TỔng cục thủy lợI



tải về 7.19 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích7.19 Mb.
#34738
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

LỜI MỞ ĐẦU


Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai” được biên soạn nhằm thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai và giúp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương, có hiệu quả góp phần giảm thiểu thiệt hại, đóng góp vào sự an toàn, khả năng phục hồi của cộng đồng và phát triển bền vững.

Tài liệu hướng dẫn đã tổng hợp, tiếp cận các kiến thức mới về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đồng thời dựa trên những kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của các địa phương thông qua các phiếu điều tra, thu thập thông tin từ chính quyền, hộ gia đình và người dân tại các vùng miền trên cả nước.

Cuốn tài liệu hướng dẫn được xem như là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những người có liên quan trong lĩnh vực phòng chống thiên tai ở Việt Nam.

Tài liệu gồm 4 phần

Phần 1: Giới thiệu chung

Phần 2: Nội dung hướng dẫn

Phần 3: Phân tích và đề xuất nội dung hướng dẫn.

Phần 4: Đặc điểm thiên tai và tác động của thiên tai đến con người, đời sống, sản xuất và môi trường.



PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG

  1. BỐI CẢNH


Việt Nam là một nước thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên, phần còn lại là vùng đồng bằng; hệ thống sông, suối dày đặc, với trên 3.200 km bờ biển và vùng lãnh hải, dân số gia tăng, nền kinh tế đang phát triển, đô thị hóa nhanh chóng, Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, trong đó đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán, rét hại v.v. và được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các hình thái thiên tai cực đoan.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu, các hình thái thiên tai cực đoan đã và đang làm thay đổi và gia tăng các rủi ro thiên tai ở Việt Nam, đó cũng chính là gia tăng các nguy cơ đối với các vấn đề về phát triển và an toàn của người dân.

Các loại thiên tai điển hình ở nước ta bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối v.v. diễn ra hàng năm, gây nhiều thiệt hại về người và của. Trong vòng 10 năm qua, đã có 54 cơn bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta và 42 trận mưa, lũ lớn, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt nghiêm trọng đã xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Từ năm 1990-2011, do tác động của thiên tai, trung bình hàng năm Việt Nam có 441 người chết và mất tích, nhiều nhà cửa, mùa màng, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, phá hủy v.v. thiệt hại về tài sản ước tính mỗi năm chiếm khoảng 1,0-1,5% GDP.



Trong công cuộc phòng chống thiên tai ở Việt Nam, trải qua các thế hệ, chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá được đúc kết từ thực tiễn, một trong những bài học đó hình thành lên “Phương châm 4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tự tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Đây là kinh nghiệm xuất phát từ quá trình thực hiện công tác phòng chống thiên tai (mà cụ thể là công tác hộ đê, phòng chống bão, lũ). Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, muốn đảm bảo an toàn cho người và tài sản trước thiên tai, phải biết tổ chức, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là phải nâng cao nhận thức về thiên tai để mỗi đơn vị, mỗi gia đình, cá nhân biết tự bảo vệ mình, gia đình mình và những người xung quanh trước những tác động của thiên tai.

Quá trình thực hiện “Phương châm 4 tại chỗ” đã cho thấy sự đúng đắn và tính hiệu quả, ưu việt của nó. Phương châm này không chỉ áp dụng đối với công tác hộ đê, chống lũ mà ngày nay đã được mở rộng và áp dụng đến từng cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức khác trong hoạt động phòng chống thiên tai. Điều này không chỉ là kinh nghiệm thực tiễn mà còn được luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phòng chống thiên tai.
  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN


Phương châm “4 tại chỗ” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai, được quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai. Ngoài ra, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn (tại Khoản 2, Điều 23 của Luật Phòng, chống thiên tai).

Do vậy, cơ sở pháp lý của việc xây dựng Tài liệu hướng dẫn Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai là nhằm triển khai thi hành Luật phòng, chống thiên tai và kế hoạch công tác năm 2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
  1. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU


Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai” nhằm mục đích:

  • Thực hiện tốt “phương châm 4 tại chỗ” theo quy định của luật Phòng, chống thiên tai.

  • Giúp mỗi cá nhân, gia đình và các tổ chức chủ động trong công tác phòng, tránh, ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cứu trợ cho bản thân, gia đình hoặc tổ chức của mình khi chưa có lực lượng cứu trợ từ bên ngoài.

  • Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp kiến thức, về phòng, chống thiên tai và tác động của nó đến an toàn tính mạng và tài sản của mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã hội.

  • Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (bao gồm cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam) trong hoạt động bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản, thực hiện phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

  • Là cơ sở để chính quyền các cấp hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chủ động phòng tránh và ứng phó có hiệu quả khi thiên tai xảy ra.
  1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG


a. Phạm vi nghiên cứu:

+ Các loại hình thiên tai bao gồm:



Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã xác định các loại hình thiên tai gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại hình thiên tai khác.

+ Phân vùng thiên tai: Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, địa mạo của Việt Nam, đã tạo nên những đặc điểm khí hậu riêng biệt, dẫn tới sự hình thành nhiều loại hình thiên tai khác nhau theo mùa và đặc điểm riêng của từng vùng. Trên cả nước, thiên tai được phân thành 08 vùng theo các vùng như sau:



STT

Vùng, miền

Các loại hình thiên tai điển hình

1

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Lũ, ATNĐ, bão, bão lớn ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại

2

Vùng duyên hải miền Trung.

Lũ lớn, ngập lụt, ATNĐ, bão, bão mạnh, siêu bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển

3

Vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ

Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

4

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ATNĐ, bão, lũ, ngập lụt, triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn.

5

Vùng miền núi phía Bắc

Lũ quét, sạt lở đất, rét hại, băng tuyết.

6

Miền núi Bắc Trung Bộ

Nắng nóng, Lũ quét, sạt lở đất, rét hại .

7

Đô thị lớn, tập trung

ngập úng do mưa lũ lớn và triều cường, bão lớn và dông lốc

8

Vùng biển, hải đảo

ATNĐ, Bão, sóng to, gió lớn



b. Đối tượng sử dụng tài liệu:

  • Người dân;

  • Hộ gia đình;

  • Các tổ chức kinh tế tự chủ, doanh nghiệp;

  • Chính quyền các cấp, đặc biệt là các cấp xã/thôn/bản/ấp.

  1. Каталог: resources -> files
    files -> VÀ phát triển nông thôN
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
    files -> SỬA ĐỔI, BỔ sung đIỀU 2 thông tư SỐ 187/2010/tt-btc ngàY 22/11/2010 CỦa bộ TÀi chính quy đỊnh về CƠ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồNG, VẬt nuôI, thuỷ SẢN ĐỂ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, DỊch bệNH
    files -> VĂn phòng thưỜng trực số: 273
    files -> PHỤ LỤc I danh mục các văn bảN
    files -> VĂn phòng thưỜng trực số: /twpctt-vp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    files -> TỪ ct65 ĐẾn công ty cổ phần xây dựng 465 MỘt thờI ĐỂ nhớ Vũ Thanh Tùng Chủ tịch HĐqt – Giám đốc Công ty
    files -> VĂn phòng thưỜng trực số: /twpctt-vp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    files -> TRẢi nghiệM 3 quốc gia+HÀnh trình 12 DẤu xnc singapore+malaysia+indonesia 5sao
    files -> Tour khuyến mãi Áp dụng đồng giá đặc biệt 7tr888 vnđ/khách

    tải về 7.19 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương