TỔng cục hải quan số: 1966/QĐ-tchq cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1 Mb.
#13281
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Mục 4. GIÁM SÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG BIỂN, CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG KHÔNG, KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

Điều 35. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện:

a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:

a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);

a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.

Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;

a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

2. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Nội dung kiểm tra:

Sau khi tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển, công chức hải quan sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra thông tin mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu):

a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan);

a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc trọng lượng hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời) hoặc số kiện hàng (đối với hàng lẻ);

a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có).

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Danh sách hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng tại cổng cảng/nơi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì:

b.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục khi Hệ thống cảnh báo trong trường hợp sau đây:

b.2.1.1) Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai phải niêm phong nhưng chưa thực hiện niêm phong (chưa có xác nhận đã niêm phong của cơ quan hải quan): yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để thực hiện niêm phong. Sau khi cơ quan hải quan niêm phong và xác nhận vào Hệ thống, sử dụng Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch ban đầu để thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống;

b.2.1.2) Trường hợp mã vạch hết hiệu lực do phát sinh tờ khai bổ sung: yêu cầu người khai hải quan hoàn thành các thủ tục tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để in lại Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch.

b.2.2) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh m rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử thực hiện như sau:

d.1) Tra cứu thông tin tờ khai, trạng thái tờ khai trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IID/IEX/ITF);

d.2) Trường hợp Hệ thống VNACCS gặp sự cố thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37824754, (04) 37824755, (04) 37824756, (04) 37824757.

Trường hợp tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, thực hiện xác nhận trên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển. Cơ quan hải quan lưu Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển đã có xác nhận, lập sổ theo dõi và cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống được phục hồi.

đ) Đối với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, căn cứ vào Biên bản bất thường do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hàng không lập khi phát hiện bất thường, thiếu số lượng kiện, thừa số lượng kiện, kiện hàng không có vận đơn, bao bì rách vỡ hoặc thiếu, thừa trọng lượng... trong quá trình kiểm tra, đối chiếu hàng hóa nhập kho với bản lược khai hàng hóa (manifest), công chức hải quan tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện các nghiệp vụ có liên quan theo quy định.

3. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình:

a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì:

a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

a.2) Lập 01 Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan và Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì không xác nhận vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng nhập khẩu có cảnh báo do bộ phận soi chiếu chuyển đến thông qua Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này), công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 5. GIÁM SÁT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ

Điều 36. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện:

a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:

a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);

a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.

Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”;

a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.

b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu;

2. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Công chức hải quan tại cửa khẩu nhập tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển;

b) Sử dụng thiết bị mã vạch kiểm tra mã vạch in trên danh sách container, danh sách hàng hóa, thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa nhập khẩu đưa ra khu vực giám sát hải quan:

b.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan;

b.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc nguyên trạng hàng hóa (đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ).

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải đưa ra khu vực giám sát hải quan.

c.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì:

c.2.1) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục khi Hệ thống cảnh báo trong trường hợp sau đây:

c.2.1.1) Trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai phải niêm phong nhưng chưa thực hiện niêm phong (chưa có xác nhận đã niêm phong của cơ quan hải quan): yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để thực hiện niêm phong. Sau khi cơ quan hải quan niêm phong và xác nhận vào Hệ thống, sử dụng Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch ban đầu để thực hiện xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống;

c.2.1.2) Trường hợp mã vạch hết hiệu lực do phát sinh tờ khai bổ sung: yêu cầu người khai hải quan hoàn thành các thủ tục tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để in lại Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa có gắn mã vạch.

c.2.2) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

c.2.3) Không cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

d) Trường hợp Hệ thống mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này.

đ) Trường hợp Hệ thống e-Customs gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

đ.1) Tra cứu thông tin tờ khai, trạng thái tờ khai trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IID/IEX/ITF);

đ.2) Trường hợp Hệ thống VNACCS gặp sự cố thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số điện thoại (04) 37824754, (04) 37824755, (04) 37824756, (04) 37824757.

Trường hợp tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, thực hiện xác nhận trên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển. Cơ quan hải quan lưu Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển đã có xác nhận, lập sổ theo dõi và cập nhật vào Hệ thống khi Hệ thống được phục hồi.

3. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu nhập kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đã có xác nhận đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan với thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa nhập khẩu.

a) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì:

a.1) Công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;

a.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 36 tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

b) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì không cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng nhập khẩu có cảnh báo do bộ phận soi chiếu chuyển đến thông qua Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này), công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 6. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG, KHO, BÃI, CỬA KHẨU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ

Điều 37. Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu trong một số trường hợp đặc thù

1. Hàng hóa quy định tại điểm a.5 khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

2. Hàng hóa quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu chưa làm thủ tục hải quan được đề nghị đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu.

Điều 38. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Đối với hàng hóa nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Quy trình này:

Trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép những lô hàng đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan, công chức hải quan thực hiện:

a) Lập 01 Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này; ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng (đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đường biển, đường hàng không) hoặc cho công chức hải quan để cho phép hàng hóa xuất khẩu hoặc đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b) Lập sổ theo dõi hàng qua khu vực giám sát theo quy định.

2. Đối với hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 37 Quy trình này:

a) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan được doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi xác nhận lô hàng đề nghị đưa ra khỏi cảng là lô hàng xuất khẩu đưa vào khu vực cảng chưa làm thủ tục hải quan, không phải là lô hàng nhập khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phê duyệt vào văn bản đề nghị của người khai hải quan;

b) Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

Mục 7. GIÁM SÁT ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH

Điều 39. Giám sát đối với phương tiện vận tải trọng điểm

1. Việc bố trí công chức hải quan thực hiện giám sát trực tiếp đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh chỉ áp dụng đối với phương tiện vận tải trọng điểm có yêu cầu phải giám sát chặt chẽ trong thời gian neo đậu, dừng đỗ tại khu vực giám sát hải quan do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định.

2. Nhiệm vụ của công chức giám sát phương tiện vận tải: Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa, của phương tiện vận tải đang chịu sự giám sát quản lý của cơ quan hải quan và hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Ghi sổ Nhật ký giám sát phương tiện vận tải.

Mục 8. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH XẾP DỠ HÀNG HÓA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI KHU VỰC CHUYỂN TẢI, SANG MẠN; GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH XẾP DỠ HÀNG HÓA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI KHU VỰC KHO, BÃI, CẢNG

Điều 40. Giám sát quá trình xếp, dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại khu vực chuyển tải, sang mạn; giám sát quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan

1. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của người vận tải hoặc công văn đề nghị sang mạn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu về kế hoạch chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK từ tàu XNC đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng biển quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình chuyển tải, sang mạn hàng hóa XNK.

2. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng về kế hoạch xếp/dỡ hàng hóa XNK đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, Đội/Tổ Giám sát căn cứ vào tình hình cụ thể, các thông tin khác nắm được để đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định biện pháp, phương thức giám sát trong quá trình xếp/dỡ hàng hóa XNK.

Phần VI

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN

Điều 41. Hàng hóa khai Tờ khai vận chuyển độc lập

1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi

a) Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa

a.1) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan;

a.2) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) và phân luồng tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai chính thức của người khai hải quan. Trường hợp mã phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, chuyển sang Bước 3 của Quy trình; đối với các mã phân loại kiểm tra 2 - luồng vàng, chuyển sang Bước 2 của Quy trình để thực hiện tiếp.

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng vàng)

b.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

b.1.1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ CES;

b.1.2) Phê duyệt cho phép xử lý tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.

b.2) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

Tiếp nhận và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (tham chiếu thông tin tờ khai trên Hệ thống bằng nghiệp vụ ITF) (lưu ý kiểm tra Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu và/hoặc Bản kê hàng hóa khai kèm theo Tờ khai vận chuyển độc lập tại file HYS); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b.2.1) Nếu kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa không đủ điều kiện vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (ví dụ: người khai hải quan không có giấy phép quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép, không xuất trình được chứng từ vận tải thể hiện cảng đích đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên chứng từ vận tải,...), công chức thông báo lý do cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);

b.2.2) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, công chức kiểm tra hồ sơ, thông báo các thông tin khai bổ sung cho người khai hải quan bằng nghiệp vụ CET (mã C). Sau khi nhận được thông tin khai bổ sung, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện kiểm tra theo trình tự quy định từ điểm b.2 khoản này;

b.2.3) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp, công chức hải quan thực hiện phê duyệt tờ khai vận chuyển thông qua nghiệp vụ CET (mã A). Trường hợp người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung thông qua nghiệp vụ COT11/COT, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt tờ khai vận chuyển sau khi kiểm tra thông tin khai bổ sung thông quan nghiệp vụ CET (mã A).

Trên cơ sở phê duyệt tờ khai vận chuyển của công chức hải quan, Hệ thống tự động gửi Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho người khai hải quan và chuyển tờ khai sang Bước 3.

c) Bước 3: Niêm phong hải quan

Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có), công chức giám sát sử dụng thiết bị mã vạch kiểm tra mã vạch in trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (trang 4); kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa, kiểm tra trạng thái tờ khai hải quan để xác định hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát. Trường hợp phần mềm đọc mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị phần mềm đọc mã vạch, công chức hải quan tra cứu thông tin Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển trên Hệ thống thông qua việc nhập số tờ khai vận chuyển độc lập tại nghiệp vụ ITF.

Sau khi kiểm tra, thực hiện xử lý kết quả kiểm tra như sau:

c.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện như sau:

c.1.1) Thực hiện niêm phong và ghi số hiệu niêm phong hải quan tương ứng của từng số hiệu container/toa tàu/kiện hàng trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (tại ô số 2 của tiêu chí “Số seal”) hoặc trên Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (tại tiêu chí “Số niêm phong hải quan”);

Trường hợp không thể niêm phong, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa (nếu cần thiết), niêm phong Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có) giao người khai hải quan xuất trình cùng Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có) tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.

Trường hợp khi thực hiện niêm phong, cơ quan hải quan phát hiện nhầm lẫn về số container, số chì hãng vận chuyển (nếu có) thì công chức được giao nhiệm vụ thực hiện sửa trực tiếp trên Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo đúng thực tế hàng hóa, ký tên, đóng dấu công chức tại nội dung sửa đổi và thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo theo trình tự tại điểm c.1.2 Khoản này.

c.1.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có) và 03 Bản kê hàng hóa (nếu có);

c.1.3) Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có) và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); giao người khai hải quan 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) cùng hàng hóa để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát; niêm phong 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) giao người khai hải quan vận chuyển cùng hàng hóa đến Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.

c.2) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp: hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung (nếu có) hoặc báo cáo Chi cục trưởng để thực hiện việc xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

4. Bước 4: Giám sát hàng hóa

a) Sau khi ký tên, xác nhận trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có), công chức hải quan thực hiện đăng ký thông tin khởi hành vận chuyển của hàng hóa được phê duyệt vận chuyển trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BOA;

b) Theo dõi tình trạng vận chuyển: công chức được phân công sử dụng nghiệp vụ ITF để rà soát hàng hóa chưa vận chuyển đến đích. Căn cứ thời gian vận chuyển do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận cập nhật vào Hệ thống, nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích, đề xuất Chi cục trưởng ban hành văn bản đề nghị Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến kiểm tra xác nhận về tình trạng lô hàng. Trường hợp lô hàng chưa được vận chuyển đến điểm đích đã được phê duyệt thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phải chịu trách nhiệm truy tìm.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến

Khi hàng hóa đến điểm đích ghi trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, công chức được phân công thực hiện việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xác nhận thông tin hàng hóa đến đích (nghiệp vụ BIA) trên Hệ thống trực tiếp tại địa điểm giám sát hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm bố trí công chức và trang thiết bị đảm bảo việc xác nhận trên Hệ thống. Việc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện như sau:

a) Nội dung kiểm tra

a.1) Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếu có) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, công chức được phân công sử dụng thiết bị đọc mã vạch hoặc nhập thông tin số tờ khai trên Hệ thống (trường hợp chưa được trang bị máy đọc mã vạch) để kiểm tra trạng thái tờ khai, lượng hàng và số hiệu container, số hiệu niêm phong hải quan trên tờ khai (nếu có);

a.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và số hiệu niêm phong hải quan (nếu có) hoặc các thông tin về hàng hóa trong trường hợp không phải niêm phong với Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có);

a.3) Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoặc cảnh báo về mức độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chỉ dẫn (nếu có) trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF.

b) Xử lý kết quả kiểm tra

b.1) Trường hợp hợp lệ:

b.1.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế thì việc xác nhận hàng hóa đến đích thực hiện như sau:

b.1.1.1) Xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất trên Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng “Tờ khai vận chuyển độc lập”).

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng xác nhận điện tử, công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận trên trang đầu tiên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển khi hàng hóa qua khu vực giám sát và fax cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất.

b.1.1.2) Khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

b.1.2) Các trường hợp khác: thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA khi hàng hóa tập kết đủ tại khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất.

b.2) Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập Biên bản vi phạm và chuyển Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định. Sau khi người khai hải quan thực hiện quyết định xử phạt, thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản 2 Điều này. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cập nhật kết quả xử lý vào Hệ thống quản lý rủi ro;

b.3) Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèm theo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có).

3. Khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển độc lập

Căn cứ thông tin khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống và các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung do người khai hải quan nộp, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện:

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:

a.1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ khai bổ sung/hủy tờ khai trên Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE bằng nghiệp vụ CES;

a.2) Phê duyệt cho phép xử lý tờ khai vận chuyển bổ sung/hủy tờ khai vận chuyển; Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra (nếu có) tại Màn hình phân công cán bộ kiểm tra CES; việc chỉ đạo phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Nội dung giao việc”.

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai bổ sung/hủy tờ khai:

Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung/khai hủy với thông tin khai báo trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF (tiêu chí “Loại hủy bỏ”: COR - khai bổ sung; CAN - hủy); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng (nếu có) thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai vận chuyển ICE và đề xuất Chi cục trưởng không chấp nhận/chấp nhận thông tin khai bổ sung/khai hủy bằng văn bản và thông báo cho người khai hải quan như sau:

b.1) Nếu không chấp nhận nội dung khai bổ sung/khai hủy tờ khai, công chức thông báo lý do cho người khai hải quan thông quan nghiệp vụ CET (mã X);

b.2) Nếu chấp nhận nội dung khai bổ sung/khai hủy tờ khai, công chức hải quan thực hiện phê duyệt lại tờ khai vận chuyển/chấp nhận hủy tờ khai vận chuyển độc lập thông qua nghiệp vụ CET (mã A) để người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục tiếp theo.

Điều 42. Hàng hóa khai Tờ khai vận chuyển kết hợp

1. Các trường hợp khai Tờ khai vận chuyển kết hợp

a) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

b) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

c) Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;

đ) Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu vực phi thuế quan khác.

2. Thủ tục hải quan

Quy trình thủ tục hải quan với hàng hóa khai tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện như quy định đối với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng đã quy định tại quy trình này.

Việc giám sát hàng hóa khai tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện theo từng phương thức vận chuyển tương ứng hướng dẫn tại Phần V quy trình này, không thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi (BOA) và thông tin hàng hóa vận chuyển đến (BIA) trên Hệ thống.

Phần VII

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, RA KHO NGOẠI QUAN, KHO CFS

Điều 43. Đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

1. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan

a) Quy trình thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Phần II Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm Quyết định này. Ngoài ra, đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương gửi kho ngoại quan, công chức hải quan kiểm tra đối chiếu nội dung Giấy chứng nhận mã số TNTX với các thông tin khai hải quan và các quy định khác về hàng hóa gửi kho ngoại quan theo hướng dẫn tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Lưu ý: trạng thái “Đưa hàng về địa điểm kiểm tra” chỉ áp dụng với tờ khai hàng hóa luồng đỏ.

c) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:

c.1) Tiếp nhận thông tin Biên bản bàn giao trên Hệ thống.

Trường hợp sử dụng biên bản bàn giao giấy, tiếp nhận Biên bản bàn giao giấy do Chi cục Hải quan cửa khẩu gửi đến;

c.2) Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container, chì vận tải (nếu có), niêm phong hải quan với Biên bản bàn giao hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.

Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Biên bản bàn giao;

c.3) Xác nhận Biên bản bàn giao trên Hệ thống.

Trường hợp chưa xác nhận được trên Hệ thống thì ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận hàng hóa vận chuyển đến trên Biên bản bàn giao và fax Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi trong ngày để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan;

c.4) Giám sát hàng hóa đưa vào kho ngoại quan. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

d) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ cửa khẩu về kho ngoại quan mà các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

2. Hàng hóa từ khu phi thuế quan (không bao gồm kho ngoại quan) hoặc nội địa đưa vào kho ngoại quan

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài

a) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này. Khi thực hiện lưu ý:

a.1) Căn cứ Phiếu xuất kho và Tờ khai vận chuyển độc lập do người khai hải quan nộp, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải với lượng hàng kê khai trên Phiếu xuất kho và Tờ khai vận chuyển độc lập. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.2) Kiểm tra thông tin về cửa khẩu xuất trên Tờ khai vận chuyển độc lập đảm bảo đúng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Quá 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết, phối hợp theo dõi, đồng thời giám sát lô hàng đến khi thực xuất khẩu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

c) Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chưa thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống (BIA), hàng hóa thực tế chưa xuất khẩu hoặc mới xuất khẩu một phần mà người khai hải quan có nhu cầu thay đổi địa điểm xuất hàng thì thực hiện như sau:

c.1) Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng cho toàn bộ lô hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất (tiêu chí “Địa điểm dỡ hàng” trên Tờ khai vận chuyển độc lập)

c.1.1) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

c.1.1.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.1.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm xuất hàng mới;

c.1.1.3) Lưu hồ sơ văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có);

c.1.1.4) Sau khi có hồi báo hàng hóa đã xuất khẩu của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến và ghi nhận cụ thể địa điểm xuất hàng thực tế tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.1.2) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: giám sát hàng hóa xuất khẩu và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu hết tại địa điểm xuất mới.

c.2) Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng cho toàn bộ lô hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất

c.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

c.2.1.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.2.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu về việc thay đổi cửa khẩu xuất.

c.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu:

c.2.2.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu xuất ban đầu đến cửa khẩu xuất mới;

c.2.2.2) Sau khi người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này;

c.2.2.3) Sau khi phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến và ghi nhận cụ thể số tờ khai vận chuyển độc lập mới tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.2.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này.

c.3) Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng khác thì thực hiện như sau:

c.3.1) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

c.3.1.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.3.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện giám sát lượng hàng hóa đã thực tế xuất khẩu tại địa điểm xuất ban đầu, niêm phong và lập Biên bản bàn giao lượng hàng còn lại đến địa điểm xuất hàng mới theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

c.3.1.3) Sau khi có hồi báo hàng hóa đã xuất khẩu của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến cho toàn bộ lô hàng và ghi nhận cụ thể lượng hàng xuất qua từng địa điểm xuất hàng tương ứng tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)” trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA.

c.3.2) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện việc giám sát hàng hóa xuất khẩu theo lượng hàng trên Biên bản bàn giao và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu tại địa điểm xuất mới.

c.4) Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng thuộc một cửa khẩu xuất khác thì thực hiện như sau:

c.4.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

c.4.1.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

c.4.1.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu về việc thay đổi cửa khẩu xuất.

c.4.2) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất ban đầu

c.4.2.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất cho một phần lượng hàng của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển lượng hàng hóa được cho phép thay đổi cửa khẩu xuất từ cửa khẩu xuất ban đầu đến cửa khẩu xuất mới;

c.4.2.2) Sau khi người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này;

c.4.2.3) Sau khi phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập mới và lượng hàng xuất khẩu tại cửa khẩu xuất ban đầu đã xuất khẩu, thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến cho toàn bộ lô hàng ban đầu trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ BIA. Lưu ý: khi thực hiện nghiệp vụ BIA, ghi nhận cụ thể lượng hàng xuất khẩu tại cửa khẩu xuất ban đầu, lượng hàng sẽ xuất khẩu tại cửa khẩu xuất mới và số tờ khai vận chuyển độc lập mới tương ứng tại ô “Ghi chú (dành cho hải quan)”.

c.4.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Quy trình này.

4. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Khi thực hiện lưu ý:

b.1) Kiểm tra điều kiện hàng hóa được đưa từ kho ngoại quan vào nội địa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2) Kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa đưa ra kho ngoại quan.

5. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào khu phi thuế quan (không bao gồm kho ngoại quan, doanh nghiệp chế xuất): thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý, khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan vào khu phi thuế quan thì Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan phải niêm phong và lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

6. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào kho ngoại quan

a) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan mới: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Phần II Quy trình này;

b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan cũ: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

Điều 44. Đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho CFS

1. Hàng hóa đưa vào kho CFS:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan: thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này. Lưu ý, Chi cục Hải quan quản kho CFS thực hiện giám sát việc đóng ghép hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan quản lý kho CFS thực hiện theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, công chức hải quan:

b.1) Thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Quy trình này;

b.2) Giám sát, hàng hóa đưa vào kho CFS: thực hiện theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào kho CFS:

c.1) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này;

c.2) Chi cục Hải quan quản lý kho CFS: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

2. Hàng hóa đưa ra kho CFS:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa từ kho CFS vào nội địa:

Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa ra kho CFS như đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan để vận chuyển vào nội địa theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Quy trình này.

b) Đối với hàng hóa từ kho CFS đưa ra cửa khẩu xuất:

b.1) Giám sát việc đóng ghép chung container:

b.1.1) Đối chiếu lượng hàng hóa đóng ghép chung container với Danh mục hàng hóa theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS nộp;

b.1.2) Niêm phong container chứa hàng hóa xuất khẩu;

b.1.3) Ký tên, đóng dấu công chức trên 02 Danh mục hàng hóa; lưu 01 Danh mục, trả 01 Danh mục cho doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.

b.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho CFS ra cửa khẩu xuất theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Phần VIII

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHAI HẢI QUAN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY


Каталог: img -> VBPL -> Doanh%20nghiep
VBPL -> Cập nhật 24 giờ 11 9-3-2004 Luật Ðất đai
VBPL -> BỘ TÀi chính số 02/2010/ttlt-btnmt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL -> A. danh mục lĩnh vựC ĐẶc biệt khuyến khích đẦu tư
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 186
VBPL -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
VBPL -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Bắc đến năm 2020 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
VBPL -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 742/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương