Tổng cục Hải quan Số: 1257/2001/QĐ-tchq


Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức



tải về 439.8 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích439.8 Kb.
#5527
1   2   3   4

 

Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức

trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu

 


Tiêu thức

Nội dung hướng dẫn cụ thể

Góc trên bên trái TK

Tên cơ quan hải quan, nơi làm thủ tục hải quan

- Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai ghi tên Cục hải quan Tỉnh, thành phố, tên Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài khu vực cửa khẩu nơi tiến hành đăng ký tờ khai.



Phần giữa TK

Ghi số đăng ký tờ khai

- Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai:

+ Ghi số tờ khai theo số thứ tự của số đăng ký tờ khai theo từng ngày; cách ghi số tờ khai như sau: Số tờ khai/NK/Loại hình/Đơn vị làm thủ tục. Ví dụ: tờ khai nhập khẩu loại hình gia công số 29 được làm thủ tục tại cảng khu vực I t/p HCM được ghi như sau: 29/NK/GC/KV1.

+ Ghi ngày đăng ký tờ khai.

+ Ghi số lượng phụ lục tờ khai đi kèm.


Góc trên bên phải TK

- Công chức hải quan đươc giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai ký, ghi rõ họ tên.

A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế.

1

Người nhập khẩu, mã số

- Ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của thương nhân nhập khẩu.

- Ghi mã số kinh doanh xuất khẩu - nhập khẩu của thương nhân đã đăng ký với Cục Hải quan tỉnh, thành phố


II. Phần kiểm tra thuế

 

- Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, trên cơ sở khai báo, tự tính thuế của người khai báo, công chức hải quan đựơc phân công kiểm tra thuế (Cán bộ kiểm tra thuế) tiến hành kiểm tra số thuế và thu khác so với kết quả tự kê khai, tính toán của người khai báo.

- Tính toán số thuế và thu khác đối với những mặt hàng cần phải tính lại, theo cách tính  tương tự như tại tiêu thức 24, 25, 26



33

Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra: Tăng/giảm

- Cán bộ kiểm tra thuế ghi tổng số tiền thuế và thu khác phải điều chỉnh (nếu có).

- Trường hợp điều chỉnh tăng thì gạch chữ "Giảm" hoặc ngược lại


34

Tổng số thuế và thu khác phải nộp:

- Căn cứ kết quả tính thuế của chủ hàng (tiêu thức 27) và  kết quả kiểm tra thuế của cơ quan Hải quan (tiêu thức 33), cán bộ kiểm tra thuế tính, ghi tổng số thuế và chênh lệch giá phải nộp.

- Cán bộ kiểm tra thuế viết giấy thông báo thuế để thông báo cho chủ hàng thời hạn phải nộp của số thuế đó. Ghi  rõ số, ngày, tháng , năm của giấy thông báo thuế vào mục này.

- Trong trường hợp chủ hàng nộp tiền thuế, phụ thu ngày thì viết biên lại thu thuế. Ghi  rõ số, ngày, tháng , năm của giấy thông báo thuế vào mục này.



2

Người xuất khẩu, mã số.

- Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp/cá nhân xuất khẩu ở nứơc ngoài bán hàng cho người nhập khẩu ở Việt Nam. Nếu có mã số của người xuất khẩu thì ghi vào ô mã số.



3

Người uỷ thác, mã số

- Ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số kinh doanh xuất khẩu - nhập khẩu của thương nhân uỷ thác cho người nhập khẩu.



4

Đại lý làm thủ tục hải quan, mã số

- Ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax, mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải quan.



5

Loại hình

- Ký hiệu 'KD' chỉ kinh doanh; "ĐT" chỉ Đầu tư; "GC" chỉ Gian công; "SXXK" chỉ Sản xuất xuất khẩu; "NTX" chỉ tạm nhập - Tái xuất; "TX" chỉ Tái nhập.

- Đánh dấu (V) vào ô thích hợp với loại hình nhập khẩu. Ví dụ: nhập khẩu hàng kinh doanh thì đánh dấu (V) vào ô 'KD'


6

Giấy phép/Ngày cấp/ngày hết hạn

-Ghi số văn bản cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại, Bộ Gnành chức năng (nếu có), ngành ban hành và ngày hết hạn (nếu có) của văn bản đó.



7

Hợp đồng

- Ghi số, ngày ký và ngày hết hạn (nếu có) của hợp đồng thương mại hoặc phụ kiện hợp đồng.



8

Hoá đơn thương mại

- Ghi số, ngày của hoá đơn thương mại



9

Phương tiện vận tải

- Ghi tên tàu biển, số, chuyến bay, số chuyến tàu hoả, số hiệu số ngày đến của phương tiện vận tải chờ hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt. Nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ thì chỉ ghi loại hình phương tiện vận tải, không phải ghi số hiệu.



10

Vận tải đơn

- Ghi số, ngày, tháng, năm của vận tải đơn (B/L) hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế B/L



11

Nươc xuất khẩu

- Ghi tên nước nơi mà từ đó hàng hoá đựơc chuyển đến Việt Nam (nơi mà hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). áp dụng mã nước cấp ISO trong tiêu thức này (xem bảng phụ lục 3).

- Chú ý: không ghi tên nước mà hàng hoá trung chuyển (transit) qua đó


12

Cảng, địa điểm xếp hàng

- Ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam, áp dụng mã ISO.



13

Cảng, địa điểm dỡ hàng

- Ghi tên cảng, địa điểm (ví dụ: Hải phòng) nơi hàng hoá dỡ khỏi phương tiện vận tải. áp dụng mã hoá cảng phù hợp với ISO. Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được áp dụng mã số theo ISO thì chỉ ghi địa danh vào mục này.



14

Điều kiện giao hàng

- Ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: CIF Hải phòng, FOb TOKYO...)



15

Đồng tiền thanh toán

- Ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) đựơc thoả thuận trong hợp đồng thương mại. áp dụng mã tiền phù hợp với ISO (ví dụ: đồng dollar Hoa Ký là USD) (Xem bảng phụ lục 3).

Tỷ giá tính thuế

- Ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam.



16

Phương thức thanh toán

-Ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong Hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng...).



17

Tên hàng quy cách phẩm chất

- Ghi rõ tên, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức  này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: ghi "Theo phụ lục tờ khai"

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

* Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).



18

Mã số hàng hoá

- Ghi mã số phân loại hàng hoá theo danh muc hàng hoá XNK Việt Nam (HS.VN) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: không ghi gì.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng.


19

Xuất xứ

- Ghi tên nước nơi hàng hoá đựơc chế tạo (sản xuất) ra. Căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ đúng quy định, thoả thuận trên hợp đồng thương mại và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng. áp dụng mã nước quy định trong ISO.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì các ghi tương tự như tại tiêu thức 18


20

Lượng

- Ghi số lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại tiêu thức 21.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 18.


21

Đơn vị tính

- Ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg...) đã thỏa thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đo lường chuẩn mực mà Nhà nước Việt Nam đã công nhận).

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 18.


22

Đơn giá nguyên tệ

- Ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị tính ở mục 21) bằng loại tiền tệ đã ghi ở mục 14, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C.

- Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 18



23

Trị giá nguyên tệ

- Ghi trị giá bằng nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhận (X) giữa "Lượng (tiêu thức 20" và "Đơn giá nguyên tệ (tiêu thức 22)"

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng.


24

Thuế nhập khẩu

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.

Đối với những mặt hàng theo quy định được áp dụng mức giá trong hợp đồng thương mại hoặc trên hoá đơn thương mại để làm trị giá tính thuế hải quan và đơn giá nguyên tệ là giá CIF hoặc giá DAF (đối với hàng nhập qua biên gới đất liền) thì Trị giá tính thuế được quy đổi tính từ "Tỷ giá (tiêu thức 15)" x Trị giá nguyên tệ (tiêu thức 23)". nếu đơn giá nguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm, phí vận tải... ghi trên các chứng từ hoặc theo quy đinh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá CIF hoặc giá DAF, từ đó tính ra trị giá tính thuế theo công thức "Trị giá tính thuế = Đơn giá nguyên tệ (tiêu thức 22) x Tỷ giá (tiêu thức 15)x Lượng (tiêu thức 20)"

- Đối với những mặt hàng hoặc lô hàng thuộc diện phải áp dụng giá tính thuế theo bảng giá tính thuế tối thiểu thì trị giá tính thuế là kết quả phép tính: "Mức giá tối thiều theo bảng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định x Lượng (Tiêu thức 20) x tỷ giá (tiêu thức 15)".

- Đối với mặt hàng thuộc diện tính trị giá tính thuế theo Hiệp định GATT/WTO thì thực hiện theo cách tính thuế của tờ khai trị giá theo quy định.

b. Thuế suất (%): Chi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định trong tiêu tuh71c 18, theo biểu thuế nhập khẩu.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp đối với từng mặt hàng là kết quả của phép tính "Trị giá tính thuế" x "Thuế suất (%) của từng mặt hàng".

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: Ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô "Cộng".

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất,số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng



25

Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB)

a. Trị giá tính thuế: Trị giá tính thuế của thuế GTGT hoặc TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. Công thức tính: "Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTĐB" = "Trị giá tính thuế nhập khẩu" + "Tiền thuế nhập khẩu (tiêu thức 24)".

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế GTGT (hoặc TTĐB) tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại tiêu thức 18, theo biểu thuế GTGT hoặc TTĐB.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế GTGT (hoặc TTĐB) phải nộp là kết quả phép tỉnh: "Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTĐB" x "Thuế suất (%) của từng mặt hàng".

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 24.


26

Thu khác

- Tỷ lệ (%): ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định.

- Số tiền: Ghi kết quả phép tính: "Giá tính thuế nhập khẩu của từn mặt hàng" x "lượng" x "Tỷ lệ"

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 24.



26

Thu khác

- Tỷ lệ (%): ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định.

- Số tiền: Ghi kết quả phép tính: "Giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng" x "Lượng" x "Tỷ lệ".

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại tiêu thức 24.



27

Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 24+25+26)

- Ghi tổng số tiền thuế nhập khẩu; GTGT (hoặc TTĐB); thu khác, bằng số và bằng chữ.



28

Chứng từ đi kèm

- Ghi số lượng từng loại chứng từ trong bộ hồ sơ tương tứng với ô bản chính hoặc bản sao.

- Liệt kê các chứng từ khác (nếu có) trong bộ hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai


29

Người khai hải quan ký tên, đóng dấu

- Người khai hải quan ghi ngày/tháng/năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.



B. Phần dành cho kiểm tra của hải quan

I. Phần kiểm tra hàng hoá

30

Phần ghi kết quả kiểm tra hàng hoá của hải quan

- Hình thức kiểm tra: Căn cứ trên cơ sở dữ liệu hiện có, Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan địa điểm  làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu đánh dấu vào ô tương ứng tại mục hình thức kiểm tra. Trường hợp kiểm tra xác suất ghi rõ tỷ lệ kiểm tra. Ghi rõ họ tên người quyết định hình thức kiểm tra.

- Công chức hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá (kiểm hoá viên) ghi địa điểm kiểm tra; thời gian kiểm tra; kết quả về tên hàng; mã số; xuất xứ; số lượng hoặc trọng lượng (tương ứng với đơn vị tính); quy cách phẩm chất... của hàng hoá (theo quy định của Tổng cục Hải quan về kiểm tra hàng hoá) sau khi đã kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu


31

Đại diện doanh nghiệp

- Người khai hải quan chứng kiến việc kiểm tra hàng hoá ghi ý kiến (nếu có), ký và ghi rõ họ tên.



32

Cán bộ kiểm hoá

- Kiểm hoá viên ký, ghi rõ họ tên sau khi đã ghi kết quả kiểm hoá ở tiêu thức 30.



II. Phần kiểm tra thuế

 

- Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, trên cơ sở khai báo, tự tính thuế của người khai báo, công chức hải quan đựơc phân công kiểm tra thuế (Cán bộ kiểm tra thuế) tiến hành kiểm tra số thuế và thu khác so với kết quả tự kê khai, tính toán của người khai báo.

- Tính toán số thuế và thu khác đối với những mặt hàng cần phải tính lại, theo cách tính  tương tự như tại tiêu thức 24, 25, 26



33

Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra: Tăng/giảm

- Cán bộ kiểm tra thuế ghi tổng số tiền thuế và thu khác phải điều chỉnh (nếu có).

- Trường hợp điều chỉnh tăng thì gạch chữ "Giảm" hoặc ngược lại


34

Tổng số thuế và thu khác phải nộp:

- Căn cứ kết quả tính thuế của chủ hàng (tiêu thức 27) và  kết quả kiểm tra thuế của cơ quan Hải quan (tiêu thức 33), cán bộ kiểm tra thuế tính, ghi tổng số thuế và chênh lệch giá phải nộp.

- Cán bộ kiểm tra thuế viết giấy thông báo thuế để thông báo cho chủ hàng thời hạn phải nộp của số thuế đó. Ghi  rõ số, ngày, tháng , năm của giấy thông báo thuế vào mục này.

- Trong trường hợp chủ hàng nộp tiền thuế, phụ thu ngày thì viết biên lại thu thuế. Ghi  rõ số, ngày, tháng , năm của giấy thông báo thuế vào mục này.



35

Lệ phí hải quan

- Số lệ phí hải quan phải nộp đựoc tính toán theo quy định tại các văn bản pháp quy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cán bộ kiểm tra thuế tính, ghi số tiền phải nộp, và ghu số biên lai thu lệ phí.



36

Cán bộ kiểm tra thuế

- Cán bộ kiểm tra thuế ký xác nhận, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm thực hiện công tác kiểm tra thuế.



37

Ghi chép của hải quan

- Danh cho cán bộ hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác đựơc như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý... (nếu có).



38

Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

-Công chức Hải quan có thẩm quyền theo quy định của Tổng cục Hải quan ký tên, ghi rõ tên xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan.



     

 

 



Tổng cục Hải quan

_________



Phụ lục 2A


tải về 439.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương