TỔng cục tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG



tải về 116.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích116.05 Kb.
#14288

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 180/TĐC-KHTC

V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch và

dự toán ngân sách nhà nước năm 2017


Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016

Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Tổng cục TCĐLCL

Thực hiện Công văn số 310/BKHCN-TĐC ngày 29/01/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2017, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng cục xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 như sau:



PHẦN A: ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ NĂM 2017

I. Đề xuất nhiệm vụ KH&CN

Căn cứ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch TCĐLCL năm 2017 được quy định tại Mục II Phần B công văn này, các đơn vị thực hiện việc xác định nhiệm vụ KH&CN đề xuất thực hiện năm 2017 của đơn vị mình như sau:



1. Đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia

Các đơn vị chủ động đề xuất nhiệm vụ tham gia vào các chương trình quốc gia về KH&CN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020,…); chương trình hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và một số nước; nhiệm vụ KHCN về quỹ gene; các nhiệm vụ KHCN quốc gia độc lập….

Phiếu đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1; riêng đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712) các đơn vị đề xuất nhiệm vụ theo mẫu Phụ lục 2.

Tổng hợp danh mục nhiệm vụ cấp quốc gia (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) theo mẫu Phụ lục 3.



(Lưu ý: đối với các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KHCN theo Nghị định thư, ngoài việc đáp ứng yêu cầu chung, phải có căn cứ pháp lý rõ ràng, cam kết của các đối tác nước ngoài cùng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo lợi ích của các bên, khai thác được thế mạnh về KHCN và nguồn tài chính của các nước tiên tiến để giải quyết các vấn đề KHCN cấp thiết trong nước).

2. Đề xuất nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

Các tổ chức KHCN công lập quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, xây dựng danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thực hiện năm 2017 theo các quy định hiện hành và Thông tư liên tịch 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính và Bộ KHCN về hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KHCN công lập.

Việc xây dựng danh mục các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện theo mẫu Phụ lục 4.

3. Đề xuất nhiệm vụ KHCN khác

3.1. Về nhiệm vụ KHCN cấp Bộ

Đơn vị đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ năm 2017 và tổng hợp danh mục đề xuất (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) theo quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BKHCN ngày 06/11/2014 của Bộ KH&CN (mẫu Phiếu đề xuất nhiệm vụ Phụ lục 5, tổng hợp danh mục các nhiệm vụ đề xuất theo mẫu Phụ lục 3, Phụ lục 6).



3.2. Về nhiệm vụ KH&CN cấp Tổng cục

Đơn vị đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cấp Tổng cục năm 2017 theo mẫu tại Phụ lục 7 và tổng hợp danh mục đề xuất (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) tổng hợp danh mục các nhiệm vụ đề xuất theo mẫu Phụ lục 3.



Lưu ý: Thời hạn gửi đề xuất các nhiệm vụ KH&CN (cấp quốc gia, nhiệm vụ thuộc CT 712, cấp Bộ, cấp Tổng cục) thực hiện năm 2017 gửi về Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch Tài chính) cả bản cứng và bản mềm (qua địa chỉ email vukhtc@tcvn.gov.vn) trước ngày 25/2/2016.

II. Về dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, sửa chữa chống xuống cấp

Căn cứ quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, của Bộ KH&CN và của đơn vị mình, các đơn vị rà soát và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, sửa chữa chống xuống cấp trong những năm trước để có cơ sở khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện hoặc xây dựng các dự án mới.

Đề xuất nhiệm vụ tăng cường trang thiết bị của các đơn vị thực hiện theo mẫu Phụ lục 8, tổng hợp danh mục đề xuất (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) theo mẫu Phụ lục 9; nhiệm vụ sửa chữa, chống xuống cấp theo mẫu Phụ lục 10, tổng hợp danh mục đề xuất (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) theo mẫu Phụ lục 11.

Đối với những dự án tăng cường trang thiết bị đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, những dự án từ những năm trước chưa được bố trí kinh phí thực hiện, đề nghị các đơn vị rà soát tính cần thiết để làm căn cứ đề xuất trong Kế hoạch năm 2017.



Lưu ý: Thời hạn gửi đề xuất các dự án mua sắm, sửa chữa thực hiện năm 2017 gửi về Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch Tài chính) cả bản cứng và bản mềm (qua địa chỉ email vukhtc@tcvn.gov.vn) trước ngày 01/3/2016.

III. Về các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KHCN

Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 310/BKHCN-KHTH ngày 29/1/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017, trong đó lưu ý một số điểm sau:

- Ưu tiên vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt;

- Lập kế hoạch và dự toán chi đầu tư cho dự án mới thật sự quan trọng, cấp bách đã xác định rõ nguồn vốn và đầy đủ căn cứ pháp lý theo quy định.

Kế hoạch đầu tư phát triển thực hiện theo Phụ lục 19 gửi kèm.

.

PHẦN B: XÂY DỰNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Báo cáo chi tiết Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 của Tổng cục bao gồm 2 phần: (I) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 và (II) xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017. Nội dung các phần cụ thể như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN năm 2016

1. Căn cứ đánh giá

a) Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2016.

b) Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

c) Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 đã được Tổng cục giao.

d) Tình hình triển khai kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm 2016 và ước thực hiện cả năm 2016.

2. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước

a) Đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện văn bản pháp quy, cơ chế và chính sách quản lý KH&CN.

b) Đánh giá các kết quả chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng …

Số liệu thống kê theo mẫu Phụ lục 12.



3. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KHCN

Báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm 2016 (triển khai, giải ngân, khai thác sử dụng) để làm căn cứ khẳng định sự cần thiết tiếp tục thực hiện hoặc có chủ trương đầu tư cho dự án mới.

Biểu tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển KHCN năm 2016 theo biểu mẫu Phụ lục 13.

4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

Căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm, đánh giá ước thực hiện tổng số thu năm 2016, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí, thu xử phạt vi phạm hành chính, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu sự nghiệp khác…; nguồn thu thực tế so với dự toán được giao đầu năm (tăng, giảm, tỷ lệ %), số thu nộp ngân sách, số thu được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định (tỷ lệ % so với tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên).

Kiến nghị về chế độ chính sách thu và sử dụng phí, lệ phí, thu khác; đề xuất các giải pháp điều hành thu để phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN đã được giao.

5. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN

Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN năm 2015, tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2016 và ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2016, đơn vị đánh giá tình hình thực hiện theo từng chỉ tiêu nhiệm vụ được giao từ các nguồn chi quản lý hành chính, chi phát triển sự nghiệp: KH&CN, giáo dục và đào tạo, môi trường, thông tin truyền thông, chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó lưu ý đánh giá chi tiết các nội dung sau:



5.1. Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu trong năm 2016

- Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ):

+ Đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ đã giao gắn với kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, không thực hiện chế độ tự chủ;

+ Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, trong đó đánh giá chi tiết từng nhiệm vụ đã thực hiện, không hoặc chưa thực hiện xong theo kế hoạch nhiệm vụ được giao; kinh phí thực hiện, kinh phí tiết kiệm được;

+ Đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc đã đạt được, chưa đạt được, nêu rõ những khó khăn, tồn tại và kiến nghị.

- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ: thực hiện đánh giá việc tổ chức triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và việc trích lập, sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với Bộ và các ngành, các cấp;

- Các tổ chức KHCN công lập chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN:

+ Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, quản lý tổ chức và nhân lực; tự chủ về hợp tác quốc tế; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị;

+ Đánh giá thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng quy định tại Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ KHCN; đánh giá những thuận lợi, khó khăn để đề xuất, kiến nghị;

+ Đánh giá việc thực hiện các quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm, hoạt động của hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ chế chính sách đối với hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm; sản phẩm KHCN được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.

5.2. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và tình hình thực hiện các khoản viện trợ

Báo cáo kế hoạch giải ngân vốn năm 2016, đánh giá thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm (cả vốn nước ngoài và vốn đối ứng). Phân tích các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp để đảm bảo triển khai dự án theo tiến độ; kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.

Chi tiết báo cáo thực hiện theo Phụ lục 14 đính kèm.

5.3. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học.

- Tình hình thực hiện kinh phí khoán chi hoạt động bộ máy của các tổ chức KHCN theo khoản 3, Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP;

- Tình hình thực hiện và kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (bao gồm cả chi thường xuyên theo chức năng của phòng thí nghiệm trọng điểm);

- Tình hình triển khai, kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia, cấp bộ và cấp cơ sở. Trong đó lựa chọn những nhiệm vụ có kết quả nổi bật để đánh giá chi tiết theo mẫu Phụ lục 15;

- Tình hình ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và kết quả nghiên cứu KHCN vào thực tế, phục vụ mục tiêu phát triển ngành, đặc biệt phân tích làm nổi bật hiệu quả kinh tế xã hội do việc áp dụng các kết quả nghiên cứu mang lại theo mẫu Phụ lục 16;

- Tình hình triển khai và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu, dự án mua sắm trang thiết bị, sửa chữa chống xuống cấp theo mẫu Phụ lục 17;

- Kết quả thực hiện mục tiêu KH&CN năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 theo mẫu Phụ lục 18.



5.4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp thông tin truyền thông,...

Đánh giá tiến độ thực hiện theo từng nhiệm vụ, kết quả giải ngân, việc chấp hành các chế độ, định mức, chế độ báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).



II. Xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017

1. Nguyên tắc chung và định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch TCĐLCL năm 2017

1.1.Nguyên tắc chung

Kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017 xây dựng sát với nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của cơ quan, đơn vị; đúng chế độ, chính sách của Nhà nước hiện hành, trên tinh thần triệt để tiết kiệm; chi tiết theo từng nội dung (bao gồm cả chi từ nguồn NSNN giao và chi từ nguồn thu phí, lệ phí, thu khác được để lại đơn vị chi theo chế độ).

Dự trù tổng mức kinh phí để xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017 dựa trên tổng mức kinh phí được cấp thực tế năm 2016. Trường hợp mức kinh phí dự kiến tăng đề nghị phải thuyết minh rõ lý do và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để Tổng cục và Bộ KH&CN xem xét, cân đối.

1.2. Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch TCĐLCL năm 2017

1.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp luật

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về TCĐLCL làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, thực thi và phù hợp với các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam là Thành viên, cũng như thông lệ quốc tế và khu vực về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, sửa đổi: Luật TC&QCKT, Luật CLSPHH, Nghị định 127/2007/NĐ-CP, Nghị định 132/2008/NĐ-CP, Nghị định 89/2008/NĐ-CP,.. ;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật TC&QCKT, Luật CLSPHH và Luật ĐL, như xây dựng các Nghị định về kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, kinh doanh mũ bảo hiểm,...;

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong trong lĩnh vực TCĐLCL, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính;

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định kỹ thuật và hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực TCĐLCL.



1.2.2. Hoạt động quản lý tiêu chuẩn chất lượng

a) Công tác xây dựng TCVN

- Thực hiện xây dựng TCVN theo định hướng của Quy hoạch phát triển Hệ thống TCVN đến năm 2020 và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, các yêu cầu của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định WTO/TBT); trong đó đảm bảo đồng bộ các TCVN cho các SPHH chủ lực của nền kinh tế, phấn đấu giai đoạn 2016-2020 xây dựng được 2.000 TCVN. Như vậy, tổng số TCVN xây dựng được giai đoạn 2011-2020 là 6.000 TCVN và 60% TCVN của hệ thống TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực;

- Tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành với Bộ KH&CN để bảo đảm việc đáp ứng về TCVN, QCVN đối với các chương trình, chiến lược phát triển chuyên ngành cũng như tăng cường tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực để bảo đảm lợi ích quốc gia;

- Triển khai hoạt động xây dựng TCVN kết hợp với phổ biến áp dụng tiêu chuẩn, trong đó tập trung vào các TCVN cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế và các TCVN phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, và bảo vệ môi trường;

- Mở rộng sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và chú trọng hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

b) Công tác xây dựng QCVN

- Đảm bảo việc xây dựng QCVN theo đúng đối tượng, thời gian của Quy hoạch xây dựng QCVN do các đối tượng thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN đến năm 2020;

- Tổ chức xây dựng đủ QCVN làm căn cứ pháp lý kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng SPHH nhóm 2;

- Phân định rõ trách nhiệm xây dựng, ban hành QCVN của các Bộ, ngành, tránh chồng chéo trong lĩnh vực quản lý, tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành QCVN mang tính liên ngành;

- Xây dựng, soát xét QCVN thuộc trách nhiệm của Bộ KHCN đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và hướng dẫn áp dụng các QCVN này sau khi ban hành.

c) Hoạt động đánh giá sự phù hợp



­- Hướng dẫn triển khai việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hóa như xăng, nhiên liệu diezel và nhiên liệu sinh học, EMC, Thép;

- Tiếp tục đầu mối giúp Bộ KH&CN triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn, trong đó chú trọng công tác đào tạo, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương và kiểm tra theo cơ chế mới; tổ chức kiểm tra tổ chức đào tạo kiến thức quản lý nhà nước, đào tạo về tư vấn, đánh giá cho chuyên gia tư vấn, chuyên giá đánh giá; tiếp tục duy trì, cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại Khối cơ quan Tổng cục;

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

- Tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau MRA và đánh giá sự phù hợp tại các nhóm công tác WG1, WG2 của ASEAN.

e) Triển khai hoạt động TBT

- Triển khai các nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp nhằm đáp ứng tốt nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong WTO đối với lĩnh vực TBT;

- Triển khai thực hiện Đề án Hệ thống thông tin trực tuyến về TBT và các điều ước liên quan đến hoạt động TBT;

- Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về TBT trong khuôn khổ WTO và một số hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.



1.2.3. Hoạt động quản lý đo lường

- Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Đo lường và các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tích cực, chủ động tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh, thành phố (đẩy mạnh tuyền truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật đến các tổ chức, cá nhân và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng; tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra về đo lường đặc biệt là các lĩnh vực thiết yếu phục vụ người tiêu dùng như điện, nước, xăng dầu, taximet, an toàn, môi trường, sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn và hàng đóng gói sẵn theo quy định; tăng cường công tác quản lý đo lường đối với sản xuất, nhập khẩu và sử dụng phương tiện đo, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo lường,...);

- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước về đo lường;

- Tiếp tục duy trì các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt, đảm bảo tính liên kết và dẫn xuất chuẩn của hệ thống chuẩn và triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 theo phê duyệt của Bộ KH&CN tại Quyết định số 702/QĐ-BKHCN ngày 15/4/2014;

- Chỉ định và phát triển mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường;

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, hợp tác quốc tế, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về lĩnh vực đo lường.

1.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra

a) Hoạt động kiểm tra

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra thường xuyên chất lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN;

- Thực hiện kiểm tra theo chuyên đề về chất lượng sản phẩm, hàng hóa: điện- điện tử, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, xăng, dầu, thép làm cốt bê tông, vàng trang sức mỹ nghệ và các loại mặt hàng khác khi có yêu cầu quản lý hoặc thông tin cảnh báo. Xử lý theo thẩm quyền và ra các thông báo cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ mất an toàn qua kiểm tra trên Web của Tổng cục, của Cục Quản lý chất lượng SPHH;

- Tổ chức kiểm tra đột xuất khi có phản ánh của báo chí, của người tiêu dùng;

- Tổ chức các hội thảo, tập huấn trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ để triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật hiện hành về công tác kiểm tra chất lượng SPHH;

- Tăng cường hoạt động khảo sát nắm tình hình và diễn biến chất lượng trên thị trường đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN và các mặt hàng khác;

- Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác kiểm tra CLSPHH với các cơ quan liên quan (Quản lý thị trường; Thanh tra chuyên ngành, hải quan…); thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tham gia tích cực các hoạt động phối hợp kiểm tra chất lượng SPHH, chống hàng giả, buôn lậu gian lận thương mại và Vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng.

b) Hoạt động thanh tra

- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở KHCN và Chi cục TCĐLCL địa phương thực hiện thanh tra chuyên ngành TCĐLCL theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt hằng năm;

- Thanh tra thường xuyên về TCĐLCL phục vụ yêu cầu quản lý của Tổng cục theo kế hoạch được Tổng cục trưởng phê duyệt; phối hợp thanh tra theo yêu cầu của Bộ, ngành (thanh tra chuyên đề diện rộng của Bộ KHCN, an toàn vệ sinh thực phẩm…) và thanh tra đột xuất khi có yêu cầu;

- Thường trực tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; phản ánh kiến nghị, thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng quy định pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Tổng cục giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định pháp luật.

1.2.5. Hoạt động hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong các tổ chức này, chủ động tham gia các nhóm công tác của ACCSQ, ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật mà Việt Nam là thành viên của ISO, IEC, OIML.

- Tổ chức tốt 02 cuộc họp của Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp (APEC/SCSC) trong năm APEC 2017;

- Phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN.



1.2.6. Kiện toàn tổ chức và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động TCĐLCL

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân lực của Trung tâm Kỹ thuật TĐC 4;

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ, công chức; thực hiện tốt việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của các cán bộ trực thuộc Tổng cục;

- Nâng cao và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Tổng cục, đặc biệt là các cán bộ nguồn;

- Tăng cường đào tạo trong và ngoài nước để phát triển nguồn nhân lực (các chuyên gia kỹ thuật; chuyên gia tư vấn; kỹ thuật viên; kiểm định viên...) đáp ứng yêu cầu theo xu thế hội nhập;

- Đưa nội dung đào tạo về TCĐLCL vào các trường đại học, cao đằng, dạy nghề.



1.2.7. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

- Đẩy mạnh đầu tư công;

- Đầu tư tăng cường năng lực cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục để nâng cao năng lực đo lường – thử nghiệm; thông tin, tuyên truyền… phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL;

- Tiếp tục triển khai thực hiện sửa chữa – chống xuống cấp đảm bảo điều kiện làm việc, điều kiện bảo trì các trang thiết bị được đầu tư (cải tạo và nâng cấp nhà C; cải tạo nhà F;…).



1.2.8. Thực hiện Chương trình 712

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020) Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, trong đó lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất chất lượng với các nội dung chuyên sâu; tập trung giới thiệu về các mô hình điểm, điển hình thực hiện dự án cải tiến NSCL;

- Đào tạo nhân lực về năng suất chất lượng cho các tổ chức, địa phương và doanh nghiệp. Triển khai hoạt động đào tạo năng suất và chất lượng vào trường đại học;

- Nhân rộng áp dụng các giải pháp quản lý tiên tiến (các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng) vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh thông qua giảm lãng phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP, AFTA...;

- Xây dựng các mô hình áp dụng giải pháp tích hợp nâng cao năng suất chất lượng tại một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất các SPHH chủ lực, trọng điểm của ngành, địa phương;

- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp; ưu tiên doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ;

- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) theo Quy hoạch; ưu tiên cho các đối tượng SPHH chủ lực, trọng điểm; các nhóm TCVN trọng yếu phục vụ yêu cầu quản lý, phù hợp nhu cầu xã hội và xu hướng quốc tế (tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, hệ thống quản lý...);

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các QCVN phục vụ quản lý chất lượng SPHH nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN;

- Duy trì hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN, QCVN; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, áp dụng TCCS;

- Tính toán các chỉ tiêu năng suất của nền kinh tế. Đánh giá năng suất ngành và đề xuất các giải pháp, biện pháp nâng cao năng suất của một số ngành kinh tế. Tính toán đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; học hỏi kinh nghiệm từ các điển hình trên thế giới về năng suất.



1.2.9. Hoạt động thông tin tuyên truyền

­- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các VBQPPL nói riêng và các hoạt động về lĩnh vực TCĐLCL nói chung (nhất là các VBQPPL mới ban hành/sửa đổi/bổ sung);

- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền thường xuyên: tuyên truyền về ngày Tiêu chuẩn thế giới, ngày Đo lường Việt Nam...; tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về các hoạt động của Tổng cục cũng như những vấn đề được xã hội quan tâm về lĩnh vực TCĐLCL như mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, xăng dầu, vàng trang sức, mỹ nghệ, năng suất chất lượng, tuyên truyền hướng tới Kỷ niệm 55 năm thành lập ngành TCĐLCL,…

1.2.10. Tổ chức các hoạt động sự nghiệp về TCĐLCL

Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp về TCĐLCL (hoạt động tư vấn, chứng nhận áp dụng các HTQlCL và công cụ cải tiến năng suất; thử nghiệm chất lượng SPHH; kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; sản xuất, chế tạo, sửa chữa, bảo trì phương tiện đo; đào tạo, thông tin; giám định…).

Lưu ý: đối với các đơn vị được phân công nhiệm vụ thuộc Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Tổng cục TCĐLCL giai đoạn 2014-2020 (ban hành theo Quyết định số 1869/TĐC-KHTC ngày 02/10/2014), các đơn vị căn cứ phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu về TCĐLCL nêu trên để đề xuất các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch, tổng hợp các nhiệm vụ đề xuất này vào bản kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017 của đơn vị.

2. Xây dựng kế hoạch và dự toán thu NSNN năm 2017

Căn cứ kết quả thực hiện thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 và ước thực hiện cả năm 2016; các chính sách, pháp luật về thu ngân sách, đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán thu NSNN năm 2017 trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu.

Các khoản thu sự nghiệp không thuộc nguồn thu NSNN cần được xây dựng và tổng hợp vào bản kế hoạch năm của đơn vị (thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, phí dịch vụ, học phí các loại hình đào tạo không chính quy, thu sự nghiệp khác ...). Các khoản thu này được lập dự toán riêng, không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

3. Xây dựng kế hoạch và dự toán chi thường xuyên năm 2017

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu cụ thể, tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán năm 2016, đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp KHCN, giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin truyền thông, môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia … năm 2017 đảm bảo đúng các quy định pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành.

Ngoài các quy định chung nêu trên, đề nghị đơn vị cụ thể và chi tiết các nội dung sau:

3.1. Chi quản lý hành chính.

Đề nghị thuyết minh rõ các nội dung sau:

- Số biên chế được duyệt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); số người được cơ quan có thẩm quyền giao để làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn tại cơ quan theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

- Xác định quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm:

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ; các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn);

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế, các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn);

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, được xác định tương tự như đối với số biên chế được duyệt, thực có mặt tại thời điểm lập dự toán;

- Mức kinh phí đảm bảo theo định mức quy định tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thuyết minh rõ các nhiệm vụ đặc thù: chi tiết theo khối lượng, nội dung công việc, tiến độ triển khai, cơ sở tính toán, căn cứ pháp lý…

3.2. Chi Sự nghiệp khoa học.

a. Kế hoạch chi hoạt động thường xuyên:

Đơn vị lập kế hoạch và dự toán hoạt động thường xuyên đúng tính chất công việc, phù hợp nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, hạn chế tối đa về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, đoàn ra đoàn vào và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm 2016.

Các tổ chức KHCN công lập quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, xây dựng thuyết minh nhiệm vụ và dự toán chi NSNN cho hoạt động thường xuyên theo chức năng (đối với những nhiệm vụ được phê duyệt danh mục thực hiện).

b. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp (cấp quốc gia, cấp bộ và cấp Tổng cục).

Thực hiện theo hướng dẫn tại Phần A của Công văn này.

c. Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, sửa chữa chống xuống cấp.

Thực hiện theo hướng dẫn tại Phần A của Công văn này.



3.3. Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, môi trường, kinh tế,…: căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành liên quan xây dựng nhiệm vụ trình Bộ phê duyệt, trong đó thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán chi.

3.4. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi:

Thực hiện lập dự toán ngân sách năm 2017 đầy đủ, theo đúng trình tự, quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn, các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và XDCB, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi, tiến độ giải ngân trong các văn kiện chương trình/dự án, hiệp định tài trợ đã ký kết và khả năng thực hiện trong năm 2017, trong đó chi tiết nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng theo các chương trình, dự án và theo tính chất nguồn vốn (đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp) đồng thời chi tiết số kinh phí theo các phương thức thực hiện khác nhau như: ghi thu - ghi chi NSNN, hỗ trợ trực tiếp NSNN nhằm hỗ trợ cân đối chung, hỗ trợ ngân sách ngành, lĩnh vực để thực hiện chương trình phát triển cụ thể.

Lập dự toán vốn đối ứng các Chương trình, dự án tương ứng theo tính chất nguồn vốn (XDCB, kinh phí thường xuyên; vốn đối ứng bằng hiện vật, vốn đối ứng bằng tiền) theo từng hạng mục, nội dung chi; trong đó căn cứ vào tiến độ triển khai phân định cụ thể phần vốn để chuẩn bị chương trình, dự án, phần vốn thực hiện chương trình, dự án.

Phần vốn đối ứng để thực hiện các hoạt động của Ban quản lý chương trình, dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng phẩm, phương tiện làm việc, chi phí hành chính…) phải thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

Chi tiết kế hoạch 2017 của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện theo Phụ lục 20 đính kèm.

PHẦN C: YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

1. Bản kế hoạch và dự toán năm 2017 được lập theo đúng các yêu cầu tại Phần B.

2. Bản Tổng hợp kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017 của các đơn vị được gửi về Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch Tài chính) trước ngày 05/6/2016 (bản cứng và bản mềm qua địa chỉ email vukhtc@tcvn.gov.vn).

3. Bản Tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 bao gồm: (I) phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN 06 tháng đầu năm và ước tính kế hoạch thực hiện 06 tháng cuối năm 2016 (theo các nội dung hướng dẫn tại mục I phần B); (II) phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ năm 2017 (theo hướng dẫn tại mục II phần B); (III) các biểu mẫu sau:

- Biểu thống kê tình hình thực hiện kế hoạch 2016 (theo các mẫu biểu của Phụ lục 21);

- Biểu kế hoạch năm 2017 (theo các mẫu biểu của Phụ lục 22);

- Các tài liệu khác theo yêu cầu.

Các mẫu biểu kèm theo được đăng tải trên trang tin điện tử của Tổng cục TCĐLCL (http://www.tcvn.gov.vn).

(Danh mục các Phụ lục viện dẫn tại các Phần A, B, C thuộc Công văn này kèm theo).

Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2017 đảm bảo nội dung và tiến độ đã nêu trên.

Tổng cục không xem xét, tổng hợp kế hoạch đối với các nhiệm vụ của đơn vị thực hiện không đúng yêu cầu về nội dung và tiến độ quy định./.





Nơi nhận:

- Như trên;



- Lưu: VT, KHTC.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Trần Văn Vinh (đã ký)



Каталог: sites -> head -> media -> articles -> images -> admin
admin -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2016
admin -> Danh sách tổ chức giáM ĐỊNH, TỔ chứC chứng nhậN ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc giáM ĐỊNH, chứng nhận thép sản xuất trong nưỚC, nhập khẩu theo quy đỊnh tại thông tư liên tịch số 44/2013/ttlt-bct-bkhcn ngàY 31/12/2013
admin -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận về TƯƠng thích đIỆn từ
admin -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận xăNG, nhiên liệU ĐIÊzen và nhiên liệu sinh họC phù HỢp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 1: 2009/bkhcn
admin -> TỔ chứC ĐỦ ĐIỀu kiện tư VẤn hệ thống quản lý chất lưỢng theo tcvn iso 9001: 2008 ĐỐi với cơ quan, TỔ chức thuộc hệ thống hành chính nhà NƯỚC
admin -> TỔ chứC ĐỦ ĐIỀu kiện tư VẤn hệ thống quản lý chất lưỢng theo tcvn iso 9001: 2008 ĐỐi với cơ quan, TỔ chức thuộc hệ thống hành chính nhà NƯỚC
admin -> TỔ chứC ĐỦ ĐIỀu kiệN ĐÁnh giá HỆ thống quản lý chất lưỢng theo tcvn iso 9001: 2008 ĐỐi với cơ quan, TỔ chức thuộc hệ thống hành chính nhà NƯỚC
admin -> Qcvn 1 : 2009/bkhcn q uy chuẩn kỹ thuật quốc gia

tải về 116.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương