TỔng cục hải quan số: 1966/QĐ-tchq cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập



trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1 Mb.
#13281
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Điều 23. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Phần II Quyết định này.

2. Quy trình thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Sửa đổi thông tin quản lý tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:

Trong quá trình thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trường hợp người khai hải quan có đề nghị gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thay đổi số lượng hàng hóa trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu hoặc số lượng xuất khẩu, nhập khẩu thực tế thông qua việc gửi thông tin Tờ khai bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX, TXTN (bằng nghiệp vụ TIB/TIA) thì công chức được phân công thực hiện như sau:

a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khai bổ sung của người khai hải quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các văn bản pháp luật có liên quan với thông tin trên Hệ thống. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung tờ khai;

b) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung bổ sung của người khai hải quan thì thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung: thông báo cho người khai hải quan thông qua nghiệp vụ CTI (mã I);

b.2) Trường hợp chấp nhận nội dung bổ sung: thông báo cho người khai hải quan bằng nghiệp vụ CTI (mã R); đồng thời sử dụng chức năng CNO/CNO11 trên Hệ thống VNACCS/VCIS để ghi nhận số tờ khai bổ sung. Lưu 01 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung cùng hồ sơ bổ sung.

4. Hủy số lượng của tờ khai tạm nhập, tạm xuất hủy sau thông quan

Sau khi hủy tờ khai theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan thực hiện việc hủy lượng hàng như sau:

a) Sử dụng nghiệp vụ TIB/TIA để điều chỉnh “Số lượng đã tái xuất/tái nhập” bằng với “Số lượng ban đầu” của từng dòng hàng trên tờ khai (đảm bảo “Số lượng còn lại” trên tờ khai tạm nhập, tạm xuất bằng 0);

b) Sử dụng nghiệp vụ CTI để ghi nhận lý do điều chỉnh lượng và phê duyệt để cập nhật lượng hàng trên Hệ thống.

5. Khôi phục số lượng của tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất sau khi hủy tờ khai tái xuất hoặc tái nhập:

Sau khi hủy tờ khai theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan thực hiện khôi phục lượng hàng như sau:

a) Sử dụng nghiệp vụ TIB/TIA để khôi phục lượng hàng tương ứng;

b) Sử dụng nghiệp vụ CTI để phê duyệt và cập nhật lượng hàng trên Hệ thống.

Lưu ý: Việc khôi phục lượng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trên Hệ thống chỉ có thể thực hiện được trong vòng 6 ngày làm việc kể từ ngày lượng hàng trên tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất đã được trừ hết. Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khôi phục số lượng theo yêu cầu thực tế, hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai báo hải quan trên tờ khai hải quan giấy. Sau khi thông quan cho tờ khai hải quan giấy, cập nhật số tờ khai hải quan giấy thay thế cho tờ khai tái xuất hoặc tái nhập vào tờ khai hải quan tạm nhập hoặc tạm xuất ban đầu thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11. Việc theo dõi lượng hàng tái xuất thực hiện ngoài Hệ thống.

Điều 24. Quản lý, theo dõi hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng các lô hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quá thời hạn chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập (sử dụng nghiệp vụ ITI) để xử theo quy định tại Điều 83, Điều 84 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp hết thời hạn tái xuất thì Hệ thống sẽ cảnh báo bằng dấu *;

2. Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tái xuất theo dõi các lô hàng đã làm thủ tục tái xuất nhưng chưa qua khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất (sử dụng nghiệp vụ ITF và/hoặc chức năng “H. Theo dõi trạng thái tờ khai” trên Hệ thống e-Customs), ngay sau khi quá thời hạn đăng ký vận chuyển của người khai hải quan và đã được cơ quan hải quan chấp nhận mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã vận chuyển đến điểm đích của Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất thì hai bên phối hợp trao đổi thông tin để xác nhận về tình trạng của lô hàng hoặc thực hiện các biện pháp truy tìm theo quy định. Thực hiện tương tự với trường hợp tái nhập.

Điều 25. Giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

Việc giám sát hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này đối với từng phương thức vận chuyển tương ứng.

Riêng đối với tờ khai tái xuất của loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng chưa xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống mà người khai hải quan có nhu cầu thay đổi địa điểm xuất hàng (thay đổi tiêu chí “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai), cửa khẩu xuất; xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng hoặc cửa khẩu xuất khác nhau thì thực hiện như sau:

1. Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

a) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận thông tin sửa đổi và chuyển thông tin về tờ khai đến địa điểm xuất hàng mới theo yêu cầu của người khai hải quan thông qua chức năng “F. Chuyển địa điểm giám sát” trên Hệ thống e-Customs;

a.3) Niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm xuất hàng mới;

a.4) Lưu hồ sơ văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có).

b) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã đến địa điểm xuất mới và thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này.

2. Trường hợp thay đổi địa điểm xuất hàng dẫn đến thay đổi cửa khẩu xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi địa điểm xuất hàng của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận thông tin sửa đổi và chuyển thông tin về tờ khai đến địa điểm xuất hàng mới theo yêu cầu của người khai hải quan thông qua chức năng “F. Chuyển địa điểm giám sát” trên Hệ thống e-Customs, đồng thời ghi nhận thông tin sửa đổi về cửa khẩu xuất và địa điểm xuất hàng mới trên tờ khai tái xuất thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu: Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC giao người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất mới;

c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện hồi báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu và thực hiện giám sát theo hướng dẫn tại Phần V Quy trình này.

3. Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng không làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng khác thì thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng ban đầu

a.1) Căn cứ trên văn bản đề nghị thay đổi địa điểm xuất hàng cho một phần lượng hàng thuộc tờ khai tái xuất của người khai hải quan và văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức giám sát kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện giám sát lượng hàng hóa đã thực tế xuất khẩu tại địa điểm xuất ban đầu, niêm phong và lập Biên bản bàn giao lượng hàng còn lại đến địa điểm xuất hàng mới theo Mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.3) Sau khi có hồi báo hàng hóa của hải quan địa điểm xuất hàng mới, thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống cho toàn bộ lô hàng.

b) Trách nhiệm của hải quan địa điểm xuất hàng mới: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Phần V quy trình này và thực hiện hồi báo khi hàng hóa đã xuất khẩu tại địa điểm xuất mới.

4. Trường hợp xuất khẩu từng phần theo các địa điểm xuất hàng nhưng làm thay đổi cửa khẩu xuất

Trường hợp sau khi đưa hàng vào khu vực giám sát hải quan tại địa điểm xuất hàng nhưng người khai hải quan chỉ xuất khẩu được một phần của lô hàng tại địa điểm xuất hàng đã đăng ký trên tờ khai, phần còn lại sẽ được xuất khẩu tại địa điểm xuất hàng thuộc một cửa khẩu xuất khác thì thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

a.1) Căn cứ trên văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất cho 1 phần lượng hàng thuộc tờ khai tái xuất của người khai hải quan và văn bản cơ quan có thẩm quyền theo quy định (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra yêu cầu và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt;

a.2) Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, ghi nhận lượng hàng dự kiến xuất khẩu tại cửa khẩu xuất/địa điểm xuất hàng ban đầu và cửa khẩu xuất/địa điểm xuất hàng mới trên tờ khai tái xuất thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11.

b) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất ban đầu

b.1) Căn cứ văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất cho 1 phần lượng hàng của tờ khai tái xuất của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện giám sát lượng hàng hóa xuất tại cửa khẩu xuất ban đầu;

b.2) Hướng dẫn người khai hải quan khai báo tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển lượng hàng còn lại đến cửa khẩu xuất mới. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất ban đầu thực hiện thủ tục hải quan cho tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này;

b.3) Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát cho toàn bộ lô hàng, trong đó ghi nhận rõ lượng hàng đã xuất khẩu qua cửa khẩu xuất ban đầu, lượng hàng sẽ xuất khẩu qua cửa khẩu xuất mới và số tờ khai vận chuyển độc lập đến cửa khẩu xuất mới đã được phê duyệt.

c) Trách nhiệm của hải quan cửa khẩu xuất mới: thực hiện việc giám sát theo hướng dẫn tại Điều 41 Phần VI Quy trình này.

Phần V

GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, ĐƯA RA, LƯU GIỮ TRONG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NEO ĐẬU, DỪNG ĐỖ TRONG ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 26. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Đối tượng giám sát hải quan tại quy định này là:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (gọi tắt là hàng hóa XNK) đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh dừng, đỗ, neo đậu trong địa bàn hoạt động hải quan.

2. Quy trình này áp dụng cho cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác giám sát hải quan tại:

a) Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế;

b) Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài.



Trường hợp chưa có Hệ thống kết nối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng: giao Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để triển khai Quy trình này.

Trường hợp đã có Hệ thống kết nối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, công tác giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Điều 27. Nhiệm vụ giám sát

1. Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; điểm c.2 khoản 1, điểm c.2 khoản 2 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định.

2. Việc bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giám sát hải quan theo Quy trình này (Đội/Tổ/Bộ phận...) do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định cụ thể phù hợp với địa bàn, điều kiện và nhiệm vụ của từng Chi cục Hải quan.

Điều 28. Căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Tờ khai hải quan đã được xác nhận thông quan, giải phóng hàng.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan).

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải niêm phong hải quan: Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sau khi kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận trên biên bản bàn giao (đối với hàng hóa xuất khẩu) hoặc niêm phong, lập biên bản bàn giao (đối với hàng nhập khẩu đưa ra cảng), phải có xác nhận của công chức hải quan trên Hệ thống e-Customs.

Người khai hải quan in danh sách container, danh sách hàng hóa khi đã đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, công chức hải quan in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa khi người khai hải quan hoặc người vận chuyển yêu cầu.

Điều 29. Giám sát bằng camera

Tại những Chi cục Hải quan cửa khẩu đã được trang bị Hệ thống camera giám sát, công tác giám sát hải quan thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Điều 30. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, hàng hóa đưa vào để làm thủ tục hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu vào nội địa gồm hàng hóa quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực cảng chưa làm thủ tục hải quan được đề nghị đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu.

2. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từ phương tiện vận tải để làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tại địa điểm làm thủ tục hải quan khác.

Hàng hóa nhập khẩu đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, cửa khẩu gồm hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

Mục 2. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO KHU VỰC CẢNG BIỂN, CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG NỘI ĐỊA, CẢNG HÀNG KHÔNG, KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

Điều 31. Nguyên tắc giám sát

1. Căn cứ chứng từ do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình, cơ quan hải quan xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan. Người khai hải quan hoặc người vận chuyển chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trong trường hợp có thông tin hàng hóa chưa tập kết trong khu vực giám sát hải quan, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định hiện hành.

2. Không thực hiện giám sát trực tiếp của công chức Hải quan tại cổng cảng. Trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu đã được trang bị Hệ thống giám sát bằng camera thì thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Điều 32. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Sau khi tiếp nhận Danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh sách container) hoặc Danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển, công chức hải quan cửa khẩu xuất sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra thông tin mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu):

a.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất);

a.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container) hoặc số lượng kiện hàng (đối với hàng lẻ).

Lưu ý: đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không, công chức hải quan chỉ căn cứ vào chứng từ do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình nêu tại điểm a khoản 1 Điều này và thông tin trên Hệ thống để xác nhận hàng qua khu vực giám sát.

Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống, các chứng từ do người khai hải quan xuất trình có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng hàng hóa trên các chứng từ khác do cơ quan hải quan thu thập được và lô hàng có khả năng vi phạm pháp luật, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 14 Quy trình này. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng trong trường hợp không phát hiện vi phạm.

b) Xử lý kết quả kiểm tra:

b.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, xác nhận lên Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;

b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp:

b.2.1) Hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

b.2.2) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại điểm a.5 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2.3) Báo cáo Chi cục trưởng xác minh m rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm), đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng không xếp hàng lên phương tiện vận tải.

c) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình (không đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu) theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.

d) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

d.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống e-Customs thì công chức tra cứu, kiểm tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;

d.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.

2. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra thông tin trên tờ khai hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình:

a) Nếu tờ khai hải quan đã có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thì:

a.1) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

a.2) Lập Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 07/DSHHG/GSQL Phụ lục 2 Quy trình này (sau đây gọi là Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan); ghi rõ thông tin, ký tên, ghi ngày, tháng, năm và đóng dấu công chức trên Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; trả lại tờ khai hải quan và Danh sách hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng cho phép đưa hàng vào khu cách ly hoặc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu.

b) Nếu tờ khai hải quan chưa có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy trình này.

Mục 3. GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ

Điều 33. Nguyên tắc giám sát

1. Chi cục Hải quan cửa khẩu chỉ xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới.

2. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô số 31 - “Xác nhận của hải quan giám sát” của tờ khai hải quan xuất khẩu.

Điều 34. Thủ tục kiểm tra, xác nhận

1. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất tiếp nhận Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển từ người khai hải quan hoặc người vận chuyển;

b) Sử dụng máy đọc mã vạch kiểm tra mã vạch in trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa, Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phần mềm đọc mã vạch với danh sách container, danh sách hàng hóa, thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa xuất khẩu:

b.1) Kiểm tra số tờ khai hải quan, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất); kiểm tra trạng thái của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển;

b.2) Kiểm tra số hiệu container, số lượng container (đối với hàng hóa chuyên chở bằng container), số lượng kiện hàng, phương tiện chở hàng (đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ).

c) Xử lý kết quả kiểm tra:

c.1) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất qua biên giới;

c.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp (tờ khai chưa được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa chưa được phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc các thông tin trên danh sách container, danh sách hàng hóa không phù hợp với thông tin trên Hệ thống, không phù hợp với thực tế hàng hóa xuất khẩu) thì:

c.2.1) Thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận);

c.2.2) Không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

d) Trường hợp thiết bị mã vạch gặp sự cố hoặc chưa được trang bị máy đọc mã vạch, công chức hải quan đề nghị người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp số tờ khai hải quan để nhập số tờ khai hải quan vào Hệ thống; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Hệ thống với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và xử lý theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này.

đ) Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố:

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, công chức hải quan không thực hiện được việc kiểm tra, xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, việc xử lý thực hiện như sau:

đ.1) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống ecustoms thì công chức tra cứu, kiểm tra thông tin trên Hệ thống VNACCS;

đ.2) Nếu không kiểm tra, xác nhận được thông tin trên Hệ thống VNACCS thì vẫn cho phép hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở hồ sơ hải quan do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình. Việc kiểm tra, xác nhận được thực hiện ngay sau khi Hệ thống được phục hồi.

2. Trường hợp khai hải quan trên hồ sơ giấy:

Công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đã có xác nhận thông quan, giải phóng hàng của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan với thực tế tình trạng bên ngoài hàng hóa xuất khẩu:

a) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì:

a.1) Công chức hải quan giám sát hàng hóa thực xuất qua biên giới hoặc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất qua biên giới;

a.2) Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm vào ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

b) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì không cho phép hàng hóa xuất khẩu; báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xác minh m rõ và xử theo quy định (nếu có vi phạm).

3. Đối với lô hàng xuất khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu xuất kiểm tra niêm phong hải quan, xác nhận vào biên bản bàn giao (nếu có) và thực hiện hồi báo theo quy định.

4. Đối với hàng hóa thuộc lô hàng xuất khẩu thuộc Danh sách container, kiện hàng phải soi chiếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy trình này.


Каталог: img -> VBPL -> Doanh%20nghiep
VBPL -> Cập nhật 24 giờ 11 9-3-2004 Luật Ðất đai
VBPL -> BỘ TÀi chính số 02/2010/ttlt-btnmt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL -> A. danh mục lĩnh vựC ĐẶc biệt khuyến khích đẦu tư
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 186
VBPL -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
VBPL -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Bắc đến năm 2020 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
VBPL -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004
VBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 742/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương