TẢn mạn về ĐỔi mới phưƠng pháp giảng dạy cho trẻ em



tải về 12.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích12.22 Kb.
#38177
TẢN MẠN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

CHO TRẺ EM

Trung tâm ngoại ngữ Đà Nẵng – Trung tâm Smart English xin giới thiệu một vài suy nghĩ về xây dựng triết lý cho giáo dục của Bé ở những năm đầu tiên đi học.

Phần 1:

1. Tìm hiểu và học tập bắt nguồn từ việc con người ngạc nhiên trước thế giới, nếu không có sự ngạc nhiên chắc chắn sẽ không có nghiên cứu và học hỏi. Sự ngạc nhiên chính là cội nguồn thúc đẩy mạnh mẽ để con người khám phá và tìm hiểu thế giới này, như nhà Triết học vĩ đại Aristotle viết: “đặt biệt là tri thức có nhiệm vụ tạo ra niềm vui cho con người bằng nguồn vốn có của mình, đó chính là sự ngạc nhiên”1. Cho nên vấn đề làm thế nào để nuôi dưỡng tinh thần yêu thích, niềm vui cuộc sống là quan trọng.

2. Đó là tâm trạng chung của người mới bước chân vào tìm hiểu một điều gì đó mới mẻ, mở ra chân trời mới, một cách tiếp cận thế giới mới. Người học đến với tri thức lúc đầu cũng bỡ ngỡ mới lạ, hấp dẫn mời gọi, có nhiều điều cần tìm hiểu ở phía trước, và chúng ta nên nuôi dưỡng niềm đam mê và tính sáng tạo đó, không nên làm mất nó đi. Với niềm đam mê này hy vọng sau này chúng ta sẽ có nhiều nhà khoa học chuyên nghiệp. Có thể chúng ta từng băn khoăn: lựa chọn thiên tài thì nên chọn người học đều tất cả hay người học lệch? và mỗi người theo quan điểm nào thì có lẽ họ sẽ có câu trả lời cho mình, nhưng không phải là hợp lý trong môi trường ngày hôm nay “người nghiệp dư chủ yếu là người biết đánh giá và người cực kỳ giỏi giang trong công việc tinh thông một lề lối có sẳn, nhưng họ thiếu khả năng dự báo, điều này đến từ tri thức chuyên sâu”2. Trong thực tế khi nội dung quá nhiều nhưng lại xa rời cuộc sống, nhất là cuộc sống ngày càng “thực dụng” hơn, học theo khuôn mẫu có sẵn làm cho người học mất dần niềm hứng khởi. Ngày trẻ em bắt đầu học tập, luôn có bộ sách “Mười vạn câu hỏi vì sao?”3 để khuyến khích các em tìm hiểu, với cách đặt các câu hỏi cho các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống,

3. Với các Bé mới bắt đầu tìm hiểu về học tập, thì việc đặt ra câu hỏi cũng rất quan trọng, thậm chí nó quan trọng hơn việc giải quyết những câu đó, Martin Heiddegger nói “Câu trả lời đích thực cho câu hỏi, chỉ là bước đi sau của một chuỗi dài bước đặt câu hỏi. Câu trả lời có giá trị, bao lâu nó bắt rễ trong việc hỏi”4. Nếu chúng ta ngay từ đầu đã áp dụng cứng nhắc làm mất đi niềm vui đặt câu hỏi về cuộc sống, tìm vui tri thức của các Bé, thì các Bé sẽ không lòng đam mê và tinh thần khám phá thế giới không còn nữa thì và gây ra ác cảm không tốt, “với một đầu óc khoa học thì hiểu biết thế nào cũng là câu trả lời cho một câu hỏi. Nếu đã không có câu hỏi thì cũng không thể có hiểu biết khoa học. Không có gì tự nhiên mà thành, tất cả phải được xây dựng nên’5



(còn tiếp)

1 Dẫn lại: Đại học Quốc gia Lômônôxốp, 2004, Triết học hỏi và đáp. NXb. Đà Nẵng, (Trần Nguyên Việt dịch), tr.16

2 Alfred North Whitehead, 2010, Những mục tiêu của giáo dục. Nxb. Thời đại, tr.67

3 http://www.vinabook.com/10-van-cau-hoi-vi-sao-tap-1-m11i49618.html

4 Bùi Văn Nam Sơn, sđd, tr, 44

5 Gaston Bachelard, 2009, Sự hình thành tinh thần khoa học, Nxb. Tri thức, tr.43, (Hà Dương Tuấn dịch)


tải về 12.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương