TIÊu chuẩn việt nam tcvn 8597: 2010



tải về 478.36 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích478.36 Kb.
#21302
1   2   3   4

7.5. Xác định cỡ mẫu

Để xác định số lượng mẫu cần lấy, NPPO phải chọn mức tin cậy (ví dụ, 95 %), mức phát hiện (ví dụ 5 %), số chấp nhận [ví dụ bằng không (0)] và xác định hiệu quả phát hiện (ví dụ 80%). Từ các giá trị này và cỡ lô có thể tính được cỡ mẫu. Phụ lục 2 đến Phụ lục 5 đưa ra cơ sở toán học cho việc xác định cỡ mẫu. Trong 6.3.1.3 của tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về phương pháp lấy mẫu dựa trên thống kê thích hợp nhất khi xem xét phân bố của dịch hại trong lô hàng



7.5.1. Sự phân bố của dịch hại không được biết trong lô hàng

Do việc lấy mẫu được thực hiện mà không thay thế và qui mô quần thể là có hạn, nên cần sử dụng phân bố theo cấp số nhân để xác định cỡ mẫu. Sự phân bố này cho khả năng phát hiện số lượng nhất định các đơn vị bị nhiễm dịch trong một mẫu của một cỡ mẫu được rút ra từ lô hàng có cỡ đã biết, khi số lượng các đơn vị nhiễm dịch cụ thể tồn tại trong lô hàng (xem Phụ lục 2). Số lượng các đơn vị bị nhiễm dịch trong lô hàng được tính là mức phát hiện nhân với tổng số các đơn vị trong lô hàng.

Khi cỡ lô tăng lên, thì cỡ mẫu yêu cầu cho mức phát hiện và mức tin cậy cụ thể đạt giới hạn trên. Khi cỡ mẫu nhỏ hơn 5 % cỡ lô, thì cỡ mẫu có thể được tính bằng phân bố nhị thức, hoặc phân bố Poisson (xem phụ lục 3). Đối với mức tin cậy và mức phát hiện cụ thể có cỡ lô lớn, thì cả ba phân bố (phân bố theo cấp số nhân, phân bố nhị thức và phân bố Poisson) đều cho cỡ mẫu gần như giống hệt nhau, nhưng phân bố nhị thức và phân bố Poisson dễ tính hơn.

7.5.2. Sự phân bố của dịch hại tập trung trong lô hàng

Hầu hết quần thể dịch hại tập trung ở một mức độ nào đó trên đồng ruộng. Vì hàng hóa có thể được thu hoạch và đóng gói ở ngoài ruộng mà không phân hạng hay phân loại, sự phân bố của các đơn vị bị nhiễm dịch trong lô hàng có thể được nhóm lại hay được tập hợp lại. Việc tập trung các đơn vị bị nhiễm dịch của hàng hóa sẽ luôn làm giảm khả năng phát hiện sự nhiễm dịch. Tuy nhiên, việc kiểm tra KDTV là nhằm phát hiện các đơn vị bị nhiễm dịch và/ hoặc dịch hại ở mức thấp. Ảnh hưởng của việc tập trung các đơn vị bị nhiễm dịch tới hiệu quả phát hiện mẫu và tới cỡ mẫu yêu cầu là nhỏ trong phần lớn các trường hợp.

Khi NPPO xác định rằng, có khả năng tập trung cao các đơn vị nhiễm dịch trong lô hàng, thì phương pháp lấy mẫu phân tầng có thể giúp tăng cơ hội phát hiện sự nhiễm dịch tập trung.

Khi dịch hại tập trung, thì việc tính cỡ mẫu tốt nhất là sử dụng phân bố nhị thức – beta (xem Phụ lục 4). Tuy nhiên việc tính toán này đòi hỏi phải có hiểu biết về mức độ tập hợp mà điều này thường chưa được biết và vì vậy phân bố này có thể là không thực tế cho sử dụng chung. Có thể sử dụng một trong các phân bố khác (phân bố theo cấp số nhân, phân bố nhị thức hoặc phân bố Poisson); tuy nhiên, mức tin cậy của việc lấy mẫu sẽ bị giảm khi mức độ tập hợp tăng.



7.6. Thay đổi mức phát hiện

Việc lựa chọn mức phát hiện không đổi có thể tạo ra số lượng đơn vị bị nhiễm dịch xâm nhập cùng với chuyến hàng nhập khẩu thay đổi vì cỡ lô thay đổi (ví dụ, mức nhiễm dịch 1 % của 1 000 đơn vị tương ứng với 10 đơn vị bị nhiễm dịch, trong khi mức nhiễm dịch 1 % của 10 000 đơn vị tương ứng với 100 đơn vị bị nhiễm dịch). Tốt nhất là việc chọn mức phát hiện phải phản ánh được một phần số lượng các đơn vị bị nhiễm dịch trên tất cả các chuyến hàng trong khoảng thời gian cụ thể. Nếu NPPO muốn quản lý số lượng các đơn vị bị nhiễm dịch có trong từng chuyến, thì cũng có thể sử dụng mức phát hiện khác nhau. Mức sai số cần được qui định bằng số lượng bị nhiễm dịch trên chuyến hàng và cỡ mẫu phải được qui định để đưa ra mức tin cậy và mức phát hiện mong muốn.



7.7. Kết quả lấy mẫu

Kết quả các hoạt động và kỹ thuật lấy mẫu có thể dẫn đến việc thực hiện hành động KDTV (xem thêm chi tiết nêu trong 5.1.5 của TCVN 7667:2007).


PHỤ LỤC A

(Tham khảo)



Bảng A.1 – Công thức được sử dụng trong Phụ lục B đến Phụ lục E2

Công thức số

Mục đích

Phụ lục số

B.1

Khả năng phát hiện i đơn vị bị nhiễm dịch trong một mẫu

B

B.2

Khoảng để tính khả năng tìm thấy không có đơn vị bị nhiễm dịch

B

C.1

Khả năng phát hiện i đơn vị bị nhiễm dịch trong mẫu có n đơn vị (cỡ mẫu nhỏ hơn 5 % cỡ lô)

C

C.2

Xác suất phân bố nhị thức không quan sát được đơn vị bị nhiễm dịch nào trong mẫu có n đơn vị

C

C.3

Xác suất phân bố nhị thức quan sát được ít nhất một đơn vị bị nhiễm dịch

C

C.4

Công thức phân bố nhị thức 5 và 6 được sắp xếp lại để xác định n

C

C.5

Phương án phân bố Poisson của công thức nhị thức 6

C

C.6

Xác suất phân bố Poisson tìm thấy không có đơn vị nào bị nhiễm dịch (được đơn giản hóa)

C

C.7

Xác suất phân bố Poisson, tìm thấy ít nhất một đơn vị bị nhiễm dịch (mức tin cậy)

C

D.1

Phân bố Poisson để xác định cỡ mẫu n

D

D.2

Việc lấy mẫu dựa trên phân bố nhị thức-beta đối với việc phân bố lại trong không gian

D

D.3

Phân bố nhị thức-beta là khả năng không quan sát được đơn vị bị nhiễm dịch sau khi kiểm tra một vài lô hàng (đối với lô hàng đơn lẻ)

D

D.4

Phân bố nhị thức-beta là khả năng quan sát được một hay nhiều đơn vị bị nhiễm dịch

D

D.5

Công thức Phân bố nhị thức-beta 12 và 13 được sắp xếp lại để xác định m

D


PHỤ LỤC B

(Tham khảo)



Tính cỡ mẫu đối với các lô hàng nhỏ: Lấy mẫu dựa trên phân bố theo cấp số nhân (Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản) 3

Phân bố theo cấp số nhân là thích hợp để mô tả khả năng tìm thấy dịch hại trong lô hàng tương đối nhỏ. Một lô hàng được xem là nhỏ khi cỡ mẫu lớn hơn 5 % cỡ lô. Trong trường hợp này, việc lấy mẫu một đơn vị từ lô hàng ảnh hưởng đến khả năng phát hiện đơn vị bị nhiễm dịch trong đơn vị mẫu được chọn tiếp theo. Lấy mẫu dựa trên phân bố theo cấp số nhân dựa vào phương pháp lấy mẫu không thay thế.

Giả định rằng, sự phân bố của dịch hại trong lô hàng là không tập trung và sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp luận này có thể được mở rộng cho các sơ đồ lấy mẫu khác như lấy mẫu phân tầng (có thể tìm thêm chi tiết trong công thức Cochran, 1977).

Khả năng phát hiện i đơn vị bị nhiễm dịch trong mẫu được tính bằng công thức:



P(X=i)=

Công thức B.1

Trong đó



Trong đó a! = a(a-1)(a-2)…. 1 và 0!=1

P(X=i) là khả năng quan sát i đơn vị bị nhiễm dịch trong mẫu, trong đó i = 0, … n

Mức tin cậy tương ứng với: 1 – P(X=i)

A là số lượng đơn vị bị nhiễm dịch trong lô hàng mà có thể phát hiện được nếu mỗi đơn vị trong lô hàng được kiểm tra hoặc thử nghiệm, cho hiệu quả phát hiện (mức phát hiện x N x hiệu quả phát hiện, được làm tròn đến số nguyên);

i là số lượng đơn vị bị nhiễm dịch có trong mẫu;

N là số lượng đơn vị có trong lô hàng (cỡ lô);

n là số lượng đơn vị có trong mẫu (cỡ mẫu).

Trong trường hợp cụ thể, khoảng gần đúng có thể được sử dụng đối với khả năng tìm thấy không đơn vị bị nhiễm dịch là:

P(X=0)=

Công thức B.2

Trong đó u=(n-1)/2 (từ công thức Cochran, 1977).

Giải phương trình để xác định n là khó về toán học nhưng có thể được thực hiện với khoảng gần đúng hoặc thông qua ước tính khả năng xảy ra tối đa.



Bảng B.1 và Bảng B.2 cho thấy các cỡ mẫu được tính cho các cỡ lô, mức phát hiện, mức tin cậy khác nhau khi số chấp nhận bằng 0.

Bảng B.1 – Bảng về các cỡ mẫu tối thiểu đối với mức tin cậy 95 % và 99 % ở mức phát hiện khác nhau theo cỡ lô phân bố theo cấp số nhân

Số lượng đơn vị trong lô hàng

P = 95 % (mức tin cậy)

% mức phát hiện x hiệu quả phát hiện

P = 99 % (mức tin cậy)

% mức phát hiện x hiệu quả phát hiện

5

2

1

0,5

0,1

5

2

1

0,5

0,1

25

24*

-

-

-

-

25*

-

-

-

-

50

39*

48

-

-

-

45*

50

-

-

-

100

45

78

95

-

-

59

90

99

-

-

200

51

105

155

190

-

73

136

180

198

-

300

54

117

189

285*

-

78

160

235

297*

-

400

55

124

211

311

-

81

174

273

360

-

500

56

129

225

388*

-

83

183

300

450*

-

600

56

132

235

379

-

84

190

321

470

-

700

57

134

243

442*

-

85

195

336

549*

-

800

57

136

249

421

-

85

199

349

546

-

900

57

137

254

474*

-

86

202

359

615*

-

1 000

57

138

258

450

950

86

204

368

601

990

2 000

58

143

277

517

1553

88

216

410

737

1800

3 000

58

145

284

542

1895

89

220

425

792

2353

4 000

58

146

288

556

2108

89

222

433

821

2735

5 000

59

147

290

564

2253

89

223

438

840

3009

6 000

59

147

291

569

2358

90

224

442

852

3214

7 000

59

147

292

573

2437

90

225

444

861

3373

8 000

59

147

293

576

2498

90

225

446

868

3500

9 000

59

148

294

579

2548

90

226

447

874

3604

10 000

59

148

294

581

2588

90

226

448

878

3689

20 000

59

148

296

589

2781

90

227

453

898

4112

30 000

59

148

297

592

2850

90

228

455

905

4268

40 000

59

149

297

594

2885

90

228

456

909

4348

50 000

59

149

298

595

2907

90

228

457

911

4398

60 000

59

149

298

595

2921

90

228

457

912

4431

70 000

59

149

298

596

2932

90

228

457

913

4455

80 000

59

149

298

596

2939

90

228

457

914

4473

90 000

59

149

298

596

2945

90

228

458

915

4488

100 000

59

149

298

596

2950

90

228

458

916

4499

200 000 +

59

149

298

597

2972

90

228

458

917

4551

Các giá trị trong Bảng B.1 được đánh dấu hoa thị (*) được làm tròn xuống một số nguyên vì một phần của đơn vị bị nhiễm dịch (ví dụ, cứ 300 đơn vị có 0,5 % bị nhiễm dịch tương ứng với 1,5 đơn vị bị nhiễm dịch trong chuyến hàng) là không có khả năng. Điều này có nghĩa là độ lớn của mẫu tăng nhẹ và cỡ chuyến hàng có thể lớn hơn khi tính số lượng các đơn vị bị nhiễm dịch được làm tròn xuống hơn đối với chuyến hàng lớn hơn (ví dụ, so sánh kết quả đối với 700 đơn vị và 800 đơn vị trong lô hàng). Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ các đơn vị bị nhiễm dịch có thể bị phát hiện thấp hơn không đáng kể tỷ lệ được chỉ ra trong Bảng, hoặc sự nhiễm dịch như vậy có nhiều khả năng phát hiện hơn so với mức tin cậy đã nêu.

Các giá trị trong Bảng B.1 được đánh dấu bằng dấu gạch ngang (-) là không có khả năng xảy ra (nhỏ hơn một đơn vị bị nhiễm dịch).




tải về 478.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương