Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 20 25%/năm trong thời kỳ 2013 2020; kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 000 triệu usd



tải về 68.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích68.11 Kb.
#24001
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện

Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2013 - 2020,

định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Phước

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 631/QĐ-UBND

Ngày 23/04/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh).




I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Xây dựng và cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp, đề án chủ yếu thực hiện thắng lợi Chương trình hành động về Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2013-2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới các mục tiêu:

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 20% - 25%/năm trong thời kỳ 2013 - 2020; kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 1.000 triệu USD.

- Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân tăng 15% - 20%/năm trong thời kỳ 2013 - 2020.

- Phấn đấu giữ vững cán cân thương mại thặng dư giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Nhiệm vụ chung:

1.1. Về lĩnh vực phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:

- Triển khai các chương trình liên doanh, liết kết công nông kết hợp giữa người sản xuất nguyên vật liệu với nhà chế biến xuất khẩu; xây dựng kế hoạch phát triển các đại lý, cơ sở thu mua nguyên, phụ liệu của Công ty để ký hợp đồng, thu mua trực tiếp với bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Xây dựng chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2020 đối với các mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ lực của tỉnh; tập tung, chỉ đạo và hoàn thiệt các đề án đã được UBND tỉnh chỉ đạo, phê duyệt.

- Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt.

- Tăng cường phổ biến thông tin thị trường, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu nông, lâm, sản.

1.2. Về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại:

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu đối với từng thị trường nhằm đa dạng hóa các mặt hàng và thị trường xuất khẩu, khai thác có hiệu quả tiềm năng và đặc thù của từng thị trường. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng.

- Thường xuyên cập nhật, thu thập thông tin nhằm phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hoá trong nước và thế giới; luật pháp, chính sách và tập quán văn hóa của các nước nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới (Hoàng Diệu, Hoa Lư) và đề xuất xây dựng, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, Lào, Thái Lan tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa trong vùng tam giác phát triển của ba nước nhằm bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh.



1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành Ngân hàng tại tỉnh trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cân đối nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hàng năm để phục vụ phát triển xuất khẩu; hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; tham mưu, đề xuất các cấp có thẩm quyền thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu.

- Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh kêu gọi các dự án đầu tư về lĩnh vực sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư tại tỉnh; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án sản xuất hàng hóa để sớm đưa vào hoạt động.



1.4. Về đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics:

- Rà soát tình hình đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kho tàng, bến bãi trên địa bàn tỉnh và các điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020;

- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống bến bãi vận tải, bãi kiểm hóa, bến bãi giao nhận vận tải, kho ngoại quan, kho hàng hóa xuất, nhập khẩu, kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ xuất khẩu và dịch vụ logistics tại khu vực; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực xếp dỡ, vận tải hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

1.5. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, xuất khẩu; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương giai đoạn 2011 - 2020 gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng như dệt may, da giầy, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí...

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu, định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

- Tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho các địa phương, doanh nghiệp để vận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp hữu hiệu, chủ động phòng tránh các rào cản trong quan hệ thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của địa phương.

1.6. Về kiểm soát nhập khẩu:

- Quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, tập trung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này; đặc biệt là máy móc, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến nông lâm sản.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế; kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; rà soát, ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.

- Rà soát cơ cấu nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án đầu tư trong tỉnh thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại công nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, tập trung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, trong tỉnh.

- Cập nhật thường xuyên danh sách và công bố các vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm nhập khẩu các mặt hàng này; tuyên truyền cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường sử dụng hàng hóa, các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu trong nước đã sản xuất được.

1.7. Về nâng cao sức canh tranh của các doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng:

- Đẩy mạnh công tác đánh giá, dự báo thị trường, xu hướng giá cả, thực hiện chế độ cung cấp thông tin định kỳ liên quan đến thị trường và chính sách của các nước nhập khẩu cho các hội viên, các doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động; phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, góp phần hỗ trợ công tác phát triển thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh.

- Nâng cao hơn nữa vai trò, năng lực của các hội, hiệp hội trong việc liên kết các hội viên, là cơ quan đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại của các thành viên; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan liên quan giúp doanh nghiệp xuất, nhập khẩu chủ động trong việc tìm kiếm, phát triển các thị trường mới và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu.

- Tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HCAAP cho các doanh nghiệp hội viên nhằm đảm bảo uy tín thương hiệu của sản phẩm xuất khẩu và của doanh nghiệp xuất khẩu.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên với cơ quan quản lý nhà nước để có biện pháp chủ động tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

2.1. Sở Công Thương:

- Tập trung rà soát các quy hoạch của ngành, sản phẩm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Tích cực triển khai thực hiện các văn bản của Bộ, ngành trung ương: Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010; Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;

- Đề xuất chính sách ưu đãi khuyến khích, thu hút đầu vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới phù hợp với tình hình kinh tế trong tỉnh gắn với phát triển xuất khẩu ;

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chính sách, quy hoạch: Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020; quy hoạch các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu;

- Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại điện tử của tỉnh; xây dựng Quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu hiện đang nhập khẩu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu.

- Triển khai thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình phước giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 29/5/2012; Quy hoạch ngành chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 05/6/2012; Quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã và tổ hợp tác trong việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, tìm kiếm thị trường theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 16/2/2012; Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 17/8/2012; Quy hoạch hệ thống bán buôn bán lẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 17/8/2012; Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2012; Chương trình đánh giá xác định các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh về tham gia hội nhập WTO giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2819/QĐ-UBND ngày 20/12/2011.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp theo Chương trình khuyến công quốc gia và địa phương trong việc đào tạo lao động - cán bộ quản lý doanh nghiệp, đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất, xuất khẩu.

- Thường xuyên nắm tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm sản; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu về công tác này, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để có các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Khuyến khích, tuyên truyền, vận động nhân dân và doanh nghiệp tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập khẩu;

- Chủ động nắm bắt thời cơ, tập trung đổi mới công nghệ, tăng cường hợp tác và liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để đảm bảo uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó nhằm góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

- Phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất - chế biến hàng xuất khẩu sản phẩm chủ lực; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu để nắm tình hình, kịp thời giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhất là các khu vực có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước có chung đường biên giới để bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

- Phối hợp với các sở, ban ngành, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm sản, nhất là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như cao su, điều, tiêu. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa của tỉnh.

- Nâng cao vai trò, năng lực của Hiệp hội ngành hàng trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, góp phần hỗ trợ công tác phát triển thị trường của các doanh nghiệp.

2.2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Triển khai thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011.

- Xây dựng các đề tài nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản tiêu, điều; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu các sản phẩm chủ lực trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị.

- Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động bảo hộ các thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp chủ lực (hạt tiêu, hạt điều, cao su, thủy sản, tinh bột mì ...) phục vụ sản xuất xuất khẩu; cơ chế, chính sách phù hợp bảo đảm tiêu thụ ổn định, bền vững các sản phẩm nông nghiệp, nhất là của vùng sản xuất tập trung lớn.

- Thúc đẩy việc thực hiện các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm xây dựng vùng phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn; cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến. Đồng thời, liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất.

- Xây dựng, rà soát bổ sung các quy hoạch trồng các cây công nghiệp chủ lực tập trung của tỉnh: Cao su, tiêu, điều và sắn để tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, xuất khẩu; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh trong nông nghiệp từ khâu nguyên liệu - bảo quản - tiêu thụ; xây dựng vùng chuyên canh nhằm tạo thuận lợi trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng (điện, đường, hệ thống tưới tiêu…) ngăn chặn tình trạng lạm dụng các hóa chất BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng trên cây tiêu, điều, sắn…



2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh thời gian qua, định hướng chính sách đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng;.xây dựng chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm môi trường ; rà soát cơ cấu đầu tư, nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.



2.5. Sở Giao thông vận tải:

Triển khai đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tại các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh nối với các tỉnh và các huyện trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển dịch vụ logistics, đồng thời chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình trọng điểm của ngành nhất là hệ thống giao thông bảo đảm đồng bộ, thông suốt, trong đó chú trọng đến việc nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn đến các vùng quy hoạch sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất về đến nơi chế biến, bảo quản và tiêu thụ.



2.6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020, gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng như dệt may, da giầy, đồ gỗ, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản (điều, tiêu, tinh bột sắn, mủ cao su)...

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; đặc biệt là đào tạo nghề phục vụ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Chương trình mục tiêu quốc gia; liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín ở ngoài tỉnh thực hiện đào tạo, cung cấp lao động đã qua đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp; xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH, BHYT, an toàn lao động, vệ sinh lao động… theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề; có chính sách khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề.



2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong sản xuất, kinh doanh về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;

- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định;

- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về bảo vệ môi trường được giao theo quy định của pháp luật.

2.8. Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh:

- Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu của Bình Phước thời gian qua và định hướng chính sách phát triển đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Rà soát cơ cấu đầu tư, phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích đầu tư dự án xây dựng phát triển doanh nghiệp kinh doanh kho vận, dịch vụ Logistics, dịch vụ vận tải, dich vụ hải quan, lập chứng từ thư xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu tại các cửa khầu trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu.

2.9. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại chi nhánh tại Bình Phước:

- Đối với Ngân hàng Nhà nước: Xây dựng đề án phát triển mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng một cách tốt nhất; phối hợp với các cơ quan có liên quan khảo sát, nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chủ lực để có biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý phù hợp. Nâng cao vai trò của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đối với các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình Phước: Bố trí nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển các vùng nguyên liệu, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh; cho vay vốn dự trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khấu; tập trung, mở rộng tín dụng cho vay phục vụ phát triển xuất khẩu; tổ chức khảo sát, tiếp cận doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin để giải quyết, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu chủ lực tiếp cận, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng.



III. PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN

(Có Phụ lục kèm theo).



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện và báo cáo kết quả, đề xuất giải pháp cụ thể UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

2. Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo theo quy định.

3. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ, trước ngày 20/12 hàng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị về Sở Công Thương tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét chỉ đạo./.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phạm Văn Tòng



Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 68.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương