Tên vị thuốc (tên vn) : Bá tử nhân



tải về 109.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích109.48 Kb.
#30336
BÁ TỬ NHÂN


  1. Tên vị thuốc (tên VN) : Bá tử nhân

  2. Tên khoa học : Semen Platycladi orientalis

  3. Tên khác:

Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu), hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.

  1. Bộ phận dùng:

Hạt trong "nón cái" già (còn gọi là "quả") đã phơi hay sấy khô của cây Trắc bá (Platycladus orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae).

  1. Tác dụng dược lý:

Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng (để sống)

  1. Quy trình bào chế

Bá tử nhân sao: Bá tử nhân sau khi loại bỏ tạp chất và vỏ "quả" còn sót lại cho vào chảo, dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng, hơi nổ lách tách là được, lấy ra, để cho nguội.

  1. Liều lượng sử dụng:

Ngày uống 3 - 12 g

  1. Yêu cầu chất lượng:

Cảm quan

Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 -7 mm, đường kính 1,5 - 3 mm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có các đốm nâu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.



Độ ẩm

Không quá 9 % (DĐVN IV, phụ lục 12.13. Dùng 10 g bột dược liệu).



Tỷ lệ hư hao: Không quá 15 % .

  1. Bảo quản :

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt


BẠCH BIỂN ĐẬU


  1. Tên vị thuốc (tên VN) : Bạch biển đậu

  2. Tên khoa học: Semen Lablab

  3. Tên khác:

Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản Thảo Cương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí (Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu (Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt Nam), Thúa pản khao (Tày nùng), Tập Bẩy Pẹ (Dao).

  1. Bộ phận dùng:

Hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng (Lablab purpureus (L.) Sweet), họ Đậu (Fabaceae).

  1. Tác dụng dược lý:

Kiện tỳ hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả.

  1. Quy trình bào chế

Bạch biển đậu sao vàng: Lấy Bạch biển đậu sạch cho vào chảo sao nhỏ lửa (lửa văn) cho đến khi bề mặt thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà hoặc màu vẫn như cũ. Xay vỡ hoặc giã dập khi dùng.

  1. Liều lượng sử dụng:

Ngày dùng 9 - 15 g, phối hợp trong các bài thuốc

  1. Yêu cầu chất lượng:

Cảm quan : Hạt hình bầu dục hoặc hình trứng dẹt. Mặt thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà. Thể chất cứng chắc, vỏ mỏng dòn, có 2 lá mầm to màu trắng ngà. Khi nhai có mùi thơm không còn mùi tanh của đậu sống.

Độ ẩm: Không quá 10 % (DĐVN IV, phụ lục. 5 g, 105 0C, 4 giờ).

Tro toàn phần: Không quá 5 %.

Tỷ lệ hư hao: Không quá 15 %.

  1. Bảo quản:

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt

BẠCH GIỚI TỬ



  1. Tên vị thuốc (tên VN): Bạch giới tử

  2. Tên khoa học: Semen Sinapis albae

  3. Tên khác:

Hạt cải trắng, Hồ giới, Thục giới.

  1. Bộ phận dùng:

Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Cải trắng (Sinapis alba L.), họ Cải (Brassicaceae)

  1. Tác dụng dược lý:

Ôn phế, trừ đàm hàn, giảm đau, tiêu thũng, tán kết, thông kinh lạc, lợi khí. Chủ trị ho hàn, nhiều đờm, suyễn tức, khó thở, sườn ngực đau chướng, xương khớp tê đau.

  1. Quy trình bào chế

Bạch giới tử sao vàng: Đem bạch giới tử sao nhỏ lửa đến màu vàng sẫm có mùi thơm, vị cay, đặc trưng của mùi cải. Đổ ra, để nguội.

Bạch giới tử sao đen: Đun nóng chảo, cho bạch giới tử vào, đảo đều cho đến khi ngoài vỏ có màu hơi đen. Đổ ra để nguội.

  1. Liều lượng sử dụng:

Ngày uống 3 - 12 g

  1. Yêu cầu chất lượng:

Cảm quan

Bạch giới tử sao vàng là những hạt nhỏ, khô giòn, màu hơi vàng. Bạch giới tử sao đen có màu hơi đen có vị thơm đặc trưng của họ cải, nhấm có vị hơi cay.



Định tính

SKLM

Mẫu chấm SKLM là dầu béo của bạch giới tử thu được bằng phương pháp chiết nóng từ 5 g bột thô bạch giới tử chế trong bình Zaichenko với 30 ml ether dầu hỏa. Sau khi thu hồi dung môi ether còn khoảng 1ml, dùng làm mẫu chấm sắc ký lớp mỏng. Mẫu chấm SKLM cũng có thể lấy từ phần dầu sau khi định lượng, mỗi lần.

Chất hấp phụ: Bản mỏng Silicagel GF254 (Merck) tráng sẵn, hoạt hóa ở 1100C, trong 1 giờ.

Hệ dung môi khai triển:

Ether dầu hỏa – Ether ethylic – Ethylacetat: (90 : 10 : 1)

Hiện màu: Hơi Iod bão hòa.

Tiến hành

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dầu béo của mỗi loại bạch giới tử chế, sau khi khai triển với hệ dung môi trên, lấy ra để khô bản sắc ký ở nhiệt độ phòng rồi đặt vào trong bình bão hòa hơi iod.

Quan sát các vết xuất hiện. Tính giá trị Rf

Kết quả: Dầu béo của bạch giới tử sao vàng và sao đen, trên sắc ký đồ đều cho 2 vết có Rf và màu sắc giống nhau.



Định lượng (dầu béo)

Cân chính xác khoảng 2 g bạch giới tử chế nghiền nhỏ trong cối sứ với 0,5g natrisulfat khan. Gói vào giấy lọc, đặt vào bình Zaichenko. Tiến hành chiết bằng 60 ml ether dầu hỏa (TT) tới khi dịch chiết không để lại vết trên giấy lọc. Toàn bộ dịch chiết được chuyển vào một cốc thuỷ tinh khô đã cân bì sẵn. Tráng bình chiết bằng 2 ml ether dầu hỏa, tập trung vào cốc. Bốc hơi trên cách thủy sôi (trong hốt) đến hết dung môi. Sau đó sấy ở nhiệt độ 70 – 80 0C tới khối lượng không đổi. Cân cắn. Hàm lượng dầu béo được tính theo công thức:

X (%) =

Trong đó:

m, khối lượng dầu béo (g)

a, khối lượng bạch giới tử đem định lượng (g)

d, độ ẩm ( %)

Kết quả: Hàm lượng dầu béo của bạch giới tử sao vàng không dưới 15 %, sao đen không dưới 2 %.



Độ ẩm: Không quá 6 % ( DĐVN IV, phụ lục 9.6,1 g, 1050C, 4 h).

Tro toàn phần: Không quá 5 %

Tỷ lệ hư hao: Bạch giới tử sao vàng khoảng 18 %, sao đen khoảng 30 – 35 %

  1. Bảo quản:

Đóng túi chống ẩm, để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nấm mốc.
BẠCH LINH (PHỤC LINH)

1.Tên vị thuốc (tên VN) : Bạch linh (Phục linh)

2.Tên khoa học : Poria

3. Tên khác: Bạch phục linh

4. Bộ phận dùng:

Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos (Schw.) Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông.


  1. Tác dụng dược lý:

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ích khí, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị: Thuỷ thũng lâm lậu, đau tức vùng ngực do khí nghịch, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

  1. Quy trình bào chế

Phục linh phiến: Chọn phân loại các thể nấm to nhỏ, rửa sạch, ngâm hoặc ủ trong 6-8 giờ cho thấm nước đều, hơi mềm, gọt toàn bộ vỏ màu đen bên ngoài và bỏ phần bị nát, thái miếng hoặc thái lát. Phơi hoặc sấy khô.

7. Liều lượng sử dụng:

Ngày 9 - 15 g (có thể dùng 40 g/ ngày).

8.Yêu cầu chất lượng:



Cảm quan

Phục linh phiến: Phiến hay miếng lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng tro, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Thể chất chắc hơi xốp.



Định tính

Bột màu trắng tro, có những khối sợi nấm dạng hạt không đều và những khối phân nhánh, không màu. Soi kính hiển vi thấy: Sợi nấm không màu hoặc màu nâu nhạt, mảnh dẻ, nhỏ, dài, hơi cong, phân nhánh, đường kính 3-8 µm, ít khi có sợi nấm đường kính tới 16 µm.



Độ ẩm : Không quá 12,0 % (DĐVN IV, phụ lục. 1g, 105 oC, 5 giờ).

Tỷ lệ hư hao Không quá 25 %.

Tỷ lệ vụn nát:Tỷ lệ qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5 % .

9.Bảo quản :

Nơi khô mát tránh ẩm, vụn nát.
BẠCH TRUẬT

1. Tên vị thuốc: Bạch truật

2. Tên khoa học: Atractylodes macrocephala K. Asteraceae

3. Tên khác: Ư truật, đông truật, triết truật

4. Bộ phận dùng: Thân rễ

5. Tác dụng dược lý: Kiện tỳ, ích khí, trừ thấp, lợi niệu, liễm hãn, an thai.

Chủ trị: Tỳ hư, kém ăn, chướng bụng, tiêu chảy, hoa mắt, đánh trống ngực do đờm tắc, đạo hãn, doạ sảy thai.

6. Qui trình bào chế:

Bạch truật phiến: Bạch truật loại tạp, ủ mềm 4 – 8 giờ, thái lát dày 2 – 3 mm, phơi sấy khô.

Bạch truật sao cám: Cám được trộn với mật ong cho vào chảo đảo đến khi bốc khói, cho bạch truật phiến vào đảo đến khi miếng bạch truật có màu vàng xém cạnh và có mùi thơm hơi cháy. Lấy ra, rây loại bỏ cám. Cứ 100 kg bạch truật phiến dùng 10 kg cám và 0,5 kg mật.

Bạch truật chích rượu: Bạch truật được vẩy hoặc trộn với rượu 400, đậy kín ủ cho thấm đều trong 1 – 2 giờ. Sao lửa nhỏ cho đến khô. Cứ 100kg Bạch truật phiến dùng 10 lít rượu 400.

7. Liều lượng sử dụng: Ngày dùng 6 – 12 g dạng thuốc sắc.

8. Yêu cầu chất lượng:

Cảm quan: Bạch truật sau chế là các lát màu vàng thẫm, cạnh hơi xém đen. Có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của bạch truật.

Độ ẩm: Không quá 10 % (DĐVN IV, phụ lục 9.6, 5g,1050C, 3 giờ)

Tro toàn phần: Không quá 5 %

Tỷ lệ hư hao: Không quá 10 %



9. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh mốc mọt.

ĐƯƠNG QUY

1. Tên vị thuốc: Đương quy

2. Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Apiaceae.


3. Tên khác: Tần qui, vân qui, xuyên qui

4. Bộ phận dùng: Toàn rễ

5. Tác dụng dược lý: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng.

Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư. Phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.

Đương quy chích rượu: Tăng cường tác dụng hoạt huyết, bổ huyết điều kinh. Dùng điều trị bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.

6. Qui trình bào chế:

Đương quy phiến: Đương quy đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60 - 65 0C.

Đương quy tẩm rượu:

Đương qui phiến 10 kg

Rượu trắng (40 - 45 % ethanol) 1000 ml

Phun rượu cho đều vào đương quy phiến, ủ trong 30 phút, phơi âm can hoặc hong ra gió tới khô.

Đương quy chích rượu

Đương qui phiến 10 kg

Rượu trắng (40 - 45 % ethanol) 1000 ml

Phun rượu cho đều vào đương quy phiến, ủ trong 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, cho vào chảo đun nhỏ lửa, sao nhẹ đến khô, lấy ra để nguội.



7. Liều lượng sử dụng: Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

8. Yêu cầu chất lượng:

Cảm quan: Đương qui phiến: Dược liệu là phiến mỏng dạng tròn hoặc không đều, màu vàng ngà, mặt cắt có vân nâu nhạt, rễ con hình trụ. Chất dai, màu vàng thẫm, vị hơi đắng, mùi thơm nồng. Đương qui tẩm rượu: Phiến thuốc có màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ của đương quy và rượu. Đương qui chích rượu: Phiến thuốc có màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ.

Độ ẩm: Đương qui phiến và đương quy tẩm rượu: Không quá 15 %.

Đương qui chích rượu: Không quá 12 %.


Tro toàn phần: Không quá 5 % cho đương quy phiến và đương quy chế.

Tỷ lệ hư hao: Đương qui phiến: Không quá 20 %; đương qui chích rượu: Không quá 15%


9. Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc, mọt.

HOÀI SƠN


  1. TÊN VỊ THUỐC: Hoài sơn

  2. TÊN KHOA HỌC: Dioscoreae persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae)

  3. TÊN KHÁC: Củ mài, Sơn dược

  4. BỘ PHẬN DÙNG: rễ củ

Vị thuốc là rễ củ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Hoài sơn, (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).


  1. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

Hoài sơn phiến: Dược liệu đã loại bỏ tạp chất, phân loại lớn nhỏ, rửa sạch, ngâm tới khi mềm thấu (độ 1 - 2 giờ), ủ một đêm, thái phiến, phơi khô.

Hoài sơn sao vàng với cám: Rải cám vào nồi, đun nóng đến khi bốc khói, cho dược liệu vào, sao đến khi có màu vàng hay vàng nâu có chấm đen, rây bỏ cám, để nguội, cứ 10 kg dược liệu, cần dùng 1,0 kg cám.

  1. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Cảm quan: Phiến thuốc bên ngoài có màu vàng hay vàng nâu có chấm đen, bẻ ra bên trong có màu trắng, mùi thơm.

Định tính: Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Chất hấp phụ: Bản mỏng Silicagel GF245, tráng sẵn (Merck) đã đ­ược hoạt hoá ở 105 - 110 0C trong 30 phút.

Hệ dung môi khai triển: Cloroform - methanol (9: 1).

Thuốc thử hiện màu: Dung dịch vanilin 1% trong hỗn hợp acid phosphoric - methanol (1 : 1)

Cách thử:

Lấy 0,5 g bột hoài sơn chế, thêm 5 ml hỗn hợp cloroform - methanol (9 : 1), đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 10 phút. Lọc, cô còn khoảng 1 ml được dung dịch chấm sắc ký.

Chấm lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử. Sau khi triển khai đ­ược khoảng 11 - 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong hỗn hợp acid phosphoric - methanol (1 : 1). Sấy bản mỏng ở 120 oC trong 15 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 5 vêt màu nâu đen.

Độ ẩm: Không quá 10 %. (DĐVN IV, phụ lục 9.6; 3 g, 105 oC, 4 giờ).

Tro toàn phần: Không quá 2 %.

Tỷ lệ hư hao: Không quá 35 %.

  1. CÔNG NĂNG, CHỦ TRỊ

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân.

Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, đới hạ, tiêu khát.

  1. CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG

Ngày dùng 12 - 30 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

  1. KIÊNG KỴ

Người có thực tà thấp nhiệt.

  1. BẢO QUẢN

Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.


HOA HÒE

  1. TÊN VỊ THUỐC: Hoa hòe

  2. TÊN KHOA HỌC: Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae)




  1. ÊN KHÁC: Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hòe hoa.

  2. BỘ PHẬN DÙNG: nụ hoa

Hoa hòe là nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe [Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Syn.; Sophora japonica L.], họ Đậu (Fabaceae).

  1. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

Hoa hòe sao vàng

Cho hoa hòe vào chảo, vừa đun vừa đảo đều tay cho đến khi mặt ngoài vàng đậm. Đổ ra, trải mỏng cho nguội. Cũng có thể, đem chảo đun nóng già rồi cho hoa hòe vào, đảo đều cho tới khi mặt ngoài có màu vàng đậm. Đổ ra, trải mỏng cho nguội.



Hoa hòe sao đen

Cho hoa hòe vào chảo, đun từ từ, vừa đun vừa đảo đều cho đến khi toàn bộ phía ngoài bị đen, bên trong có màu nâu hơi vàng, có mùi thơm. Đổ ra, trải mỏng cho khỏi cháy.



  1. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Cảm quan

Hoa hòe sao vàng có màu vàng đậm, mùi thơm, bên trong vàng sáng.

Hoa hòe sao đen toàn bộ phía ngoài đen đều, không bị cháy, bên trong có màu nâu hơi vàng.

Định tính

Lấy 0,5 g bột thô hoa hòe đã chế cho vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm 10 ml ethanol 80 %, đun trên cách thủy sôi 10 phút. Lọc. Dịch lọc dùng làm các phản ứng trong ống nghiệm. Lấy khoảng 2 ml dịch chiết trên, thêm 5 ml ethanol 80 % rồi chia vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 2 ml.

Ống 1 : Thêm khoảng 5 giọt acid hydrocloric đặc (TT), thêm ít bột magnesi, dung dịch chuyển dần từ mầu vàng nhạt sang hồng rồi tím đỏ.

Ống 2: Thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 15 % (TT), xuất hiện tủa vàng cam, tủa sẽ bị tan khi lượng natri hydroxyd dư.

Ống 3: Thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu xanh lục.

SKLM

Chất hấp phụ: Bản mỏng Silicagel GF254 (Merck), tráng sẵn, hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ.

Hệ dung môi khai triển: n - butanol : acid acetic : H2O (4 : 1: 5)



Hệ dung môi này, cần được lắc kỹ trong bình gạn, loại bỏ phần nước bão hòa dung môi ở lớp dưới. Cũng có thể dùng phần nước bão hòa dung môi này, tẩm vào miếng giấy lọc, đặt sát chung quanh thành bình để tăng bão hòa dung môi bình khai triển.

Dung dịch thử: Dùng dịch chiết như phần định tính ở trên hoặc dịch chiết ở phần định lượng để làm dung dich chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch rutin, quercetin chuẩn với nồng độ 1mg/1ml ethanol 90 % (TT)).

Hiện màu: Soi đèn tử ngoại bước sóng 365 nm, hơi amoniac đặc (TT).

Tiến hành

Chấm riêng biệt lên bản mỏng, mỗi mẫu 10 μl dung dịch thử. Song song chấm với dung dịch chuẩn của rutin, quercetin, sau khi khai triển với hệ dung môi trên, lấy ra để khô bản sắc ký ở nhiệt độ phòng rồi soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm, sau đó đặt bản mỏng vào bình bão hòa hơi amoniac đặc.



Quan sát các vết xuất hiện. Tính giá trị Rf

Kết quả: Hoa hòe sao vàng, sao cháy, soi dưới đèn tử ngoại bước sóng 365 nm, đều cho 2 vết. Vết cho huỳnh quang nâu (trùng với vết rutin chuẩn, Rf: 0,50 - 0,54), vết cho huỳnh quang lam sáng (trùng với vết quercetin chuẩn). Với hơi amoniac đặc (TT), cả hai vết đều cho màu vàng.

Định lượng

Pha dung dịch rutin chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,2 g rutin chuẩn đã sấy khô (trong chân không) tới khối lượng không đổi rồi cho vào bình định mức 100ml. Thêm 70 ml methanol (TT), đặt trên cách thủy sôi, lắc kỹ, để hòa tan. Lấy ra để nguội rồi bổ sung methanol đủ 100ml, lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình định mức 100 ml khác. Thêm nước cất tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 0,2 mg rutin khan).



Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác : 1,0; 2,0; 3,0; 4,0;5,0 và 6,0 ml dung dịch chuẩn cho vào bình định mức 25 ml riêng biệt, thêm nước cho tới 6 ml ở mỗi bình rồi thêm 1ml dung dịch natri nitrit 5 % (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10 % (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm. Vẽ đường cong chuẩn, độ hấp thụ biểu thị ở trục tung, nồng độ biểu thị ở trục hoành.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1g bột thô hoa hòe đã chế biến và sấy khô ở 60 0C trong 6 giờ. Gói vào giấy lọc rồi cho vào bình Soxhlet có dung tích 100 ml. Loại tạp bằng 80-100ml ether dầu hỏa (TT) trên cách thuỷ tới khi dịch chiết không màu. Để nguội gạn bỏ và bay hết hơi ether dầu hoả. Chiết bằng 90ml methanol (TT) tới khi dịch chiết không còn màu. Chuyển dịch chiết vào bình định mức 100 ml, rửa bình chiết bằng một lượng nhỏ methanol rồi cho dịch rửa vào bình định mức. Thêm methanol cho tới vạch và lắc kỹ. Lấy chính xác 10ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước tới vạch và lắc kỹ. Lấy chính xác 3 ml cho vào bình định mức 25 ml, thêm 3ml nước rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5 % (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1ml dung dịch nhôm nitrat 10 % (TT), trộn kỹ, để yên 6 phút. Thêm 10ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm. Tính khối lượng rutin (µg) của dung dịch thử từ nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm rutin trong hoa hòe, theo công thức sau.

X(%) =

Trong đó:

X, hàm lượng rutin trong hoa hòe chế biến (%)

C, nồng độ rutin (mg %) đọc được trên đường chuẩn

d, độ ẩm của hoa hòe (%)

Kết quả: Hàm lượng rutin trong hoa hòe sao vàng không dưới 28%, sao đen không dưới 18%.



Độ ẩm: Không quá 9% (DĐVN IV, phụ lục 9.6, 2 g, 105 0 C, 3 h).

Tro toàn phần: Không quá 10%

Tỷ lệ hư hao: Hoa hòe sao vàng khoảng 20%, sao đen khoảng 38 - 40%.

  1. CÔNG NĂNG, CHỦ TRỊ

Lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp. Chủ trị máu cam, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, đại tiểu tiện ra máu… Các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, dùng hoa hòe sao vàng; các trường hợp chảy máu, dùng hoa hòe sao đen.

  1. LIỀU DÙNG

Ngày 4 - 12g, dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

  1. KIÊNG KỴ

Không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.

  1. BẢO QUẢN

Đóng túi chống ẩm, để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh mốc mọt.

Ý DĨ

  1. TÊN VỊ THUỐC: Ý dĩ

  2. TÊN KHOA HỌC: Coix lachryma-Jobi L.), họ Lúa (Poaceae)

  3. TÊN KHÁC: Giải lễ (Bản Kinh), Dĩ thực, Dĩ mễ, Dĩ nhân, Mễ châu (Biệt Lục), Ý mễ nhân, Ý châu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô Ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi (Cứu Hoang Bản Thảo), Cống mễ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)

  4. BỘ PHẬN DÙNG: hạt

Vị thuốc là hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ (Coix lachryma-Jobi L.), họ Lúa (Poaceae).




  1. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

Ý dĩ sao vàng với cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho ý dĩ (đã được phun trước với nước cho hơi ẩm) vào chảo và đảo đều và nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng thổ và có các chấm đen, lấy ra, sàng loại bỏ cám bị cháy đen, tãi cho nguội. Dùng 1kg cám cho 10 kg ý dĩ.

  1. YỀU CẦU CHẤT LƯỢNG

Cảm quan: Hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 - 0,8 cm, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, bên trong màu trắng hay trắng ngà. Mùi thơm.

Định tính:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm, sấy ở 120oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: ether dầu hoả (60 – 90oC) – ethyl acetat – acid acetic (10:3: 0,1).

Cách thử:

Lấy 1 g bột ý dĩ chế, thêm 10 ml ether dầu hoả (60 – 90oC) (TT), chiết siêu âm 30 phút, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, hoà cắn trong 1 ml ether dầu hoả (60 – 90oC) (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l dung dịch trên. Sau khi triển khai khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 3 vết phát quang.

Định lượng: Chất chiết được bằng ethanol 96%.

Lấy chính xác khoảng 2 g bột ý dĩ chế cho vào bình cầu thể tích 100 ml, thêm chính xác 50 ml ethanol 96%, đậy bình, cân xác định khối lượng, để yên trong 1 giờ, đun sôi nhẹ hồi lưu trong 1 giờ, để nguội, lấy bình cầu ra, đậy kín. Cân xác định lại khối lượng, bổ sung phần khối lượng bị giảm bằng ethanol 96%, lọc qua phễu lọc khô vào 1 bình hứng khô thích hợp. Bỏ 5 ml đầu, lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 0C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được theo dược liệu khô theo công thức:

2. m. 104

X (%) =

a. (100 – d)

X: Phần trăm lượng chất chiết được (%).

d: Độ ẩm của mẫu ý dĩ chế (%).

m: Khối lượng cắn cân được (g).

a: Khối lượng dược liệu đem thử (g).

Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của ý dĩ chế phải lớn hơn 10%.



Độ ẩm: Không quá 10% (DĐVN IV, phụ lục 9.6; 1 g, 105 oC, 4 giờ).

Tro toàn phần: Không quá 1,5%.

Tỷ lệ hư hao: Không quá 20%.

  1. CÔNG NĂNG, CHỦ TRỊ

Ý dĩ sao vàng hòa hoãn tính lương, tăng cường tác dụng kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: Ăn kém, tiêu hóa kém, ỉa chảy do tỳ hư. Phù thũng, tê thấp chân tay co rút, cước khí.

  1. CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG

Ngày dùng 10 – 30 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

  1. KIÊNG KỴ

Người âm hư­, phụ nữ có thai, tổn th­ương tân dịch.

  1. BẢO QUẢN

Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.

tải về 109.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương