TẢn mạn về TẾt ngô Thị Diệu An



tải về 20.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích20.43 Kb.
#7453
TẢN MẠN VỀ TẾT
Ngô Thị Diệu An

Khoa Quản trị kinh doanh
Nhân dịp bản tin khoa học số Xuân, tôi viết đôi điều tản mạn về Tết Nguyên đán. Vì theo tôi, nói về Xuân thì không thể không nói đến Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Cả hay đơn giản chỉ là Tết. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt và một số dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Tết là cách nói chệch của Tiết. Lễ tiết Nguyên đán (hay Tết) có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ đời Ngũ Đế Tam Vương1.

Theo quan niệm từ xưa đến nay, Tết được tính từ thời điểm "đưa ông Táo về trời", cho nên dân gian thường hay nói “Tết ông Táo”.



Lễ Tết ông Táo

Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông Táo về trời" (Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà). Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở bàn thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy ra trong năm vừa qua.



Lễ Tất niên

Tất niên có nghĩa là hoàn tất (công việc) năm cũ. Vào chiều 30 cuối năm, nhà người Việt nào cũng chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm - đây sẽ là bữa ăn đáng giá nhất trong mấy ngày Tết.

Theo phong tục, vào thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới khá giả, thuận hòa hơn. Đây cũng còn là dịp để mỗi người bày tỏ lòng thành kính, tri ân của mình đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ, người thân, bạn bè...

Lễ Giao thừa

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Vào thời điểm này, các gia đình tiến hành lễ Trừ tịch. Lễ Trừ tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Vì vậy, lễ Giao thừa còn được gọi là lễ Trừ tịch.

Lễ Trừ Tịch còn có ý mời các quan trên trời ăn lộc. Người ta cho rằng mỗi năm có một vị thần cai quản nhân gian, hết năm thì đổi ca. Lễ Trừ tịch được cúng ngoài trời vì các cụ cho rằng trong buổi giao thừa, ngoài trời đầy những vị thần đổi ca đi lại tấp nập, bận rộn chưa kịp ăn uống, mình đưa đồ ăn ra thể nào cũng có người ăn. Thần cũ ra đi dùng một miếng coi như để cảm ơn, thần mới đến nếm một miếng coi như mắc nợ nhà mình; nhờ đó, hy vọng năm mới làm ăn phát đạt.

Đón xuân, đón năm mới


Sau thời khắc giao thừa là Tân niên - đón một năm mới. Có rất nhiều phong tục cần tuân thủ vào thời điểm này.

Thứ nhất là phong tục xông đất (hay "đạp đất" của người miền Trung). Người Việt quan niệm rằng ngày đầu tiên của năm sẽ quyết định "số mạng" của cả năm: Do đó, vị khách đầu tiên bước vào cửa cũng rất quan trọng. Đây phải là một người có đạo đức, vui tính, thành đạt, thông minh, sáng sủa... Nói tóm lại là vừa hồng vừa chuyên, để đảm bảo vận may sẽ đến cho cả gia đình người được xông đất.

Thứ hai, phải kể đến việc xuất hành du xuân. Đích đến thường là các đình, chùa... để cầu may và xin lộc. Hướng xuất phát cũng được chọn lựa khá kỹ từ nhiều phương: Đông - Nam - Tây - Bắc. Người ta tin rằng việc cầu phúc cầu may đầu năm tại chùa chiền miếu mạo sẽ linh thiêng hơn, và nhiều người xin quẻ ở đây để đoán việc sẽ xảy ra trong năm. Đa số không quên bẻ lấy một cành cây trước cửa đình - cửa đền, để về nhà cắm trên bàn thờ cho đến hết Tết. Phong tục này gọi là hái lộc, tượng trưng cho việc đem lộc trời đất về nhà.

Thứ ba là phong tục thăm hỏi, chúc tết và lì xì. Bố mẹ chúc con cái học giỏi và thành đạt, con cái chúc bố mẹ mạnh khỏe sống lâu. Họ hàng chúc nhau an khang, bạn bè chúc nhau thịnh vượng. Tới mỗi nhà, người lớn thường cho tiền trẻ con trong những bao màu đỏ, gọi là mừng tuổi (hay lì xì ở trong Nam). Ngày xưa tiền phong bao thường là tiền lẻ, với ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.

Thứ tư, những trí thức thường có phong tục khai bút đầu năm (nông dân thì khai canh, người buôn bán thì chọn ngày mở hàng đầu năm). Ngày mồng Một, người ta chọn lấy giờ tốt, mang giấy bút ra viết một vài lời hay ý đẹp, rồi mới được đi chơi. Mọi người tin rằng như vậy thì công việc của mình sẽ trôi chảy trong năm mới.

Kiêng kỵ trong ngày Tết

Trong mấy ngày Tết, người Việt kiêng không cãi nhau, bởi họ tin rằng cãi nhau, bực tức trong ngày Tết sẽ khiến cả năm xúi quẩy - mất thuận hòa. Ông bà cha mẹ nhắc con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... Người lớn cũng tránh quở mắng trách phạt trẻ em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt đẹp.

Trong mấy ngày Tết cũng không được đổ rác, bởi như thế tài lộc sẽ ra đi. Việc kiêng kỵ này cũng là theo truyền thuyết Trung Quốc2

Và điều mà các mẹ, các chị không thể quên nữa là việc đi chợ đầu năm. Đi chợ đầu năm thứ phải mua đầu tiên phải là muối, sau đó rồi mới đến những thứ cần mua khác…

Trên thực tế có rất nhiều phong tục trong ngày Tết và ở mỗi địa phương thì phong tục Tết lại khác nhau.

Theo thời gian cùng với quá trình hội nhập, có những giá trị văn hoá cần phải được loại bỏ, có những giá trị cần phải thay đổi, có những giá trị cần được duy trì và gìn giữ. Những điều tôi nói về Tết, có người vẫn gìn giữ, có người đã loại bỏ từ lâu. Thiết nghĩ, nếu loại bỏ những phong tục này thì ngày Tết có còn ý nghĩa?




1 Theo cuốn "Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam" thì: Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 TCN), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Ðến đời Ðông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III TCN), Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Ðế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Ðến đời Ðông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ Bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được tính từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy.

2 Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được quỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mồng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 20.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương