Tiểu luận môn học kỹ thuật nâng chuyểN


I.GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÁY NÂNG CHUYỂN



tải về 2.81 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2023
Kích2.81 Mb.
#54116
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
Tiểu luận Kỹ Thuật nâng chuyển-Thiết kế cầu trục 10 tấn

I.GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÁY NÂNG CHUYỂN
Máy nâng chuyển là thiết bị dùng để thay đổi vị trí của đối tượng nhờ thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo, hoặc thiết bị gián tiếp như gầu ngoạm, nam châm điện, băng tải,…
Như vậy máy nâng chuyển đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất: giảm nhẹ sức lao động cho công nhân và nâng cao năng suất lao động.
1.Phân loại máy nâng chuyển
1.1. Căn cứ vào chuyển động chính: Chia làm hai loại

  • Máy nâng

  • Máy vận chuyển liên tục

1.2. Căn cứ vào cấu tạo và nguyên tắc làm việc:

  • Cầu trục

  • Cổng trục

  • Cần trục tháp

  • Cần trục quay di động (Cần trục ô tô, bánh lốp, bánh xích)

  • Cần trục cột buồm và cần trục cột quay

  • Cần trục chân đế và cần trục nối

  • Cần trục cáp

2. Điều kiện an toàn của máy trục:
Trong thực tế tần suất xảy ra tay nạn trong sử dụng máy nâng là lớn hơn rất nhiều so với các loại máy khác. Do vậy vấn đề an toàn trong sử dụng máy nâng là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Với cầu trục lăn do có nhiều bộ phận máy lắp với nhau và được đặt trên cao do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những hư hỏng như lỏng các mối ghép, rạn nứt tại các mối hàn do thời gian sử dụng lâu…
Đối với các chi tiết máy chuyển động như bánh xe, trục quay phải có vỏ bọc an toàn nhằm ngăn những mảnh vỡ văng ra nếu có sự cố khi chi tiết máy hoạt động.
Toàn bộ hệ thống điện trong máy phải được nối đất
Với các động cơ đều có phanh hãm tuy nhiên phải kiểm tra phanh thường xuyên không để xảy ra hiện tượng kẹt phanh gây nguy hiểm khi sử dụng.
Tất cả những người điều khiển máy làm việc hay phục vụ máy trong phạm vi làm việc của máy đều phải học tập các quy định về an toàn lao động có làm bài kiểm tra và phải đạt kết quả.
Trong khi máy làm việc công nhân không được đứng trên vật nâng hoặc bộ phận mang để di chuyển cùng với vật cũng như không được dùng dưới vật nâng đang di chuyển.
Đối với máy không hoạt động thường xuyên (Nhiều ngày không sử dụng) khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra toàn bộ kết cấu máy. Để kiểm tra tiến hành thử máy với hai bước là thử tĩnh và thử động.
Bước thữ tĩnh: treo vật nâng có trọng lượng bằng 1,25 lần trọng lượng nâng danh nghĩa của cầu trục thiết kế và để trong thời gian từ 10 đến 20 phút.
Theo dõi biến dạng của toàn bộ các cơ cấu máy. Nếu không có sự cố gì xảy ra thì tiếp tục tiến hành thử động.
Bước thử động: Treo vật nâng có trọng lượng bằng 1,1 trọng lượng nâng danh nghĩa sau đó tiến hành mở máy nâng, di chuyển, hạ vật, mở máy đột ngột, phanh đột ngột. Nếu không có sự cố xảy ra thì đưa máy vào hoạt động.
Trong công tác an toàn sử dụng cầu trục người quản lý có thể cho lắp thêm các thiết bị an toàn nhằm hạn chế tối đa tai nạn xảy ra cho công nhân khi làm việc.
Một số thiết bị an toàn có thể sử dụng đó là: Sử dụng các công tắc đặt trên những vị trí cuối hành trình của xe lăn hay cơ cấu di chuyển cổng trục. Các công tắc này được nối với các thiết bị đèn hoặc âm thanh báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng biết để dừng máy. Đồng thời cũng có thể nối trực tiếp với hệ thống điều khiển để tự động ngắt thiết bị khi có sự cố xảy ra.
Như vậy để hạn chế tối đa tai nạn xảy ra đòi hỏi người công nhân sử dụng máy phải có ý thức chấp hành nghiêm túc những yêu cầu đã nêu trên.

tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương