TỔng cục dân số KẾ hoạch hóa gia đÌNH



tải về 0.69 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.69 Mb.
#12630
  1   2   3   4   5   6   7

BỘ Y TẾ

TỔNG CỤC DÂN SỐ-

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

__________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

Số: 96/TCDS-KHTC

V/v hướng dẫn ghi chép ban đầu vào Sổ A0, ghi Phiếu thu tin và lập báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ



Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2016

Kính gửi: - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, thành phố.
Để nâng cao chất lượng thông tin, số liệu của hệ thông tin thống kê chuyên ngành dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ); triển khai thống nhất và có hiệu quả Quyết định số 18/QĐ-TCDS ngày 17/3/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ về việc ban hành Quy định tạm thời mẫu Sổ ghi chép ban đầu (Sổ A0), mẫu phiếu thu tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê chuyên ngành của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế hướng dẫn ghi chép ban đầu và lập báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ của các cấp như sau:
Phần thứ nhất

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
1. Sổ ghi chép thông tin ban đầu về dân số và kế hoạch hóa gia đình (Sổ A0)

1.1. Sổ ghi chép ban đầu về dân số và kế hoạch hóa gia đình phản ánh các thông tin cơ bản để nhận biết chung nhất về bản thân từng người trong hộ dân cư; các thông tin về kế hoạch hóa gia đình và các thông tin thay đổi về DS-KHHGĐ; các thông tin về địa chỉ cư trú của hộ dân cư. Các thông tin của Sổ A0 là thông tin cơ bản của hệ thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.

Sổ A0 gồm trang bìa, trang thông tin địa chỉ cư trú, trang hỗ trợ và trang Phiếu hộ dân cư được đóng thành cuốn khổ 29,7cm x 21cm (khổ giấy A4).

Phiếu hộ dân cư để ghi thông tin DS-KHHGĐ. Mỗi hộ dân cư được ghi đầy đủ các thông tin về DS-KHHGĐ trong một hoặc nhiều Phiếu hộ dân cư.

1.2. Nguyên tắc ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ A0 là phải đảm bảo đúng sự thật khách quan, không biết không điền thông tin vào Sổ A0. Khi ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ A0 phải sử dụng đúng khái niệm và phạm vi hướng dẫn.

1.3. Phương thức ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ A0, Phiếu hộ dân cư được thực hiện trực tiếp thông qua phỏng vấn từng thành viên trong hộ dân cư hoặc thông qua phỏng vấn người có trách nhiệm trong hộ dân cư, trong thôn, trong xã.

2. Phiếu thu tin của cộng tác viên dân số

2.1. Phiếu thu tin do cộng tác viên dân số lập hàng tháng, các thông tin của Phiếu thu tin được chiết suất từ các thông tin trong Phiếu hộ dân cư của Sổ A0. Các Phiếu hộ dân cư đã được sửa đổi, bổ sung thông tin hoặc lập mới theo hướng dẫn gửi kèm theo Phiếu thu tin (01-CTV) hàng tháng được coi là Phiếu thu tin.

2.2. Phạm vi xác định thông tin trong Phiếu thu tin của tháng nào là thời gian CTV xác định và thu thập được thông tin tại tháng đó, không tính theo thời điểm sự kiện xảy ra. Ví dụ: trẻ sinh ngày 11 tháng 7, nhưng CTV thu thập được thông tin vào tháng 8, thì phạm vi xác định thông tin trong Phiếu thu tin của tháng 8.

2.3. Nguyên tắc ghi thông tin vào Phiếu thu tin, phải đảm bảo đúng sự thật khách quan, đầy đủ và chính xác các thông tin đã ghi trong Sổ A0. Khi ghi chép thông tin, CTV phải quan sát toàn diện một trang Phiếu hộ dân cư (vì thông tin tại các mục, khoản có liên hệ mật thiết với nhau) và phải thực hiện lần lượt từng trang theo mỗi nội dung thông tin để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót khi chiết suất vào Phiếu thu tin.

2.4. Trường hợp Sổ A0 có nhiều thông tin hơn số dòng trong Phiếu thu tin tại một hoặc nhiều nội dung thì CTV ghi sang Phiếu thu tin thứ hai, thứ ba… đồng thời ghi rõ Phiếu thứ 2 sau cụm từ Tháng… năm…

3. Chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ

3.1. Phạm vi các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ

- Phạm vi các chỉ tiêu thống kê trong kỳ được tính từ ngày đầu kỳ đến ngày cuối kỳ theo năm dương lịch báo cáo. Ví dụ: trong tháng là từ ngày 1 đến ngày cuối tháng; trong quý từ ngày 1 tháng đầu quý đến ngày cuối quý; trong năm từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

- Phạm vi các chỉ tiêu thống kê đến cuối kỳ được tính từ ngày cuối kỳ theo năm dương lịch báo cáo. Ví dụ: đến cuối tháng; đến cuối quý được tính đến ngày 31/3 (quý I), 30/6 (quý II), 30/9 (quý III), 31/12 (quý IV); đến năm được tính đến 31/12 của năm báo cáo.

3.2. Phương thức báo cáo

- Báo cáo bằng giấy.

- Báo cáo điện tử.

3.3. Quy trình báo cáo



- Ngày họp giao ban về công tác DS-KHHGĐ của xã là thời gian từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, CTV phải nộp đủ các Phiếu thu tin (01-CTV) và phiếu hộ dân cư (mới hoặc có thay đổi thông tin như đã hướng dẫn) cho viên chức dân số xã tổng hợp và thẩm định thông tin.

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện họp giao ban hàng tháng trong thời gian từ ngày 6 đến ngày 10 để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, viên chức dân số xã phải nộp đủ các Phiếu thu tin, Phiếu hộ dân cư cần sửa đổi, bổ sung, lập mới để Trung tâm DS-KHHGĐ huyện nhập tin, thẩm định thông tin, xử lý và lập báo cáo thống kê cho cấp xã và cấp huyện.

- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh họp giao ban hàng tháng trong thời gian từ ngày 11 đến ngày 15 để kiểm điểm công việc của tháng trước và nhiệm vụ của tháng sau. Trong ngày họp giao ban, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phải chuyển dữ liệu điện tử cho Chi cục DS-KHHGĐ tổng hợp và thẩm định thông tin. Ngày 16 sau tháng báo cáo, Chi cục DS-KHHGĐ gửi đủ các biểu báo cáo và dữ liệu điện tử về Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu, Tổng cục DS-KHHGĐ.

- Ngày 20 sau tháng báo cáo, Trung tâm Thông tin và Tư liệu dân số thông báo kết quả thu thập thông tin về DS-KHHGĐ đến Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính), Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Dân số - Lao động), Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh thành phố.

- Ngày 30 tháng 3 hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định, Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu công bố số liệu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ chính thức đến Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổng cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh thành phố.

4. Những từ viết tắt là: Ban DS-KHHGĐ xã viết tắt là Ban Dân số xã; Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, cấp tỉnh viết tắt là Ban Dân số huyện, tỉnh; cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã, viên chức dân số cấp xã viết gọn là viên chức dân số xã; cộng tác viên DS-KHHGĐ tại cấp thôn viết tắt là CTV; kế hoạch hóa gia đình viết tắt là KHHGĐ; cán bộ y tế viết tắt là CBYT; trạm y tế xã viết tắt là TYT; biện pháp tránh thai viết tắt là BPTT.

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BAN ĐẦU
VỀ DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀO SỔ A0

I. KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI THEO DÕI DS-KHHGĐ

1. Hộ dân cư

    1.1. Khái niệm

Hộ dân cư: bao gồm một hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung, có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; có hoặc không có quy định thu - chi chung; không phân biệt là đã hay chưa được ngành công an cho tách hoặc nhập hộ khẩu thường trú. Hộ bao gồm cả các hộ quân đội và hộ công an đang sống trong khu vực dân cư của xã.

    Hộ dân cư bao gồm "hộ gia đình" và "hộ tập thể".

- Hộ gia đình: bao gồm một nhóm người ở chung và ăn chung, có quan hệ hôn nhân, ruột thịt, nuôi dưỡng trong một đơn vị nhà ở.

- Hộ tập thể: bao gồm nhiều người sống xa gia đình hoặc chưa có gia đình riêng ở chung với nhau trong một đơn vị nhà ở do cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ chức xã hội quản lý, hoặc của tư nhân cho thuê sử dụng.

1.2. Phương pháp xác định hộ dân cư

- Mỗi hộ dân cư được xác định theo một đơn vị nhà ở (nóc nhà, căn hộ, tàu thuyền… để cư trú, để ở).

- Trường hợp trong một đơn vị nhà ở có bố mẹ, các con đã có gia đình riêng và các cháu cùng cư trú thì mỗi con đã có gia đình riêng, không ăn chung và có quyền nghĩa vụ riêng với xã hội được xác định là một hộ gia đình.

- Trường hợp trong một hộ gia đình có người giúp việc gia đình, người ở trọ và người không có quan hệ họ hàng, thường xuyên sinh sống trong một đơn vị nhà ở trên 6 tháng, thì họ được xác định là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ. Nếu trong hộ gia đình có 3 người trở lên thuộc nhóm này, thì những người này được tách riêng thành một hộ tập thể tách biệt với hộ gia đình nêu trên.

- Trường hợp trong một đơn vị nhà ở có nhiều người không có quan hệ họ hàng, thường xuyên sinh sống, bao gồm cả sinh viên nội trú tại các trường cao đẳng, đại học thì mỗi phòng ở trong một đơn vị nhà ở được xác định là một hộ tập thể.

- Trường hợp người chưa thành niên còn phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ nhưng thường xuyên cư trú ở đơn vị nhà ở khác với bố mẹ (hộ có nhiều nơi ở hoặc hộ có học sinh phổ thông học đi trọ học ở nơi khác), thì quy ước số người này là thành viên hộ của bố mẹ và được theo dõi chung vào một hộ; không tách riêng hộ.


1.3. Phạm vi quản lý hộ dân cư

- CTV, Viên chức dân số xã quản lý hộ dân cư trên địa bàn dân cư của cấp xã, trừ các địa bàn đặc thù do quân đội, công an, ngoại giao quản lý.

- Các hộ gia đình và hộ tập thể trên địa bàn đặc thù do quân đội, công an, ngoại giao quản lý được các Bộ chủ quản theo dõi và báo cáo riêng.

2. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư

Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư là những người thực tế đã và đang sống ổn định tại hộ dân cư hoặc đã chuyển đến ở ổn định tại hộ dân cư, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú.

Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư bao gồm cả số người tạm vắng, nhưng không bao gồm số người tạm trú.



2.1. Người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ dân cư bao gồm:

- Người thường xuyên cư trú (ăn, ở) tại hộ dân cư trên 6 tháng, không phân biệt là họ đã hoặc chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Trẻ em mới sinh của các bà mẹ thường xuyên cư trú, không phân biệt là họ đã hoặc chưa đăng ký khai sinh.

- Người thường xuyên cư trú tuy đã có giấy chuyển đi nhưng thực tế họ vẫn chưa di chuyển đến nơi ở mới.



2.2. Những người mới chuyển đến dưới 6 tháng, nhưng có ý định sống ổn định tại hộ dân cư gồm:

- Người đã có giấy chứng nhận chuyển đến (không kể thời gian người đó chuyển đến được bao lâu).

- Người chưa có giấy chứng nhận chuyển đến, nhưng đã xác định rõ ý định sống ổn định như: Đến ở nhà mới mua; đến xây dựng kinh tế mới; về nhà chồng (vợ); đến để làm con nuôi; bộ đội, công an đào ngũ; công nhân viên chức tự bỏ việc về sống với gia đình, người nghỉ hưu về cư trú, v.v...

2.3. Người tạm vắng là người sống ổn định tại hộ dân cư, nhưng không có mặt tại hộ dân cư trong một thời gian, bao gồm:

- Người được cử đi công tác, chữa bệnh, du lịch, tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài.

- Cán bộ công nhân viên đi công tác ở trong nước kể cả công tác lưu động, không kể thời gian công tác bao lâu.

- Người đang điều trị, điều dưỡng tại các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng.

- Người đi làm ăn ở nơi khác, thỉnh thoảng mới về thăm gia đình (nhưng không có ý định ở hẳn nơi mà người đó tới làm ăn).

- Học sinh phổ thông đi trọ học.

- Người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ quan công an và quân đội.

3. Không tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư trong các trường hợp sau:

- Người có đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng thực tế đã chuyển đi nơi ở khác trên 6 tháng.

- Người đến tạm trú.

- Người được cử đi học tập, công tác, đi chuyên gia, lao động dài hạn ở nước ngoài trên 6 tháng.

- Người đang học tập, cải tạo trong trại cải tạo, cải huấn.

- Người đi hẳn ra nước ngoài, kể cả có hay không có giấy xuất cảnh.

- Việt kiều nước ngoài về thăm gia đình.

- Người mang quốc tịch nước ngoài thường xuyên cư trú tại hộ dân cư (nếu có).



4. Quy ước một số trường hợp cụ thể

4.1. Người đến ở nhờ, trông con, giúp việc, làm thuê...và có ý định sinh sống lâu dài (6 tháng trở lên) được quy ước là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư và cũng được theo dõi DS-KHHGĐ.

4.2. Người nước ngoài đã có quốc tịch Việt Nam và thực tế đã và đang sống ổn định hoặc là người mới chuyển đến có ý định sống ổn định hoặc là người tạm vắng được xem là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ và cũng được ghi và theo dõi về DS-KHHGĐ chung với cả hộ.

4.3. Người có hai hoặc nhiều nơi ở được xác định là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi họ đăng ký địa chỉ liên hệ (nơi ở chính).

- Nếu các nơi ở của hộ gia đình cùng nằm trên một thôn: CTV phụ trách địa bàn sẽ ghi họ tại nơi được xác định là nơi ở chính.

- Nếu các nơi ở của hộ gia đình nằm trên các thôn khác nhau trên cùng một xã: ai được xác định là nhân khẩu thực tế thường trú ở địa bàn nào (nơi ở chính) thì CTV phụ trách địa bàn sẽ ghi họ tại nơi được xác định.

4.4. Người sống bằng nghề trên mặt nước nếu họ có nhà ở trên bờ, nhà ở của họ thuộc địa bàn nào sẽ do CTV phụ trách địa bàn ghi và theo dõi về DS-KHHGĐ; nếu họ không có nhà ở trên bờ nhưng có đăng ký bến gốc thì bến gốc của họ thuộc địa bàn nào sẽ do CTV phụ trách địa bàn đó sẽ ghi và theo dõi.

4.5. Người là quân đội, công an sống tại hộ trên địa bàn của xã cũng được tính là nhân khẩu thực tế thường trú và được ghi và theo dõi chung với cả hộ.

4.6. Người làm hợp đồng (ngắn hạn, dài hạn, tạm tuyển, thời vụ) cho quân đội, công an hiện cư trú tại hộ gia đình được tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ.

4.7. Nhân khẩu đặc thù được theo dõi riêng, bao gồm:

- Quân đội và công an trong doanh trại (lực lượng thường trực) gồm những người là quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, công an kể cả người làm hợp đồng ngắn hạn và dài hạn (trừ người đang làm công nhật hoặc thời vụ) đang sống trên địa bàn đặc thù do quân đội và công an quản lý.

- Phạm nhân trong các trại giam, trại cải tạo bao gồm cả những người đang học tập/cải tạo/cải huấn trong trường/trại cải tạo, cải huấn do quân đội hoặc công an quản lý.

- Bệnh nhân không nơi nương tựa đã nằm tại bệnh viện ít nhất 6 tháng.

- Trẻ em trong các trại mồ côi, những người sống trong các nhà dưỡng lão, trại phong/hủi, trung tâm/trường/trại/cơ sở giáo dục bắt buộc tệ nạn xã hội khác đóng trên địa bàn xã.

- Trường thanh thiếu niên, trường dân tộc nội trú, trường câm/điếc, các nữ tu sỹ trong các tu viện, các nhà sư và tu sỹ, nhà chung, nhà chùa.

- Người không có nơi ở ổn định, sống nay đây mai đó gồm những người lang thang cơ nhỡ, không có nhà ở và những người sống bằng nghề trên mặt nước mà không có nhà ở trên bờ và không đăng ký bến gốc.

II. PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ A0

1. Trang bìa

Điền địa danh tỉnh, huyện, xã, thôn vào dòng tương ứng bằng CHỮ IN HOA.

Mục 1. Họ và tên cộng tác viên: ghi rõ họ và tên CTV phụ trách địa bàn, bằng CHỮ IN HOA.

Mục 2. Địa bàn số: ……… Từ hộ số ……… đến hộ số ………

Viên chức dân số cấp xã có trách nhiệm xây dựng sơ đồ tên các thôn trong xã, tên các địa bàn trong thôn hoặc mã số địa bàn (nếu có). Trong trường hợp, CTV được giao quản lý các hộ dân cư của một thôn thì địa bàn là tên thôn. Ghi từ hộ dân cư số…. đến hộ dân cư số….

Việc đánh số thứ tự phải dựa vào số nhà của hộ (thực chất là địa chỉ nơi ở của hộ), nếu không có số nhà thì đánh số thứ tự theo thứ tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Sau khi có số thứ tự các hộ trong xã, CTV sẽ dùng số thứ tự của hộ để ghi vào mục 2 là Từ hộ số…..đến hộ số…..

Mục 3 Địa chỉ chi tiết: Ghi tên địa danh của địa bàn CTV phụ trách.

Ví dụ:

Ngõ 211, Phố Hoàng Văn Thái;

Đội 3, Thôn Đồng Tiến;

Xóm Lã Vọng, Thôn Phù Du;

Khóm 3, Ấp Cù Lao
2. Trang Bảng kê địa bàn

2.1. Đối với khu vực có địa chỉ kiểu thành thị

Khu vực có địa chỉ kiểu thành thị là khu vực nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà và đặt tên phố, tên ngõ/ngách/hẻm, CTV ghi lần lượt tên các đường giao thông lên Bảng kê địa bàn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nguyên tắc:

- Ghi theo trình tự: Tên phố (hay tên đường), tên ngõ (thuộc phố, nếu có), tên ngách (thuộc ngõ, nếu có), tên hẻm (thuộc ngách, nếu có).

- Ghi xong ngõ này mới chuyển sang ngõ khác, xong phố này mới chuyển sang phố khác. Mỗi dòng chỉ có tên của một phố, hoặc một ngõ, hoặc một ngách, hoặc một hẻm.

- Tên phố/ngõ/ngách/hẻm phải được ghi vào đúng cột: Cột 2 cho tên phố; cột 3 cho tên ngõ; cột 4 cho tên ngách; cột 5 cho tên hẻm; cột 6 ghi số hộ và từ hộ số đến hộ số có trong nhóm địa chỉ này. Nếu đã ghi vào cột 3 hoặc cột 4 hay cột 5 thì phải ghi vào những cột đứng trước trên cùng dòng.

Ví dụ: Bảng kê địa bàn của phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ: ……105…..


TT

Phố

Ngõ

Ngách

Hẻm

Ghi số hộ/
Từ hộ số đến hộ số


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Phố Kim Mã










10 hộ từ hộ số 1 –10

2

Phố Kim Mã

Ngõ 371







20 hộ từ hộ số 11-30

3

Phố Kim Mã

Ngõ 371

Ngách 2




32 hộ từ hộ số 31-62

4

Phố Kim Mã

Ngõ 371

Ngách 2

Hẻm 10

23 hô từ hộ số 63-85

5

Phố Kim Mã

Ngõ 371

Ngách 2

Hẻm 15

3 hộ từ hộ số 86-88

2.2. Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn

Khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn là khu vực nhà ở chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà và đặt tên phố, tên ngõ/ngách/hẻm, CTV ghi lần lượt tên thôn, các xóm vào Bảng kê địa chỉ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nguyên tắc:

- Ghi theo trình tự: tên thôn, tên các xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn), tên cấp nhỏ hơn xóm (nếu có).

- Ghi xong xóm này mới chuyển sang xóm khác, tên cấp nhỏ hơn xóm này mới chuyển sang tên khác hoặc ghi theo đường đi, lối đi vào khu dân cư.

- Mỗi dòng chỉ có tên một xóm và phải ghi vào đúng cột: cột 3 cho tên xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn); cột 4 và cột 5 được ghi tên cấp nhỏ hơn xóm hoặc lối đi vào khu dân cư; cột 6 dùng để ghi số hộ và từ hộ số đến hộ số. Nếu đã ghi vào cột 3, 4, 5 thì phải ghi vào những cột đứng trước trên cùng dòng.

Ví dụ: Bảng kê địa bàn của xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ, Hưng Yên

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ : ……101……


TT

Thôn

Xóm

.....

.....

Ghi số hộ/
Từ hộ số đến hộ số


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Thôn La tiến













2

Thôn La tiến

Xóm 1







50 hộ từ hộ số 1 đến hộ 50

3

Thôn La tiến

Xóm 2







76 hộ từ hộ số 51 đến hộ 120

2.3. Lưu ý

- Một khu vực nhà ở của một phường chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn.

- Một thôn của một xã có tên các ngõ/ngách tuy chưa được cơ quan có thẩm quyền đặt tên thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu thành thị.

3. Các bảng mã và bảng hỗ trợ

3.1. Bảng đối chiếu năm âm lịch và dương lịch: giúp chuyển độ tuổi âm lịch sang dương lịch để tính tuổi của người dân trong trường hợp họ không nhớ rõ năm dương lịch mà chỉ nhớ con giáp như Canh Tý (Chuột); Giáp Tuất (Chó)...

3.2. Bảng mã Biện pháp tránh thai: là các ký hiệu để ghi tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi, để CTV ghi và theo dõi trong Sổ A0.

3.3 Bảng mã Sự kiện thai sản: là các ký hiệu để ghi tình trạng mang thai, phá thai/sảy thai, sinh con của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi để CTV ghi và theo dõi trong Sổ A0.

3.4. Bảng danh mục các dân tộc Việt Nam: giúp CTV có thể nhận biết tên dân tộc và các tên gọi khác tại các địa phương, khi đối tượng trả lời phỏng vấn không biết hoặc không nhớ nhóm dân tộc của họ.

3.5. Bảng chuyển đổi trình độ giáo dục phổ thông: giúp CTV có thể nhận biết trình độ giáo dục phổ thông hiện tại, khi đối tượng chỉ nhớ trình độ giáo dục phổ thông tại thời điểm kết thúc.

4. Cách ghi trang chính Sổ A0 (Phiếu hộ dân cư)

Mỗi hộ dân cư được ghi đầy đủ các thông tin để theo dõi DS-KHHGĐ. Để các thông tin kết nối với nhau và thuận tiện cho CTV theo dõi, chiết suất thông tin từ Phiếu hộ dân cư của Sổ A0 sang Phiếu thu tin thì mỗi hộ dân cư được ghi trong một hoặc nhiều trang Phiếu hộ dân cư cụ thể như sau:

- Hộ có một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và có dưới 7 người thì ghi vào trong một trang, nếu có nhiều hơn 7 người thì ghi sang trang tiếp theo.

- Hộ có hai cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì cặp vợ chồng thứ hai và con của họ được ghi sang trang thứ hai tiếp theo.

- Hộ có ba cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trở lên thì cặp vợ chồng thứ hai, thứ ba, thứ tư trở lên và con của họ được ghi trang thứ hai, thứ ba, thứ tư… tiếp theo.

- Hộ tập thể nếu có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và con của họ thì ghi vào một trang riêng.

- Hộ tập thể có nhiều hơn 7 người là nam hoặc là nữ chưa có gia đình riêng thì ghi trang tiếp theo.


Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương