Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài



tải về 188.17 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích188.17 Kb.
#15711
1   2   3

Dianzhen Wua, Sichuang Xue, Jan Frenzel, Gunther Eggelerc, Qijie Zhai, Hongxing Zheng, Atomic ordering effect in Ni50Mn37Sn13 magnetocaloric ribbons, Materials Science and Engineering A, 534, 568 (2012).


  • Zeng, R. Wang, S. Q. Du, G. D. Wang, J. L. Debnath, J. C. Shamba, P. Fang, Z. Y. Dou, S. X., Abnormal magnetic behaviors and large magnetocaloric effect in MnPS nanoparticles, Journal of Applied Physics, 111, 07E144 (2012).

    Ký tên

    Nguyễn Huy Dân
    Đề tài 05

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL

    Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS: TS. Đào Nguyên Hoài Nam và GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc

    Điện thoại/E-mail: (0)4-38364403, daonhnam@yahoo.com, dnhnam@ims.vast.ac.vn

    Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng thí nghiệm Từ và Siêu dẫn

    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu và phát triển các vật liệu hấp thụ sóng vi ba nền sắt từ và ferrite.

    Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Vật liệu hấp thụ sóng viba (3 ÷ 30 GHz) có ứng dụng hết sức quan trọng trong kỹ thuật chống nhiễu điện từ cho các thiết bị điện tử, đặc biệt là các tổ hợp thiết bị điện tử di động (như các hệ thống thông tin liên lạc cho vệ tinh, máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, các hệ thống định vị, phát hiện và theo dõi mục tiêu bằng sóng radio). Các vật liệu này còn được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng về che chắn sóng điện từ trong an toàn bức xạ và y tế, kỹ thuật phòng tối… Trong quân sự, vật liệu hấp thụ sóng radar (8 ÷ 12 GHz) là yếu tố cốt lõi trong công nghệ tàng hình cho tên lửa tầm xa, tàu chiến, và máy bay chiến đấu.

    Đề tài này sẽ tiến hành chế tạo, nghiên cứu các tính chất cơ bản và tính chất hấp thụ sóng điện từ của các hệ hạt nano tổ hợp sắt từ-điện môi và multiferroic nhằm phát triển các vật liệu có khả năng hấp thụ mạnh sóng vi ba, định hướng cho các ứng dụng trong công nghiệp điện tử và quốc phòng. Các đối tượng nghiên cứu sẽ bao gồm các hệ hạt nano được chế tạo bằng các phương pháp vật lý (hồ quang, phản ứng pha rắn, nghiền năng lượng cao) và hóa học (thủy nhiệt phân, solgel, đồng kết tủa) tùy thuộc vào dạng chất (kim loại, hợp kim, gốm oxit) của từng loại vật liệu. Mối tương quan giữa điều kiện chế tạo – tính chất cơ bản – và tính chất hấp thụ sóng điện từ sẽ được đặc biệt quan tâm.

    Các mẫu nghiên cứu dự định hoàn toàn có thể chế tạo được tại Viện KHVL. Các phép đo đặc trưng cơ bản cũng có thể được thực hiện ngay trên các thiết bị hiện có tại Viện. Phép đo vùng sóng vi ba sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Viện Khoa học và Kỹ thuật Quân sự (Hà nội) và Đại học Hanyang (Hàn quốc).

    Ngoài các nghiên cứu cơ bản, chúng tôi đặt mục tiêu sẽ bắt kịp các thành tựu đã đạt được trên thế giới, chế tạo thành công vật liệu có khả năng hấp thụ trên 99.99% công suất sóng điện từ tại vị trí hấp thụ cộng hưởng trong vùng vi ba, mở rộng vùng hấp thụ và chế tạo thành công sơn tàng hình radar có hệ số hấp thụ cao.

    Đề tài này là một phần trong các nội dung nghiên cứu của một đề tài Phòng Thí nghiệm Trọng điểm (đang được thực hiện) và một đề tài khác đang chờ quỹ Nafosted xét duyệt.

    Tài liệu tham khảo chính:

    1. V. M. Petrov and V. V. Gagulin, “Microwave Absorbing Materials”, Inorganic Materials 37, 93 (2001).

    2. C. K. Yuzcelik, “Radar Absorbing Material Design”, Master Thesis, Naval Postgraduate School, Monterey, California (USA), September 2003.

    3. P. Saville, “Review of Radar Absorbing Materials”, Defense R&D Canada – Atlantic, Technical Memorandum, DRDC Atlantic TM 2005-003, January 2005.

    4. I. Nicolaescu, “Radar Absorbing Materials used for Target Camouflage”, Journal of Optoelectronics and Advanced Materials 8, 333 (2006).

    5. Y. Wang, T. Li, L. Zhao, Z. Hu, and Y. Gu, “Research Progress on Nanostructured Radar Absorbing Materials”, Energy and Power Engineering 3, 580 (2011).

    6. Trần Quang Đạt và Đỗ Quốc Hùng, Tổng hợp và nghiên cứu hằng số điện môi - độ từ thẩm phức của vật liệu multiferroic BiFeO3-CoFe2O4, Tuyển tập Hội nghị Vật lý Chất rắn Toàn quốc, Vũng tàu 11/2011. A36

    7. Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Trần Hà, và Nguyễn Vũ Tùng, Nghiên cứu phổ hấp thụ sóng radar băng X của vật liệu composit chứa hạt nano ferrite Barium-Cobalt, Tuyển tập Hội nghị Vật lý Chất rắn Toàn quốc, Vũng tàu 11/2011. A37

    8. Do Quoc Hung and Nguyen Tran Ha, “Complex permittivity and permeability of composit RAM rubber – Mn0.5Zn0.5Fe2O4 nano particles”, Tuyển tập Hội nghị Vật lý Chất rắn Toàn quốc, Vũng tàu 11/2011. A38

    Ký tên


    Đào Nguyên Hoài Nam

    Đề tài 06

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Người đăng ký hướng dẫn NCS:

    1. GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc, Phòng Vật liệu Nano Ysinh, ĐT: 0912008563, E-mail: phucnx@ ims.vast.ac.vn.

    2. TS. Đào Nguyên Hoài Nam, Phòng thí nghiệm Từ và Siêu dẫn, ĐT: 3836.4403, E-mail: daonhnam@yahoo.com, dnhnam@ims.vast.ac.vn

    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Tổng hợp và nghiên cứu tính chất từ của một số hệ hạt nano từ nền Co

    Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu điện tử

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Tìm kiếm các nam châm vĩnh cửu chứa ít đất hiếm hoặc thậm chí không chứa đất hiếm là xu hướng nghiên cứu quan trọng do sự khan hiếm đất hiếm đang ngày càng tăng [1, 2]. Nam châm trao đổi đàn hồi (Exchange-Spring Magnet - ESM) được quan tâm nghiên cứu bởi các tính toán giải tích và số tiên đoán sự kết hợp giữa 2 pha từ cứng/mềm có thể cho giá trị (BH)max lên tới trên 100 MGOe. Tuy nhiên, cho đến nay các giá trị (BH)max thu được còn khá thấp so với lý thuyết và nam châm EMS vẫn đang là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn để thay thế cho các nam châm đất hiếm. Nghiên cứu nam châm EMS nền NdFeB ở Việt Nam trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả ban đầu nhưng vẫn đang gặp nhiều trở ngại chưa thể khắc phục về điều kiện công nghệ. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số hệ hạt nano từ nền Co, định hướng tạo nam châm EMS với một số vấn đề sau:

    - Chế tạo các hạt nano hợp kim từ cứng nền đất hiếm: Loại từ cứng đất hiếm SmCo được lựa chọn cho pha từ cứng.

    - Chế tạo các hạt nano từ mềm: Một trong những nhược điểm cơ bản của các hạt nano là các sai hỏng cấu trúc và bất trật tự bề mặt, vì thế làm suy giảm giá trị Ms. Ngoài ra, thành phần vật liệu cũng là một yếu tố quyết định độ lớn Ms. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tập trung hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ hạt hợp kim FeCo.

    - Tổ hợp 2 pha cứng/mềm tạo nam châm ESM: Tỉ lệ hai pha cứng mềm, kích thước hạt của từng pha, tính ổn định của các pha từ và tương tác trao đổi giữa chúng dưới các điều kiện công nghệ như nghiền, ủ nhiệt sẽ được khảo sát có hệ thống nhằm nâng cao tính từ cứng.

    - Tìm kiếm, chế tạo các hạt nano từ cứng phi đất hiếm: Hệ nano hỗn hợp Co2C/Co3C [3][4] cho giá trị lực kháng từ Hc ~ 3 kOe với (BH)max ~ 2.5 MGOe. Tối ưu hóa tỉ phần pha, kích thước hạt, hình dáng hạt của hai pha Co2C (Ms cao) và Co3C (Hc cao) nhằm cải thiện giá trị (BH)max.



    Tài liệu tham khảo chính:

    [1] D. Kramer, Concern grows over China’s dominance of rare-earth metals, Physics Today, pp. 22-24, 2010

    [2] N. Jones, The pull of stronger magnets, Nature 472, 22 (2011)

    [3] V. G. Harris et al, J. Phys. D: Appl. Phys. 43, 165003 (2010)

    [4] Y. Zhang et al, J. P. Liu, Controlled synthesis and magnetic properties of hard magnetic CoxC (x = 2, 3) nanocrystals, J. Magn. Magn. Mater 323, 1495 (2011)

    Ký tên


    Đào Nguyên Hoài Nam

    Nguyễn Xuân Phúc

    Đề tài 07

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Người đăng ký hướng dẫn NCS:

    1. PGS. TS. Lê Văn Hồng, Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, ĐT: 04 3 8360 585, 0912478203, E-mail: honglv@ims.vast.ac.vn

    2. TS. Vũ Đình Lãm, Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, ĐT: 0948288776, E-mail: lamvd@ims.vast.ac.vn


    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Chế tạo vật liệu sắt điện không chứa chì nền BaTiO3 và nghiên cứu tính chất điện môi, áp điện của chúng.
    Chuyên ngành: Vật liệu điện tử
    Tóm tắt nội dung nghiên cứu:

    Năm 2009 Wenfeng Liu và Xiaobin Ren phát hiện ra hệ vật liệu BMT-xBCT có hệ số áp điện d33 đạt giá trị 620 pC/N khi x = 50%, cao hơn cả giá trị thu được trên PZT-5H. Đặc biệt Xiaobin Ren nhận định vật liệu tinh thể hoặc texture BZT-50BCT có thể đạt giá trị hệ số áp điện cao tới 1500 pC/N. Đây là kết quả đầu tiên công bố trên Physical. Review Letters B, một thông tin rất mới và đáng tin cậy, thu hút sự quan tâm của các nhà công nghệ vì khả năng ứng dụng của chúng, vì có hệ số áp điện và hằng số điện môi lớn, nhiệt độ Tc năm trong vùng gần nhiệt độ phòng. Tính cạnh tranh pha ở biên hình thái học trong hệ vật liệu điện môi áp điện không chứa chì là vấn đề thời sự đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Đề tài nghiên cứu sinh là một phần của đề tài nghiên cứu cơ bản tài trợ bởi quỹ NAFOSTED. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các điểm sau:



    • Chế tạo mẫu vật liệu gốm áp điện Ba(MxTi1-x)O3,M: Zr, Sn…(BMT), (Ba1-xCax)TiO3 (BCT) và BMT1-xBCTx bằng phương pháp tổng hợp pha rắn.

    • Chế tạo màng mỏng vật liệu BMT-BCT bằng kỹ thuật bốc bay chùm tia laser.

    • Nghiên cứu mối liên quan giữa cạnh tranh pha hình thái với tính chất điện môi sắt điện, đặc biệt tính chất áp điện lớn của vật liệu.

    • Nghiên cứu hiệu ứng cứng hoá và mềm hoá vật liệu bằng phương pháp thay thế cho Ba2+ và Ti4+/M4+ bằng các ion kim loại kiềm, đất hiếm hay kim loại chuyển tiếp tương ứng để thu được vật liệu gốm áp điện.

    Tài liệu tham khảo chính:

    1. Wenfeng Liu and Xiaobing Ren, Phys. Rev. Lett. 103 (2009) 257602

    2. Y. Saito, H. Takao, T. Tani, T. Nonoyama, K. Takatori, T. Homma, T. Nagaya, M. Nakamura, Nature 432 (2004) 84-87

    3. T.R. Shrout and S.J. Zhang, J. Electroceram. 19 (2007) 113

    4. Y. Saito, H. Takao, Ferroelectrics 338 (2006) 17-32

    5. S. B. Lang, W. Zhu, L.E. Cross, Ferroelectrics 336 (2006) 15-21

    Người đăng ký


    Lê Văn Hồng Vũ Đình Lãm
    Đề tài 08

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Người đăng ký hướng dẫn NCS:

    1. PGS. TS. Lê Văn Hồng, Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, ĐT: 04 3 8360 585, 0912478203, E-mail: honglv@ims.vast.ac.vn

    2. TS. Vũ Đình Lãm, Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, ĐT: 0948288776, E-mail: lamvd@ims.vast.ac.vn


    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu chế tạo vật liệu ống nano TiO2 và ZnO dùng cho chuyển hoá năng lượng trên cơ sở hiệu ứng quang điện và quang điện hoá.
    Chuyên ngành: Vật liệu điện tử
    Tóm tắt nội dung nghiên cứu:

    Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng hoá thạch và yêu cầu phát triển bền vững sử dụng năng lượng sạch tái tạo. Mục tiêu sử dụng năng lược mặt trời đang được quan tâm đặc biệt ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu đã thu được cho thấy hai bán dẫn vùng cấm rộng TiO2 và ZnO kích thước nano mét với nhiều đặc tính hoá lý ưu việt là một trong những vật liệu thích hợp nhất cho chuyển hoá năng lượng mặt trời trên cơ sở hiệu ứng quang điện và quang điện hoá dùng tách hydro từ nước và chế tạo pin mặt trời nano (pin mặt trời thế hệ thứ 3). Vật liệu ống nano TiO2 và ZnO sẽ có những cải thiện lớn về diện tích bề mặt riêng, khả năng kết hợp với bán dẫn vùng cấm hẹp khác và làm gia tăng độ dẫn, những tham số quan trọng cho một linh kiện quang điện mà nhờ đó sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất quang điện của linh kiện. Nhằm múc đích phát triển hướng vật liệu linh kiện chuyển hoá và tích trữ năng lượng của Viện KHVL và góp phần thực hiện nhiệm vụ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về chế tạo pin mặt trời DSSC và QDSSC chúng tôi đề xuất đề tài trên với các nội dung nghiên cứu chính sau:



    • Chế tạo mẫu vật liệu ống nano TiO2 và ZnO bằng các phương pháp hoá ướt và điện hoá.

    • Nghiên cứu kết hợp vật liệu ống nano TiO2, ZnO với các bán dẫn vùng cấm hẹp kích thước nano mét như CuxO, Si, CdS, CdSe.

    • Nghiên cứu vai trò kết hợp của các chất bán dẫn vùng cấm hẹp lên hiệu suất lưỡng tử quang điện của linh kiện quang điện trên cơ sở vật liệu ống nano TiO2 và ZnO.

    Tài liệu tham khảo chính:

    1. A. Fujishima and K. Honda, Nature, 1972, 238, 37.

    2. On Solar Hydrogen & Technology, Edited by Lionel Vayssieres, John Willey &Sons (Asia)Pte Ltd, 2009, P. 333-347.

    3. Cheng, Z., Solar Nanocomposite Materials. Advances in Nanocomposite Technology, 2011, p. 1-46.

    4. Wenger, S., Strategies to Optimizing Dye-Sensitized Solar Cells:Organic Sensitizers, Tandem Device Structures, and Numerical Device Modeling. 2010.

    5. Yu, K. and J. Chen, Enhancing Solar Cell Efficiencies through 1-D Nanostructures. Nanoscale Res Lett 4, 2009, 1-10.

    Người đăng ký



    Lê Văn Hồng


    Đề tài 09

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Tên người dự kiến hướng dẫn NCS: PGS.TS.Trần Đại Lâm, Viện KH Vât liệu

    Tên người dự kiến đồng hướng dẫn NCS: PGS.TS.Vũ Đình Hoàng, Trường ĐHBK Hà Nội

    Điện thoại và địa chỉ E-mail: 04.399.48160 / lamtd@ ims.vast.ac.vn

    Phòng thí nghiệm đang công tác: Phòng Vật liệu Nano Y-sinh

    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu tổng hợp một số vật liệu lai hữu cơ (chitosan) - vô cơ (nano Ag) có tiềm năng ứng dụng trong y tế

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Trên thế giới công nghệ nano đã phát triển và đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Ngay cả trong lĩnh vực Y sinh học, đã có những sản phẩm nano được thương mại hóa và đưa ra thị trường đem lại lợi nhuận vô cùng lớn. Trong đó, lĩnh vực y sinh học đang được quan tâm do những tiện ích to lớn mà nó mang lại. Hướng nghiên cứu về chất mang thuốc có khả năng phân giải chậm đang là vấn đề được tập trung nghiên cứu. Như chúng ta đã biết, đa phần các thuốc khi được đưa vào cơ thể, thì chỉ một phần được cơ thể hấp thụ còn lại bị đào thải ra khỏi cơ thể, gây ra sự lãng phí đồng thời giảm hiệu lực của thuốc. Ngoài ra, gần đây thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm với phạm vi lan rộng toàn cầu như dịch SARS, dịch cúm gia cầm… khiến yêu cầu bảo vệ sức khỏe người dân và những người hoạt động trong lĩnh vực y tế ngày càng cao. Việt nam là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển các dịch bệnh truyền nhiễm. Sức khỏe của người dân đặc biệt là của nhân viên trong lĩnh vực y tế cần được quan tâm hàng đầu do việc phải đối mặt với tình trạng phơi nhiễm nhiều nguồn lây bệnh nguy cơ cao từ môi trường làm việc, thêm vào đó là tình trạng kháng thuốc của hàng loạt các loại vi khuẩn. Do đặc thù của ngành y tế yêu cầu vô trùng từ các dụng cụ khám chữa bệnh đến bông gạc, khẩu trang, trang phục của bệnh nhân và nhân viên y tế…một cách tối đa nên có rất nhiều phương pháp đã được tiến hành: hấp tiệt trùng, chiếu lazer…, tuy nhiên công nghệ, kèm theo giá thành cao và việc thiếu hoàn toàn vấn đề diệt khuẩn đang là vấn đề đặt ra cần được giải quyết.

    Kế thừa những nghiên cứu và kết quả đã đạt được của các nhóm nghiên cứu khác tại Việt nam và của bản thân nhóm nghiên cứu tại Viện KHVL, Viện KH và CN Việt Nam [1-5], ý tưởng đưa nano Ag trên nền chitosan (nanoAg/chitosan) làm hệ dẫn thuốc và đưa nanoAg/chitosan lên vải với mục tiêu cộng hưởng hiệu ứng kháng khuẩn của chitosan và nano Ag trong lĩnh vực y tế là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng. Kết hợp công nghệ nano với những kỹ thuật tiên tiến trong công nghệ dược phẩm (hệ dẫn thuốc) và công nghệ dệt may (vật liệu dệt kháng khuẩn) sẽ cho ra các sản phẩm tương ứng là thuốc nhả chậm và vải kháng khuẩn (khẩu trang, băng gạc …) chứa nano Ag trên nền chitosan ứng dụng trong ngành Y tế hứa hẹn sẽ là một bước phát triển mới trong công cuộc chống lại các dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người bệnh trong tương lai không xa.

    Tài liệu tham khảo chính:

    1. Hoang Vinh Tran, Lam Dai Tran, Cham Thi Ba, Hoang Dinh Vu, Thinh Ngoc Nguyen, Dien Gia Pham, Phuc Xuan Nguyen, Synthesis, characterization, antibacterial and antiproliferative activities of monodisperse chitosan- based silver nanoparticles, Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects, 360, 1–3 (2010), 32-40.

    2. Lam Dai Tran, Nhung My T. Hoang, Trang Thu Mai, Hoang Vinh Tran, Ngoan Thi Nguyen, Thanh Dang Tran, Manh Hung Do, Qui Thi Nguyen, Dien Gia Pham, Thu Phuong Ha, Hong Van Le, Phuc Xuan Nguyen, Nanosized magnetofluorescent Fe3O4–curcumin conjugate for multimodal monitoring and drug targeting, Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects, 371, 1–3 (2010), 104-112.

    3. Tai Thien Luong, Thu Phuong Ha, Lam Dai Tran, Manh Hung Do, Trang Thu Mai, Nam Hong Pham, Hoa Bich Thi Phan, Giang Ha Thi Pham, Nhung My Thi Hoang, Quy Thi Nguyen, Phuc Xuan Nguyen, Design of carboxylated Fe3O4/poly(styrene-co-acrylic acid) ferrofluids with highly efficient magnetic heating effect, Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects, 384, 1–3 (2011), 23-30.

    4. Pham Duc Duong, Vu Thi Hong Khanh, Application of Vietnamese chitosan products as antibacterial agent for cotton fabric, Proceedings of The 5th South East Asian Technical University Consortium (SEATUC) Symposium, ISSN 1882-5796, 643-648, 2011, Ha noi University of Science & Technology, Ha Noi, Viet Nam.

    5. Trần Thị Ngọc Dung, Báo cáo đề tài cấp Viện KH và CN 2009-2011 “ Hoàn thiện công nghệ chế tạo băng gạc chứa nano bạc để điều trị các vết thương và vết loét khó lành trên người”.

    Ký tên: Trần Đại Lâm
    Đề tài 10

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Chức danh, học vị và họ tên người dự kiến hướng dẫn NCS:

    1. PGS.TS. Phạm Văn Hội, Phòng Vật liệu và ứng dụng quang sợi, Viện KHVL, ĐT: 3836.0586 E-mail: hoipv@ims.vast.ac.vn.

    2. GS.TS. Catherine Schwob, Viện Nghiên cứu vật liệu Nano Paris, Đại học Pierre &Marie Currie, Paris–Pháp, Tel: 0033-0144276372, E-mail: Catherine.schwob@insp.jussieu.fr

    Tên đề tài dự kiến: Nghiên cứu tăng cường phát xạ của các nano tinh thể trong tinh thể quang tử Opal nhân tạo (tên tiếng Pháp: Exaltation de l’emission de nanocristaux dans des opales artificielles)



    Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Tinh thể quang tử 3D hiện đang là đối tượng nghiên cứu rất mạnh trong lĩnh vực vật liệu và linh kiện quang tử, trong đó tinh thể quang tử Opal là đối tượng nghiên cứu khả thi nhất để nghiên cứu vùng cấm quang 3D có chứa các chất phát quang nano. Dựa trên khả năng hiện có của tập thể nghiên cứu tại Viện KHVL (Việt nam) và Viện Nghiên cứu Nano Paris (Pháp) chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu sinh chung với nội dung cụ thể sau:



    • Chế tạo tinh thể opal tự tập hợp có các khuyết tật điều khiển được trên cơ sở các hạt silica.

    • Phân bố các nano tinh thể (bán dẫn họ AIIBVI hoặc có chứa đất hiếm) trong tinh thể quang tử Opal có cấu trúc khuyết tật điều khiển được.

    • Nghiên cứu các tính chất phát xạ, hấp thụ, điều khiển hướng phát xạ, cộng hưởng.. của các nano tinh thể trong cấu trúc opal, trong đó vai trò của tinh thể quang tử 3D được biểu hiện rõ nhằm chế tạo các linh kiện quang tử nano hiệu suất cao.

    Dự kiến kết quả đạt được:

    • Hiệu ứng giảm phát xạ ngẫu nhiên có khuếch đại (ASE) và tăng cường phát xạ cưỡng bức (khuếch đại quang) trong tinh thể quang tử 3D Opal;

    • Hiệu ứng điều khiển hướng phát xạ ra khỏi tinh thể do đóng góp của vùng cấm quang.

    • Có ít nhất 02 công bố quốc tế ISI đạt tiêu chuẩn NCS quốc tế đồng hướng dẫn.

    Tài liệu tham khảo chính:

    1. Q.M. Ngo, S.Lim, H.Lim, P.T. Nga, N.X.Nghia, F.Rotermund, K.Kim, A.Avoine, A.Maitre, A quantitative analysis of the optical reflection properties of self-assembled opal films, Curent Appl. Phys., 11, pp.643-648 (2011)

    2. L.L. Meng, H. Wei, A. Nagel, B.J. Wiley, L.E.Scriven, D.J.Norris, The role of thickness transitions in convective assembly, Nano Lett., 6, No.10, pp.2249-2253 (2006)

    3. P.T. Lee, T.W. Lu, F.M Tsai, T.C.Lu, Investigation of whispering gallery mode dependence on cavity geometry of quasi-periodic photonic crystal micro-cavity lasers, Appl.Phys.Lett., 89, 231111 (3 papers) (2006)

    Người đề xuất ký tên

    Phạm Văn Hội
    Ghi chú:

    Tên nghiên cứu sinh đã đăng ký: Nguyễn Tuấn Sơn


    Đề tài 11

    Đăng ký đề tài hướng dẫn NCS làm luận án TS ngành KHVL năm 2012 – Viện KHVL
    Tên người dự kiến hướng dẫn NCS:

    1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Nghĩa (Phòng TNTĐ về VL&LK điện tử; ĐT: 0986887673; e-mail: nghianx@ims.vast.ac.vn)

    2. TS. Nguyễn Thúy Liễu (Khoa Cơ bản, Học viện Bưu chính-Viễn thông, ĐT: 09049249960; e-mail: lieuntt@ptit.edu.vn)

    Tên đề tài dự kiến sẽ hướng dẫn NCS: Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu nano ZnSe1-xSx pha tạp Mn và Cu.

    Chuyên ngành dự kiến: Vật liệu quang học và quang tử

    Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

    Lý do nghiên cứu:

    Một trong các hướng nghiên cứu đang được quan tâm hiện nay là pha tạp các kim loại chuyển tiếp (KLCT) như Mn, Cu vào nano tinh thể (NC) bán dẫn để điều khiển các tính chất quang của chúng. Các chấm lượng tử bán dẫn như ZnSe và ZnS pha tạp Mn và Cu là loại vật liệu huỳnh quang mới. Trong khi Mn cung cấp dải phát xạ có bước sóng thay đổi trong khoảng phổ ngắn thì Cu lại tạo ra dải phát xạ có thể thay đổi trong một khoảng phổ rộng phụ thuộc vào độ rộng vùng cấm của vật liệu nền. Sự khác nhau trong các quá trình tái hợp của hai loại vật liệu này làm thay đổi các đặc trưng phát xạ của chúng và vị trí của dải phát xạ. So với các NC bán dẫn không pha tạp, các NC bán dẫn pha tạp KLCT có một số ưu điểm nổi bật như sau: (i) năng lượng phát xạ bị dịch đỏ so với năng lượng vùng cấm của mạng nền, và do đó phát xạ tạp chất không bị hấp thụ lại bởi vật liệu nền; (ii) phát xạ Mn trong vật liệu pha tạp Mn có thời gian sống phát xạ rất dài; (iii) vật liệu không chứa Cd và pha tạp KLCT không độc hại đối với hệ sinh học, ổn định tốt đối với nhiệt, hóa học và quang hóa do bản chất của trạng thái phát xạ giống với trạng thái phát xạ của nguyên tử.



    Nếu NC đồng pha tạp KLCT thì exciton có một vài khả năng tái hợp. Đồng thời, các hạt tải điện được sinh ra do kích thích có thể hồi phục theo cơ chế mới. Để làm sáng tỏ cơ chế chuyển dời phát xạ trong các NC đồng pha tạp thì cần có các nghiên cứu các trạng thái tạp chất trong mối tương quan giữa bản thân chúng và cả với độ rộng vùng cấm của mạng nền. Đây là một trong các vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Một vấn đề khác là vị trí của các tạp chất trong mạng nền và độ linh động của chúng trong mạng tinh thể. Tạp chất là nguyên tố ngoại lai nên để tương thích với mạng nền thì bán kính ion và điện tích của ion tạp chất phải tương đối phù hợp với bán kính ion và điện tích của các ion mạng nền. Ngoài ra, hoạt tính hóa học của các tiền chất tạp, điều kiện phản ứng và phương thức tiến hành pha tạp cần được nghiên cứu để có thể đưa tạp chất vào bên trong mạng tinh thể nền. Mặc dầu đã đạt được một số thành công, nhưng đôi khi việc pha tạp chỉ mang tính “hình thức”, hoặc các ion tạp chất không nằm đúng vị trí của chúng trong mạng nền. Một vài giả thiết như sự hấp phụ của các tạp chất phụ thuộc vào pha tinh thể, nồng độ tạp chất phụ thuộc vào thông số của mạng tinh thể, sự giảm hằng số mạng là nguyên nhân đẩy các tạp chất ra ngoài biên của NC, ... đã được đề xuất, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Do đó, cần phải nghiên cứu không chỉ các vấn đề hóa lý về sự tạo thành các NC pha tạp, mà cả các vấn đề vật lý liên quan với các NC pha tạp KLCT.

    Các dự định nghiên cứu:

    1. Nghiên cứu chế tạo: (i) các NC ZnSe1-xSx với x thay đổi; (ii) các NC ZnSe1-xSx pha tạp và đồng pha tạp Mn và Cu với các hàm lượng tạp chất khác nhau.

    2. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chế tạo đến các đặc trưng vật lý (hình dạng, cấu trúc tinh thể, kích thước, đặc trưng phonon, tính chất hấp thụ quang và quang huỳnh quang) của các mẫu NC ZnSe1-xSx và các mẫu NC ZnSe1-xSx pha tạp và đồng pha tạp Mn và Cu.

    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của: (i) kích thước; (ii) hàm lượng các thành phần hóa học của NC; và (iii) nồng độ tạp chất đến tính chất phát xạ của vật liệu pha tạp.

    4. Nghiên cứu cơ chế chuyển dời quang trong các ZnSe1-xSx đồng pha tạp Mn và Cu.

    Kết quả dự kiến: (i) Ảnh hưởng của điều kiện chế tạo lên việc pha tạp Mn và Cu vào mạng nền ZnSe1-xSx; (ii) Ảnh hưởng của hàm lượng x và các nồng độ tạp chất Mn và Cu lên tính chất quang của vật liệu ZnSe1-xSx:Mn,Cu; và (iii) Cơ chế chuyển dời phát xạ trong vật liệu ZnSe1-xSx:Mn,Cu.

    Каталог: Data -> upload -> files
    files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
    files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
    files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
    files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
    files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
    files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
    files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
    files -> Serial key đến năm 2038
    files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc
    files -> 329 /pgdđt-gdth v/v hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, năm học 2013 2014 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

    tải về 188.17 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương