TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5



tải về 145.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích145.01 Kb.
#30961



TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH

BẢN TIN HỌ ĐẠO

JEANNE D’ARC (NGÃ SÁU CHỢ LỚN)
: 116A Hùng Vương, Phường 9, Quận 5.

: 38557616.


Giờ Thánh Lễ:

Chúa Nhật : 5g00; 7g00; 9g00; 16g00

Chầu Thánh Thể : 15g15

Ngày thường : 5g00; 17g00

Thứ Bảy đầu tháng: Giờ Thánh: 11g00 – 12g00

Giờ Giải Tội: Sau Thánh lễ, ai muốn xưng tội, xin trình Linh mục được rõ.


Số 54 (Năm thứ 5) Tháng 10, 2013

Sáu tháng tại nhiệm đầu tiên

của Đức Thánh Cha Phanxicô
Ngày 13 tháng 9 vừa qua là ngày Đức Phanxicô thi hành thừa tác vụ Phêrô được đúng 6 tháng. Nhân dịp này, một số nhận định sau đây đã được viết về ngài.

Một nhân cách phong phú và phức tạp

Elise Harris của CNA/EWTN News cho rằng phong cách đặc biệt của Đức Phanxicô mỗi ngày mỗi rõ nét hơn và phần đông đồng ý rằng phong cách ấy nhấn mạnh nhiều tới bản chất mẫu thân và từ ái của Giáo Hội. 
Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà phân tích Châu Mỹ La Tinh Alejandro Bermudez: “Tôi nghĩ ngài muốn chứng tỏ một cách đầy ý thức khía cạnh mẫu thân và từ ái của Giáo Hội, một khía cạnh vừa hết sức thực ... vừa hay bị lãng quên. Tôi nghĩ đó là một trong các đặc điểm định tính của triều đại ngài”.
Bermudez hiện là giám đốc điều hành của CNA và phụ trách một số chương trình truyền hình bằng tiếng Tây Ban Nha cho EWTN. Ông từng là bình luận gia khách về các vấn đề tôn giáo cho tờ New York Times và là phóng viên Châu Mỹ La Tinh cho tờ National Catholic Register. Ông cũng là tác giả cuốn sách mới xuất bản tựa là “Đức GH Phanxicô: Người anh em ta, Người bạn của ta” gồm các bài phỏng vấn, suy tư của người cùng trang lứa, của các giáo sư và bằng hữu thân thiết với Đức Giáo Hoàng trước khi ngài được bầu.
 
Là người vốn quen biết với Đức Phanxicô lúc ngài còn là TGM Buenos Aires, Bermudez cho biết: sáu tháng đầu tiên trong ngôi vị giáo hoàng “cho thấy nhân cách của Đức Phanxicô phong phú và phức tạp xiết bao... Ngài có khả năng tự xác định mình mà không cần phải so sánh với các vị tiền nhiệm. Phanxicô tự xác định ngài là Phanxicô”.
 
Tuy nhiên, dù nhân cách này vẫn “liên tục một cách đáng kể với con người chúng tôi từng biết trong tư cách Hồng Y Bergoglio” như đích thân gọi điện thoại cho những người không quen biết để an ủi, chào thăm hay khuyến khích họ, theo Bermudez, nó cũng đã có nhiều thay đổi từ ngày ngài ngồi vào Tòa Phêrô.
Một trong những thay đổi có ý nghĩa nhất là “năng lực và niềm phấn khởi của ngài khi gặp gỡ người ta. Trước đây, ngài là người không được thoải mái mấy với đám đông”. Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro đầu mùa hè này, ngài “là một người hoàn toàn khác, một cách tốt đẹp, theo nghĩa: ngài hết sức thoải mái với đám đông, không giống như trong quá khứ”.
 
Không những thế, ngài còn làm gương cho nhiều người cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Theo Bermudez, ngài là tu sĩ Dòng Tên “từ đầu đến chân, trăm phần trăm Inhã, nghĩa là trung thành với truyền thống linh đạo của Thánh Inhã thành Loyola”. Chính Dòng này đã phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, từng được mạc khải cho Thánh Nữ Margaret-Mary Alocoque đầu thập niên 1600.
 
Theo Bermudez, Dòng Tên “coi trái tim như trung tâm con người nhân bản, một trái tim cần được biến đổi và cần được canh tân hoàn toàn”.
 
“Việc biến đổi trái tim này làm Kitô hữu trở thành trái tim của Giáo Hội, và khi trái tim Giáo Hội được biến đổi, Giáo Hội trở thành trái tim của thế giới, có khả năng biến đổi thế giới”.
 
Bermudez giải thích rằng việc biến đổi này không phát triển “theo một tuyến thời gian cứng ngắc”. Nghĩa là một khi người Công Giáo biến đổi, thì Giáo Hội sẽ biến đổi và chỉ sau đó, thế giới mới biến đổi. Đúng hơn, Dòng Tên coi diễn trình biến đổi này là một diễn trình đồng thời, trong đó, “mọi thay đổi trong trái tim con người đều được phản ảnh trong các thay đổi của Giáo Hội, và các thay đổi trong Giáo Hội được phản ảnh trong các thay đổi của thế giới”.
 
Phương thức đó đã được thấy rõ trong cả tư duy lẫn thực hành mục vụ của Đức HY Bergoglio và là điều mỗi ngày mỗi được thấy rõ hơn nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. “Ngài là người hoàn toàn xác tín rằng bất cứ cuộc cải tổ Giáo Hội nào cũng bắt đầu bằng việc biến đổi trái tim”.
 

Hai điều mới mẻ lớn lao

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhân dịp này, nói tới 2 điều mới lạ lớn lao của Đức Phanxicô: chọn tên Phanxicô và việc chấm dứt chính sách qui Âu Châu của Giáo Hội. 


Chính Đức Tân Giáo Hoàng đã giải thích lý do của việc chọn tên Phanxicô: để tập chú vào người nghèo. Còn về sự kiện không-Âu Châu, cha Lombardi cho hay: “Điều này được nhìn một cách tích cực như là việc mở rộng chân trời. Ta thấy điều này cách đặc biệt trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới” trong đó, phong cách của Đức Phanxicô là phong cách “mục vụ, phương thức giao tiếp với con người là phương thức trực tiếp và ngôn ngữ của ngài là ngôn ngữ đơn giản”.
 
Mọi vị giáo hoàng đều có tính phổ quát, “dù việc bầu một giáo hoàng xuất thân từ một lục địa khác, trên thực tế, vẫn mang tới một điều gì đó đặc biệt trong phong cách, trong viễn tượng nhìn, và đó là điều toàn thể Giáo Hội mong muốn”.
 
Phát ngôn viên Tòa Thánh cũng nói tới cung cách Đức Phanxicô vươn tay ra với những ai “đã ra xa lạ” với Giáo Hội. Cha cho hay: “Phong thái, ngôn ngữ trực tiếp của Đức Giáo Hoàng, các thái độ của ngài, cả nét mới mẻ trong lối sống của ngài nữa, đã khiến người ta xúc động sâu xa và tạo nên chú ý và hứng khởi lớn lao”.
 
Cha Lombardi cũng nhấn mạnh rằng phía đàng sau sự tò mò, còn có một yếu tố sâu xa lôi cuốn mọi người, đó là “Sự kiện Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới một Thiên Chúa tình yêu, một Thiên Chúa xót thương, một Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, Đấng mà ngài đề cập tới với một dạ khiêm cung”.
 
Về cuộc cải tổ giáo triều, Cha Lombardi cảnh giác ta không nên quá chú trọng tới những cải tổ về cơ cấu. “Điều quan yếu là cuộc cải tổ muôn thuở về sinh hoạt Giáo Hội và về phương diện này, Đức GH Phanxicô, qua gương sáng của ngài, qua nền linh đạo của ngài, thái độ khiêm nhường và sự gần gũi của ngài, chắc chắn muốn đem ta gần lại Chúa Giêsu, ngài muốn biến ta thành một Giáo Hội lữ hành, gần gũi với nhân loại ngày nay, nhất là nhân loại đau khổ, đang cần biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa”.
 

Sức mạnh thiên nhiên 

John L. Allen Jr của tờ National Catholic Reporter, sau khi kể hàng loạt các điều “nhất” và thành tích của Đức Phanxicô trong suốt 6 tháng qua, đã đi đến nhận định sau: “Không thể lầm lẫn nữa: Đức Phanxicô là một hiện tượng, một sức mạnh thiên nhiên nâng cao hoài mong, đảo lộn tiên đoán, tạo ra chiều hướng khả thể mới, khiến người ta cứng lưỡi, và trong một số giới, gia tăng lo lắng, tất cả chỉ trong vòng nửa năm trời ngắn ngủi”. 


Allen đồng ý với Bermudez khi cho rằng những ai từng quen biết với Đức HY Bergoglio hồi ngài còn ở Buenos Aires, hẳn phải ngạc nhiên lúc gặp lại ngài trong tư cách Giáo Hoàng. Vì theo họ, nay ngài thật thoải mái trên diễn đàn công.
 
Thực vậy, lúc còn ở Buenos Aires, Đức HY Bergolio nổi tiếng là người không thân thiện với giới truyền thông, càng tránh được truyền thông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Người ái mộ ngài thì gọi đó là khiêm nhường. Người phê phán thì bảo ngài “đáng nản” hay “xám ngắt”. Nói gì thì nói, khía cạnh đó đã trở thành “phong cách”.
 
Thành thử thấy ngài chiếm được lòng người một cách “vũ bão”, đến độ khiến đám đông ở Ba Tây “loạn cuồng” gần như muốn cưỡng đoạt đoàn xe hộ tống ngài, muốn “săn đuổi” ngài như các thiếu nữ săn đuổi Justin Bieber trong buổi hòa nhạc, làm cho bằng hữu cũ và thân nhân của ngài ngỡ ngàng như được “mạc khải” điều gì hoàn toàn mới lạ!
Em gái duy nhất còn sống là Maria Elena Bergoglio, trong một cuộc phỏng vấn của tờ National Catholic Reporter hồi giữa tháng Tư, cho rằng “Anh tôi gần gũi với dân chúng Á Căn Đình ở đây, nhưng hôm nay hình như anh ấy còn gần gũi hơn nữa và có khả năng diễn tả tâm tình một cách hay ho hơn nhiều, điều mà tôi cho là nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp”.
 
Giải thích thế nào thì giải thích, các chính khách và những người tăm tiếng đều ước mong có được sức lôi cuốn của Đức Phanxicô. Nguyên việc ngài lôi cuốn hơn 3 triệu người tới bãi biển Copacabana của Ba Tây hồi tháng Bẩy cũng đã phá tan các kỷ lục của Rolling Stones rồi.
 
Và cũng như Bermudez và cha Lombardi, Allen cho rằng Đức Phanxicô là người của trái tim. Từ được ngài dùng nhiều nhất trong sáu tháng qua là “hân hoan” (hơn 100 lần), tiếp theo là từ “thương xót” (gần 100 lần). Ngài lấy lòng thương xót làm tâm điểm cho bài giảng lễ đầu tiên tại nhà thờ giáo xứ Thánh Anna tại Vatican (17 tháng Ba) và đã lặp lại nó trong buổi đọc kinh Truyền tin cùng ngày. Ngài bảo: “Đối với tôi, và tôi xin khiêm cung nói điều này, sứ điệp mạnh mẽ nhất của Chúa là lòng thương xót”. Lòng thương xót này phản ảnh trong chính huy hiệu của ngài
 Miserando atque eligendo (xót thương và tuyển chọn). Huy hiệu này khiến ngài rất mộ mến và thực hành bí tích giải tội. 
Người ta tin rằng cuộc cải tổ của Đức Phanxicô mà ai cũng mong chờ sẽ biến Giáo Hội Chúa Kitô thành một Giáo Hội biết xót thương và cảm thông.
 

Không bị nuốt trửng bởi chức vụ

Người điểm sách của tờ Catholic Herald ở London là Francis Phillips, sau khi kể ra một số cử chỉ ngoại thường của Đức Phanxicô, đã có nhận định sau: ngài là “người không bị nuốt trửng bởi chức vụ và là người có cách riêng để thổi sinh khí mới vào chức vụ cổ kính, nạm đầy truyền thống này. Các đặc điểm này khiến Đức Giáo Hoàng dễ đến với tâm trí người bình thường... chúng đem lại cho thế giới và cho hàng ngũ giáo dân Công Giáo một cái nhìn mới mẻ về người đứng đầu cộng đồng tôn giáo lớn nhất thế giới”. 


Phillips thích lối nói ứng khẩu của Đức Phanxicô dù có vì thế mà ngài hay bị báo chí thế tục giải thích sai. Bài xã luận của tờ Telegraph ở London chẳng hạn, khi nhận xét về lá thư ngài gửi cho tờ La Republica trong đó, ngài nói rằng lòng xót thương của Thiên Chúa áp dụng cho cả người vô thần nếu họ chịu theo tiếng lương tâm của họ, đã cho rằng chủ trương này quả là Tin Mừng biết điều (Gospel of niceness). Hình như họ không chịu đọc câu sau chữ “nếu”.







TIN TỨC
GIÁO XỨ :

  • Thứ bảy ngày 14/9, lễ Suy Tôn Thánh Giá, bổn mạng hội Dòng Mến Thánh Giá, cha xứ đã dâng lễ và cùng với giáo dân hiệp thông cầu nguyện cho các sơ.

  • Chúa nhật ngày 15/9, các sơ Dòng Mến Thánh Giá cùng các anh chị huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể đã tổ chức buổi Vui Trung Thu cho các em thiếu nhi.

  • Chiều thứ năm ngày 19/9, thánh lễ Tết Trung Thu đã diễn ra, cha xứ và mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện cho các em thiếu nhi.


GIÁO PHẬN :

  • Từ 19g đến 20g thứ bảy ngày 7/9, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cùng với nhiều linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân đã đến Nhà thờ chính tòa Sài Gòn tham dự Giờ Chầu Thánh Thể cầu nguyện cho hòa bình thế giới nói chung và cho Syria cùng toàn vùng Trung Đông nói riêng theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, do linh mục Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ sự và linh mục Phêrô Đỗ Duy Khánh hướng dẫn suy niệm cầu nguyện.

  • Hiện nay, sức khỏe của ĐHY đang hồi phục rất khả quan. Việc chữa trị và phục hồi đạt được kết quả như ý muốn như vậy chính là nhờ lời cầu nguyện cũng như sự quan tâm nâng đỡ của cộng đoàn Dân Chúa trong và ngoài nước. Vì thế, ĐHY thường hay bộc lộ niềm tri ân chân thành đến tất cả mọi người. ĐHY chia sẻ với những người đến thăm ngài rằng: ngài muốn cám ơn tất cả những người đã lo lắng, chăm sóc, cầu nguyện cho ngài.

  • Lúc 9g15 sáng thứ hai ngày 9/9, phái đoàn lãnh sữ Mỹ ở TP.HCM - gồm bà Tân lãnh sự Rena Bitter, bà Trợ tá lãnh sự Nguyễn Thị Tường Nhi và nhân viên đặc trách Việt Nam vụ Eric A. Jordan - đã đến thăm ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn tại Trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM. Tiếp đón phái đoàn lãnh sự Mỹ, ngoài ĐHY còn có linh mục chánh văn phòng tòa giám mục Hồ Văn Xuân, linh mục Nguyễn Anh Tuấn và linh mục Nguyễn Duy.

  • Sau khi 24 Chủng sinh năm Dự bị khóa 8 và 19 Chủng sinh năm Dự bị khóa 9 của Tổng Giáo phận TPHCM (TGP) đã nhập trường cách đây 2 tuần, Thánh lễ khai giảng niên khóa 2013 - 2014 dành cho các Chủng sinh dự bị này đã được long trọng cử hành vào sáng ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9/2013 tại Hội trường lớn của Trung tâm mục vụ TGP.

  • Bắt đầu từ ngày 1/10/2013 cho đến ngày 15/1/2014, một cuộc trưng bày tem với chủ đề "ĐỨC TIN CÔNG GIÁO" của nhà sưu tập tem Phêrô Nguyễn Chí Từ Uyên sẽ được tổ chức tại Nhà Truyền Thống Tổng Giáo phận TPHCM - số 6 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.


GIÁO HỘI :
VIỆT NAM :

  • Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam (HDGMVN) các số 36, 37, 38, 39 (tgpsaigon.net/baiviet-tintuc).

  • Ngày 1/9, Ủy Ban Giáo Dục trực thuộc HĐGM Việt Nam đã gửi thư cho các học sinh – sinh viên Công giáo nhân dịp khai giảng năm học mới.

  • Tinh thần hiệp nhất – sức mạnh vô hình làm nên dáng đứng giáo đoàn Vinh suốt hàng trăm năm lịch sử – đã được tái hiện sinh động xuyên suốt Thánh lễ tấn phong Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh Phêrô Nguyễn Văn Viên, vừa được cử hành trọng thể tại Quảng trường Toà Giám Mục Xã Đoài vào sáng ngày 4/9/2013.

  • Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã gửi thư chức mừng Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

  • Hiệp Thông, bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vừa phát hành số 78 (tháng 9 & 10 năm 2013).

  • Vào lúc 8g sáng thứ sáu ngày 6/9, tại Nhà thờ chính tòa Sơn Lộc, thuộc xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã diễn ra Thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa - Đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long. Tham dự Thánh lễ có các Đức giám mục của 20/26 giáo phận trong cả nước, đặc biệt có Đức Tổng giám mục Léopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam. Ngoài ra còn có quý Đức ông, quý cha Tổng đại diện, quý Bề trên các Dòng tu, quý cha Giám đốc và quý cha giáo các Đại chủng viện cùng với hơn 300 linh mục triều và dòng, đông đảo nam nữ tu sĩ và giáo dân trong cũng như ngoài giáo phận và thân nhân, bạn hữu của Đức tân giám mục.

  • Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông đã liên tiếp trình bày những diễn tiến xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh, với giọng điệu gay gắt. Nhiều anh chị em giáo dân cảm thấy hoang mang, không biết thật hư thế nào. Trước tình hình đó Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, đã gửi thư chung cho cộng đoàn dân Chúa. Bên cạnh đó Linh mục đoàn Giáo phận Vinh cũng đưa ra những tuyên bố để bảo vệ sự thật.

  • Thứ hai ngày 16/9, thánh lễ kỷ niệm 11 năm ngày về với Chúa của Đấng Đáng Kính – Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã diễn ra tại Nhà thờ Chánh toà Đức Bà Sài Gòn.

  • Ngày 18/9, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, cũng đã gửi thư cho các giám mục trong HĐGM Việt Nam và mong tất cả mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận Vinh trong hoàn cảnh hiện tại.


HOÀN CẦU :

  • Từ ngày 30/8 đến ngày 6/9, một tuần lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Syria do sáng kiến của Hội giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo hội lâm nguy” (tiếng Đức: Kirche In Not - KIN) đã diễn ra tại 17 quốc gia có trụ sở của Hội này.

  • Theo mong muốn của Quốc vương Jordan Abdullah II, một Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đã được tổ chức trong hai ngày 3-4/9 tại Amman, thủ đô của Jordan. Hội nghị đề cập đến nhiều vấn đề các Kitô hữu Ả Rập đang phải đối mặt: chiến tranh, đánh bom, nạn bắt cóc, xúc phạm tôn giáo, di cư... Đây là cơ hội để tiếng nói của các Giáo hội Đông phương được lắng nghe hơn trên trường quốc tế, vào lúc đang có mối lo ngại về một cuộc xung đột lớn trong khu vực với bối cảnh là Syria.

  • Nhân dịp khởi đầu năm mới 5774 của Do Thái giáo (Rosh Hashanah, nhằm ngày 4/9/2013), ĐTC Phanxicô đã tiếp các nhà lãnh đạo Do Thái tại Vatican hôm thứ hai ngày 2/9. ĐTC đã chúc người Do Thái trên toàn thế giới một năm mới bình an và tốt đẹp, đồng thời ngài kêu gọi gia tăng đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo trên thế giới và chống lại não trạng chính thống cực đoan trong bất kỳ niềm tin nào.

  • Thứ bảy ngày 7/9, tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 7 giờ tối đến nửa đêm (giờ Roma), đã diễn ra buổi chầu Thánh Thể cầu nguyện hòa bình cho quốc gia Syria thân yêu và cho mọi nơi trên thế giới đang có xung đột và bạo lực. Cũng trong ngày này toàn Giáo hội ăn chay cầu nguyện theo chỉ thị của ĐTC.

  • Đức Cậy, có lẽ ít được hiểu rõ hơn đức Tin và đức Mến. Không nên nhầm lẫn đức Cậy (nhân đức Hy vọng) với sự lạc quan của con người đây là một nhân đức chứ không phải chỉ là một trạng thái tinh thần. Đối với Kitô hữu, nhân đức Hy vọng là chính Đức Giêsu được cá vị hóa trong Bí Tích Thánh Thể và trong Lời Chúa. Đó là cốt yếu những điều ĐGH Phanxicô nói trong Thánh lễ sáng ngày 9/9 tại nhà khách Santa Marta ở Vatican.

  • Sáng hôm thứ ba ngày 10/9, tại Đại sảnh Bologna ở Dinh Tông toà, ĐTC Phanxicô đã chủ toạ cuộc gặp gỡ tất cả các vị đứng đầu các cơ quan trong giáo triều Roma, Chủ tịch Phủ Giáo hoàng và Đức hồng y Giám quản Roma. Cuộc gặp gỡ này nhằm lắng nghe những nhận xét và góp ý của các vị cao cấp nhất trong giáo triều Roma và các cộng sự viên chính của giáo hoàng.

  • Một bức thư ngỏ do ĐTC Phanxicô viết để trả lời một loạt các câu hỏi mà Eugenio Scalfari - phóng viên của nhật báo La Repubblica - đặt ra cho ngài, đã liên tục trở thành tiêu đề cho báo giới. Một trong những vấn đề được ĐTC đào sâu đó là chân lý: Có sự thật tuyệt đối không? Và nếu có, làm thế nào chúng ta có thể biết được sự thật này? Đâu là hậu quả của việc trả lời cách này hay cách khác?

  • Cư dân Damascus đã tỏ ra tin tưởng hơn sau khi chính quyền Syria đồng ý đặt kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế, Đức Tổng giám mục Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh ở Syria đã cho biết. Sứ thần Toà Thánh còn cho biết thêm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria vào thứ bảy 7/9 do ĐTC Phanxicô kêu gọi đã được đón nhận rất tích cực. “Mọi người đều nhiệt tình tham gia, từ các Kitô hữu đến các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Sáng kiến ​​này được đánh giá rất cao”.

  • Hôm thứ hai 16/9, vào lúc 10 giờ sáng, ĐTC Phanxicô với tư cách giám mục Roma đã gặp gỡ các linh mục của giáo phận Roma tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, theo đề nghị của ĐTC, ĐHY Agostino Vallini - giám quản giáo phận - đã gửi cho các linh mục một bài suy tư của ĐTC viết vào năm 2008 khi ngài còn là Hồng y Bergoglio.

  • Khiêm nhường và yêu thương là những đặc điểm không thể thiếu của những người lãnh đạo; và các công dân, đặc biệt là người Công giáo, không thể thờ ơ với chính trị. Đó là nội dung chính bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ hai 16/9 tại Nhà khách Santa Marta.

  • Hôm 17/9, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ của ĐTC Phanxicô đến Assisi ngày 4 tháng 10 sắp tới. Trong dịp này, ĐTC sẽ đến viếng mộ Thánh Phanxicô và mộ Thánh Clara. Ngài cũng sẽ gặp những người nghèo và giới trẻ.

  • ĐTC Phanxicô đã gửi một thư riêng cho ngài Ahmed al-Tayyeb, vị đại Imam của Đại học Hồi giáo al-Azhar, một trong những cơ sở danh tiếng nhất của phái Hồi giáo Sunni trong thế giới Ả Rập. Một thông báo chính thức của Đại học này đã cho biết như trên và nói rằng lá thư của ĐGH bày tỏ lòng tôn trọng đối với Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo”. Thông báo cũng hy vọng sẽ có những nỗ lực nhằm thúc đẩy “sự hiểu biết giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo trên thế giới, để kiến tạo hòa bình và công lý”.

  • Trong buổi tiếp chung hôm thứ tư 18/9, một lần nữa ĐTC lại đưa ra lời kêu gọi cho hòa bình, đặc biệt là ở Syria. Ngài lặp lại rằng cuộc xung đột ở Syria chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán và tái khẳng định cần phải hành động cho một giải pháp ngoại giao và chính trị.

  • Sáng thứ tư 18/9, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cổ võ Tân Phúc âm hoá đã chủ trì cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Tòa Thánh để giới thiệu “Ngày Giáo lý viên” với chủ đề “Giáo lý viên, chứng nhân đức tin” sẽ diễn ra vào ngày 28-29/9 tại Roma. Tham gia buổi họp báo còn có Đức Tổng giám mục Jose Octavio Ruiz Arenas, Thư ký và Đức ông Graham Bell, Phụ tá thư ký của Hội đồng này.

  • Trong buổi tiếp kiến chung các tân giám mục quy tụ về Roma diễn ra tại Dinh Tông Tòa vào trưa hôm 19/9, ĐTC Phanxicô đã lấy lời căn dặn của Thánh Phêrô để nhắn nhủ các giám mục: “Anh em hãy chăm sóc đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em” (1Pr 5,2) và nhắc nhớ rằng “chúng ta được gọi làm mục tử không vì chúng ta mà do Thiên Chúa, và không để phục vụ chúng ta nhưng phải phục vụ đoàn chiên đã được giao phó cho chúng ta chăm nom, phục vụ bằng cả cuộc đời theo gương Đức Kitô, người Mục tử nhân lành”. ĐTC đặt câu hỏi: “Chăm sóc đoàn chiên thường xuyên và hằng ngày” nghĩa là gì? Từ câu hỏi đó, ĐTC đã nói lên ba suy tư về sứ vụ mục tử: quảng đại, đồng hành và gắn bó với đoàn chiên của mình.

  • Ấn phẩm đầu tiên về ĐTC Phanxicô đã được tạp chí “La Civiltà Cattolica” công bố và 16 tạp chí của Dòng Tên trên thế giới đã đồng loạt xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngày 19/9, tuần báo Công giáo “America” ở Hoa Kỳ đã phát hành ấn bản điện tử Anh ngữ và linh mục Matthew Malone, S.J., Tổng biên tập “America” đã đồng ý để trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam chuyển ngữ và sử dụng ấn phẩm này.

  • Từ ngày 19-21/9 tại Roma đã diễn ra một Hội nghị về Gia đình do Hội đồng Toà Thánh về Gia đình và Hiệp hội Luật gia Công giáo Italy đồng tổ chức tại Đại học giáo hoàng Urbaniana với chủ đề “Quyền gia đình và những thách đố của thế giới hiện nay”. Hội nghị này cũng được tổ chức Linh mục phò sự sống tài trợ.

  • Trong Thánh lễ kính Thánh Matthêu – Tông đồ và Tác giả sách Tin Mừng–, ĐTC Phanxicô đã tập trung điểm nhấn của bài giảng bằng chiêm niệm khoảnh khắc Đức Giêsu đoái thương nhìn đến Matthêu và mời gọi ông theo Ngài (x. Mt 9, 9-13).

  • Sáng Chúa nhật 22/9, ĐTC đã gặp gỡ 20.000 công nhân và gia đình tại Calgaliari, thủ phủ của đảo Sardinia. Ngỏ lời với giới công nhân, ĐTC đã mạnh mẽ bênh vực phẩm giá và quyền có công ăn việc làm. Bên cạnh đó ĐTC Phanxicô tố cáo hệ thống kinh tế tôn thờ tiền bạc và lợi nhuận hơn là con người.

(Xin xem thêm tin tức trên website: tgpsaigon.net, hdgmvietnam.org ngoài ra mọi người có thể xem thêm các clip về Giáo Hoàng trên youtube chính thức của toà thánh Vaitcan: youtube.com/user/vatican)





Lịch phụng vụ của Đức Thánh Cha

từ tháng 9 đến tháng 11

Tháng 9

22, Chúa nhật: viếng thăm mục vụ Cagliari và Đền thánh Đức Mẹ Bonaria.

29, Chúa nhật – Chúa nhật 26 thường niên: Thánh lễ lúc 10g30 tại Quảng trường Thánh Phêrô, nhân Ngày giáo lý viên.

30, thứ Hai: chủ toạ Mật nghị hồng y thông thường vào lúc 10 giờ về một số vụ án phong thánh.

Tháng 10

4, thứ Sáu: viếng thăm mục vụ Assisi.

12, thứ Bảy: kinh nguyện kính Đức Mẹ lúc 17g tại Quảng trường Thánh Phêrô.

13, Chúa nhật – Chúa nhật 28 thường niên: Thánh lễ lúc 10g30 tại Quảng trường Thánh Phêrô, nhân Ngày Thánh Mẫu.

27, Chúa nhật – Chúa nhật 30 thường niên: Thánh lễ lúc 10g30 tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân Ngày Gia đình.

Tháng 11

1, thứ Sáu – Lễ Các Thánh: Thánh lễ lúc 16 giờ tại Nghĩa trang Verano.

2, thứ Bảy – Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời: Cầu nguyện cho các Đức Giáo Hoàng đã qua đời, lúc 18 giờ tại hầm mộ Vương cung thánh đường Vatican.

4, thứ Hai: Thánh lễ cầu nguyện cho các hồng y và giám mục đã qua đời trong năm, vào lúc 11g30 tại Vương cung thánh đường Vatican.

24, Chúa nhật – Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ: Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, lúc 10g30, tại Quảng trường Thánh Phêrô.





GƯƠNG THÁNH NHÂN

THÁNH SIMÊON

8 - 10

Cụ Simêon thánh thiện sống vào thế kỷ thứ nhất. Trong sách Phúc âm theo Thánh Luca, nơi chương 2, chúng ta đọc thấy khi Đức Maria và Thánh Giuse đem Hài Nhi Giêsu vào đền thánh Giêrusalem, các ngài gặp thấy cụ Simêon. Thiên Chúa đã hứa với cụ già thánh thiện này rằng trước khi về trời, cụ sẽ được chiêm ngưỡng Đấng Mêsia, Đấng Cứu Độ trần gian. Nhưng Simêon không được biết khi nào thì sự việc xảy ra.


Được Thánh Thần thúc đẩy, cụ Simêon vào đền thờ Giêrusalem đang lúc Đức Maria và Thánh Giuse dâng Hài Nhi Giêsu trong đền thánh. Simêon nhìn vào đôi mắt của Hài Nhi Giêsu và cảm thấy một niềm vui dâng lên trong lòng. Mắt cụ ngời sáng. Simêon bồng ẵm Chúa Hài Nhi trên tay rồi dâng lên và nguyện rằng: “Giờ đây, lạy Chúa, xin để con được ra đi bình an. Chính mắt con đã trông thấy Đấng Cứu Độ trần gian mà Chúa đã dành sẵn cho dân Chúa” (Lc 2,29-31).
Đức Maria và Thánh Giuse đưa mắt nhìn nhau. Các ngài im lặng đến kinh ngạc. Sau đó, cụ Simêon hướng về phía Đức Maria. Đôi mắt cụ trở nên u buồn và cụ khẽ nói với Đức Mẹ: “Phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà!” (Lc 2,35). Lúc ấy, Mẹ Maria không hiểu lời cụ Simêon nói mang ý nghĩa gì. Mẹ chỉ nài xin Thiên Chúa ban cho được thêm can đảm.
Cụ già Simêon thánh thiện đã nhận được ân sủng Thiên Chúa hứa ban. Cụ vẫn vui mừng cảm tạ Thiên Chúa ngay cả khi Thánh Gia đã trở về quê nhà.

Chúng ta hãy bắt chước gương Thánh Simêon luôn luôn tín thác vào Thiên Chúa. Bằng cách chăm chỉ đọc Kinh Thánh và mở lòng ra cho Chúa Thánh Linh hoạt động trong đời sống của mình, chúng ta sẽ có thể nên thánh. Như Thánh Simêon, chúng ta hãy vững tin rằng hết thảy mọi lời Thiên Chúa đã hứa sẽ được thực hiện vào thời điểm Người muốn.





THÁNH PHANXICÔ BORGIA

3 - 10

Thánh Phanxicô Borgia sinh năm 1510 gần thành phố Valenxia, nước Tây Ban Nha. Người chú của Phanxicô, là Tổng giám mục thành Saragossa, đã trực tiếp giáo dục ngài. Phanxicô Borgia cảm thấy có ơn gọi sống bậc tu trì, nhưng ngài nhanh chóng bị lôi cuốn vào cơn lốc những cuộc hẹn hò xảy ra nơi cung đình của vua Carôlô V. Vào năm 1529, Phanxicô Borgia kết hôn với Êlêanor Castrô. Đôi vợ chồng trẻ sống rất hạnh phúc và họ có với nhau tất cả tám người con.


Năm 1539, Isabella, người vợ yêu quý của nhà vua, qua đời sau một thời gian ngắn chịu bệnh. Trong ngày lễ an táng hoàng hậu, khi nhìn thấy thân xác thối rữa của Isabella, Phanxicô Borgia đã giật mình. Ngài nhận thấy sao cuộc đời trôi qua nhanh quá; và thánh nhân bắt đầu suy tưởng về đời sống vĩnh cửu trên thiên đàng.
Phanxicô Borgia trở thành cố vấn cho nhà vua; và sau đó làm phó vương Catalônia. Khi thân phụ qua đời năm 1543, Phanxicô lên nhận nhiệm vụ của cha là công tước xứ Ganđia và là trưởng tộc họ Borgia.
Năm 1546, người vợ yêu quý của Phanxicô Borgia qua đời, sau mười bảy năm sống hạnh phúc bên nhau. Phanxicô buồn khổ cùng cực vì sự mất mát, chỉ biết tìm an ủi trong lời cầu nguyện và các bí tích. Năm 36 tuổi, Phanxicô Borgia quyết định xin gia nhập dòng Tên. Ngài để gia tài lại cho người con trai; và năm 1550, Phanxicô được thụ phong linh mục. Cha Phanxicô Borgia du lịch vòng quanh Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thuyết giảng cho từng đám đông người đến nghe ngài. Chính vị sáng lập dòng Tên, Thánh Inhaxiô Lôyôla, đã trao cho Phanxicô Borgia chức vị lớn lao trong dòng. Năm 1565, Phanxicô Borgia trở thành bề trên tổng quyền dòng Tên. Suốt bảy năm sau đó, Phanxicô Borgia thiết lập nhiều cơ sở mới cho dòng và khuyến khích các anh em trong dòng hãy tập trung vào việc truyền giáo tại các nước hải ngoại, kể cả Hoa Kỳ.
Sau chuyến kinh lý mục vụ khắp đất nước Tây Ban Nha vào năm 1572, Phanxicô Borgia mệt mỏi trở về Rôma. Phanxicô Borgia qua đời hai ngày sau đó, nhằm ngày 30 tháng 9. Vì luôn luôn hăng say làm việc để giúp cho hội dòng phát triển và lan rộng sang các quốc gia khác, Thánh Phanxicô Borgia thỉnh thoảng được người ta gọi là vị sáng lập thứ hai của dòng Tên. Ngài được tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1671.

Ngay từ độ tuổi thành niên, Thánh Phanxicô Borgia đã được người khác tín nhiệm và ủy thác cho những địa vị cao trọng. Thánh nhân đã thực hiện rất tốt công việc của mình vì ngài là người luôn sống đức tin và cầu nguyện. Chúng ta hãy bắt chước vị đại thánh này qua việc chu toàn thật tốt những gì được giao phó cho chúng ta thực hiện hàng ngày cũng như luôn hướng về đời sống mai hậu trên thiên đàng.


THÁNH HILARIÔN

21 - 10

Thánh Hilariôn sống vào thế kỷ thứ 4. Lúc rời bỏ quê nhà Palestina để đến học ở Ai Cập, thánh nhân vẫn chưa gia nhập Giáo hội Công giáo. Tại Ai Cập, Hilariôn học biết đức tin Công giáo, và chẳng bao lâu ngài được chịu phép thanh tẩy. Khi ấy, Hilariôn mới chỉ 15 tuổi. Sự kiện Hilariôn trở về với Giáo hội đã bắt đầu một hành trình vinh quang dẫn ngài đến gần Thiên Chúa hơn. Sau đó, thánh nhân lên đường tới thăm viếng Thánh Antôn tu rừng. (Chúng ta đã cử hành thánh lễ kính Thánh Antôn, Viện phụ ngày 17 tháng 1). Như Thánh Antôn, Hilariôn cũng muốn sống ở nơi thanh vắng để phụng sự Đức Chúa Giêsu, Đấng đã đến trần gian để yêu thương con người. Hilariôn lưu lại độ hai tháng với Thánh Antôn nhưng ở đây không có đủ bầu khí thinh lặng vì có quá nhiều người tìm đến với Thánh Antôn để xin ngài giúp đỡ. Không gặp được thứ bình an mình đang tìm kiếm, Hilariôn quyết định rời bỏ chỗ ấy. Sau khi phân phát hết tài sản cho người nghèo, Hilariôn tìm đến một nơi thanh vắng và sống ở đó như một ẩn sĩ.


Thánh Hilariôn cũng phải chiến đấu với nhiều cám dỗ. Đôi lúc dường như những lời cầu xin của ngài chẳng được Thiên Chúa ưng nhận. Tuy vậy, Thánh Hilariôn không để cho những cám dỗ này ngăn cản mình cầu nguyện cách chăm chỉ hơn.
Sau 20 năm sống trong sa mạc, vị ẩn tu thánh thiện này đã làm một phép lạ đầu tiên. Chẳng bao lâu nhiều người bắt đầu tìm đến túp lều của Hilariôn để xin ngài giúp đỡ. Cũng có nhiều người xin Thánh Hilariôn cho phép được lưu lại với ngài để học nơi ngài cách thức cầu nguyện và làm việc đền tội. Với lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn lao, vị thánh đã mời họ ở lại với mình. Nhưng sau cùng, khi được 65 tuổi, Thánh Hilariôn bắt đầu du lịch từ nước này sang nước kia để tìm bầu khí thanh bình và tĩnh lặng. Tuy nhiên, danh tiếng về các phép lạ mà Thánh Hilariôn đã làm do lòng thương xót đã luôn khiến nhiều đám đông người tìm đến với ngài. Vài năm trước khi về trời, Thánh Hilariôn đã tìm được sự thanh vắng mà ngài hằng ao ước; và Hilariôn cảm thấy thực sự được ở yên một mình với Thiên Chúa. Thánh Hilariôn qua đời năm 371, hưởng thọ 80 tuổi.

Khi chúng ta nghĩ rằng tha nhân và những hoàn cảnh sống chi phối việc kết hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện cùng thánh Hilariôn. Thánh nhân sẽ chỉ cho chúng ta cách thức tìm kiếm Đức Chúa Giêsu, dù cho đôi lúc cũng phải quan tâm tới tha nhân và những vấn đề khác.

LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 10-2013
Ý cầu nguyện:­­
- Ý chung: Cầu cho những ai đang gặp thử thách gian truân: Xin cho những ai đang gặp thử thách gian truân, đến mức muốn kết liễu cuộc đời, có thể cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa luôn kề cận bên mình.

- Ý truyền giáo: Cầu cho Ngày Thế giới Truyền giáo: Xin cho việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo giúp các Kitô hữu ý thức rằng mình không chỉ là những người đón nhận, nhưng còn là những người công bố lời của Thiên Chúa.


Tháng Mân Côi
Chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Tin Mừng, là một chuỗi tình yêu gồm những lời yêu thương chân thành và đơn sơ nhất : hãy nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những mầu nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi, những câu nài xin với Đấng đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế.
01-10 Thứ Ba. THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính.

02-10 Thứ Tư. Các thiên thần hộ thủ. Lễ nhớ.

03-10 Thứ Năm đầu tháng.

04-10 Thứ Sáu đầu tháng. Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ. Kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.

05-10 Thứ Bảy đầu tháng. Kiệu Đức Mẹ Maria.

06-10 CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III. Được kính trọng thể lễ Đức Mẹ Mân Côi.

07-10 Thứ Hai. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ.

09-10 Thứ Tư. Thánh Điônysiô, giám mục, và các bạn, tử đạo. Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục.

13-10 CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV.

14-10 Thứ Hai. Thánh Callistô I, Giáo Hoàng, tử đạo.

15-10 Thứ Ba. Thánh Têrêsa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

16-10 Thứ Tư. Thánh Hedviges, nữ tu. Thánh Margarita Alacoque, trinh nữ.

17-10 Thứ Năm. Thánh Ignatiô Antiôchia, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

18-10 Thứ Sáu. THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.

19-10 Thứ Bảy. Thánh Gioan Brêbeuf, linh mục, Thánh Isaac Jogues, linh mục, và các bạn, tử đạo. Thánh Phaolô Thánh Giá, linh mục.

20-10 CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Chúa nhật Truyền giáo.

23-10 Thứ Tư. Thánh Gioan Capestranô, linh mục.

24-10 Thứ Năm. Thánh Antôn Maria Claret, giám mục.

27-10 CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II.

28-10 Thứ Hai. THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

GÓC SUY TƯ

Nhớ Sài Gòn…


Mấy hôm Sài Gòn nắng oi ả, chạy xe trên phố giữa ban trưa, bất chợt bắt gặp từng chùm hoa bò cạp bên đường đong đưa trong gió, khoe sắc vàng rực mà chợt nghĩ, mai mốt đi xa chắc sẽ nhớ Sài Gòn lắm…

Nhớ Sài Gòn những ngày đầu trọ học, cứ nôn nao mong ngóng về một nơi xa xôi, nơi có nắng gió như thiêu như đốt. Tưởng chừng chỉ có miền quê khô cằn sỏi đá của tháng hè, lấm lem bùn đất của tháng mưa mới gieo vào lòng người nỗi nhớ chênh vênh. Vậy mà Sài Gòn với những sáng thong thả dạo công viên, những trưa tan trường ghé vội xe nước mía bên đường, những chiều tan sở lang thang cùng bạn thưởng thức bò bía lại hằn sâu vào ký ức đến thế…

Nhớ Sài Gòn những mùa Noel, cùng bạn bè hòa vào dòng người ngược xuôi trên phố, chỉ để ngắm phố phường, để cảm nhận không khí tưng bừng đang về mà lại thấy lâng lâng một niềm vui khó tả, một không khí rất riêng của Sài Gòn…

Nhớ những ngày đầu quen nhau, Sài Gòn mưa rả rích, che chung một chiếc áo mưa đến quán cà phê quen thuộc mà thấy ấm áp chi lạ! Cứ muốn giữ mãi khoảnh khắc êm đềm yêu thương. Nhớ em lo lắng mỗi lần hò hẹn “Mưa có đi chơi không anh?”. Và anh cười “Mưa anh vẫn đến!”…

Nhớ Sài Gòn những ngày giao mùa, cũng có tiết trời âm u như chực đổ mưa, gieo vào lòng người nỗi buồn hiu hắt không đâu, cũng có những sáng trời se lạnh, ra phố bắt gặp những chiếc áo dài duyên dáng trong chiếc áo ấm mùa đông sao đáng yêu quá đỗi, rồi bất chợt nhớ nhà, vội viết thư “Mùa này trời trở gió rồi mẹ nhỉ!”…

Sáng nay đi làm, qua con đường quen thuộc, bắt gặp những cánh phượng đỏ bắt đầu hé nở mới thấy thời gian trôi qua nhanh quá! Đã bao nhiêu năm sống ở Sài Gòn, vậy mà lần đầu thấy Sài Gòn sao gần gũi yêu thương, mới chợt sợ một ngày xa nơi này chắc sẽ nhớ nhiều lắm…


Gửi một người sắp trở thành

kẻ nghiện mưa Sài Gòn


Em hay bảo tôi rằng mưa Sài Gòn sẽ không sánh được với những ngày mưa quê em. Đó là những cơn mưa dầm dề, kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt, đủ để người ta chỉ muốn nằm co mình trong chăn trên giường và ngước nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa ào ạt, bất kể ngày đêm. Những cơn mưa lớn đến nỗi người đi đường chỉ lặng lẽ chạy xe dưới lớp áo mưa to ụ. Hay đám con gái trường em phải xắn cả vạt áo dài, tay cầm đôi dép rồi chạy ù từ ngoài sân vào trong lớp học.

“Như vậy mới là mưa” em kết luận với tôi một cách chắc nịch như vậy.

Nên em không thích những cơn mưa Sài Gòn chỉ lai rai từng giọt hay bất chợt đến rồi bất chợt đi. Có những hôm mây kéo đầy trời nhưng chỉ thoáng chốc đã lũ lượt bay đi, để lại sự nuối tiếc cho những kẻ đang khao khát chờ những cơn mưa. Em thèm một kiểu mưa khác, mạnh mẽ hơn, dai dẳng hơn.

Tôi chỉ mỉm cười…

Tôi sẽ không thể kể cho em nghe cái cảm giác một sớm mai thức dậy, khi Sài Gòn vừa qua một cơn mưa đêm, bước ra vườn và nghe mùi cỏ cây lẫn trong cái vị dịu nhẹ của hơi ẩm.

Tôi sẽ không thể vẽ ra cho em thấy một bầu trời trong xanh vòi vọi sau trận mưa rào, khi những tia nắng bắt đầu ló ra từ những đám mây và thả mình vào không trung.

Tôi sẽ không thể đưa em trở về những buổi chiều thời học sinh, khi tôi cùng đám bạn đạp xe dưới những cơn mưa mùa hạ. Trong tiếng mưa lẫn vào là tiếng cười đùa rạng rỡ.

Tôi sẽ không thể chở em đi trong một buổi chiều mưa nhàn nhạt, cho em thấy một Sài Gòn khác hơn trong những cơn mưa, một Sài Gòn chậm rãi hơn, bớt ồn ào hơn. Sài gòn với những quán ăn nằm nép mình bên đường, đủ để những kẻ chạy trốn cơn mưa có thể tấp vào và thưởng thức những món ăn còn nóng hổi, chờ cơn mưa qua.

Tôi vẫn chưa thể cùng em ngồi trong một quán café cũ kĩ, lắng nghe những tiếng hát ấm áp cất lên từ dàn loa và ngắm những giọt mưa buông mình bên khung cửa sổ. Ừ thì trời sẽ lạnh đó nhưng cốc cà phê rồi sẽ làm ấm hai trái tim vẫn chưa lành lặn sau những cuộc đổ vỡ.

Những khoảnh khắc ấy tôi sẽ chẳng thể nào nói cho em biết được. Không có một màu sắc hay bàn tay tài hoa nào có thể vẽ lại được những gam màu của cuộc sống, có chăng chỉ là ghi lại một phần nào đó thôi. Những điều ấy rồi em sẽ phải tự trải nghiệm cho mình mới có thể hiểu được vì sao những cơn mưa Sài Gòn dù ngắn nhưng người ta yêu, người ta quý, người ta trân trọng và có cả những người nghiện cái cảm giác nhìn những cơn mưa cứ đến rồi đi một cách vội vã, như tôi.



Rồi em sẽ yêu mưa Sài Gòn, tôi tin là như vậy. Những vẻ đẹp mộc mạc khó để nhận ra nhưng khi em bắt đầu chú ý thì rồi em sẽ yêu. Biết đâu đến một ngày, tôi sẽ mở email của mình và thấy một bức thư ở một nơi nào đó xa lắm, em sẽ bảo tôi rằng “Em nhớ mưa Sài Gòn quá, anh ạ!”. Khi ấy tôi sẽ không mỉm cười, mà thay vào đó tôi sẽ đàn và hát cho em nghe Tuổi Đá Buồn của Trịnh Công Sơn.

Gửi một người sắp trở thành kẻ nghiện mưa Sài Gòn.

NỤ CƯỜI THƯ GIÃN

Bài ấy là để đi ị !

Trong giờ giải lao ở rạp chiếu bóng, một người đàn ông vào toilet và nhìn thấy một thằng bé đứng khóc.
- Sao cháu khóc, ông ta hỏi.
- Cháu muốn đi tè, nhưng cái kia cao quá…
Ông nọ liền bế thằng bé lên độ cao cần thiết.
- Mẹ cháu vẫn tụt quần hộ cháu cơ – thằng bé nói giữa hai tiếng nức nở và ông nọ đành phải giúp thằng bé.
- Nhưng mẹ cháu còn hát một bài cho cháu cơ.
Ông nọ bèn khe khẽ hát: “Trăng tròn trăng sang… Bé múa ngoan ngoan…” Nghe vậy thằng bé thét lên: “Không phải bài ấy, bài ấy là để đi ị”.

Hạnh kiểm

Một cậu con trai than thở với bạn học:
- Tuần trước bà cô tao đưa giấy mời họp phụ huynh để khiển trách hạnh kiểm của tao.
Bạn học:
- Thế ba mày có đi không?
- Có!
- Đã đi rồi sao hôm nay mày còn cầm tờ giấy mời họp nữa?
Cậu con trai nhăn mặt:
- Đây là tờ giấy bà cô tao mời má tao!
Bạn học ngạc nhiên:
- Chi vậy?
Cậu con trai:
- À , ừ… thì giấy mời họp để bà cô tao than phiền về hạnh kiểm của… ba tao!



Ngày đau khổ nhất

Một cô bé được má dẫn đi dự đám cưới lần đầu tiên. Cô ngây thơ hỏi:
- Má ơi! Tại sao cô dâu lại mặc áo trắng trong ngày cưới vậy má?
Má cô giải thích:
- Tại vì màu trắng là màu vui mừng. Trong ngày cưới, các cô dâu đều mặc áo trắng, để tỏ cho mọi người biết, ngày đó là ngày vui nhất trong đời.
Cô bé buột miệng:
- Tội nghiệp chú rể, chú ấy mặc áo màu đen, chắc ngày cưới là ngày chú đau khổ nhất trong đời!
Má: !!!

1 + 1 bằng mấy?

Thầy giáo hỏi Tôm:
- 1+1 bằng mấy?
- Em không biết ạ.
- Em về nhà hỏi mọi người, mai cho thầy đáp án.
Tôm về nhà hỏi mẹ: “Mẹ ơi, 1+1 bằng mấy ạ?”. Người mẹ nghe xong câu hỏi, thiếu kiên nhẫn nói: “Đi ra ngoài ngay!”.
Tôm lại hỏi bố. Bố đang xem bóng đá. Đúng lúc Tôm hỏi thì bóng vào lưới, bố nói: “Ngon…”.
Tôm chạy đi hỏi anh trai đúng lúc anh ấy đang nói chuyện điện thoại với người yêu: “Anh ở tầng dưới đợi em nhé”.
Hôm sau, thầy giáo hỏi Tôm:
- 1+1= bao nhiêu?
- Đi ra ngoài ngay.
Thầy giáo bực quá tát Tôm một cái. Tôm lại trả lời:
- Ngon.
Không chịu nổi nữa, thầy quát:
- Đi ra ngoài ngay!
- Em đợi anh ở tầng dưới nhé!.








Каталог: sites -> default -> files -> Documents
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 145.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương