TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5



tải về 208.63 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích208.63 Kb.
#3687
1   2   3

 MỤC LỤC THÔNG ĐIỆP

 Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa [1-2]

 Chúng ta không dửng dưng đối với điều gì của thế giới này [3-6]

 Được liên kết do cùng một mối quan tâm [7-9)

 Thánh Phanxicô Assisi [10-12]

 Lời kêu gọi của tôi [13-16]

 CHƯƠNG I

 Điều đang xảy ra cho căn nhà của chúng ta [17-61)

 I. Sự ô nhiễm và thay đổi khí hậu [20-26)

 Ô nhiễm, rác rưởi và văn hóa gạt bỏ [20-22)

 Khí hậu như công ích [23-26]

 II. Vấn đề nước uống [27-31]

 III. Đánh mất sự đa dạng sinh vật [32-42]

 IV. Suy giảm phẩm chất đời sống con người và suy thoái xã hội [43-47)

 V. Bất công hoàn cầu [53-59)

 VI. Phản ứng yếu ớt [53-59]

 VII. Các ý kiến khác nhau [60-61]

 CHƯƠNG II

 Tin Mừng về sự sáng tạo [62-100]

 I. Ánh sáng do đức tin mang lại [63-64]

 II. Sự khôn ngoan của các trình thuật Kinh Thánh [65-75]

 III. Mầu nhiệm vũ trụ [76-83)

 IV. Sứ điệp của mỗi thụ tạo trong sự hòa hợp của toàn thể công trình tạo dựng [84-88]

 V. Một sự hiệp thông đại đồng [89-92]

 VI. Của cải để mưu ích cho mọi người [93-95]

 VII. Cái nhìn của Chúa Giêsu [96-100]

 CHƯƠNG III

 Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra [101-136]

 I. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính [102-105]

 II. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị [106-114]

 III. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời [115-136]

 Chủ thuyết duy tương đối thực hành [122-123]

 Cần thiết bảo vệ lao công [124-139]

 Canh tân sinh học từ nghiên cứu [130-136]

 CHƯƠNG IV

 Một nền môi sinh học toàn diện [137-162]

 I. Môi sinh học môi trường, kinh tế, xã hội [138-142]

 II. Môi sinh học văn hóa [143-146]

 III. Môi sinh học về đời sống thường nhật [147-155]

 IV. Nguyên tắc công ích [156-158]

 V. Công lý giữa các thế hệ [159-162]

 CHƯƠNG V

 Vài đường nét định hướng và hành động [163-201]

 I. Đối thoại về môi trường trong chính trị quốc tế [164-175]

 II. Đối thoại hướng về những chính sách quốc gia và địa phương [176-181]

 III. Đối thoại và minh bạch trong các tiến trình quyết định [182-188] 

IV. Chính trị và kinh tế trong đối thoại để đạt tới sự viên mãn của con người [189-198]

 V. Các tôn giáo trong cuộc đối thoại với khoa học [199-201]

 CHƯƠNG VI

 Giáo dục và linh đạo môi sinh học [202-215]

I. Nhắm đến một lối sống mới [203-208]

II. Giáo dục về liên minh giữa nhân loại và môi trường [209-215]

III. Hoán cải môi sinh học [216-232]

IV. Vui mừng và hòa bình [222-227]

V. Tình yêu dân sự và chính trị [228-232]

VI. Các dấu chỉ bí tích và nghỉ lễ [233-237]

VII. Chúa Ba Ngôi và tương quan giữa các thụ tạo [238-240]

VIII. Nữ Vương toàn thể thụ tạo [241-242]

IX. Đi xa hơn mặt trời [243-246]

 Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta

 Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo



Dịch từ bản tóm lược chính thức

của Hội Đồng Tòa Thánh ”Công lý và Hòa bình”.

TIN TỨC

GIÁO XỨ :

  • Đóng góp xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang là 60.000.000 đ và 100 USD.

  • Tin buồn: bác Giuse Phạm Văn Chưởng, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ qua đời, giáo xứ chia buồn cùng gia đình và cha sở dâng thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn của bác.

TỔNG GIÁO PHẬN :

  • Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành trọng thể Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTT) TGP, lúc 09g30 ngày 04/6/2015, tại Trung tâm Mục vụ TGP. Đồng tế với ngài có cha Tổng linh hướng GĐPTTT TGP Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng và 11 linh mục là linh hướng GĐPTTT các giáo hạt trong TGP.

  • “Linh mục, thừa tác viên của Lòng Chúa Thương Xót nơi bí tích Giải tội và Hôn phối” là chủ đề của Khoá Thường huấn linh mục năm 2015 được tổ chức tại Đại Chủng viện Thánh Giuse (ĐCV) từ sáng thứ Hai 8.6 đến hết thứ Tư 10.6.2015.

  • Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến Cha Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cha Inhaxiô lãnh nhận chức linh mục. Và thánh lễ kỷ niệm 40 năm linh mục, diễn ra vào lúc 17g30, ngày 15/6/2015, tại giáo xứ Gia Định.

  • Vào cuối Khoá Thường huấn Linh mục năm 2015, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã chính thức công bố Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và giới thiệu các biểu mẫu giấy tờ liên quan đến các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Hôn Phối…

  • Nhằm giúp đỡ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn (không phân biệt tôn giáo) thuộc các khu vực Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An đến thành phố Hồ Chí Minh dự thi kỳ thi quốc gia và thi tuyển ĐH - CĐ, cùng với nhiều đoàn thể trong xã hội tham gia phong trào “Tiếp Sức Mùa Thi”, năm nay 2015, một số giáo xứ thuộc Giáo Phận TP HCM cùng liên kết thực hiện CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI 2015 CỦA TỔNG GIÁO PHẬN TP HCM.

  • Tháng 7 tới, Nhà thờ Đức Bà sẽ được trùng tu, Linh mục Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Tòa Tổng Giám mục TP.HCM, Trưởng ban trùng tu, sẽ sang Pháp liên lạc chỗ làm kính màu và ngói. Dự kiến, việc trùng tu sẽ bắt đầu vào khoảng 3 tháng tới và kéo dài trong nhiều năm.

GIÁO HỘI :

VIỆT NAM :

  • Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) các số 28, 29, 30, 31, 32/2015 (tonggiaophansaigon.com/baiviet-tintuc).

  • Hôm 04-6-2015, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố:  “Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu toà Gadiaufala, làm giám mục phó giáo phận Xuân Lộc (Việt Nam)”.

HOÀN CẦU :

  • Chuẩn bị cho chuyến tông du một ngày đến Sarajevo (Bosnia và Herzegovina) vào ngày thứ Bảy 06-6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho dân chúng ở thành phố này cũng như ở Bosnia và Herzegovina.

  • “Hoạt động truyền giáo là mô hình của mọi công trình của Giáo hội”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu 05-6-2015, dành cho 170 tham dự viên Đại hội thường niên của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo.

  • Ngày thứ Sáu 05-6-2015 là một ngày vui mừng lớn lao cho Giáo hội Lào: ĐTC Phanxicô đã ký sắc lệnh nhìn nhận rằng linh mục Joseph Thao Tien và 14 tu sĩ và giáo dân khác là những vị tử đạo. Tất cả đã hy sinh mạng sống từ năm 1954 đến năm 1970: bị sát hại, bị hành hình hay chết vì kiệt sức. Họ đã chết vì đức tin trong bối cảnh các du kích quân cộng sản quyết định loại trừ tất cả tất cả những gì là ngoại lai và Kitô giáo. Một số vị là người Lào, thường là giáo lý viên, những vị khác là các nhà thừa sai nước ngoài, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) hoặc Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI). Trong số này có vị là người Pháp, như cha Jean-Baptiste Malo. Tất cả đã phải trả giá bằng mạng sống vì dấn thân phục vụ Tin Mừng và quyết định ở lại Lào, bất chấp những đe dọa nghiêm trọng đối với mình.

  • Từ sáng sớm thứ Bảy 06-6, hàng chục ngàn tín hữu đã chen chúc tại sân vận động Olympic ở Sarajevo để tham dự Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành, sau khi ngài vừa đặt chân đến đất nước Bosnia và Herzegovina, ngay tại nơi Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đã chủ sự Thánh lễ vào năm 1997. Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô còn đang gặp gỡ các giới chức chính quyền, đám đông đã cất tiếng hát chào mừng và hoan hô ngài.

  • Chặng cuối trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sarajevo là gặp gỡ giới trẻ. Khoảng 800 bạn trẻ đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha với những bài hát vui tươi tại Trung tâm Thánh Gioan Phaolô II ở thủ đô Sarajevo. Đức cha Marko Semren, giám mục phụ tá giáo phận Banja Luka, đặc trách giới trẻ, đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Ngài cám ơn Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người sống hoà bình và tỏ tình liên đới với người trẻ, là “mùa xuân của Giáo hội, mùa xuân của quê hương và tương lai của chúng con”.

  • Như thường lệ, trên chuyến bay trở về từ Sarajevo, Đức Thánh Cha đã dành cho giới báo chí cuộc phỏng vấn sau các chuyến tông du. Trả lời một câu hỏi về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Mễ Du (Bosnia và Herzegovina) –là sự kiện chưa được Giáo hội Công giáo chính thức công nhận– Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến “công việc tốt đẹp” mà Uỷ ban do Đức hồng y Camillo Ruini đứng đầu đã thực hiện về sự kiện trên. Uỷ ban được Đức giáo hoàng Bênêđictô thành lập gồm các nhà thần học, các chuyên gia và một số vị hồng y. Kết quả của công việc kép dài 3, 4 năm này mới được Đức hồng y Ruini trình riêng cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Một cuộc họp của Bộ Giáo lý Đức tin về sự kiện này sẽ sớm được tổ chức. Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận: “Chúng tôi sắp có một quyết định”.

  • Chiều thứ Tư 10-6-2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một buổi hội kiến riêng tại Vatican. Đây là lần gặp gỡ thứ hai giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Nga. Đáng lưu ý là ĐGH đã phải đợi TT Nga gần 1 tiếng đồng hồ.

  • Hai cơ quan mới sẽ được thành lập: một về lĩnh vực truyền thông và một thuộc lĩnh vực tư pháp để xét xử các vụ giám mục lạm dụng chức vụ về tội ấu dâm: đó là một trong các nội dung của thông cáo được công bố sau khi kết thúc phiên họp mới đây của Hội đồng Hồng y tư vấn nhằm giúp Đức Thánh Cha soạn thảo một Tông hiến mới về việc tổ chức giáo triều. Hội đồng Hồng y tư vấn, còn gọi là Hội đồng C9, đã nhóm phiên họp lần thứ mười từ hôm thứ Hai 08-6 đến sáng thứ Tư 10-6 tại Nhà khách Santa Marta ở Vatican, chỉ vắng mặt Đức hồng y Monsengwo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự các buổi họp của Hội đồng trong ngày thứ Ba.

  • Toà Thánh Vatican đã giữ khoảng cách với Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) khi từ chối, không nhận những khoản tài trợ của tổ chức này, sau khi có những cáo buộc tham nhũng đối với những quan chức điều hành tổ chức bóng đá thế giới FIFA trong tháng qua.

  • Tại thành phố Mussaffah (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE), một nhà thờ Công giáo mới, dâng kính Thánh Phaolô, vừa được khánh thành hôm thứ Sáu 12 tháng Sáu. Trong nghi lễ khai mạc vào ngày hôm trước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nahyan bin Mubarak đã phát biểu nhấn mạnh rằng việc xây dựng một ngôi nhà thờ mới làm nổi bật “lòng khoan dung tôn giáo” của các nhà lãnh đạo quốc gia, còn Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin nhận định rằng việc thánh hiến và cung hiến ngôi nhà thờ cũng nói lên “sức sống” của cộng đồng giáo hội địa phương, và Đức giám mục Paul Hinder, OFM, Đại diện Tông toà vùng Nam Ả Rập, đã bày tỏ lòng biết ơn về “sự ổn định và hoà bình mà chúng tôi được hưởng trong quốc gia này”.

  • Hôm thứ Sáu 12-6, trong cuộc gặp gỡ hàng trăm linh mục từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia kỳ Tĩnh tâm dành cho các linh mục trên Thế giới lần thứ ba tại Vương cung thánh đường Gioan Latêranô, khi trả lời câu hỏi của một linh mục ở châu Phi, khi nào Đức Thánh Cha sẽ đến châu Phi, Đức Thánh Cha nói: “Nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến châu Phi vào tháng Mười Một tới. Trước tiên sẽ đến Cộng hòa Trung Phi và sau đó là Uganda”.

  • Hôm thứ Bảy 13-6, trong cuộc gặp gỡ các linh mục từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia kỳ Tĩnh tâm dành cho các linh mục trên Thế giới lần thứ ba tại Vương cung thánh đường Gioan Latêranô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra đề nghị mọi Kitô hữu sẽ mừng lễ Phục Sinh vào một ngày duy nhất. Đề nghị này trước đây cũng từng được Đức giáo hoàng Phaolô VI nói đến.

  • Hôm thứ Hai 15-6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, Trưởng ban đối ngoại của Toà Thượng Phụ Moskva. Tổng giám mục Hilarion là người đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Công giáo về gia đình hồi tháng Mười 2014 với tư cách “đại biểu anh em”; và trong bài phát biểu tại Thượng Hội đồng, ngài đã mạnh mẽ lên án thái độ của Giáo hội Hy Lạp-Công giáo tại Ukraina. Cho đến nay vẫn chưa có một cuộc gặp gỡ nào giữa Giáo hoàng và Thượng phụ Moskva, mặc dù đã có nhiều dự tính.

  • ĐTC tố giác tình trạng chính quyền nhiều nước quan tâm tới dầu hỏa và võ khí hơn là số phận của bao nhiêu gia đình tị nạn tại Trung Đông. Ngài đưa ra nhận định trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-6, dành cho 100 tham dự viên Đại hội thường niên thứ 88 của Liên hiệp các tổ chức trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, gọi tắt là Roaco, tiến hành tại Roma từ ngày 14 đến 17-6-2015, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

  • Ngày 16-6-2015, Toà Thánh đã công bố thêm một danh sách các giám mục tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khoá thường lệ thứ 14 đã được ĐTC Phanxicô phê chuẩn vào ngày 22-5-2015 vừa qua.

  • Trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương sáng ngày 17-6, ĐTC đưa ra 2 lời kêu gọi: đón nhận Thông điệp mới công bố vào ngày 18-6 và cứu giúp người tị nạn nhân Ngày Thế giới người tị nạn được cử hành vào thứ Bẩy 20-6, do Liên Hiệp Quốc cổ võ.

  • Lúc 10g45 sáng Chúa nhật 21-6-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Quảng trường Vittorio, trung tâm Torino, trước sự hiện diện của 100 ngàn tín hữu đến từ các giáo xứ ở Torino và nhiều miền khác ở Piemonte. Đây là một trong những hoạt động trong hai ngày viếng thăm Torino của ĐTC.

  • Vào ngày thứ Bảy 27 tháng Sáu tới đây, tại Hội trường Công nghị Hồng y trong Dinh Tông Toà, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Kinh Phụng vụ Giờ Ba và Công nghị Hồng y thường lệ và công khai về ngày tuyên thánh hai Chân phước Louis Martin (1823-1894) và Marie-Azelie Guerin (1831-1877), giáo dân người Pháp, là song thân của Thánh Têrêxa thành Lisieux (Thánh Têrêxa Chúa Giêsu Hài Đồng, Tiến sĩ Hội Thánh).

(Xem thêm tin tức trên website: tonggiaophansaigon.com, hdgmvietnam.org, vi.radiovaticana.va; ngoài ra mọi người có thể xem thêm các video clip về Đức Giáo Hoàng trên trang youtube chính thức của toà thánh Vaitcan: youtube.com/user/vatican)

GƯƠNG THÁNH NHÂN

THÁNH BÔNAVENTURA,

Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh,

(1221-1274)

Ngày 15 - 7

Thánh Bônaventura - một tu sĩ Phanxicô, một thần học gia, một Tiến Sĩ Hội Thánh - vừa uyên bác và vừa thánh thiện. Vì nét linh đạo luôn luôn thể hiện nơi con người và văn bản của ngài, nên lúc đầu ngài được gọi là Tiến Sĩ Ðạo Ðức; nhưng trong các thế kỷ gần đây ngài được gọi là Tiến Sĩ Thánh theo gương "Cha Thánh" là Thánh Phanxicô, vì ngài sống tinh thần đích thực của một tu sĩ Phanxicô.


Vào năm 1257, ngài được chọn làm bề trên Dòng khi mới ba mươi lăm tuổi và đã thành công trong việc hòa dịu các xáo trộn trong Dòng vì những bất đồng nội bộ. Ngài rất có công với Dòng và đã viết lại tiểu sử của Thánh Phanxicô. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê IV bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của York, nhưng ngài xin đừng ép buộc phải chấp nhận vinh dự ấy. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X đã buộc ngài phải chấp nhận một vinh dự cao hơn, đó là chức Hồng Y và Giám Mục của Albanô.

Vào sáng ngày 15 tháng Bảy 1274, trong khi Công Ðồng Lyon II đang khai diễn, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X và các giáo phụ trong Công Ðồng đã phải bàng hoàng khi nghe tin Ðức Bônaventura từ trần. Một người chép sử vô danh đã ghi lại cảm tưởng về ngài: "Một người uyên bác có tài hùng biện, và thánh thiện ngoại hạng, ngài nổi tiếng về sự nhân từ, dễ làm quen, hòa nhã và giầu lòng thương người. Với tất cả các đức tính ấy, ngài được Thiên Chúa yêu dấu và thực sự là một con người. Trong tang lễ của ngài, nhiều người đã nhỏ lệ, vì Thiên Chúa đã ban cho ngài một ơn sủng, đó là bất cứ ai biết đến ngài đều quý mến ngài một cách chân thành".



Lời Trích

"Hạnh phúc thì không gì khác hơn là vui hưởng sự Toàn Thiện, và vì sự Toàn Thiện ở trên chúng ta, nên chúng ta không thể có hạnh phúc nếu không vượt lên trên chính mình. Tự sức mình, chúng ta không thể siêu thoát nếu không có sự trợ giúp của quyền lực siêu nhiên mà quyền lực ấy đã hạ xuống thấp để nâng chúng ta lên. Dù đời sống nội tâm của chúng ta có tiến bộ như thế nào, điều đó không ích gì cho chúng ta nếu nỗ lực ấy không được sự trợ giúp từ trên cao. Thiên Chúa sẵn sàng cứu giúp những ai tìm kiếm với tâm hồn khiêm tốn và thành khẩn; điều này thực hiện được qua sự chân thành cầu nguyện.

"Như vậy, cầu nguyện là nguồn gốc của mọi hành trình tiến đến Thiên Chúa. Do đó, mỗi người chúng ta hãy trở về với đời sống cầu nguyện và thưa với Chúa: 'Lạy Chúa, xin hãy dẫn dắt con trên con đường của Chúa, để con có thể bước đi trong chân lý của Ngài'". (Thánh Bônaventura)

THÁNH LAWRENCE Ở BRINDISI

Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh

(1559-1619)

Ngày 21 - 7

Thoạt nhìn qua tiểu sử, có lẽ đặc tính nổi bật của Thánh Lawrence ở Brindisi là ngài biết nhiều thứ tiếng. Ngoài kiến thức của tiếng mẹ đẻ là tiếng Ý, ngài còn có thể đọc và viết thông thạo tiếng Latinh, Do Thái, Hy Lạp, Ðức, Bohemia, Tây Ban Nha và tiếng Pháp.

Ngài sinh ngày 22 tháng Bảy 1559, và từ trần đúng 60 năm sau cũng vào ngày sinh nhật năm 1619. Tên thật của ngài là Julius Caesare, sau khi cha mẹ mất sớm, ngài được người chú nuôi nấng và cho theo học trường Thánh Máccô ở Venice.

Khi mới 16 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô Capuchin ở Venice và lấy tên là Lawrence. Ngài học triết thần, Kinh Thánh, và các ngôn ngữ ở Ðại Học Padua và được thụ phong linh mục năm 23 tuổi.

Với khả năng ngôn ngữ trổi vượt, ngài có thể nghiên cứu Phúc Âm bằng tiếng nguyên thủy. Theo lời yêu cầu của Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII, ngài dành nhiều thời giờ để rao giảng cho người Do Thái ở Ý. Ngài thông thạo tiếng Hebrew đến nỗi các giáo sĩ Do Thái tin rằng ngài là người Do Thái trở lại Kitô Giáo.

Ngài rất nhạy cảm trước nhu cầu của người khác - đó là một đặc tính không ngờ nơi một học giả tài giỏi như vậy. Ngài được bầu làm bề trên tỉnh dòng Capuchin ở Tuscany khi mới 31 tuổi. Ngài là một con người tổng hợp của sự lỗi lạc, có lòng thương người và khả năng điều hành. Sau một loạt "thăng quan tiến chức", ngài được các tu sĩ Capuchin chọn làm bề trên toàn Dòng vào năm 1602. Với chức vụ này, ngài góp phần lớn trong việc phát triển Dòng về phương diện địa lý.

Sau khi từ chối việc tái bổ nhiệm chức vụ bề trên vào năm 1605, ngài được Đức Giáo Hoàng chọn làm sứ thần và sứ giả hòa bình cho một vài tranh chấp giữa các hoàng gia. Vào năm 1616, ngài giã từ mọi sinh hoạt trần tục để về sống trong tu viện ở Caserta. Nhưng sau đó, thể theo lời yêu cầu của các nhà cầm quyền ở Naples, ngài đã đến Tây Ban Nha để can thiệp với Vua Philip. Cái nóng bức oi ả mùa hè trong chuyến đi ấy đã làm ngài kiệt sức, và vài ngày sau khi gặp gỡ nhà vua, ngài từ trần ở Lisbon ngày 22 tháng Bảy.

Vào năm 1956, Dòng Capuchin hoàn tất việc biên soạn 15 tuyển tập của ngài. Trong các tuyển tập ấy, mười một tập là các bài giảng, mỗi bài giảng được ngài dựa trên một câu Kinh Thánh để dẫn giải.

Ngài được phong Thánh năm 1881 và được Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1959.

Lời Bàn

Ðặc điểm của Thánh Lawrence là tận tụy với Kinh Thánh và nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, đó là một lối sống hấp dẫn đối với Kitô hữu của thế kỷ 20. Thánh Lawrence đã quân bình đời sống qua việc hòa hợp giữa tinh thần kỷ luật và biết để ý đến nhu cầu của những người mà ngài được mời gọi để phục vụ.



Lời Trích

"Thiên Chúa là tình yêu, và mọi hoạt động của Người xuất phát từ tình yêu. Một khi Người muốn thể hiện sự tốt lành ấy bằng cách chia sẻ tình yêu của Người ra cho bên ngoài, thì sự Nhập Thể là một thể hiện vượt bực về sự tốt lành và tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa. Như thế, Ðức Kitô đã được tiền định trước tất cả mọi tạo vật là cho chính Người. Vì Người mà muôn vật được tạo thành, và đối với Người muôn vật phải quy phục, và Thiên Chúa yêu quý mọi tạo vật trong Ðức Kitô và vì Ðức Kitô. Ðức Kitô là trưởng tử của mọi tạo vật, và toàn thể nhân loại cũng như thế giới vật chất tìm thấy nền tảng và ý nghĩa của nó trong Ðức Kitô. Hơn thế nữa, điều này cũng sẽ xảy ra nếu ngay cả Adam không phạm tội" (Thánh Lawrence ở Brindisi, Tiến Sĩ Hội Thánh).



LỊCH CÔNG GIÁO THÁNG 7-2015

Ý cầu nguyện :­­

- Ý chung : Cầu cho các nhà chính trị: Xin cho tất cả các nhà chính trị ở mọi cấp luôn cư xử thật nhân ái.

- Ý truyền giáo : Cầu cho người nghèo tại châu Mỹ La tinh: Xin cho các Kitô hữu châu Mỹ La tinh, khi đối diện với những bất bình đẳng xã hội, có thể đưa ra một chứng từ tình yêu đối với những người nghèo và góp phần giúp xã hội đầy tình huynh đệ hơn.



02-07 Thứ Năm đầu tháng.

03-07 Thứ Sáu đầu tháng. THÁNH TÔMA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.

04-07 Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Êlisabeth Bồ Đào Nha. Kiệu Đức Mẹ Maria.

05-07 CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II.

06-07 Thứ Hai. Thánh Maria Gôretti, trinh nữ, tử đạo.

09-07 Thứ Năm. Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục, và các bạn, tử đạo.

11-07 Thứ Bảy. Thánh Bênêđictô, viện phụ. Lễ nhớ.

12-07 CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần III.

13-07 Thứ Hai. Thánh Henricô.

14-07 Thứ Ba. Thánh Camillô Lellis, linh mục.

15-07 Thứ Tư. Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

16-07 Thứ Năm. Đức Mẹ núi Carmêlô.

19-07 CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IV.

20-07 Thứ Hai. Thánh Apôllinarê, giám mục, tử đạo.

21-07 Thứ Ba. Thánh Laurensô Brinđisi, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

22-07 Thứ Tư. Thánh nữ Maria Magđalêna. Lễ nhớ.

23-07 Thứ Năm. Thánh Birgitta, nữ tu.

24-07 Thứ Sáu. Thánh Sarbêliô Makhluf, linh mục.

25-07 Thứ Bảy. THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

26-07 CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I.

29-07 Thứ Tư. Thánh nữ Martha. Lễ nhớ.

30-07 Thứ Năm. Thánh Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201506
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
201506 -> Suy niệm LỄ MÌnh máu thánh chúa kitô- b lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16. 22-26 MỤc lụC

tải về 208.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương