TÓm tắt tên Hoạt động: Rà soát Điều chỉnh Đề án 1002 Vị trí



tải về 135.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích135.06 Kb.
#2611
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Điều chỉnh Đề án 1002 theo chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ Tướng Chính phủ”



  1. TÓM TẮT

Tên Hoạt động: Rà soát Điều chỉnh Đề án 1002

Vị trí: 03 tư vấn trong nước

  • 01 Chuyên gia/Tư vấn về Quản lý thiên tai– Trưởng nhóm;

  • 01 chuyên gia về Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

  • 01 chuyên gia về đào tạo/giảng viên về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

Tên, mã số của DA: Nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến Biến đổi khí hậu (SCDM 2)

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai – Tổng Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Báo cáo: Giám đốc Trung tâm PTGNTT, Bộ NN&PTNT



Hợp tác và điều phối kỹ thuật: Cố vấn kỹ thuật quốc gia và quốc tế của dự án, cán bộ của Trung tâm quản lý thiên tai thực hiện đề án 1002, các cơ quan đồng thực hiện của dự án (Hội CTĐ Việt Nam, Oxfam, Hội Phụ nữ); các tổ chức Phi Chính phủ tham gia cập nhật của một số chương liên quan khác; nhóm chuyên gia của dự án SCDM đang thực hiện đánh giá về cơ chế tài chính quản lý thiên tai tại Việt Nam.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 đến tháng 6/2016

  1. THÔNG TIN CƠ BẢN

a) Thông tin về dự án

Văn phòng quốc gia tại Việt Nam thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hiện đang hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) thông qua Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC) của Tổng cục Thủy lợi (WRD) giai đoạn 2 dự án: "Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý thiên tai rủi ro tại Việt Nam, đặc biệt là các thiên tai liên quan tới biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2016 - SCDM II ".

Dựa trên những kết quả và thành tựu đã đạt được ở giai đoạn 1 và nhằm giải quyết những thách thức và các vấn đề hiện nay, dự án SCDM II tài trợ 4.7 triệu USD trong vòng 04 năm được mong đợi sẽ đạt được kết quả chính "Đến năm 2016, các cơ quan có liên quan cấp quốc gia và cấp tỉnh, thiết lập được mối liên hệ với khu vực tư nhân và cộng đồng, thành lập cơ chế giám sát chiến lược đa ngành, huy động nguồn lực để hỗ trợ việc thực hiện các thỏa thuận đa phương và giải quyết hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai. "

Mục tiêu chính của dự án là tăng cường năng lực về quản lý rủi ro thiên tai cho Văn phòng Thường trực ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW (CCFSC) (nay là Ban Chỉ Đạo Trung Ương về PCTT ) của Bộ NN&PTNT bao gồm văn phòng Thường trực, tổ chức hợp tác và các Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh (PCFSC, nay là Ban chỉ huy PCTT và TKCN) của 20 tỉnh được lựa chọn để cải thiện biện pháp ứng phó nhân đạo và sử dụng các giải pháp phục hồi sớm, tập trung vào các thảm họa liên quan đến tự nhiên và để góp phần thực hiện thành công Đề án quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.



b) Thông tin tóm tắt về “Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 1002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ”(Dưới đây gọi tắt là Đề án).

Đề án gồm 2 hợp phần có mối liên hệ mật thiết với nhau, bao gồm:



a) Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp.

Hợp phần 1 có mục tiêu đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Bao gồm các hoạt động sau:



  • Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và tại cộng đồng.

  • Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.

  • Xây dựng các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các hoạt động triển khai quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên).

  • Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế, các bước thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.

  • Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp.

  • Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.

  • Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố.

b) Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai.

Hợp phần này với mục tiêu: tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:



  • Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn).

  • Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng); xây dựng pano, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả tại địa điểm trung tâm của mỗi cộng đồng.

  • Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm cộng đồng).

  • Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.

  • Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu.

  • Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.

  • Hàng năm, tổ chức diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

  • Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

  • Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

  • Các hoạt động về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền thông qua trang internet, tivi, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi…

  • Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (bộ tài liệu này sẽ bao trùm lên quá trình quản lý rủi ro thiên tai như chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai…).

  • Hàng năm, tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…).

  • Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.

  • Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng

c) Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của việc Điều chỉnh Đề án 1002 theo chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ Tướng Chính phủ gồm :



  1. Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và TKCN giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc rà soát, tổng hợp, xem xét điều chỉnh Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” phù hợp với thực tế,

  2. Luật Phòng, chống thiên tai được Quốc Hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2014 cũng như một số văn bản pháp lý khác kèm theo; và Chiến lược quốc gia và Chương trình hành động quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 2020 (đang được điều chỉnh cập nhật với tầm nhìn đến năm 2030)

  3. Nằm trong kế hoạch của dự án SCDM-II đã được Bộ NN&PTNN phê duyệt tại Quyết định số 1044 /QD-BNN-HTQT ngày 31 tháng 3 năm 2016.

  4. Theo quyết định số 1085 QĐ-BNN-HTQT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2016 Dự án SCDM II.

d) Một số cơ sở thực tiễn của việc điều chỉnh

  1. Báo cáo Tổng hợp đánh giá thực hiện Đề án 1002 giai đoạn 2009-2015 (Trung tâm quản lý thiên tai – Bộ NN & PTNT)

  2. Báo cáo Tổng hợp ý kiến tham vấn của các tỉnh và bộ ngành, các cơ quan liên quan (Hội CTĐ Việt Nam, nhóm làm việc kỹ thuật về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng CBDRM –TWG, và các báo cáo dự án liên quan)

  3. Báo cáo về các thực hành tốt và bài học về QLTT Dựa vào cộng đồng của UNDP và Bộ NN (2015); JANI (2012)

  4. Báo cáo tổng hợp về kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với BĐKH (NTP-RCC) giai đoạn 2012-2015 của Bộ NN&PTNT

  5. Kết quả đánh giá sơ bộ cơ chế tài chính quản lý thiên tai của Việt Nam (Dự án SCDM – đang triển khai) và Báo cáo chi tiêu công cho công tác BĐKH tại Việt Nam (UNDP – 2015)

  6. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH (2015) - SREX

  7. Các xu hướng hợp tác quốc tế mới của Việt Nam trong công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai của LHQ 2015-2030, Hợp tác ASEAN và APEC về PCTT.


II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA NHÓM TƯ VẤN

Đánh giá và tổng hợp các nhóm khuyến nghị và đề xuất điều chỉnh Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 1002/QĐ-TTG ngày 13/7/2009. Cụ thể là:



  • Báo cáo đề xuất các giải pháp tăng cường tính hiệu quả thực tiễn của việc thực hiện đề án 1002 dựa trên việc rà soát các khó khăn thách thức, các bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2009-2015

  • Báo cáo Đánh giá và đề xuất nhóm giải pháp tài chính khả thi cho việc thực hiện đề án 1002

  • Rà soát và khuyến nghị các biện pháp củng cố về mặt pháp lý, cơ cấu tổ chức và thực tiễn của việc thực hiện giám sát đánh giá đề án 1002

  • Báo cáo đánh giá và đề xuất khuôn khổ thời gian, lộ trình hảng năm thực hiện đề án 1002 để đảm bảo tính khả thi về nội dung, tài chính, năng lực thực hiện và thời gian

III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN

Nhóm tư vấn có trách nhiệm thực hiện các nội dung, công việc sau:



Hoạt Động 1: Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến Đề án như sau:

  • Các Báo cáo tổng hợp tại mục cơ sỏ pháp lý và thực tiễn của đề án 1002 nêu trên

  • Quyết định số 1002/QĐ-TTG ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ: “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM)”

  • Quyết định số 333/QĐ-TTG ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về KH thực hiện CBDRM giai đoạn 2013-2015

  • Các văn bản pháp luật như Luật,Nghị định,Thông tư,Quyết định của Thủ Tướng,Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến phòng chống thiên tai,thích ứng với biến đổi khí hậu và Đề án

  • Các kết quả nghiên cứu,các tài liệu có liên quan đến Đề án

  • Các chương trình hợp tác ,tài trợ của các tổ chức quốc tế,các nước và các NGOs có liên quan đến Đề án

  • Khung hành động Sendai và tuyên bố của ASEAN về ứng phó với thiên tai v.v …

Hoạt Động 2: Phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm:

  • Tập hợp và đúc rút các bài học kinh nghiệm truyền thống và phi truyền thống.

  • Sự tham gia của các tổ chức quốc tế, NGOs và các CIPs vv…

  • Những bài học thành công và chưa thành công,những thách thức trong quá trình thực hiên Đề án.

  • Những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

  • Đề xuất hướng khắc phục những thiếu sót và tồn tại.

Hoạt Động 3: Phân tích, đánh giá về phương pháp tổ chức thực hiện Đề án 1002 và đề ra phương pháp tổ chức thực hiện Đề án mới.

  • Phân tích, đánh giá về phương pháp,cách thức tổ chức thực hiện Đề án từ TW đến địa phương, từ cấp tỉnh, huyện, xã và các tổ chức đồng thực hiện.

  • Đề xuất cách thức tổ chưc thực hiên có hiệu quả hơn.

Hoạt Động 4: Phân tích về cơ chế tài chính và đề xuất mới

  • Phân tích những hạn chế và bất cập của cơ chế tài chính trong quá trình thực hiện Đề án.

  • Đề xuất tỷ lệ hợp lý hàng năm, các giai đoạn 5 năm và đến năm 2030 từ nguồn phân bổ ngân sách của nhà nước.

  • Phân tích khả năng và tỷ lệ huy động vốn ở trong và ngoài nước, từ các tổ chức quốc tế, các NGOs cho Đề án.

  • Phân tích khả năng đóng góp của cộng đồng và đề xuât cơ chế huy động đóng góp từ cộng đồng.

  • Đề xuất nguồn tài chính có tính khả thi để thực hiện Đề án (như sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai. Đóng góp cho địa phương cấp xã của một số tổ chức kinh tế, xã hội, của các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã).

Hoạt động 5: Phân tích cơ sở việc Điều chỉnh “Đề án”

  • Phân tích cơ sở, lý do điều chỉnh Đề án về khung thời gian đến giai đoạn 2020, 2025 2030 và tầm nhìn dài hạn, đặc biệt là việc lồng ghép vào các Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương .

  • Xác định mục tiêu,nội dung hoat động phù hợp của từng giai đoạn (giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2020-2025; giai đoạn 2025-2030).

Hoạt động 6: Đề xuất những nội dung cần điều chỉnh Đề án 1002

Xem xét những nội dung không còn phù hợp hoặc không có tính khả thi hoặc cần phải điều chỉnh thì mới có thể thực hiện được.

Một số ví dụ cụ thể gợi ý để nhóm tư vấn tham khảo:

1. “Đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai” khó khả thi do sự biến động thường xuyên về số lượng cán bộ tại các địa phương.

2. Tại Điều 2 của Quyết định có quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Xác định mục tiêu, phê duyệt nội dung, tính toán kinh phí cần thiết và đề xuất các giải pháp thực hiện hàng năm, 5 năm; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chuẩn bị kinh phí và đề xuất phân bổ cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”

Việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hàng năm sẽ làm giảm tính chủ động của các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện Đề án.



3. Một số chỉ tiêu có rủi ro cao về tính khả thi Ví dụ:

  • 10.000 xã tổ chức diễn tập hàng năm (hđ 2.7 của Đề án)

  • 10.000 xã tổ chức diễn kịch hàng năm và mỗi năm có một vở kịch mới

  • Vấn đề huy động vốn trong dân (dân đóng góp 5 % ) nhưng không có cơ chế.

Tập hợp xác định các nội dung và lập danh sách các hạng mục cần điều chỉnh sau khi đã phân tích đánh giá.

Hoạt động 7: Xác định nguồn lực và năng lực đào tạo tổ chức thực hiện, tiến độ hằng năm và 05 năm - có sự tham gia của cộng đồng, các Bộ ngành, địa phương:

  • Đánh giá và hoàn thiện bộ máy và năng lực thực hiện đề án

  • Phân tích nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện Đề án

  • Kế hoạch và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội hang năm và từng giai đoạn 5 năm của địa phương

  • Các nguồn lực từ các tổ chức chính trị xã hội.

  • Các nguồn lực trong cộng đồng.

  • Các nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.

  • Các nguồn từ ngân sách Nhà nước và hỗ trợ từ các tổ chức khác v.v..

  • Xây dựng tiến độ thực hiện hàng năm và 05 năm:

  • Trong tiến độ thực hiện, theo dõi giám sát đánh giá cần xác định rõ thời gian cho từng hoạt động

  • Xác định rõ các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp giám sát

Hoạt động 8 : Xác định trách nhiệm, năng lực và cơ chế tổ chức thực hiện, báo cáo giám sát và đánh gía

  • Đề xuất quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước.

  • Đề xuất việc phân công cụ thể cho các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức.

  • Đề xuất tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt.

  • Đề xuất tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.

  • Đề xuất việc cập nhật thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu.

Hoạt động 9: Đề xuất cấu trúc, bố cục các Chương, điều đối với Đề án thay thế

  • Cần nghiên cứu đề xuất xác định thứ tự các chương mục, các tiêu đề cho phù hợp và logic mang tính hệ thống (Phòng ngừa - Ứng phó – Khắc phục hậu quả).

  • Thể hiện được mối quan hệ logic giữa “Thiên tai với cộng đồng” và cộng đồng với truyền thông về thiên tai.

Hoạt động 10: Biên soạn Đề án (viết và thực hiện việc điều chỉnh Đề án)

Hoạt động 11: Các hoạt động khác:

  • Chuẩn bị đề cương, kế hoạch thực hiện chi tiết thông qua Ban quản lý dự án

  • Tổ chức tọa đàm hội thảo kỹ thuật xin ý kiến các CIPs, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  • Tọa đàm tham vấn các tổ chức ,các nhân,các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án 1002.

  • Tọa đàm tham vấn một số địa phuơng, NGOs, một số tổ chức quốc tế.

  • Xây dựng báo cáo phân tích đánh giá tác động của việc ban hành Đề án sửa đổi.



IV. KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP

  1. Đề cương và Kế hoạch hoạt động chi tiết được Ban quản lý dự án thông qua;

  2. Báo cao khởi đầu và các báo cáo theo tiến độ thực hiện.

  3. Các kết quả nghiên cứu,phân tích theo từng nội dung,từng hoạt động,từng hợp phần tại Mục III nêu trên của ToR này.

  4. Biên tập hoàn thiện thành bản Đề án mới đã sửa đổi, điều chỉnh.

  5. Báo cáo chi tiết cuối cùng bao gồm công việc đã hoàn thành,như yêu cầu tại Mục III (Nội dung công việc và nhiệm vụ của tư vấn).

  6. Bản báo cáo tổng hợp.

  7. Các sản phẩm được nộp bằng bản in cứng và bản mềm trên đĩa CD hoặc DVD gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh.

V. PHẠM VI CÔNG VIỆC

  • Việc thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan được thực hiện ở phạm vi cấp quốc gia.

  • Bám sát và tuân thủ theo luật PCTT và các văn bản pháp luật có liên quan khác mới ban hành hoặc đang còn hiệu lực.

  • Tham khảo các tài liệu, các kết quả nghiên cứu,các thành quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Đề án.

  • Cần lưu ý xem xét các vấn đề về giới, các nhóm người dễ bị tổn thương.

  • Trong thời gian thực hiện nhóm chuyên gia, tư vấn có trách nhiệm làm việc chặt chẽ với Trung tâm Phòng tránh và GNTT; Ban quản lý dự án; và các đơn vị hữu quan khác.

VI. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Nhóm tư vấn cần nghiên cứu phương pháp tiếp cận phù hợp để đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra trong mục tiêu, nội dung và phạm vi các phần đã nêu trên:



  • Tham vấn các bên liên quan.

  • Tham vấn một số chuyên gia, một số tổ chức cá nhân đã từng xây dựng Đề án 1002.

  • Tham vấn một số đơn vị đồng thực hiện một số dự án thuộc Đề án 1002

  • Tham vấn các chuyên gia, cơ quan, tổ chức, NGOs có kinh nghiệm trong lĩnh vực ‘Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”

  • Tham vấn một số tổ chức, chuyên gia quốc tế ở trong và ngoài nước

  • Tiếp cận xã hội và tham vấn cộng đồng đã được tập huấn, đào tạo về “Đánh giá RRTT và Quản lý RRTT”.

  • Thảo luận nhóm.

  • Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích.

  • Tổ chức hội thảo tham vấn (kinh phí riêng).

VII- QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI TIẾN ĐỘ


Tên Hoạt Động

Nội dung và nhiệm vụ

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian (Tuần)

(1)

(2)

(3)

(4)

Hoạt động 1

Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu

Có được những thông tin cơ bản

1

Hoạt động 2

Phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm

Có được các bài học để phân tích ,rút kinh nghiệm

1

Hoạt động 3

Phân tích, đánh giá về Phương pháp tchức thực hiện 1002

Rút được kinh nghiệm để khắc phụ cho Đề án điều chỉnh

1

Hoạt động 4

Phân Tích về Cơ chế Tài Chính

Để xây dựng cơ chế tài chính mang tính khả thi cho Đề án

1

Hoạt động 5

Phân tích cơ sở việc Điều chỉnh “Đề án” đến giai đoạn năm 2030


Có cơ sở để trình chính Phủ điều chỉnh “Đề án” đến giai đoạn năm 2030

1/2

Hoạt động 6

Đề xuất những nội dung cần điều chỉnh Đề án 1002

Xác định được những nội dung cần điều chỉnh

2

Hoạt động 7

Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm

Có được nguồn lực và tiến độ mang tính khả thi

1/2

Hoạt động 8

Đề Xác định trách nhiệm, năng lực và cơ chế tổ chức thực hiện, báo cáo giám sát và đánh gía

Phân rõ trách nhiệm và tổ chức thực hiện

1/2

Hoạt động 9

Đề xuất Cấu trúc , bố cục các Chương, Điều đối với Đề án thay thế

Có được bố cục các chương ,điều hợp lý và logíc

1/2

Hoạt động 10

Biên soạn Đề án

Có được bản Đề án mới

4

Hoạt động 11

Các hoạt động khác:

- Chuẩn bị đề cương, kế hoạch thực hiện chi tiết thông qua Ban quản lý

- Tổ chức tọa đàm hội thảo kỹ thuật,tham vấn xin ý kiến

- Chỉnh sửa và hoàn thiện sau hội thảo, tham vấn

- Hoàn thiện,nghiệm thu bàn giao

- Báo cáo cuối cùng (gồm cả Báo cáo tóm tắt)



- Đề cương và Kế hoạch làm việc

- Kết quả của các cuộc hội thảo tham vấn lấy ý kiến

- Có được kết quả hoàn thiện đã chỉnh sửa sau hội thảo

- Có được bản Đề án mới đã điều chỉnh



1




Tổng cộng thời gian (13 tuần)




13 tuần

Chế độ báo cáo:

  • Chuyên gia tư vấn sẽ báo cáo cho Giám đốc Dự án quốc gia và Ban quản lý dự án theo định kỳ.

  • Ban quản lý dự án sẽ hỗ trợ nhóm tư vấn giải quyết những vấn đề cần thiết hoặc chưa được làm rõ.

VIII. YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ KINH NGHIỆM

Yêu cầu chuyên môn của 03 tư vấn/chuyên gia



  1. Chuyên gia/Tư vấn về Quản lý thiên tai– Trưởng nhóm:

  • Có bằng Thạc sỹ trở lên về lĩnh vực Quản lý thiên tai, Biến đổi khí hậu, quản lý nước, quản lý thủy lợi hoặc thể chế chính sách về quản lý thiên tai

  • Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm về công tác quản lý thiên tai,

  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý triển khai thực hiện các dự án chương trình quốc gia về phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng

  • Có kinh nghiệm tham gia các dự án hoặc hoạt động liên quan đến Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, đặc biệt là đề án 1002



  1. Chuyên gia về Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

  • Có bằng Thạc sỹ trở lên về lĩnh vực Quản lý thiên tai, Biến đổi khí hậu, quản lý nước, quản lý thủy lợi hoặc thể chế chính sách về quản lý thiên tai

  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tham gia các dự án hoặc hoạt động liên quan đến Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng với các tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt đã tham gia các công tác hợp tác thực hiện là đề án 1002

  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý triển khai thực hiện các dự án chương trình quốc gia về phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng



  1. Chuyên gia về đào tạo/giảng viên về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

  • Có trình độ đại học trở lên về lĩnh vực đào tạo Quản lý thiên tai, Biến đổi khí hậu, quản lý nước, quản lý thủy lợi hoặc thể chế chính sách về quản lý thiên tai

  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm tham gia đào tạo về Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng với các tổ chức trong nước và quốc tế và chính phủ, đặc biệt là Đề án 1002

  • Là một thành viên đào tào quốc gia của Đề án 1002


Yêu cầu chung của 03 chuyên gia

  • Các nhóm viên phải chịu sự chỉ đạo và phân công về chuyên môn của nhóm trưởng.

  • Có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về lĩnh vực giới và phân tích vấn đề về giới

  • Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

  • Có kinh nghiệm xây dựng, thực hiện các đề án, đề tài/dự án/biên soạn tài liệu trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai được tài trợ bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các tổ chức phi chính phủ (INGO) khác;

  • Có kỹ năng viết, phân tích, tổng hợp, thuyết trình và tổ chức;

  • Có thể trao đổi và làm việc bằng tiếng anh. Thành thạo tiếng Anh là một lợi thế.


IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CHI TRẢ LIÊN QUAN

  • Mức thù lao được chi trả theo yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí cần tuyển dụng nêu tại Mục VIII nêu trên của ToR này và theo quy định hướng dẫn về chi phí định mức của EU-UN năm 2013 áp dụng tại Việt Nam.

  • Tất cả các khoản thanh toán về đi lại, công tác phí cho chuyên gia tư vấn, tổ chức các cuộc họp/hội thảo, v.v ở địa phương sẽ được tính toán theo Hướng dẫn về chi phí định mức của EU-UN năm 2013 và các điều khoản có liên quan trong HPPMG.

  • Ban quản lý dự án cần phải có thời gian trong vòng 5 ngày làm việc để xem xét, phê chuẩn bất kỳ kết quả nghiên cứu nào trước khi ủy quyền chi trả.

  • Ban quản lý dự án sẽ trả cho chuyên gia tư vấn thông qua chuyển khoản ngân hàng theo tài khoản của chuyên gia tư vấn (chi tiết được cung cấp trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn) dựa trên sự chấp thuận của Ban quản lý dự án đối với các sản phẩm đã nêu trong Điều khoản tham chiếu với dự kiến như sau:

  • Chi trả lần đầu: 20% giá trị hợp đồng dựa trên việc giao nộp và chấp thuận của Ban quản lý dự án về Đề cương và kế hoạch làm việc của nhóm tư vấn.

  • Chi trả lần 2: 40% giá trị hợp đồng dựa trên việc giao nộp sản phẩm đã hoàn thành các hoạt động (từ hoạt động 1 đến hoạt động 9 tại mục III của TOR này.

  • Chi trả lần 3: 40% giá trị hợp đồng dựa trên việc hoàn thành 11 hoạt động tại mục III của TOR này (giao nộp bản Đề án đã được hiệu chỉnh, Báo cáo cuối cùng, dự thảo tờ trình, dự thảo Quyết định, báo cáo đánh giá tác động, kèm theo các báo cáo định kỳ, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến được hoàn thành sau khi tiếp thu các ý kiến và được Ban quản lý dự án chấp nhận, bao gồm cả các phụ lục, và các tài liệu khác được yêu cầu trong bản điều khoản tham chiếu này).

X- HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

Ban quản lý dự án sẽ hỗ trợ các công việc sau:



  • Sắp xếp các cuộc họp với các đơn vị hữu quan để làm rõ các nhu cầu đối với hoạt động và thảo luận về sản phẩm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

  • Tổ chức các hội thảo kỹ thuật và tham vấn các bên liên quan;

  • Hỗ trợ việc cung cấp các tài liệu tham khảo do bên Ban quản lý dự án có;

  • Hỗ trợ chuyển tài liệu cho các tổ chức và cá nhân để lấy ý kiến.

XI -ĐIỀU KIỆN THAM GIA

Chuyên gia tư vấn sẽ:



  • Nộp Sơ yếu lý lịch của chuyên gia trong đó nêu rõ kinh nghiệm và những công việc tương tự đã thực hiện;

  • Chịu trách nhiệm hoàn toàn và duy nhất trước Ban quản lý dự án về thời hạn và chất lượng của các kết quả đạt được; xác nhận việc hoàn thành các nhiệm vụ.

Chuyên gia ký hợp đồng trực tiếp với Giám đốc dự án. Việc thanh toán sẽ được thực hiện trên cơ sở sản phẩm giao nộp và có xác nhận của Ban quản lý dự án cho phần công việc đã hoàn thành.




tải về 135.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương