TIÊu chuẩn xây dựng tcxd 232: 1999 HỆ thống thông gió, ĐIỀu hòa không khí VÀ CẤp lạnh chế TẠO, LẮP ĐẶt và nghiệm thu


Chế tạo các bộ phận xử lý không khí



tải về 1.16 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.16 Mb.
#13728
1   2   3   4   5   6

4. Chế tạo các bộ phận xử lý không khí

4.1. Buồng xử lý nhiệt ẩm không khí

4.1.1. Bể nước trong ngăn phun xử lí nhiệt ẩm không khí phải đảm bảo không rò rỉ. Dung tích bể phải đảm bảo chứa đủ nước để buồng phun có thể hoạt động ít nhất là 10  15 phút. Chiều cao mực nước sao cho phủ kín lưới lọc nước.

4.1.2. Góc gấp của tấm chắn nước phải phù hợp yêu cầu thiết kế, sai số cho phép của độ dài và độ rộng là 2mm. Cự li cánh phải đều, sự liên kết giữa tấm chắn nước với tấm cố định hình lược phải chặt chẽ, hợp lí.

4.1.3. Phải đặt tấm chắn ngập vào trong nước ở chỗ tấm chắn nước tiếp xúc với mặt nước.

Tấm chắn nước lắp ghép phân tầng, mỗi tầng phải đặt một bộ phận ngăn nước. Chi tiết cố định tấm chắn nước phải xử lý chống ăn mòn.

4.2. Bộ lọc không khí

4.2.1. Độ dày và độ chặt của vật liệu lọc trong bộ lọc không khí phải phù hợp yêu cầu thiết kế, khung phải bằng phẳng, vuông góc.

4.2.2. Trước khi lắp tấm nhựa xốp vào bộ lọc phải thông lỗ bằng dung dịch kiềm nồng độ 5%.

4.3. Chế tạo ống tiêu âm

4.3.1. Lựa chọn vật liệu tiêu âm phải phù hợp với yêu cầu chống cháy, chống ăn mòn, chống ẩm.

4.3.2. Tấm đục lỗ của ống tiêu âm phải bằng phẳng. Hàng lỗ phải thẳng, bề mặt trơn nhẵn.

4.3.3. Hệ khung của ống tiêu âm phải chắc chắn, chỗ nối vách ngăn với thành ống phải kín khít.

4.3.4. Vật liệu hút âm đặt bên trong ống tiêu âm phải đều đặn và chắc chắn, bề mặt bằng phẳng.

4.4. Chế tạo bộ phận hút bụi

4.4.1. Sai số cho phép về kích thước của đường kính ống hút bụi tiết diện tròn hoặc cạnh ống tiết diện chữ nhật không được quá 5%. Các mặt trong và ngoài phải bằng phẳng trơn nhẵn.

4.4.2. Đường vào và ra của bộ phận hút bụi phải phẳng, thẳng, ống thải tiết diện tròn phải đồng trục với thân côn ở dưới, lệch tâm không được quá 2mm.

4.4.3. Phần vỏ của bộ phận hút bụi khi lắp ghép phải bằng phẳng, mối nối xen nhau, bề mặt mối hàn không được rỗ lỗ, bọt khí, kẹp vẩy, rạn nứt v.v….



5. Lắp đặt đường ống dẫn không khí (ống gió) và các phụ kiện

5.1. Lắp đặt đường ống gió

5.1.1. Bên trong đường ống gió và buồng xử lí không khí không được đặt dây điện, cáp điện và các loại ống dẫn khí độc hại, khí dễ cháy, dễ nổ và chất lỏng.

5.1.2. Mối nối có thể tháo lắp được của ống gió và các bộ phận khác không được bố trí trong sân và tường.

5.1.3. Lắp đặt ống gió của hệ thống hút khí thải và hút bụi nên tiến hành sau khi đã lắp các thiết bị mà chúng phải phục vụ.

5.1.4. Các chi tiết chờ, chôn sẵn hoặc bulông nở của giá treo, giá đỡ phải ở vị trí chính xác, chắc chắn, các phần chôn chìm thì không được sơn và phải làm sạch hết dầu mỡ.

5.1.5. Khoảng cách của giá treo, chống và đỡ đường ống thông gió không có bảo ôn nếu không có yêu cầu riêng của thiết bị thì phải phù hợp với quy định sau:

a) Lắp đường ống nằm ngang, đường kính hoặc độ dài cạnh lớn của ống gió < 400mm thì khoảng cách không quá 4 mét,  400mm thì cự li không quá 3 mét.

b) Lắp đường ống đứng khoảng các không được > 4 mét nhưng mỗi ống đứng không được ít hơn hai điểm cố định.

5.1.6. Phải có điểm cố định thích hợp để chống rung, lắc cho đường ống gió treo.

5.1.7. Giá treo, chống, đỡ, đường ống gió không được đặt ở những vị trí có cửa gió, cửa van, và cửa kiểm tra. Giá treo không được trực tiếp theo vào mặt bích ống.

5.1.8. Độ dày của gioăng mặt bình lấy bằng 3  5mm. Gioăng không được nhô vào trong ống. Êcu của bulông liên kết mặt bích phải nằm về một phía.

5.1.9. Vật liệu làm gioăng mặt bích nếu không có yêu cầu khác của thiết kế thì phải phù hợp với quy định sau:

a) Với đường ống gió vận chuyển không khí có nhiệt độ nhỏ hơn 70oC thì dùng tấm cao su, tấm cao su bọt không lỗ v.v…

b) Với đường ống gió vận chuyển không khí co nhiệt độ nhỏ hơn 70o thì dùng tấm cao su chịu nhiệt.

c) Với đường ống gió vận chuyển chất khí có tính ăn mòn thì dùng tấm cao su chịu axit hoặc tấm nhựa polyvinil clôrite mềm v.v..

d) Với đường ống gió vận chuyển hơi nước ngưng tụ trong sản xuất hoặc không khí ẩm có hơi nước thì dùng tấm cao su hoặc cao su bọt không lỗ.

e) Với ống gió của hệ thống hút bụi thì dùng tấm cao su.

5.1.10. Lắp đặt đường ống gió nằm ngang, chênh lệch độ cao cho phép mỗi mét không quá 3mm. Tổng chênh lệch không quá 20mm.

Lắp đặt ống gió đứng, chênh lệch độ thẳng đứng mỗi mét không quá 3mm. Tổng chênh lệch không được quá 20mm.

5.1.11. Đường ống dẫn hơi nước ngưng tụ trong sản xuất hoặc dẫn không khí âm có hơi nước phải lắp đặt có độ dốc theo đúng yêu cầu kĩ thuật, đáy của đường ống gió không nên đặt các mối nối dọc, nếu có mối nối phải xử lý cho thật kín.

5.1.12. Lắp đặt hệ thống vận chuyển chất khí dễ cháy, dễ nổ hoặc hệ thống thông gió trong môi trường dễ cháy, dễ nổ bắt buộc phải có dây nối đất và nên giảm thiểu chỗ nối.

Đường ống gió vận chuyển chất khí dễ cháy, dễ nổ chạy qua các gian sinh hoạt hoặc các gian phụ trợ khác bắt buộc phải thật kín khít, không được có mối hàn.

5.1.13. Đường ống gió xuyên qua mái nhà phải có chụp che mưa. Ống gió nhô lên cao trên 1,5 mét so với mái nhà có dây chằng cố định. Dây chằng không được cố định vào mặt bích, nghiêm cấm chằng buộc vào kim thu lôi hoặc lưới thu lôi.

5.1.14. Chỗ tiếp xúc của ống gió bằng thép không gỉ với giá đỡ bằng thép thường phải đặt một lớp lót vào chỗ giá đỡ hoặc làm thêm tấm đệm không phải là kim loại.

5.1.15. Liên kết mặt bích ống gió bằng nhôm phải dùng bulông mạ kẽm, ở hai bên mặt bích phải đệm bằng rông-đen mạ kẽm.

5.1.16. Giá đỡ ống nhôm phải mạ kẽm hoặc có quét lớp cách điện chống ăn mòn.

5.1.17. Các loại đường ống gió bằng thép của các hệ thống cấp, hút gió và hút bụi thông thường có thể liên kết không có mặt bích, chỗ đầu nối phải chặt chẽ, chắc chắn.

5.1.18. Lắp ống gió nhựa cần phải phù hợp các quy định sau:

a) Tấm đệm bích nên dùng loại cao su chịu axít hoặc tm nhựa mềm dày 3 5mm. Bulông để nối mặt bích phải có rông-đen bằng thép.



b) Đường ống gió xuyên qua tường hoặc sàn phải có ng lồng ngoài để bảo vệ,

c) Các bộ phận và phụ kiện bằng kim loại dùng cho ống gió phải có lớp chống ăn mòn.

5.1.19. Khi lắp đặt ống gió bằng nhựa ct vải thủy tinh cần lưu ý để ống gió không được va đập và vặn xoáy đề phòng chất keo bị rạn nứt, Những chỗ bị long hoặc vỏ bị phân tầng, bị hư hại thì phải sửa chữa hoặc thay thế ngay.

5.1.20. Kích thước đường kính trong của ống lồng bằng thép xuyên qua tường hoặc sàn nhà phải lấy chuẩn sao cho có thể lồng được mặt bích và lớp bảo ôn của ống gió, độ dày thành ng không được nhỏ hơn 2mm. Ống lồng phải được chôn chặt vào trong tường, sàn nhà.

5.2. Các phụ kiện

5.2.1. Các loại van của hệ thống ống gió phải lắp đặt vị trí thuận tiện thao tác.

5.2.2. Khi lắp van phòng hỏa, chiu và vị trí phải chính xác, cầu chì chỉ lắp vào sau khi h thống đã lắp xong.

5.2.3. Các loại cửa gió phải lắp chính xác, thẳng, phẳng, bộ phận quay nhanh nhạy, liên kết chắc chắn với ống gió.

5.2.4. Máng hứng nước ngưng tụ của hệ thống đường ống gió vận chuyển hơi nước ngưng tụ trong sản xuất phải được lắp đặt chắc chắn. Nước ngưng tụ phải được chuyển ra vị trí quy định.

5.2.5. Lắp đặt các chụp hút bụi, chụp xả khi phải bảo đảm đúng vị trí, lắp đặt chắc chắn, giá đỡ không được đặt ở những chỗ vướng cho thao tác.

2.5.6. Lắp đặt ống nối mềm phải chặt chẽ, không được xon lệch.



6. Lắp đặt thiết bị của hệ thống thông gió và điu hòa không khí

6.1. Quạt gió

6.1.1. Quạt, động cơ và các bộ phận điều khiển phải bố trí sao cho dễ lui tới để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Tt cả các bộ phận truyền động phải được bảo vệ hợp lí. Khi lắp đặt phải chú ý đặc biệt tới các mi nối liên kết đầu vào và đu ra của quạt để tránh sự giảm áp lực quá mức hoặc tạo ra dòng không khí quẩn vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự làm việc của quạt. Đế quạt và các thiết bị chống rung cần được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt.

6.1.2. Vận chuyển, lắp,đặt quạt thông gió phải tuân theo các yêu cầu sau:

a) Quạt thông gió lắp tổng thể thì khi vận chuyển, cu lắp không được buộc dây cẩu vào ổ quay, vỏ máy hoặc nắp ổ trục,

b) Khi cẩu lp quạt thông gió ở hiện trường thì dây buộc của cẩu không được làm hư hại các bộ phận của quạt. Không được trực tiếp buộc dây cẩu vào ổ quay, cổ trục và vỏ máy.

c) Đối với quạt thông gió để vận chuyển các chất khí ăn mòn, không được làm hư hại các lớp lót bảo vệ bên trong ổ quay và vỏ máy.

6.1.3. Các miệng cửa gió vào và ra của quạt gió phải có giá đỡ riêng và liên kết chặt chẽ với móng máy. Liên kết đường ống gió với quạt gió phải đảm bảo vỏ không bị co kéo mạnh, và không gánh chịu trọng lượng của các bộ phận khác để tránh bị biến dạng.

6.1.4. Bộ phận hở của thiết bị truyền động của quạt gió phải có nắp bảo vệ. Phần miệng vào của quạt gió hoặc ống gió nhô ra ngoài trời phải có lưới bảo vệ hoặc có biện pháp khác để bảo vệ.

6.1.5. Phải chừa các lối đi hợp lí xung quanh khu vực đặt quạt. Nếu đặt quạt trong phòng phải chừa chiều cao không gian hợp lí để đảm bảo xoay chuyển, tháo dỡ, bảo hành máy.

6.1.6. Đối vi các quạt li tâm loại lớn khi chuyển đến công trường ở dạng từng bộ phận thì yêu cầu phải có các vỏ bọc chống gẫy, vỡ. Trước khi lắp đặt phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận của quạt theo chứng từ xuất xưởng của nhà máy và theo các tài liệu kĩ thuật của thiết bị, bôi trơn lại dầu mỡ trước khi cho chạy thử.



6.1.7. Tháo dỡ, rửa sạch và lắp ráp lại quạt gió phải tuân thủ theo các quy định sau:

a) Tháo vỏ máy, hộp ổ trục và tháo bánh đà ra để rửa sạch. Đối với loại quạt gió truyền động trực tiếp thì có thể không tháo ra rửa.

b) Độ chính xác khi lắp các bộ phận phải phù hợp với yêu cầu trong các tài liệu kĩ thuật của máy.

6.1.8. Đi vi quạt gió để vận chuyển không khí ẩm ướt, ở dưới đáy vỏ quạt phải đặt một van xả nước có đường kính 15 20mm, phải có một ng xi phông bịt nưc.

6.1.9. Sai số lắp quạt thông gió phải phù hợp các quy định trong bảng 17.

Bảng 17. Sai số lắp quạt thông gió

Kích thước tính bằng milimét



Sai lệch trên mặt bng của đường trung tâm

Cốt cao

Sai lệch trên mật bng giữa b rộng bánh xe dây curoa

Độ không cân bằng của bánh xe truyền động

Độ đng tâm

của đường liên trục

Chuyển dịch theo chiu đường kính

Nghiêng lệch theo hướng trục

10

±10

1

0,2/100

0,05

0,2/1000

6.1.10. Chạy thử quạt thông gió

Trước khi chạy thử phải cho dầu nhờn vào khớp nối giữa động cơ điện và guồng cánh quạt ở mức vừa phải và kiểm tra các mục đảm bảo an toàn. Bánh quay thử không có hiện tượng bị chẹt hoặc va chạm, chiều quay của guồng cánh phải đúng. Nhiệt độ cao nhất của trục bi không được quá 70oC, nhiệt độ cao nhất của trục bạc không được quá 80oC.

6.2. Buồng x lí nhiệt ẩm không khí

6.2.1. Lắp ghép các đoạn của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí bằng kim loại phải ngay ngắn, chắc chắn, liên kết kín khít, vị trí chính xác, không được rò rỉ nước ra ngoài.

6.2.2. Cửa kiểm tra ở buồng phun không được phép rò rĩ nước, ống dẫn hoặc máng dẫn nước phải thông suốt, không được tràn ra ngoài.

6.2.3. Khi chuyển các thiết bị gia nhiệt ra công trường để lắp đặt cần chú ý kiểm tra các điểm sau đây:

a) Các bộ gia nhiệt bằng hơi hoặc nước nóng đã được làm sạch bên trong ống. Các bộ phận dễ bị hư hại do các điều kiện khí hậu dã được bảo vệ một cách hợp lí.

b) Trong trường hợp bộ gia nhiệt bằng điện thì tất cả các bộ phận như mối tiếp xúc, dây dẫn, các thanh góp ở bên trong kể cả hộp số điều khiển phải được bọc chống ẩm khi chuyển đến công trường.

c) Đi với các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu, các đường ống dẫn vào và ra, buồng đốt và các bộ phận khác đều phải được bảo vệ để chống lại bụi bẩn và ẩm.

d) Đối với những thiết bị dạng khối có quạt đi đồng bộ, tất cả các gi đỡ, neo giữ phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra và quạt phải xoay được một cách tự do, không bị kẹt.

e) Thiết bị gia nhiệt phải được kiểm tra kĩ trước khi lắp đặt xem có xuất hiện những dấu hiệu hư hại, kiểm tra xem có những ch dẫn lắp đặt và bảo quản đặc biệt nào không từ phía nhà chế tạo.

Nếu chưa cần lắp đặt ngay thì phải bảo quản chúng ở nơi khô ráo để chống ảnh ởng tác động của thời tiết.

Các bộ gia nhiệt lớn đòi hỏi phải có đế kê. Đế kê phải được thi công từ vật liệu có độ bn cao và cứng, không cháy. Gối kê phải có cùng cốttất cả các hướng.

6.2.3.1. Các bộ gia nhiệt bằng nước nóng hoặc hơi nước cần được kiểm tra các điểm sau :

a) Có đủ khoảng cách trống, thoáng xung quanh bộ gia nhiệt để làm vệ sinh, tháo dỡ bộ gia nhiệt, sửa chữa c van điều khiển, các bộ thu hơi nước và các bộ phận khác.

b) Có đủ các van trên hệ thống ống nối vào bộ gia nhiệt để cách li, thoát nước và tháo dỡ khi cần. Cần lưu ý khi lắp van điều khiển phải lắp một rắc-co kèm theo để cho phép thực hiện công việc thay thế khi van bị hỏng

6.2.3.2. Bộ gia nhiệt bằng điện khi kiểm tra cần lưu ý các điểm sau:

a) Cần có đủ khoảng trống để tiện cho việc sử dụng, thay thế và sửa chữa các bộ phận của bộ gia nhiệt.

b) Chú ý cách điện an toàn cho các cửa khi mở ra.

6.2.3.3. Các bộ gia nhiệt bằng khí hoặc dầu cần kiểm tra các điều sau:

a) Có khoảng trống cần thiết xung quanh thiết bị gia nhiệt để tiện cho việc sử dụng, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

b) Có một van chặn trên đường ống cấp nhiên liệu.

Không được để một bề mặt dễ cháy nào lộ ra trước các bề mặt nóng của thiết bị đốt hoặc hệ thống ống dẫn khí nóng.



6.2.4. Thiết bị tạo độ ẩm. Nếu thiết bị tạo độ ẩm được đấu với hệ thống thông gió và điều hòa không khí hoặc đường ống thì phải chú ý các điểm sau:

a) Thiết bị tạo độ ẩm phải được bố trí sao cho không gây ảnh hưởng xấu ti thiết bị gia nhiệt trong hệ thống.

b) Ít nhất phải có 1m chiu dài ống thẳng phía dưới hoặc phía sau vòi phun.

c) Máy tạo độ ẩm phải được lắp đặt để bảo đảm rằng nếu có dòng nước tràn hoặc rò r ra thì không có hư hại hoặc phá hủy gì xảy ra. Đặc biệt phải chú ý tới công tác bảo vệ an toàn thiết bị điện.

6.3. Bộ lọc không khí

6.3.1. Lắp đặt bộ lọc không khí loại hiệu quả sơ (lọc thô) và hiệu quả trung (lọc trung bình) phải tiện cho việc tháo dỡ và thay đổi vật liệu lọc. Phải đảm bảo độ kín, khít giữa bộ lọc vi khung và giữa khung với kết cấu tường bao của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí.

6.3.2. Đối với bộ lọc bằng lưới kim loại thấm dầu trước khi lắp đặt phải rửa sạch, lưới kim loại phải khô rồi mới thấm vào dầu máy.

6.3.3. Đối với bộ lọc thấm dầu tự động trước khi lắp đặt lưới xích phải rửa sạch, bộ chuyển động phải linh hoạt.

6.3.4. Cần lưu ý với tt cả các loại bộ lọc không khí trong quá trình lắp đặt là :

a) Tt cả các ống phải sạch không dính bụi bẩn.

b) Phải đặt bộ lọc đúng hướng của dòng không khí.

c) Hệ thng khung giữ bộ lọc phải thật kín khít đ tránh không khí đi vòng quanh bộ lọc.

d) Các chi tiết v điện của các bộ lọc khí tự động, các bộ lọc tĩnh điện phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn về điện. Các cửa tạo lối ra vào bộ phận biến áp cao áp và khu vực đặt các dây dẫn mang điện áp cao của các bộ lọc tĩnh điện phải được trang bị các bộ khóa an toàn và được điều khiển bởi một nhân viên có trách nhiệm. Các bin pháp nối đt an toàn phải được thực hiện nghiêm chnh đi vi các bộ lọc này.

6.4. Bộ tiêu âm và chống rung

6.4.1. Định vị: Cn chú ý khi lựa chọn và bố trí các thiết bị điện và cơ khí để đảm bảo tiếng ồn hoặc chấn động do chúng tạo ra không gây ảnh hưởng cho dân cư sống ở trong nhà có lắp đặt các thiết bị đó hoặc cho dân cư khu vực lân cận.

Đặc biệt chú ý tới cách bố trí các thiết bị nằm bên ngoài nhà như các tháp giải nhiệt, các quạt treo ở bên ngoài, các máy điều hòa không khí cục bộ.

Cần chú ý tới việc bố trí các cửa lấy và xả gió ở phía bên ngoài nhà để ngăn chặn các âm thanh ngoài ý muốn từ trong ra hoặc từ ngoài vào.

6.4.2. Lắp dặt bộ phận tiêu âm:

Các loại vật liệu tiêu âm rất dễ bị hư hỏng bi tác động cơ học và bị phá hủy nghiêm trọng nếu bị ẩm, vì vậy cần phải bảo quản nghiêm ngặt cả trong thời kì bảo quản, lắp đặt và trong thời gian chờ bàn giao.

6.4.3. Lắp đặt bộ phận chống rung:

Các thiết bị chống rung bao gm lò xo thép, các vật liệu đàn hồi và cao su trong các thiết bị cách li. Các loại vật liệu này có thể bị hư hại do tác động cơ học hoặc do các chất lỏng phá hủy như dầu..., vì thế cần thiết phải có sự chú ý bảo vệ.

Các mi nối mềm cần được bảo vệ khỏi sự tác động cơ học. Cần chú ý để ngăn ngừa sự quá tải của các bộ phận chống rung trong quá trình lắp đặt.

6.5. Lp đặt máy điều hòa không khí dạng tủ

Máy điều hòa không khí dạng tủ gồm hai loại: hợp khi (package) và riêng r (splite). Lp đặt các loại máy điều hòa không khí dạng tủ cần tuân th nghiêm ngặt các quy định trong chỉ dẫn của nhà chế tạo.

6.5.1. Lắp đặt các bộ phận đặt trong nhà:

6.5.1.1. Kiểm tra trước khi lắp đặt máy: Kiểm tra những sai lch do vận chuyn và điều chỉnh lại máy, kiểm tra đầy đủ các chứng chỉ của máy.

6.5.1.2. Giá đặt máy chế tạo bằng thép góc phải đảm bo độ chắc chắn. Bệ máy đủ cao để nối ống lấy không khí bên ngoài vào và không khí tuần hoàn trong phòng.

6.5.1.3. Ống thoát nước ngưng tụ được chế tạo bằng đồng, bằng chất dẻo, bằng thép tráng kẽm phải được bọc cách nhiệt để tránh đọng sương.

6.5.1.4. Nối điện vào máy phải tuân thủ theo sơ đồ nối điện của máy.

6.5.1.5. Sau khi lắp đặt xong cn kiểm tra các điểm sau:

a) Công tắc ở vị trí tắt.

b) Kiểm tra độ kín của đường dây ni, kiểm tra sự an toàn của dây nối đất.

c) Kiểm tra độ vững chắc của máy trên bệ hoặc giá đỡ.

d) Kiểm tra ống thoát nước ngưng tụ, đảm bảo các mối nối đều kín, khít.

e) Kiểm tra cầu chì cấp điện theo yêu cầu của máy.

g) Cấp điện cho máy và theo dõi máy chạy, điu chỉnh máy khi cần thiết.



6.5.2. Lắp đặt bộ phận đặt ngoài nhà

6.5.2.1. Kiểm tra độ sai lệch của máy do vận chuyển, kiểm tra lượng dịch môi chất lạnh nạp sẵn trong máy, nếu như lượng dịch không còn thì phải kiểm tra rò r của đường ống bên trong máy.

6.5.2. Lắp đặt bộ phận đặt ngoài nhà cần tuân thủ các điểm sau:

a) Nếu đặt máy trên mặt đất thì phải đặt trên bệ bêtông cốt thép có độ cao ti thiểu là 100mm, kích thước bệ phải rộng hơn tối thiểu là 50mm mỗi chiều so với kích thước máy.

b) Máy phải được chng rung vi bệ bêtông bằng lò xo hoặc đệm cao su.

c) Phía để mở tấm nắp bảo vệ phía sau và đường ly không khí vào máy phải thoáng, không có vật cản. Hai phía còn lại phải cách cây, tường hoặc cửa sổ tối thiểu là 300mm.

d) Bộ phận bên ngoài phải lắp sao cho nước mưa không trực tiếp chảy vào máy.

e) Khoảng không gian từ miệng thổi ra của máy không bị ngăn cn trong khoảng cách tối thiểu là 1,5 mét.

g) Chiều dài tối đa của đường ống lạnh và chênh lệch độ cao giữa hai bộ phận bên trong và bên ngoài không vượt quá ch số quy định trong chỉ dẫn lp đặt của nhà chế tạo.

h) Đường ống lạnh phải được bọc cách nhiệt đảm bảo.

i) Kiểm tra cân bằng máy sau khi lắp đặt.

6.5.2.3. Công tác nối và hàn ống đồng phải được thực hiện đúng theo quy trình nối và hàn đường ống lạnh. Ống đồng phải sạch, khô ráo. Chỉ được cắt ống đồng bằng dao cắt chuyên dụng. Cần chú ý bảo vệ lớp sơn của máy trong khi hàn ống.

6.5.2.4. Sau khi lắp đặt xong đường ống lạnh phải tiến hành hút chân không đường ống và bộ phận bên trong nhà theo đúng quy trình hút chân không cho máy.

6.5.2.5. Cần tiến hành chạy thử máy từ 2 đến 12 giờ để hệ thng có thời gian ổn định, sau đó kiểm tra quá trình tra dịch môi cht lạnh vào máy.

6.5.2.6. Ống thoát nước ngưng tụ từ máy ra ngoài phải thông sut và bọc cách nhiệt để tránh đọng sương.

6.5.2.7. Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Phải tiến hành sấy máy nén theo thời gian quy định trước khi chạy toàn bộ hệ thống máy.

6.6. Lắp đặt máy điều hòa không khí cục bộ loại cửa sổ, treo tường hoặc treo trần



6.6.1. Lắp đặt máy điu hòa không khí loại một cục:

6.6.1.1. Kiểm tra và hiệu chỉnh sai lệch của máy do vận chuyển. Kiểm tra các chứng chỉ và chỉ dẫn lắp đặt của máy.

6.6.1.2. Giá đỡ máy phải lắp đặt chắc chắn và cân bằng trên tường hoặc cửa sổ.

6.6.1.3. Vị trí đặt máy phải thoáng, sạch. Cửa lấy không khí ngoài của máy không bị cản trở.

6.6.1.4. Ống thoát nước ngưng tụ từ máy ra ngoài phải đm bảo thông suốt.



6.6.1.5. Kiểm tra sự cân bằng của máy trên giá đỡ, tiến hành chạy thử máy điều chỉnh.

6.6.2. Lắp đặt máy điều hòa không khí loại hai cục :

a) Kiểm tra máy theo điều 6.6.1.1.

b) Bộ phận đặt trong nhà phải được lắp đặt chắc chắn vào tường hoặc trần bằng bulông hoặc vít nở.

c) Bộ phận đặt ngoài nhà phải đặt trên giá đỡ chắc chắn và cân bằng. Miệng thổi của máy không bị cản trở.

d) Hệ thng đường ống đồng ni bộ phận bên trong và bên ngoài phải được lp đặt đúng theo quy trình lắp đặt đường ống lạnh. Khoảng cách, chênh lệch độ cao giữa hai bộ phận bên trong và bên ngoài không được lớn hơn ch số quy định trong ch dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

e) Hệ thống đường ng lạnh phải được bọc cách nhiệt đảm bảo.

g) Ống thoát nước ngưng tụ phải đảm bảo thông suốt và xả vào nơi quy định.

6.7. Lắp đặt các thiết bị quạt - giàn lạnh cục bộ (Fancoil) và quạt - giàn lạnh trung tâm (AHU)

Các thiết bị quạt - giàn lạnh cục bộ (Fancoil) và quạt - giàn lạnh trung tâm (AHU) chỉ bao gồm có quạt gió và giàn lạnh. Nước lạnh cấp cho chúng được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh trung tâm (Water chiller). Lắp đặt Water chiller và tháp giải nhiệt xem trong phần lp đặt thiết bị lạnh.

6.7.1. Lắp đặt thiết bị quạt - giàn lạnh cục bộ (Fancoil) trên tường hoặc trần phi bảo đảm chắc chắn. Cần kiểm tra kĩ các mi ni của đường ống cấp và tuần hoàn nước lạnh vào thiết bị. Khi lắp đặt cần tuân thủ các chỉ dẫn ở điu 6.5.1.

6.7.2. Lắp đặt thiết bị quạt - giàn lạnh trung tâm (AHU) cần tuân thủ theo các quy định của điều 6.5.1. Cần kiểm tra kĩ các mối ni của đường ống cp và tuần hoàn nước lạnh. Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn không khí phải tuân thủ theo các quy định trong chương 5. Lắp dặt hệ thống đường ống cấp và tuần hoàn nước lạnh phải tuân thủ các quy định trong điều 7.3 trong phần lắp đặt hệ thống lạnh.

7. Lắp đặt hệ thống lạnh

7.1. Các quy định chung

7.1.1. Chương này áp dụng cho loại máy lạnh tổ hợp dùng cho điu hòa không khí trung tâm.

Máy làm lạnh kiểu nén hơi trong tiêu chuẩn này chỉ bao gồm hai loại là máy nén kiểu píttông và máy li tâm có môi chất lạnh Là Amôniắc hoặc Freon.

7.1.2. Khi lắp máy lạnh đơn lẻ phải tuân thủ các quy phạm lắp đặt thi công cơ giới

Lắp đặt máy nén làm lạnh kiểu vít xoắn và máy làm lạnh kiểu hấp phụ v.v... phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm có liên quan hiện hành.

7.2. Lắp đặt máy lạnh

7.2.1. Kiểm tra khi mở thùng máy lạnh.

a) Căn cứ vào phiếu đóng thùng và các chứng chỉ khác để đối chiếu kiểm tra kiểu loại, quy cách, các chi tiết, bộ phận, tài liệu đi kèm và dụng cụ chuyên dụng.

b) Kiểm tra tình trạng bề mặt máy chính, các chi tiết, các bộ phận có bị khuyết tật hoặc hoen g không.

c) Kim tra bọc dầu có đầy đủ không. Sau khi mở thùng hàng kiểm tra xong thiết bị phải được bảo vệ an toàn.



7.2.2. Ch sau khi móng máy đã đạt cường độ, bề mặt bằng phẳng, vị trí, kích thước, cốt cao độ của các lỗ và các chi tiết ch phù hợp yêu cầu kĩ thuật thì mới được lắp máy.

7.2.3. Vận chuyển và cẩu lắp máy lạnh phải đảm bảo các quy định sau:

a) Phải kê bằng phẳng để đặt thiết bị trước khi lắp, đề phòng bị biến dạng hoặc ẩm ướt.

b) Thiết bị phải được neo buộc chắc chắn, các điểm chịu lực phải cao hơn trọng tâm thiết bị để tránh bị nghiêng lệch.

c) Khi lắp đặt tổ máy có đế chung thì các điểm chịu lực không được là cho đáy tổ máy bị vặn vẹo, biến dạng.

d) Chỗ tiếp xúc giữa thiết bị và dây treo phải được lót bằng các vật liệu mềm để tránh cho thiết bị, vỏ máy, đường ống, đồng hồ, các phụ kiện khác khỏi bị xây xước hoặc bong sơn.

7.2.4. Khi lắp đặt máy lạnh, các phần việc như vạch tuyến, bung chân, sắt kê, đổ bê tông đều phải tuân theo các quy định trong các quy phạm có liên quan khác.

7.2.5. Độ không cân bằng theo các chiều ngang, dọc của thân máy không được lớn hơn 0,2/1000. Vị trí đo đạc phải ở phần nhô ra của trục hoặc ở các b mặt bản khác. Đối với tổ máy có đế chung phải lựa chọn v trí thỏa đáng trên thân máy để làm mặt chuẩn.

7.2.6. Công tác tháo và rửa sạch máy lạnh phải phù hp với các quy định sau:

a) Máy làm lạnh kiểu píttông bọc bằng dầu, nếu còn trong thời hạn quy định của tài liệu kĩ thuật mà mặt ngoài vẫn hoàn chỉnh, thân máy không bị tổn thương hoen g thì có ththáo nắp xilanh, pittông, thành trong của xilanh, van hút xả khí, hộp trục cong v.v... rửa sạch sẽ. Hệ thống dầu phải thông suốt, kiểm tra độ vặn chặt của các chi tiết, thay dầu nhờn trong hộp trục.

Nếu ngoài thời hạn quy định của tài liệu thuật hoặc khi vỏ máy bị tổn thương, hoen gỉ thì phải kiểm tra lại toàn bộ dựa theo các quy định của tài liệu kĩ thuật để tháo ra bảo dưỡng, điều chỉnh khe hở giữa các bộ phận. Tt cả các việc trên phải được ghi chép thành biên bản.

b) T máy có bảo hộ bằng thể khí trong thời hạn quy định của tài liệu thuật, nếu bên ngoài vẫn tốt và áp lực bịt kín không thay đổi thì không phi rửa bên trong, chỉ làm sạch bên ngoài, khi cần phải rửa thì tuyệt đối tránh không để hơi nước lọt vào.

c) Phải kiểm tra và rửa sạch van cầu nổi và bộ lọc trong hệ thống làm lạnh.

7.2.7. Các thiết bphụ trợ của máy làm lạnh trước khi lắp đặt phải thổi sạch các loại bụi bẩn, đảm bảo cho thành trong được sạch sẽ.

Các thiết bị phụ chịu áp lực nếu có đủ các chứng chỉ hợp chuẩn thì không cần thử áp lực.

7.2.8. Công tác lắp đặt các thiết bị phụ trợ phải phù hợp với các quy định sau:

a) Vị trí lắp đặt phải chính xác, các đường nối phải thông.

b) Độ không thẳng đng của thiết bị đứng, độ không nằm ngang của thiết bị nằm ngang không được vượt quá 1/1000.

c) Thiết bị ngưng tụ nằm, thiết bị bay hơi, bình chứa th lỏng phải dốc về phía dồn dầu, độ dc phải là 1/1000 2/1000.

7.2.9. Thiết bị làm lạnh kiểu trực tiếp thì bề mặt phải sạch sẽ, hoàn chỉnh. Khi lắp không khí và chất làm lạnh phải chạy ngược chiu hoặc vuông góc với nhau, khe hở xung quanh bộ làm lạnh phải được bịt kín, nước ngưng tụ phải được thải ra thông suốt.

7.2.10. Lắp đặt tháp giải nhiệt

a) Tháp giải nhiệt phải được lắp ổn định chắc chắn.

b) Hướng và vị trí của miệng ống ra nước và miệng phun phải chính xác, nước phun phải đều. Tháp làm lạnh có bộ phun nước quay thì bộ phận quay phải thật linh hoạt, cửa ra của vòi nước phải nằm ngang, chiều phải thống nhất, không được quặt vuông góc xuống.

c) Tháp thải nhiệt bằng nhựa cốt vải thủy tinh hoặc dùng chế phẩm nhựa để làm vật liệu nhồi vào thì phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định về phòng hỏa.

7.3. Lắp đặt đường ống hệ thống làm lạnh

7.3.1. Phải rửa sạch đường ống, van và các chi tiết trước khi lắp đặt :

a) Trước khi lắp đặt các ống phải rửa sạch r và chất bẩn thành trong, thành ngoài và bảo đảm cho thành ống khô ráo.

b) Van phải được rửa sạch sẽ, nếu có chứng chỉ hợp chuẩn của sản phẩm, miệng ra, miệng vào được bịt kín và còn trong thời hạn quy định thì có thể không cần tháo ra để rửa.

7.3.2. Thử áp suất riêng rẽ cho van đường ống dẫn môi chất lạnh:

a) Van đường ống dẫn môi cht lạnh nếu vẫn phù hợp với quy định trong điều 7.3.1: không bị tổn thương, không bị gỉ thì có thể không phải làm thử nghiệm áp suất và độ kín khít, nếu không phù hợp phải làm th nghiệm lại.

b) Áp suất thử nghiệm có cường độ bằng 1,5 ln cường độ của áp suất quy ước. Ấp suất thử nghiệm độ kín khít đúng bằng áp suất quy ước. Sau khi thử nghiệm hợp chuẩn rồi phải giữ cho thân van khô ráo.

7.3.3. Lắp đặt đường ống dẫn môi cht lạnh.

a) Đường ống dẫn dịch môi cht lạnh không được lắp ngược lên theo hình để tránh hiện tượng hình thành túi khí. Đường ống dẫn hơi môi chất lạnh không được lắp vòng xuống theo hình để tránh hiện tượng hình thành túi thể lỏng.

b) Trên đường ống dn dịch môi chất lạnh các ống nhánh nên nối vi ống chính ở phía đáy hoặc bên cạnh ống.

c) Đường ống xuyên qua tường hoặc sàn phải có ống lồng bằng thép, mạch hàn không được để trong ống lồng. Khe hở giữa đường ống với ống lồng phải nhồi kín bằng vật liệu cách nhiệt hoặc vật liệu không cháy.

d) Khi lắp đặt đường ống nối giữa các thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về độ dốc và chiu dốc của đường ống.

e) Đoạn cuối ống đặt van an toàn nên làm thành hình hoặc hình ,cửa xả phải đặt đúng nơi quy định. Giữa van an toàn với thiết bị nếu có đặt van chặn thì trong khi vận hành phải hoàn toàn để mở và có kẹp chì.

g) Cút và chạc ba của đường ng chất tải lạnh phải phù hợp với các quy định sau:

+ Bán kính uốn cong của cút nên lấy bằng 3,5D 4D, độ elíp không được quá 8%. Không được sử đụng cút hàn và cút bị gấp nếp.

+ Chế tạo ống chạc ba và ống nhánh sao cho khi nối với đường ống chính tạo thành hình cung 90° cong theo chiều di chuyển của môi chất lạnh, không được sử dụng loại ống cong vi bán kính bằng 1D hoặc 1,5D.

h) Lắp đặt đường ống trong hệ thống Freon cần phải phù hợp với các quy định sau

+ Bề mặt của mặt cắt ống đồng phải bằng phẳng, trơn nhẵn, không được gai sm hoặc lồi lõm. Sai số cho phép về độ không bằng phẳng của mặt cắt là 1% của đường kính ống.

+ Ống đồng và ống hợp kim có thể uốn nóng hoặc uốn nguội, độ elíp không được lớn hơn 8%.

+ Miệng ống đng sau khi lật biên xong phải đảm bảo đng tâm, không được có khe nứt, phân tầng và các khuyết tật khác.

+ ng đồng có thể hàn nối, hàn lồng ghép và hàn có ống lồng, trong đó nếu hàn lồng ghép thì độ dài lồng ghép không được ít hơn đường kính ống, hướng mở rộng ống phải thuận theo chiều của cht chuyển động trong ống.

+ Nhiều nhóm ống ghép theo dãy song song thì bán kính uốn cong phải bằng nhau, cự li, chiều dốc, độ dốc phải thống nhất.

7.3.4. Hình thức, vị trí, khoảng cách, độ cao của giá chống, đỡ, treo đường ống phải phù hợp với yêu cầu kĩ thuật. Đường ng hút, thải nối với máy nén khí phi có giá đỡ riêng biệt. Đường ống đồng có đường kính nh hơn hoặc bằng 20mm ở chỗ cửa van v.v... phải có giá đỡ. Khi đường ng đặt song song trên và dưới thì đường ống nước lạnh phải đặt ở dưi.

Giữa đường ống có bảo ôn với giá chống, treo, đỡ phải có đệm gỗ đã qua phòng chống mục mọt để ngăn cách, độ dày đệm gỗ phải dày bằng độ dày lớp cách nhiệt, độ rộng bằng với độ rộng của giá đ, bề mặt phải bằng phẳng.

7.3.5. Lắp đặt van và các chi tiết:



a) Vị trí, phương, chiều và độ cao khi lắp đặt van phải phù hợp yêu cầu kĩ thuật, không được ngược chiều.

b) Khi lắp van chặn có tay cầm thì tay cầm không được hướng xuống dưới. Đầu các van điện từ, van điều tiết, van nở nhiệt, van hãm kiểu lên xuống đều phải thắng đứng lên trên.

c) V trí lắp đặt van điều tiết nhiệt và đầu cảm ứng nhiệt phải đảm bảo chính xác theo yêu cầu kĩ thuật. Đầu cảm ứng phải được tiếp xúc tốt với đường ống và được bọc cách nhiệt đảm bảo.


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương