TÂm lý HỌc phật giáo thích Tâm Thiện Xuất bản: Ban Văn hóa Trung ương ghpgvn o0o Nguồn


II.2.Chương 2 :  Đại cương Tâm lý học Phật giáo



tải về 0.82 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích0.82 Mb.
#38997
1   2   3   4   5   6   7   8   9

II.2.Chương 2 :  Đại cương Tâm lý học Phật giáo


II.2.1 Giới thiệu 30 bài tụng Duy Thức của Vasubandhu

Ngài Vasubandhu (Thế Thân) em ruột của Luận sư Asanga (Vô Trước), sinh sau Asanga 20 năm vào cuối thế kỷ thứ IV T.L. 

Lúc đầu Ngài theo học và xiển dương giáo nghĩa của Hữu Bộ (Sarvastivada) tại trung tâm Cashmire, thuộc Bắc Ấn. Đây là một trung tâm phồn thịnh truyền bá tư tưởng của Hữu Bộ, và những ai không thuộc về Hữu Bộ thì không được vào học tại trung tâm này. Nhưng sau đó, Vasubandhu đã cải trang thành học trò của Hữu Bộ và theo học giáo nghĩa này. Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Cashmire, Vasubandhu biên soạn bộ Abhidamma Kosasàtras, như đã trình bày ở phần trước, là một bộ luận thư xuất sắc tổng hợp tinh hoa giáo nghĩa của Hữu Bộ. Và sau khi tác phẩm được công bố, các nhà Hữu Bộ vô cùng vui sướng vì cho rằng họ đã có được một môn đệ ưu tú, xuất sắc, nhưng không ngờ rằng đó chính là người đồ đệ của Santràntikà (Kinh Lượng Bộ) cải trang. Nhưng dù sao đi nữa thì tác phẩm của Vasubandhu vẫn được xem là luận thư tiêu biểu của Hữu Bộ và được truyền tụng suốt hơn 16 thế kỷ qua. 

Về sau, Vasbandhu chế tác bộ Duy Thức Tam Thập Tụng (30 bài tụng về tâm lý học Phật giáo). Tác phẩm này rất nổi tiếng và được truyền tụng cho đến ngày nay. 

Theo nhiều ý kiến, tuy nhiên, tác phẩm 30 bài tụng Duy thức của ngài Vasubandhu, cũng như những tác phẩm Duy thức của ngài Huyền Trang và Khuy Cơ (một môn đệ xuất sắc của Huyền Trang) là Đại thừa chưa tuyệt đối (hay là Quyền thừa). Về sau, ngài Pháp Tạng (người Trung Hoa), một hành giả chuyên môn về Hoa Nghiêm (Avatamsaka) đã nỗ lực kết hợp tư tưởng Hoa Nghiêm với Duy thức học nhằm làm cho Duy thức trở thành giáo nghĩa Đại thừa - Viên giáo. (55) 

Tuy nhiên, ở đây chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu 30 bài tụng Duy thức của Luận sư Vasubandhu, và phần giải minh sẽ được y cứ trên cơ sở tư tưởng của Nhiếp Đại thừa luận (Mahàyàna samparigraha sàstra) của Luận sư Asanga, Thành Duy thức luận (Vijnaptimàtratàsiddhi - sàstra) và Bát thức qui củ tụng của ngài Huyền Trang và một số tư tưởng căn bản của Hoa Nghiêm theo sớ giải của ngài Pháp Tạng. (56). 

---o0o---

II.2.2 Nội dung của 30 bài tụng Duy thức

Trong phần này, chúng tôi dịch và phụ chú Anh ngữ 30 bài tụng Duy thức. Độc giả cần đọc đi đọc lại nhiều lần nội dung này để theo dõi tiến trình phân tích tâm lý ở phần sau. Phần Anh ngữ được trích từ bản "Treatise in Thirty Verses on Mere-Consciousness" của Swati Ganguly (57). 

(01) 

"Do giả lập nên nói có Ngã và Pháp [chủ thể và đối tượng], có tất cả sự vật hiện tượng, [nhưng] tất cả Ngã và Pháp đó đều nương vào thức mà sinh ra ; [bản chất của] thức năng biến có ba [đặc tính]". 



(Because the ideas of the self [Àtman] and the elements [Dharma] are false, the phenomenal appearances of all kinds arise. These appearances are dependent upon the development [Parinàma] of the consciousness. This development is of three kinds). 

(02) 


"[Đó là] Dị thục và Tư lượng cùng với Liễu biệt cảnh. Trước hết là thức A-lại-da, cũng gọi là Dị thục hay Nhất thiết chủng". 

(The maturing consciousness [Vipàka], the consciousness that deliberates [Manana], and the consciousness that discriminates [Vijnapti] the spheres of objects. The first is the storehouse - consciousness [Àlayavijnàna] which is also called retributive consciousness [Vipàkavijnãna] and consciousness carrying all seeds [Sarvabijaka]). 

(03) 

"[Đặc tính của nó là] bất khả tri, chấp thủ và duy trì, [nhưng] trong sự biểu biệt các xứ [các quan năng của căn thân] nó thường biểu hiện cùng với xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư ; [và trong các thọ] nó chỉ tương ưng với xả thọ". 



(It is not aware of what it "grasps" and "receives", of its place and of its discriminatory power. It is always associated with touch, attention, sensation, thought and volition. But it is always associated with sensation of indifference only". 

(04) 


"Thức này và các tâm sở của nó là vô phú và vô ký, [nó] trôi chảy như dòng sông, [khi đạt đến] quả vị A La Hán [thì tất cả] đều buông xả". 

(It is unobscured and undefined. The case of Mental Contact is also like this. It is perpetual evolution like a violent current, and is renounced in the state of an arhat). 

(05) 

"Thức năng biến thứ hai gọi tên là Mạt na, nương tựa vào và duyên với thức [A lại da] kia, nên tánh và tướng của nó là suy nghĩ [tư lượng]". 



(The second evolving consciousness is called manas. It functions with storehouse - consciousness as its support and object. It has essentially the characteristics of "Cognition"). 

(06) 


"[Nó] thường biểu hiện cùng với 4 phiền não, [đó là] : ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái, [cũng như] cùng với xúc... vân vân..." 

(It is always accompanied by four defilements, i.e. ignorance about self, belief in self together with pride in self, and love of self. It is associated also with others [mental associates] like touch etc...) 

(07) 

"Tánh của thức Mạt na là hữu phú vô ký, sinh khởi ở đâu thì chấp ngã ở đó, [cho đến khi đạt đến] quả vị A La Hán, Diệt tận định và đạo xuất thế thì nó không còn [hiện hữu] nữa". 



(It belongs to the difiled-undefiled category ; it works along the dhàtu or bhumi in which the sentient being is born and attached ; it ceases to exist at the stage of arhat, in the meditation of annihilation and on the supramundane path). 

(08) 


"Thức năng biến thứ ba có sáu loại sai khác, tánh, tướng đều phân biệt [cụ thể] thiện, bất thiện, và vô ký". 

(This third development of consciousness has six different categories ; perception of the object is the nature and characteristics of these six consciousness ; they are good, bad, and neither of them). 

(09) 

"Đây là các tâm sở : biến hành, biểu biệt [hay biệt cảnh], thiện, phiền não, bất định, tương ưng với ba thọ". 



(They are associated with universal mental factors, with the special and good metal factors, with the defilements ; along with the secondary defilements and the indeterminate mental factors ; all these are associated with the three feelings). 

(10) 


"Trước, tâm sở biến hành là Xúc v.v...; rồi, tâm sở biệt cảnh là : Dục, Thắng giải, Niệm, Định, và Huệ. Cảnh bị duyên không giống nhau". 

(First, universal mental factors are Mental Contact and so forth ; next, special mental factors, i.e. Desire, Resolve, Memory, Meditation and Wisdom : the objects caused by the special mental factors are different). 

(11) 

"Thiện tâm sở là : Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh cần, khinh an, không phóng dật, hành xả và bất hại". 



(The good mental factors are belief, sense of shame, sense of integrity, the three roots of non-covetousness and so forth ; diligence, composure of mind, vigilence, equanimity, and non-injury). 

(12) 


"Phiền não là : Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến ; tùy phiền não là : phẫn, hận, phú, não, tật, xan". 

(The defilements are covetousness, anger, delusion, conceit, doubt and false views ; the secondary defilements are fury, enmity, hypocricy, vexation, envy and parsimony). 

(13) 

"Cuống, siểm và hại, kiêu, vô tàm và vô quí, trạo cử và hôn trầm, bất tín và giải đãi". 



(Deception, duplicity, harmfulness, pride, shamelessness, non-integrity, restlessness, conceit, unbelief and indolence). 

(14) 


"Phóng dật và thất niệm, tán loạn và bất chánh tri ; [và bốn thứ] bất định là : hối, miên, tầm và tư. Tầm và tư có thể chia thành hai loại". 

(Carelessness, forgetfulness, distraction, thoughtlessness, the indeterminate mental qualities are called remorse, drowsiness, reasoning and deliberation, these two can be of two kinds). 

(15) 

"Nương vào thức căn bản [A lại da], năm thức tùy duyên hiện, hoặc chung hoặc chẳng chung, như sóng nương vào nước [mà hiện khởi]". 



(Depending on the root consciousness, the five consciousness originate in accordance with various conditions, sometimes together, sometimes separately, just as waves originate on water). 

(16) 


"Ý thức thường hiện khởi, trừ trong cõi vô tưởng và hai định vô tâm, ngủ mê hay chết giả". 

(The thought consciousness manifests at all times, except for those who are born in the "Heaven without Thought", for those in the two mindless meditations, and for those who are born in the states of unconsciousness). 

(17) 

"Các thức này chuyển biến [thành] phân biệt và [đối tượng] bị phân biệt; [và rằng], vì cả hai đều là không nên [nói] tất cả là Duy thức". 



(The various consciousness manifest in two divisions, perception and the object of perception. Because of this, all these do not exist. Therefore, all is Mere-Consciousness). 

(18) 


"Do tất cả hạt giống trong Tàng thức, biến chuyển như vậy và như vậy; vì sức biến chuyển đó mà sanh ra thế giới biểu biệt và đa thù". 

(From the consciousness containing the seeds, such and such development occur; through the power to mutual influence, such and such distinction are produced). 

(19) 

"Do các tập khí - nghiệp, và các chủng tử chấp thủ của cả năng và sở, nên khi thân Dị thục qua đời thì tiếp tục tái sinh". 



(The "force of habit" of previous action together with the "force of habit" of the two concepts, engenders succeeding retribution after the previous retribution has been exhausted). 

(20) 


"Do tự tính giả lập nên chấp tất cả là thật. Tự tánh giả lập [hay biến kế] đó, tự nó không thật có". 

(From such and such imaginations, such and such things are imagined. What is apprehended by this imagination, has no self-nature). 

(21) 

"Còn tự tính tùy thuộc [hay y tha khởi] do các duyên mà sinh. [Bản chất của] tự tính tuyệt đối [viên thành thật] và tùy thuộc [y tha] nó xa lìa mọi hình thái giả lập [biến kế]". 



(The self-nature that arises from dependence on others, is the [act of] discriminations produced by causes and conditions ; the nature of ultimate reality is different from this, as the former is perpetually free from the former nature [i.e. imagined nature]). 

(22) 


"[Tự tính] tùy thuộc và tuyệt đối vừa khác vừa không khác, như tính chất vô thường, không thể thấy rằng đây [là tuyệt đối] và kia [là tùy thuộc]". 

(Therefore the nature of ultimate reality and the nature of dependence on others are neither different nor non-different, just as impernanence is neither different nor non-different from the impermanent dharmas. As long as this (nature of ultimate reality) is not perceived, that (nature of dependence on others) is also not perceived). 

(23) 

"Nương vào ba tính này mà lập thành ba vô tính, nên bản ý [mật ý] của Phật nói rằng tất cả các pháp là vô tính". 



(On the basis of these threefold natures, threefold natures of naturelessness are established. Therefore the Buddha preached with a secret that all dharmas are devoid of self-nature). 

(24) 


"Trước hết là "tướng vô tánh", thứ hai là "vô tự nhiên tánh", và sau cùng là xa lìa mọi chấp trước, tánh chấp ngã và pháp". 

(The first one is with regard to characteristics ; the second is with regard to origination ; the last is far away from the first [nature of imagination] in which the natures of Àtman and Dharma are conceived). 

(25) 

"Như thế là "Thắng nghĩa" của các pháp cũng gọi là "Như tánh", vì tánh thường như vậy, nên [Thắng nghĩa tánh] là Duy thức thật tánh". 



(This absolute truth about all the dharmas is also the absolute Suchness. Because it is always thus in its nature, it is the real nature of Mere-Consciousness). 

(26) 


"Từ khi sinh thức chưa hiện khởi cho đến khi hiện khởi và cầu trụ Duy thức tánh, [trong thời gian đó] chưa thể diệt trừ hai sự chấp thủ còn ngủ yên". 

(Until the consciousness to seek to reside in the nature of mere-consciousness has not arisen, the attachments from the twofold concepts cannot be suppressed) 

(27) 

"[Nếu] hiện tiền còn ý niệm về "Duy thức tánh" ; và, vì còn có sở đắc như thế, thì không thực thụ an trú trong Duy thức". 



(One who takes something before him as an object and declares it as the nature of the Vijnaptimàtratà, since he has something in his possession he is not really residing in the Vijnaptimàtratà). 

(28) 


"Cho đến khi nào đối tượng [bị duyên] và trí [năng duyên] đều được buông xả, khi đó đã xa lìa hai sự chấp thủ và an trú trong Duy thức". 

(When in perceiving the sphere of objects, wisdom [jnana] no longer conceives any idea of object, then that wisdom is in the state of Vijnaptimàtratà. Because both the object to be grasped and the act of grasping by consciousness are not there). 

(29) 

"Không sở đắc và không thể tư nghì, đó là trí xuất thế [vô phân biệt trí] ; vì đã xa lìa thô [phiền não chướng] và trọng [sở tri chướng], nên chứng đạt chuyển y". 



(Not conceivable and not comprehensible is this supramundane wisdom ; because of the abandonment of the two-fold grossness or incapabilities revolution at substratum or transformation of Àlayavijnàna into wisdom is obtained). 

(30) 


"Đây là cõi vô lậu, bất tư nghì, thiện, thường, an lạc, giải thoát thân, Đại Mâu Ni, danh pháp". 

(Such pure dhàtu is unimaginable, good and eternal. It is a state of bliss, an "emancipated body", called the famous law of the great sage [Sàkyamuni]). 

---o0o---


Каталог: downloads -> duy-thuc-tong -> hoc-duy-thuc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-duy-thuc -> TÂm lý HỌc phật giáo ht. Chơn Thiện o0o Nguồn
hoc-duy-thuc -> Chúng Tôi Học Duy Thức
hoc-duy-thuc -> Thức Thứ Tám Lâm Như Tạng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc pl. 2549 dl 2005

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương