Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義



tải về 6.32 Mb.
trang33/33
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích6.32 Mb.
#39922
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

95 Triệu Phác Sơ (1907-2000) là một nhân vật đặc biệt của Trung Quốc, ông là một nhà hoạt động xã hội, lãnh tụ tôn giáo, thi nhân, chuyên gia thư pháp, đồng thời là một cư sĩ Phật giáo hữu danh. Ông quê ở huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, từng đảm nhiệm chức vụ Hội Trưởng Hội Phật Giáo Trung Quốc, kiêm chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc, Hội Trưởng Danh Dự của hội Hồng Thập Tự Trung Quốc.

96 Họ Trần () đọc theo âm Quan Thoại là Chén, nhưng đồng thời các họ (Thẩm), (Trầm), cũng có cùng âm đọc, nên hòa thượng nói rõ là Nhĩ Đông Trần (để người ghi lại văn tự đừng chép sai), tức là bộ Phụ ghép với chữ Đông. Do bộ Phụ viết tắt có hình dáng giống như cái tai nên nói là Nhĩ Đông Trần.

97 Ngũ Công (Arkān-al-Islām) chính là năm tín điều căn bản của tín đồ đạo Hồi, bao gồm:

1. Tín niệm (Shahada), tức chỉ tin vào một Chúa là Allah và chấp nhập Mohamed là tiên tri của Chúa Allah.

2. Cầu nguyện (Salat): Thực hành năm thời cầu nguyện mỗi ngày: bình minh, hoàng hôn, giữa ngọ, giữa chiều, tối.

3. Trai giới (Sawm): Tức mùa chay Ramadan. Trong mùa chay, tín đồ Hồi giáo nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, hoàn toàn kiêng ăn uống, rượu chè, hút thuốc, kiêng quan hệ xác thịt từ lúc mặt trời mọc đến mặt trời lặn trong suốt tháng Ramadan. Chỉ có trẻ con, người già, người bị bệnh tật, có thai hay đang cho con bú mới được miễn trai giới trong tháng Ramadan.

4. Bố thí (Zakat): Trích 2,5% thu nhập của mình để giúp người nghèo khó. Khi cho mượn tiền, không được lấy tiền lời. Vì thế, có những kẻ lách luật bằng cách cho vay nợ, rồi đòi hỏi người mượn phải tặng quà để tỏ lòng “biết ơn”. Cái gọi là “tặng quà” ấy thật ra là tiền lời.

5. Hành hương (Haji): Mỗi tín đồ được khuyến khích hành hương ít nhất một lần trong đời đến thánh địa Mecca trong tháng Dhu al-Hijjah theo lịch Hồi giáo, tức tháng Mười Hai trong lịch Hồi Giáo.



98 Thái giám Trịnh Hòa là thái giám thân tín của Minh Thành Tổ, vốn có tên thật là Mã Tam Bảo, theo đạo Hồi. Tổ tiên từ Bukhara (thuộc Uzbekistan hiện thời) di cư đến Vân Nam, Trung Hoa. Khi quân Minh chiếm Vân Nam đã bắt được ông khi còn là một cậu bé con, bèn đem hoạn, đưa vào cung hầu hạ hoàng tử Châu Lệ (Minh Thành Tổ). Châu Lệ đã đổi tên ông thành Trịnh Hòa. Trong chính sách “viễn giao, cận công” (xa thì ngoại giao, gần thì đánh) của nhà Minh, ông đã được vua sai hướng dẫn thương thuyền đi khắp Đông Nam Á kết giao, phô trương thanh thế.

99 Văn Xương Xã là một đoàn thể quy tụ những người cùng chí hướng muốn thực hiện những điều khuyên dạy trong bài Âm Chất Văn của Văn Xương Đế Quân.

100 Ngọc Lịch Bảo Sao là thiện thư của Đạo Giáo, tương truyền do một người tu hành là Đạm Si đạo nhân vào cõi Âm, chứng kiến Thập Điện Diêm Vương xử án, ghi chép lại. Sách còn chép những lời khuyên dạy của các vị thần chưởng quản âm phủ. Nội dung có tác dụng khuyến thiện rất mạnh, nên sách này cũng được Phật môn Trung Hoa coi trọng.

101 Trần thuyết: Dẫu vật chất nhỏ nhất như vi trần cũng luôn nói vô thượng diệu pháp. Đây là cảnh giới Hoa Nghiêm, trong mỗi vi trần đều có cõi nước, trong cõi nước có Phật thường nói kinh Hoa Nghiêm. Về sau, kinh điển thường dùng chữ “trần sát” để diễn tả cảnh giới Sự Sự vô ngại, trùng trùng duyên khởi. Sát thuyết: Toàn bộ cõi nước đều thuyết pháp. Hòa Thượng Tuyên Hóa lại giảng “sát thuyết” có nghĩa là nội dung giảng giải rộng lớn không ngằn mé, nên dùng cõi nước (sát độ) để hình dung sự rộng lớn của các pháp được nói.

102 Hiện Lượng (Pratyaksa-pramāna) là một thuật ngữ trong Nhân Minh. Lượng có nghĩa đo lường, cân nhắc, phán đoán. Hiểu rộng hơn là tiêu chuẩn dùng để phán định, suy xét. Hiện Lượng là cảm giác, chưa xen lẫn những khái niệm, trọn chẳng bị phân biệt, tư duy xen vào. Chẳng hạn khi mắt thấy sắc, liền nhận biết rõ ràng, nhưng chưa suy lường đó là vật gì, tên gọi là gì, màu sắc ra sao, hình dáng thế nào, đáng ưa hay đáng ghét v.v... thì sự nhận biết ấy gọi là Hiện Lượng.

103 Tỷ Lượng (Anumāna-pramāna): Sự nhận biết do so sánh điều gì chưa biết với cái đã biết.

104 Thánh Ngôn Lượng (còn gọi là Chánh Giáo Lượng, Chí Giáo Lượng), sự nhận biết căn cứ trên thánh giáo của chư Phật, Bồ Tát.

105 Hưng Giáo đại sư (Kōgyō-Daishi) là ngài Giác Vãm (Kakuban, 覺鑁, 1095-1143). Sư sinh tại tỉnh Phì Tiền (Hizen) thuộc đảo Cửu Châu (Kyushu), tục danh là Di Thiên Tuế Ma (Yachitose Maro). Sư được mười tuổi thì cha mất, nên đi tu năm mười ba tuổi, theo học với ngài Khoan Trợ (Kanjo), viện chủ Thành Tựu Viện. Sư thông hiểu Mật Tông, và nghiên cứu Tịnh Độ với ngài Thanh Liên (Shōren). Được sự bảo trợ của thiên hoàng Điểu Vũ (Toba), Ngài sáng lập chùa Denbō-in (Truyền Pháp Viện, về sau được gọi là Đại Truyền Pháp Viện). Với nhiệt tình chấn hưng Mật Tông, Sư đã cố gắng thống nhất hai chi phái Ono (Tiểu Dã) và Hirosawa (Quảng Trạch), và trở thành tọa chủ hai chùa Đại Truyền Pháp và Kim Cang Phong (tổng bản sơn của Mật Tông), nhưng bị những tăng sĩ vì quyền lợi cá nhân chống đối dữ dội nên phải từ chức, lui về Mật Nghiêm Viện (Mitsugon-in). Các tăng sĩ chống đối vẫn không buông tha, họ tấn công đốt trụi chùa Đại Truyền Pháp, khiến ngài Giác Vãm cùng các đệ tử phải lánh về Negoro-ji (Căn Lai Tự), rồi tịch ở đó. Sau này, thiên hoàng Đông Sơn (Higashiyama) đã truy tặng Ngài đạo hiệu Hưng Giáo đại sư. Một đệ tử của Ngài là Lại Du (Raiyu) đã sáng lập tông phái Mật Tông mới dựa trên lời dạy của Ngài, gọi là Tân Nghĩa Chân Ngôn Tông (Shingi Shingon Shu). Một trong những quan điểm đặc sắc của ngài Giác Vãm là đề xướng học thuyết “himitsu nembutsu” (bí mật niệm Phật), coi niệm Phật là một cách tu Mật pháp cao siêu không thua gì các pháp tu khác trong Mật Tông. Trong tác phẩm Amida Hisshaku (A Di Đà Bí Thích), Ngài đã chú giải tỉ mỉ ý nghĩa của từng chữ trong sáu chữ danh hiệu, cũng như đề xướng niệm Phật kết hợp với tụng “tâm chân ngôn” (tâm chú) “Hrih” của A Di Đà Phật.

106 Tứ Hướng là bốn địa vị hướng tới Tứ Quả, gồm:

1. Dự Lưu Hướng (Srotāpatti-pratipannaka), bắt đầu kiến đạo, mới thấy được lý Tứ Thánh Đế, đắc huệ nhãn vô lậu thanh tịnh (còn gọi là thanh tịnh pháp nhãn), tiến thẳng về Sơ Quả (Dự Lưu Quả, Tu Đà Hoàn) chẳng đọa trong ba ác thú. Do chưa chứng quả, nhưng chắc chắn sẽ chứng, nên gọi là Hướng.

2. Nhất Lai Hướng (Sakrdāgāmi-pratipannaka): Đoạn trừ sáu phẩm đầu trong chín phẩm Tu Hoặc trong Dục Giới, nhưng chưa đoạn ba phẩm sau nên còn phải thác sanh lần nữa trong thiên giới.

3. Bất Hoàn Hướng (Anāgāmi-pratipannaka): Bậc thánh giả đã chứng quả Nhất Lai, sắp đoạn trừ ba phẩm cuối trong Tu Hoặc, tuy cố gắng đoạn ba phẩm cuối, vẫn chưa đoạn hết, còn sót một hai phẩm, chưa hoàn toàn chứng đắc Tam Quả (Bất Hoàn Quả), nên gọi là Bất Hoàn Hướng.

4. A La Hán Hướng (Arhat-pratipannaka), còn gọi là Vô Học Hướng, là bậc thánh giả đã đắc Tam Quả, tiến hướng địa vị A La Hán, nhưng chưa chứng nhập.

Tu Hoặc nói đủ là Tu Đạo Sở Đoạn Hoặc, tức là một danh xưng khác của Tư Hoặc.



107 Núi Kê Túc ở huyện Tân Xuyên, tỉnh Vân Nam, nằm ranh giới các huyện Tân Xuyên Đặng Xuyên, Vĩnh Thắng, Hạc Khánh, Nhị Nguyên v.v... Ngọn cao nhất đến 3.248 mét. Do hình thế của núi giống như cái chân gà nên gọi là Kê Túc. Đúng ra, phải gọi là rặng núi vì Kê Túc gồm có đến 47 quả núi nhỏ họp lại. Cảnh nổi tiếng nhất gọi là Thiên Trụ Phật Quang. Vào cuối Hạ, sang Thu, sau khi mưa tạnh, bốn phía ngọn Thiên Trụ có mây ráng vờn quanh giống như ngọn núi tỏa hào quang bảy màu. Nơi này cũng có rất nhiều chùa, tám ngôi đại tự, ba mươi bốn chùa nhỏ hơn, sáu mươi lăm am viện, và hơn một trăm bảy mươi tịnh thất. Tăng nhân đến hơn năm ngàn người.

108 Hoa Thủ Môn là một thắng cảnh tại núi Kê Túc. Ở phía Tây Nam của tháp Lăng Nghiêm, có một vách đá rộng hơn hai mươi mét, cao hơn bốn mươi mét, dựng đứng như tường thành, chính giữa có vết lõm trông như một cánh cửa đóng kín. Cảnh quan hùng vĩ nhất là những khi mưa to gió lớn, sấm giăng, chớp giật, mưa tạt vào vách đá Hoa Thủ Môn trông rất ngoạn mục, tiếng sấm bị vách núi vọng lại ầm ĩ khiến người nghe kinh tâm động phách.

Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa

tải về 6.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương