giới thiệu cho HTX tham gia quảng bá sản phẩm trên các cổng thương mại điện tử quốc gia, quốc tế.

- Liên minh Hợp tác xã An Giang thường xuyên cử cán bộ chuyên môn đến tận các hợp tác xã để hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán, xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, các chương trình đại hội, hội nghị như: Hỗ trợ kế toán cho HTX nông nghiệp Long Bình (Chợ Mới), HTXNN Mỹ Thuận (Chợ Mới), HTXNN Thuận Lợi (Phú Tân)…

III. Kết quả đạt được:

Kinh tế tập thể đã đóng góp vào GDP của tỉnh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho thành viên và người lao động, góp phần phát triển đời sống văn hóa, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng nhất là ở nông thôn:

Theo điều tra thống kê năm 2007, cơ cấu trong sản phẩm trên địa bàn của kinh tế tập thể chiếm 1,15%, theo giá trị hiện hành là 400 tỷ, nếu tính GDP kinh tế xã viên thì tỷ trọng chiếm >10%, tăng trưởng kinh tế tập thể năm 2007 bằng 115,6% so với năm 2006, tổng số xã viên tăng từ 76.000 (2002) lên 117.071 xã viên (năm 2007), khu vực đã thu hút hơn 6.640 lao động, bao gồm lao động làm thuê cho HTX, lao động là xã viên. Sự phát triển HTX đã tạo thêm nhiều việc làm mới, thu nhập bình quân hàng năm của lao động HTX đạt 4 triệu đồng năm 2001 tăng lên 9,6 triệu đồng năm 2007, từ đó đã đóng góp tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, giúp người lao động vươn lên, xã viên HTX dần dần gắn kết với nhau hơn, mở rộng các hoạt động cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống văn hóa như: HTX Thêu may Kim Chi đã tạo cho gần 3.000 học viên về thêu may không thu học phí để có việc làm thu nhập trong thời gian rãnh rỗi…

HTX có mức tăng trưởng cao từ các hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp đạt 5 - 10% sản lượng lương thực của tỉnh), TTCN truyền thống có khả năng xuất khẩu cao hơn nếu được tổ chức chặt chẽ. Giao thông vận tải quản lý trên 50% số lượng vận chuyển hàng hoá, các QTD có doanh số cho vay hơn 1.300 tỷ làm nhiệm vụ cung cấp vốn chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp phát triển.



IV. Những tồn tại, nguyên nhân:

Tuy HTX đã có nhiều đóng góp với kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được, cần có thời gian dài để điều chỉnh thích ứng. Trong đó hạn chế chủ yếu tập trung ở đội ngũ các bộ quản lý, điều hành HTX còn yếu kém trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó gây ra nhiều hạn chế như sau:



1. Tồn tại:

- Công tác thông tin, báo cáo của các HTX chưa thực hiện đầy đủ và kịp thời. Chưa kiên quyết xử lý giải thể các HTX yếu kém, mặc dù đã củng cố nhiều lần nhưng không có kết quả.

- Một số HTX chưa thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX, nguyên tắc phân phối lợi ích trong HTX. Chế độ kế toán thống kê chưa chấp hành đầy đủ, chưa thực hiện việc kiểm toán trong nội bộ, từ đó nhân dân nói chung, xã viên nói riêng chưa thực sự tin tưởng vào tính minh bạch trong quản lý tài chính của HTX. Tình hình công nợ của HTX còn khá phức tạp, nợ phải thu, nợ phải trả có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của HTX.

- Sự chuyển biến về nhận thức đối với vị trí vai trò của HTX trong nền kinh tế quốc dân của các ngành, các cấp và nhân dân chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, mặc dù có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX.

- Do hoạt động hiệu quả chưa cao nên các HTX chưa tạo lòng tin đối với xã viên trong việc huy động vốn tăng vốn góp, do đó làm ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh của HTX.

- Mô hình tổ chức, hoạt động của HTX theo hình thức liên kết các thành phần kinh tế khác đã triển khai, bước đầu có hiệu quả nhưng chưa được tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm để phổ biến và nhân rộng.

- Liên kết trong nội bộ HTX và giữa các HTX còn yếu, chưa đủ sức là đối tác kinh doanh với các doanh nghiệp, chưa đủ mạnh để tham gia thị trường xuất khẩu.

2. Nguyên nhân:

- Công tác tuyên truyền về pháp luật HTX và mô hình kinh tế tập thể trong tầng lớp nhân dân chưa thật sự sâu rộng, nên nhận thức và hiểu biết về HTX vẫn còn hạn chế nhất định.

- Thiếu sự quan tâm tích cực của các cấp chính quyền cơ sở, chưa hỗ trợ kịp thời khi các HTX gặp khó khăn. Đặc biệt là chưa có bộ máy chuyên trách trong việc quản lý và hướng dẫn HTX thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Ban quản trị HTX quản lý hợp tác xã còn yếu kém, nguồn lực hỗ trợ phát triển HTX còn thấp. Vẫn còn tâm lý ỷ lại trông chờ trợ cấp của Nhà nước, tính cộng đồng HTX chưa cao.

- Chưa có bộ máy quản lý HTX thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương chưa chặt chẽ trong việc vận động phát triển và quản lý HTX.

V. Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2008:

- Tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai các đợt khảo sát hoạt động các HTX còn lại, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm (nếu có).Xử lý giải thể các HTX không hoạt động; chuyển sang mô hình khác phù hợp.

- Mỗi huyện chọn 01 HTX làm điểm để phát triển xã viên và báo cáo thuế theo quy định.

- Có trên 60% kế toán HTX có trình độ trung cấp hoặc đang học trung cấp, đại học tài chính-kế toán.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu thuần đạt 14% năm. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt 16 % năm.

- Trên 60% HTX có trụ sở làm việc và 45% trong số đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 658/UBND-KT ngày 5/3/2007 của UBND.

- Sắp xếp lại, củng cố nâng chất hoạt động các tổ hợp tác hiện có kết hợp thành lập mới 80 tổ hợp tác.

- Tiếp tục thực hiện các lớp bồi dưỡng tập huấn: 06 lớp tin học, 09 lớp quản lý điều hành tổ hợp tác, 09 lớp tập huấn khác theo chuyên đề. Hỗ trợ đào tạo theo Nghị định 88 cho 15 đại học, 31 trung cấp và 76 lượt người tập huấn trong ngoài tỉnh.



Phần thứ hai

Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang năm 2009

I. Bối cảnh chung và những thuận lợi và khó khăn:

1. Bối cảnh chung:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2008 dự kiến 13% và được duy trì khá cao trong những năm qua.

- Sự ổn định về chính trị và kinh tế tạo điều kiện huy động nguồn lực cho sự phát triển, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các chính sách chủ trương phát triển của vùng, ngành và của tỉnh đang triển khai sâu rộng.

- Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt biệt là tình hình giá cả trên thới giới thay đổi liên tục trong và ngoài nước.

- Năm 2008 và các năm tiếp theo những cơ chế chính sách được ban hành phù hợp theo cam kết trong WTO.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu, cụm công nghiệp khu kinh tế cửa khẩu được khẩn trương thực hiện để giao mặt bằng cho nhà đầu tư; Nhiều dự án hấp dẫn kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp, chế biến đã và đang được khởi động.



2. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi:

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng được thể hiện rõ ràng, cụ thể, trong đó có việc tập trung ưu tiên hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể phát triển, nhiều Nghị định, Thông tư mới được Trung ương ban hành, tỉnh cũng đã có kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể. Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, việc chuẩn bị cho hội nhập kinh tế thế giới của nước ta sẽ thúc đẩy nhu cầu hợp tác trong sản xuất kinh doanh để tăng cường cạnh tranh hàng hóa.

- Sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với sự phát triển của kinh tế tập thể. Luật Hợp tác xã năm 2003 và các văn bản hướng dẩn thi hành đã được phổ biến rộng rãi đến các HTX trên địa bàn.

- Có mối quan hệ tốt với các tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (tổ chức GTZ), Trung tâm Phát triển Nông thôn Hội làm vườn Việt Nam (CRP), Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Trung tâm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV thuộc Liên minh HTX Việt Nam (BPSC) và Tổ chức phi Chính phủ trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (ACDI/VOCA) là các tổ chức đã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các HTX trong những năm qua.



b) Khó khăn:

- Một số HTX chưa thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX. Chế độ kế toán thống kê chưa thực hiện đầy đủ. Trình độ quản lý của cán bộ thấp mặc dù đã được tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng vì họ xuất thân từ nông dân.

- Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn nặng tâm lý đối với HTX kiểu cũ chưa thật sự tin tưởng HTX kiểu mới, đa số còn tư tưởng kinh doanh cá thể, sự phát triển kinh tế hộ chưa thật sự chín mùi. Kinh tế hợp tác trong tỉnh chưa phát triển mạnh, chưa bền vững, chưa cuốn hút đối với các thành phần kinh tế khác.

- Cán bộ làm công tác quản lý HTX ở các cấp phần lớn là kiêm nhiệm nên chưa thật sự quan tâm đến sự phát triển kinh tế tập thể, chưa thực hiện đúng vai trò tham mưu phát triển kinh tế tập thể. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp còn chưa chặt chẽ trong vận động, phát triển và quản lý HTX. Các cấp chính quyền còn thiếu kiên quyết trong việc giải thể các HTX yếu kém.



II. Định hướng phát triển kinh tế tập thể năm 2009

- Phát triển kinh tế tập thể gồm nhiều loại hình hợp tác đa dạng với chất lượng và nhu cầu hợp tác thật sự và phát triển bền vững.

- Tập trung phát triển và củng cố các Tổ hợp tác sản xuất hoạt động có hiệu quả, khi đủ điều kiện về nhu cầu hợp tác, con người, vốn thì mới nâng lên thành lập HTX. Tiếp tục nâng chất, sắp xếp tổ chức hoạt động các HTX phù hợp.

- Thực hiện hợp tác, liên kết dựa trên cơ sở tạo ra vùng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu về chất lượng, sản lượng thông qua nhiều hình thức hợp tác đa dạng tạo ra chuỗi giá trị hàng hoá



III. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể 2009:

1. Mục tiêu chung:

- Thực hiện Luật Kế toán 2003, có 100% HTX thực hiện kế toán kép, số HTX thực hiện đúng, đủ báo cáo tài chính theo quy định đạt trên 65% (Báo cáo tài chính theo niên độ, số liệu báo cáo năm là số liệu tại ngày 31/12). Trong đó, trên 50% HTX thực hiện báo cáo thuế theo quy định của ngành Thuế và trên 65% kế toán của HTX có trình độ trung cấp hoặc đang học trung cấp, đại học tài chính - kế toán.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu thuần đạt 14% năm. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt 16 % năm.

- Trên 65% HTX có trụ sở làm việc và 45% trong số đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 658/UBND-KT ngày 5/3/2007 của UBND.

- Sắp xếp lại, củng cố nâng chất hoạt động các tổ hợp tác hiện có kết hợp thành lập mới 150 tổ.

- Thực hiện kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 27/02/2008 của UBND tỉnh về đào tạo bồi dưỡng doanh nhân nông thôn, cụ thể năm 2009: Mở 27 lớp tin học văn phòng và sử dụng internet, cho cán bộ HTX và nông dân; mở 25 lớp tập huấn về các nội dung: kỹ năng thành lập quản lý và điều hành THT, lập - đọc - phân tích báo cáo tài chính, tài chính tín dụng nông thôn, kế toán, khởi sự doanh nghiệp cho các đối tượng HTX, trang trại, tổ hợp tác.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ cho 138 đối tượng (22 đại học cao đẳng, 26 trung cấp, 60 tập huấn trong tỉnh, 30 tập huấn ngoài tỉnh).

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giá trị gia tăng của kinh tế tập thể:

- Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực KTTT: 11 %.

- Đóng góp của khu vực KTTT vào GDP của ngành, địa phương: 2%.

b) Hợp tác xã:

- Tổng số hợp tác xã: 174, trong đó thành lập mới: 05 hợp tác xã, giải thể: 03 HTX.

- Tổng số xã viên hợp tác xã: 111.988 xã viên, trong đó xã viên mới là: 185 người.

- Tổng số liên hiệp hợp tác xã: 2 trong đó thành lập mới: 01



c) Tổ hợp tác:

- Tổng số tổ hợp tác: 864, trong đó thành lập mới: 90 tổ hợp tác.

- Tổng số thành viên tổ hợp tác: 31.143, trong đó thành viên mới: 2.831 thành viên.

d) Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo: %.

- Trình độ trung cấp trở lên: 30%.

- Trình độ đại học, trên đại học: 5%.

e) Thu nhập bình quân năm 2009:

- Thu nhập bình quân một lao động trong kinh tế tập thể: 12 triệu đồng/năm.

- Thu nhập bình quân một xã viên hợp tác xã: 14 triệu đồng/năm

- Thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác 75 triệu đồng/năm.


Phần ba
Giải pháp phát triển kinh tế tập thể 2009

I. Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể

- Xác lập và củng cố bộ phận chuyên quản về kinh tế tập thể ở cấp huyện, chú trọng việc phối hợp tốt giữa ngành Tài chính và Nông nghiệp, giữa cán bộ quản lý kinh tế tập thể cấp huyện và cán bộ bán chuyên trách ở cấp xã.

- Củng cố hệ thống thông tin, chế độ báo cáo định kỳ từ HTX NN lên cho cấp huyện (Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Phòng Nông nghiệp & PTNT), từ cấp huyện lên cấp tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật các nội dung quản lý kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cán bộ tư vấn, tiểu giảng viên các chương trình tập huấn bồi dưỡng cho HTX.



II. Triển khai hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã theo quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã:

1. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn:

Phối hợp với các ngành, các đơn vị và địa phương thực hiện các lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lý điều hành các HTX, Trang trại, Tổ hợp tác. Kinh phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẽ trách nhiệm giữa Tỉnh, huyện và đơn vị có người tham gia; Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án.



2. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại:

- Giúp các HTX, trang trại có nhu cầu và điều kiện xây dựng dự án xúc tiến thương mại, thương hiệu, tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm có thời hạn trên trang web của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giúp các tổ hợp tác sản xuất, HTX liên kết với các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông, thủy sản.

3. Phát triển các loại hình hợp tác:

- Thực hiện đề án phát triển kinh tế kinh tế tập thể gắn với phát triển trang trại, các mô hình kinh tế hộ và doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.

- Đẩy mạnh phát triển Tổ hợp tác trong nông nghiệp theo chỉ thị 01/2007/CT-UB ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh, phối hợp Hội Nông dân phát triển Tổ hợp tác trên cơ sở nâng cấp các tổ sản xuất giống, tổ chăn nuôi hình thành qua quá trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật khuyến nông.

- Phát triển các dạng liên kết, hợp tác phù hợp để tham gia chuỗi giá trị nông, thuỷ, sản khi có điều kiện.



III. Triển khai thực hiện một số hỗ trợ khác quy định tại Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg.

- HTX phải vận động được đa số nông dân và thu hút được các thành phần nông dân tiên tiến trên địa bàn tham gia. Phát huy nội lực trong cộng đồng xã viên là nhân tố quan trọng, tránh biểu hiện trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

- Cán bộ phụ trách thuộc ngành nông nghiệp phải nắm vững Luật HTX, Bộ Luật dân sự (quy định về Hộ gia đình, Tổ hợp tác) để cùng chính quyền, đoàn thể cơ sở tăng cường công tác vận động tuyên truyền về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong tổng thể nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Tổ chức các buổi hội thảo với chủ đề thích hợp để trao đổi kinh nghiệm và đề xuất UBND huyện chỉ đạo giải quyết các khó khăn cụ thể của kinh tế tập thể.

- Bộ phận chuyên trách HTX NN tỉnh, huyện thường xuyên liên hệ tư vấn cho HTX giải quyết các khó khăn thực tế trong chuyên môn nghiệp vụ.

- Khuyến khích và giúp đỡ cho HTX mở ra tín dụng nội bộ theo qui định của Ngân hàng nhà nước, giúp hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn và giải quyết kịp thời nhu cầu thiếu vốn vào cuối vụ của nông dân và xã viên. Giới thiệu tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo dự án. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho HTX, trang trại vay theo kế hoạch, dự án



IV. Nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể

- Phối hợp tổ chức triển khai các đợt khảo sát hoạt động các HTX để chấn chỉnh kịp thời các sai phạm.

- Thống kê danh sách, số lượng Tổ hợp tác hiện có, phân loại tổ mạnh - yếu để đi vào chấn chỉnh, đối với những Tổ hợp tác không còn hoạt động hoặc hiện tại hoạt động yếu kém không củng cố được, hoặc những tổ đã hết thời hạn hợp đồng hợp tác thì xử lý xóa tên, giải thể.

- Tiếp tục xử lý dứt điểm các HTX yếu kém, không hoạt động; chuyển sang các mô hình quản lý phù hợp trên địa bàn để bảo đảm sản xuất nông nghiệp.

- Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, xử lý nợ xấu, nhất là nợ bơm tưới: Củng cố hồ sơ nợ để giải quyết theo đúng pháp luật. Thực hiện bơm tưới phải có hợp đồng và thanh lý cụ thể vào cuối vụ để làm căn cứ ghi nhận doanh thu và xử lý khi có tranh chấp.

- Chấn chỉnh mạnh công tác kế toán theo quy định của pháp luật, các trường hợp vi phạm cần được cấp có thẩm quyền (UBND huyện) xử lý theo pháp luật (Luật Kế toán 2003 và Nghị định 185/2004/NĐ-CP):

+ Tất cả các HTX phải thực hiện đúng chế độ kế toán quy định, kế toán trưởng phải có trình độ tối thiểu là trung cấp tài chính - kế toán.

+ Thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo Thuế theo niên độ năm dương lịch (quí, 6 tháng, năm).

- Các HTX có thực hiện dịch vụ “Tín dụng nội bộ” phải thực hiện theo Thông tư 06/2004/TT-NHNN ngày 27/9/2008 và Thông tư 04/2007/TT-NHNN ngày 13/6/2007 của Ngân hàng nhà nước. Nếu không đủ điều kiện theo quy định thì phải chấm dứt hoạt động này.

- Hướng dẫn, tư vấn các HTX mở rộng ngành nghề, dịch vụ trên cơ sở có thị trường và đủ năng lực quản lý, khả năng tài chính. Chọn HTX có nhu cầu làm thí điểm phát triển xã viên trên cơ sở công khai cân đối tài chính HTX và phương án mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Với vai trò của mình, HTXNN cùng chính quyền địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ổn định sản xuất nông nghiệp. Liên kết, hỗ trợ các tổ hợp tác, nhóm hợp tác cùng mục tiêu trên địa bàn triển khai thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn như: sản xuất đúng lịch thời vụ, sản xuất giống, “ba giảm, ba tăng” kết hợp với tiết kiệm nước...

- Việc thành lập mới các HTX, liên hiệp HTX phải bảo đảm thỏa mãn các điều kiện về: Nhu cầu hợp tác, nguồn nhân lực, vốn; dặc biệt quan tâm đến yếu tố nhân sự. Không để xảy ra tình trạng thành lập HTX mới nhưng chưa đủ điều kiện, nhất là vi phạm Luật Kế toán và Luật HTX.

V. Tổ chức thực hiện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách cụ thể phát triển kinh tế tập thể; phối hợp với UBND các huyện, thị, thành, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX hiện có, tổ chức các mô hình điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Phối hợp Hội Nông dân nâng chất các tổ hợp tác sản xuất, câu lạc bộ nông dân.

- Phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo, Liên minh HTX xây dựng kế hoạch và thống nhất nội dung, phương pháp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX, thực hiện các lớp đào tạo chuyên đề theo yêu cầu thực tế của cơ sở.

- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện liên kết 4 nhà trong phát triển kinh tế tập thể, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp với HTX, tổ hợp tác, trang trại.

- Phân công các đơn vị trực thuộc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có liên quan cho các HTX, tổ hợp tác, trang trại.

- Chi cục HTX và PTNT tham gia và phối hợp với Liên minh HTX, Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp thực hiện công tác tư vấn, giúp các HTX, tổ hợp tác, trang trại xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, dịch vụ phù hợp; thành lập mới các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác, CLB nông dân; tổ chức các buổi hội thảo, sơ kết, tổng kết, trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể điểm...

- Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND huyện chỉ đạo thực hiện các công tác trọng tâm của kế hoạch trên địa bàn huyện.



VI. Kiến nghị:

1.Thực hiện tổng kiểm tra tất cả HTX để củng cố, sắp xếp lại các HTX đang hoạt động tiến tới phát triển bền vững, xây dựng các HTX điểm làm nòng cốt thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kiên quyết xử lý và giải thể dứt điểm các HTX hình thức không hoạt động.

2. Xây dựng chương trình liên kết giữa HTX, tổ liên kết sản xuất, trang trại doanh nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng hoá, ổn định về số lượng nguyên liệu cung ứng cho các thành phần kinh tế khác.



KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

đã ký

Huỳnh Thế Năng


Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 128.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương