Tiểu luận: Bộ cánh vẩy côn trùng và bộ cánh đều có những đặc điểm như thế nào?Ý nghĩa trong công tác bvtv I.Đặt vấn đề -côn trùng



tải về 441.99 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu22.09.2022
Kích441.99 Kb.
#53266
  1   2   3   4   5
côn-trùng-đại-cương
2. Hiện trạng ô nhiễm vi nhựa

Tiểu luận:Bộ cánh vẩy côn trùng và bộ cánh đều có những đặc điểm như thế nào?Ý nghĩa trong công tác BVTV
I.Đặt vấn đề
-côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống.Số loài còn sinh tồn được cho là từ 6 – 10 triệu loài, và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất.Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.
Côn trùng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng cảu mỗi hệ sinh thái.Côn trùng là lớp động vật có nhiều loài nhất,côn trung có số loài và số cá thể từng loài,phân bố rộng.Côn trùng là một lớp mắt xích quan trọng trong dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng.Côn trùng là động vật không xương sống,cơ thể côn trùng được bao bọc một lớp da có cấu tạo đặc biệt giúp cho chúng có thể thích nghi với những điều kiện khắc nhiệt của ngoại cảnh.Chúng có cánh nên có thể bay đi tìm thức ăn,tìm đôi giao phối,trốn tránh kẻ thù,lựa chọn nơi đẻ trứng và nơi sinh sống tốt nhất,có thể di cư và mở rộng vùng phân bố dễ dàng.Cơ thể côn trùng nhỏ bé khiến cho chúng có thể ẩn náu mọi nơi,với một lượng thức ăn ít ỏi cũng đủ hình thành một thế hệ và sinh ra các thế hệ sau.Côn trùng có sức sinh sản lớn,sinh sản bằng nhiều hình thức và vòng đời ngắn nên sức tăng mật độ cao.Côn trùng có sức sống và khả năng thích nghi cao với những biến đổi của điều kiện ngoại cảnh,khiến chúng vượt xa các nhóm loài khác trong giới động vật về tính đa dạng.
II.nôi dung
1.bộ cánh vẩy(Lepidoptera)
Bộ Cánh vẩy (danh pháp khoa học: Lepidoptera) là một bộ côn trùng gồm bướm (bướm ngày, bươm bướm) và ngài (bướm đêm). Hiện có 180.000 loài cánh vẩy được mô tả, nằm trong 126 họ, 46 siêu họ, chiếm 10% tổng số loài đã mô tả. Đây là một trong những bộ côn trùng phân bố rộng và dễ nhận diện nhất.[4] Cấu trúc cơ thể cơ bản ở các loài Lepidoptera biến thiên đa dạng nhằm giành lấy lợi thế tùy lối sống và môi trường sống. Bộ Cánh vẩy cực kỳ đa dạng về số loài (có lẽ hơn cả số ta từng nghĩ),[5] và là một trong bốn bộ giàu số loài nhất (cùng bộ Cánh màng, bộ Hai cánh và bộ Cánh cứng).
Các loài cánh vẩy có hơn ba đặc điểm thừa hưởng đặc trưng. Nổi bật hơn cả là lớp vảy phủ khắp thân mình, cánh và vòi. Vảy chúng chuyên biệt hóa, trở thành những "cọng lông" dẹp, tạo cho bướm và ngài nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Hầu hết loài có cánh dạng màng, số ít cánh thoái hóa hay không có cánh. Việc giao phối và đẻ trứng diễn ra gần hoặc trên cây chủ của ấu trùng. Như đa số côn trùng, bướm và ngài trải qua biến thái hoàn toàn. Ấu trùng thường được gọi là sâu hay sâu bướm, bề ngoài khác hẳn với dạng trưởng thành, có cơ thể hình trụ, đầu linh hoạt, có ba cặp chân ngực và từ 0 đến 5 cặp chân giả (proleg). Theo quá trình phát triển, bề ngoài của chúng dần thay đổi. Một khi đạt ngưỡng trưởng thành, ấu trùng nên nhộng. Một số loài bướm và nhiều loài ngài quay túi tơ/kén trước lúc trở nhộng, số khác phát triển dưới đất. Khi con nhộng hoàn thành biến thái, nó trở thành bướm hay ngài thành thục giới tính.
Các loài cánh vẩy, qua hàng triệu năm, đã phát sinh ra nhiều hoa văn và màu sắc trên cánh, từ loại ngài xám mang bộ cánh tương tự các loài bộ Cánh lông đến thứ bướm màu sắc rực rỡ, hoa văn phức tạp.Theo đó, đây là bộ côn trùng mà lắm người tham gia quan sát, nghiên cứu, thu thập, nuôi nấng, mua bán.
Bướm và ngài đó đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, ở vai loài thụ-gieo phấn cũng như thức ăn trong chuỗi; ngược lại, ấu trùng của chúng lại gây vấn đề cho cây trồng trong nông nghiệp. Ở nhiều loài, con cái đẻ được 200 tới 600 trứng, ở số khác, con số này có thể đạt 30.000 trứng một ngày.

Lepidoptera là một nhóm côn trùng cực kỳ thành công. Chúng có mặt trên mọi lục địa trừ châu Nam Cực, cư ngụ mọi môi trường sống trên cạn, từ hoang mạc đến rừng mưa, từ đồng cỏ đến cao nguyên, song cuộc sống thường gắn với thực vật bậc cao, nhất là cây hạt kín (thực vật có hoa. Trong số những loài sống xứ lạnh là Parnassius arcticus, sống ở đông bắc Yakutia, trong vòng cực Bắc, ở độ cao 1500 m trên mực nước biển. Trên dãy Himalaya, nhiều loài như Parnassius epaphus được ghi nhận là hiện diện ở nơi cao 6.000 m trên mực nước biển.
Một số loài cánh vảy có lối sống cộng sinh, hội sinh hay ký sinh, sống trong cơ thể sinh vật khác thay vì sống độ lập. Các loài họ Pyralidae ăn phân, như Bradipodicola hahneli và Cryptoses choloepi, khác thường ở chỗ chúng sống độc trong bộ lông lười. Người ta cũng đã ghi nhận hai loài ngài chi Tinea ăn mô sừng từ sừng bò. Ấu trùng Zenodochium coccivorella là ký sinh nội quan của Kermes. Nhiều loài đẻ trứng trên cục nôn của cú, hang dơi, tảng ong hay trái cây rữa.
Tính đến năm 2007, có chừng 174.250 loài cánh vẩy đã mô tả, bướm ngày chiếm 17.950 loài, còn lại là ngài. Đại đa số Lepidoptera sống tại miền nhiệt đới, nhưng hầu các nơi đều có độ đa dạng nhất định. Ở Bắc Mỹ đã ghi nhận hơn 700 loài bướm,11.000 loài ngài, còn Úc có trên 400 loài bướm và 14.000 loài ngài.
Lepidoptera (bướm và bướm đêm) là bộ lớn thứ 2 trong thế giới côn trùng, xếp sau bộ cánh cứng Coleoptera. Hầu như tất cả ấu trùng của bộ này được gọi là sâu bướm.
Sâu bướm có phần miệng rất phát triển, dùng để nhai lá cây. Ngoài 3 cặp chân trên ngực, chúng có 2-8 cặp thịt bụng to tướng có cấu trúc khác với chân ngực. Hầu hết sâu bướm là những sinh vật ăn chay, chúng ăn lá, một số khác ăn thân hoặc rễ cây và một số đi nhặt lá cây.

Người trưởng thành của bộ cánh vẩy Lepidoptera có đặc điểm nổi bật với đôi cánh lớn, được bao phủ bởi các lớp vẩy chồng lên nhau, giống như mái ngói. Hầu hết các nhà côn trùng học tin rằng các vẩy này có cấu trú liên quan đến lông của caddisflies trưởng thành. Cánh vẩy có nhiều màu sắc khác nhau từ sắc sỡ đến cổ điển, tùy vào loài.
Mặc dù bướm đêm và caddisflies đã được phân tách ra thành hai loài khác nhau vào kỷ Triassic, khoảng 230 triệu năm trước, nhưng một số loài vẫn giữ được phần miệng giống nhau cho tới ngày nay. Phần miệng (mountparts) là nơi hình thành một cái vòi (proboscis), proboscis xuất phát từ răng hàm, nó hoạt động như một ống hút để giúp bướm và bướm đêm hút chất lỏng từ hoa, quả.
Bướm và bướm đêm khác nhau bởi tập tính và màu sắc của chúng. Bướm có xu hướng hoạt động vào ban ngày, có màu sắc tươi sáng hơn, trong khi đó bướm đêm hoạt động vào ban đêm và có màu xám, cổ điển. Bên cạnh đó bướm thường gấp cánh dọc theo cơ thể khi nghỉ ngơi, còn bướm đêm thì dang cánh hoặc cuộn tròn khi nghỉ ngơi.

tải về 441.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương