TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6745-1: 2000 iec 794-1: 1993 with amendment 1 : 1994 and amendment 2 : 1995



tải về 409.79 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích409.79 Kb.
#13875
1   2   3   4   5

A.2.2. Đo chiều dài

Tiêu chuẩn này quy định hai cách đo chiều dài: hoặc bằng phương tiện cơ học hoặc bằng độ trễ của các xung truyền dẫn / hoặc xung phản xạ như quy định trong IEC 793 - 1.

Trong trường hợp đo cáp còn ở trong cuộn hoặc trên lõi quấn, phương pháp thứ hai (IEC 793 - 1 - A6) có thể được sử dụng. Hiện tại, ví dụ như dụng cụ đo phản xạ có độ phân dải cao được kiểm định tốt cho phép độ chính xác đến vài centimet trên đoạn cáp dài 100 m.

A.3. Phương pháp đo các đặc tính cơ

Khi cáp cần được sử dụng không có đầu nối ở đầu thì áp dụng các thử nghiệm mô tả trong tiêu chuẩn này.

Khi cáp cần được sử dụng có đầu nối thì các thử nghiệm chỉ áp dụng đối với cáp còn các thử nghiệm kết hợp đối với cáp cùng với đầu nối được thực hiện theo IEC 874 - 1.



A.3.1. Phương pháp đo các đặc tính cơ của cáp

- Khả năng tháo dỡ

(đang xem xét)

- Tính năng kéo

TCVN 6745-1-E1 (IEC 794 - 1 - E1)

- Độ mài mòn

TCVN 6745-1-E2 (IEC 794 - 1 - E2) (đang xem xét)

- Nén

TCVN 6745-1-E3 (IEC 794 - 1 - E3)

- Va đập

TCVN 6745-1-E4 (IEC 794 - 1 - E4)

- Uốn lặp lại

TCVN 6745-1-E5 (IEC 794 - 1 - E6)

- Xoắn

TCVN 6745-1-E7 (IEC 794 - 1 - E7)

- Mềm dẻo

TCVN 6745-1-E8 (IEC 794 - 1 - E8)

- Giật

TCVN 6745-1-E9 (IEC 794 - 1 - E9)

- Bẻ gập

TCVN 6745-1-E10 (IEC 794 - 1 - E10)

- Uốn cáp

TCVN 6745-1-E11 (IEC 794 - 1 - E11)

A.3.2. Phương pháp đo các đặc tính cơ của đầu nối

- Kích thước

(IEC 874 - 1, điều 26)

- Rơi tự do

(IEC 874 - 1, 28.17)

- Lực lắp vào và tháo ra

(IEC 874 - 1, 28.6)

- Độ bền cơ

(đang xem xét)

- Rung

(IEC 874 - 1, 28.2)

- Độ bền của cơ cấu truyền đồng ghép nối

(IEC 874 - 1, 28.8)

- Độ bền

(IEC 874 - 1, 28.7)

- Momen xoắn cáp

(IEC 874 - 1, đang xem xét)

- Tính hiệu quả của sợi hoặc giữ cáp bằng đai sắt

(IEC 874 - 1, 28.4)

A.4. Phương pháp đo các đặc tính truyền dẫn và đặc tính quang

A.4.1. Suy hao

Kỹ thuật cắt ngược có các điều kiện phóng thay đổi nêu trong chú thích dưới đây cho kết quả chính xác đối với sợi quang ngắn.

Tuy nhiên, trong trường hợp đo sợi hoặc cáp ngắn phần bổ sung vào sai số đo không thể bỏ qua vì phần suy hao của sợi và cáp ngắn gần bằng với sai số đo.

Phương pháp suy hao xen vào có thể được sử dụng khi độ chính xác không quan trọng.

Kỹ thuật tán xạ ngược có độ phân dải cao như trình bày trong phương pháp IEC 793 - 1 - C1C có thể thích hợp đối với sợi loại A2, A3 và A4.

Chú thích - Phân bố không ổn định.

Trong trường hợp các chiều dài sợi phân bố ổn định thì các điều kiện phóng cần khác với điều kiện phân bố ổn định. Trong mọi trường hợp mà điều kiện phóng khác một cách đáng kể so với điều kiện ổn định trên đoạn sợi cần đo thì không thể nhận được các giá trị của hệ số suy hao có nghĩa là phân bố công suất phụ thuộc vào chiều dài. Phép đo giá trị suy hao trong điều kiện cụ thể cứ thế được quy định. Trong trường hợp này các điều kiện phải ghi lại, ví dụ:

a) bước sóng của nguồn;

b) độ rộng phổ;

c) biểu đồ bức xạ;

d) chiều dài sợi thử nghiệm:

e) ghép nối giữa nguồn và sợi thử nghiệm;

f) các điều kiện phóng riêng có thể cần cho phép đo suy hao, ví dụ các điều kiện phóng đầy đủ cho ở 4.11.1 của IEC 793 - 1 (xuất bản lần 4).

Nên sử dụng:

- khẩu độ số phóng bằng hoặc lớn hơn chút ít khẩu độ số lý thuyết lớn nhất của sợi thử nghiệm;

- giọt sáng phóng phải bằng hoặc lớn hơn chút ít đường kính lõi của sợi thử nghiệm. Hệ thống phóng chúng để đạt được điều kiện phóng đối với sợi ngắn được nêu ở A.4.2.



A.4.2. Điều kiện phóng

Vì sự tái lặp của khẩu độ số (NA) và phép đo suy hao của các sợi có chiết xuất bậc đang là vấn đề tranh cãi cho nên hệ thống phóng được thực hiện rõ ràng là cần thiết. Hệ thống này có thể đạt được nhờ sử dụng các linh kiện quang có sẵn trong thương mại và phải có khả năng cung cấp một dải rộng về kích cỡ các giọt sáng và khẩu độ số để đáp ứng tất cả các loại sợi quang.



A.4.2.1. Mô tả

Hệ thống này tạo ra ảnh của nguồn sáng ở đầu vào của sợi quang thử nghiệm. Đường kính của giọt sáng và góc lớn nhất của tia sáng tới ở đầu sợi quang được điều chỉnh một cách tương ứng nhờ màn chắn điều chỉnh được 7 và 11 (hình A1).

Kích cỡ của giọt sáng có thể xác định trên màn hình thông qua ánh sáng phản xạ từ đầu sợi quang và bộ tách tia sáng (nhờ đó mà có thể tạo ra sự trùng tâm của giọt sáng với tâm của lõi sợi quang).

Tùy thuộc vào khoảng cách giữa màn chắn 11) và đầu sợi quang, màn chắn này được điều chỉnh để nhận được góc phóng lớn nhất mong muốn. Nếu khoảng cách này được ấn định thì độ tại lặp nhận được một cách dễ dàng bởi vì ánh sáng phát ra từ đầu sợi quang phải hội tụ trên màn hình.

Đối với sợi quang A4 để đạt được phép đo suy hao mà không phụ thuộc vào chiều dài thì nên đặt bộ trộn mode (xem hình A2 và bảng A1) giữa sợi quang và màn chắn 11, còn các thành phần quang 4 và 6 đến 9, 13, 15 cần được đưa ra khỏi hệ thống. Kích cỡ của giọt sáng phải lớn hơn hoặc bằng kích cỡ của lõi sợi quang và khẩu độ số phóng phải lớn hơn hoặc bằng khẩu độ số lý thuyết của sợi quang cần đo. Đối với phép đo khẩu độ số cần được nghiên cứu tiếp.

A.4.2.2. Điều kiện thử nghiệm

Để nhận được các giá trị suy hao và khẩu độ số tái lập thì phải quy định những điều cần thiết sau:

- kích cỡ giọt sáng (theo phần trăm của đường kính lõi sợi quang);

- khẩu độ số phóng (theo phần trăm của NA lý thuyết của sợi quang):

- kích thước và số vòng của bộ trộn mode, nếu áp dụng





1) Nguồn (ví dụ bóng đèn 100W)

9) Thấu kính (ví dụ  = 50,8 mm; F = 500 mm)

2) Thấu kính (ví dụ  = 50,8 mm; F = 76,2 mm)

10) Tấm kính (ví dụ F = 50 -10,95)

3) Bộ lọc (ví dụ  = 50,8 mm; l = 850 ± 50 nm)

11) Tấm chắn trường điều chỉnh được

4) Thấu kính (ví dụ  = 50,5 mm; F = 76,2 mm)

12) Dụng cụ đo cao tần

5) Tấm ngăn

13) Bộ giám sát video

6) Thấu kính (ví dụ  = 50,8 mm; F = 125 mm)

14) Bộ tách sóng

7) Tấm chắn trường điều chỉnh được

15) Màn hình

8) Bộ tách tia sáng




Hình A.1



Hình A.2

Bảng A.1

Đường kính sợi quang

mm


Chiều dài sợi quang

m


Đường kính trục quấn

mm


Khoảng cách giữa hai trục quấn

mm


Số vòng hình số 8

1,00

20

42

3

10

0,75

15

35

3

20

0,50

10

32

2

40

A.4.3. Đáp ứng băng gốc

Về độ rộng của băng, phép đo bằng kỹ thuật xung đã được thực hiện trên đoạn ngắn của các sợi quang A4.

Các phép đo tương tự đối với sợi quang A2 và A3 sẽ được nghiên cứu tiếp.

A.4.4. Tính liên tục về quang

Đối với cả hai phương pháp nêu trong bảng 3, nên sử dụng phương pháp phát hoặc bức xạ công suất ánh sáng đối với các sợi quang ngắn, IEC 793 - 1 - C4.



A.4.5 Khẩu độ số

Nên sử dụng phương pháp phân bố trường xa (IEC 793 - 1 - C6) có điều kiện phóng thay đổi để áp dụng cho phép đo suy hao.

A.5. Phương pháp đo đối với các đặc tính môi trường

A.5.1. Quy định chung

Khi cáp cần được sử dụng không có đầu nối thì áp dụng các thử nghiệm nêu trong tiêu chuẩn này.

Khi cáp cần được sử dụng có đầu nối chỉ áp dụng các thử nghiệm trên cáp còn các thử nghiệm kết hợp trên cáp cùng với việc lắp ráp đầu nối thì thực hiện theo IEC 874 - 1.



A.5.2. Dải nhiệt độ làm việc

Dải nhiệt độ làm việc thông thường được tính đến gồm:

từ - 40°C đến + 65°C (áp dụng trên đất liền)

từ - 55°C đến + 85°C (máy bay dân dụng)

từ - 55°C đến + 125°C (cáp dùng cho quân đội)

từ - 55°C đến + 260°C (cáp dùng trong lĩnh vực hàng không học)

Các lớp bọc sợi quang thích hợp phải được sử dụng.

A.5.3 Phương pháp đo đối với cáp

- Thử nghiệm cháy

(đang xem xét)

- Uốn lạnh

(đang xem xét)

- Nhiệt độ biến đổi chu kỳ

TCVN 6745-1-F1 (IEC 794 - 1 - F1)

- Nhiễm bẩn

TCVN 6745-1-F2 (IEC 794 - 1 - F2, đang xem xét)

- Tính nguyên vẹn của vỏ bọc

TCVN 6745-1-F3 (IEC 794 - 1 - F3)

- Áp suất tĩnh bên ngoài

TCVN 6745-1-F4 (IEC 794 - 1 - F4, đang xem xét)

- Ngấm nước

TCVN 6745-1-F5 (IEC 794 - 1 - F5)

- Băng giá

TCVN 6745- 1-F6 (IEC 794-1- F6, đang xem xét)

- Bức xạ hạt nhân

TCVN 6745-1-F7 (IEC 794 - 1 - F7, đang xem xét)

5.4 Phương pháp đo đối với đầu nối

- Trình tự khí hậu

(IEC 874- 1, 29.5)

- Sương muối

(IEC 874 - 1, 29.9 chỉ áp dụng cho đầu nối có các chi tiết bằng kim loại)


Phụ lục B

(tham khảo)

HƯỚNG DẪN QUÁ TRÌNH ĐẶT MUA CÁP SỢI QUANG

B.1. Quy định chung

Quá trình đặt mua bao gồm toàn bộ quá trình nhờ đó mà người mua có thể nhận được cáp sợi quang cho một dự án cụ thể. Quá trình này gồm lập kế hoạch, lựa chọn sản phẩm và người thầu, định giá, thu xếp thời gian và các điều kiện, soạn thảo hợp đồng thích hợp hoặc đặt mua, đảm bảo giao hàng nhận hàng đúng hẹn giải quyết các vấn đề và những khiếu nại thu được cùng với các hành động xử lý và đảm bảo chất lượng.

Quá trình đặt mua hàng cần thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ để giảm chi phí, mặc dù không trực tiếp phát sinh thu nhập. Việc này sẽ đưa ra những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn phù hợp với nhu cầu của dự án về mặt thay đổi công nghệ và tình trạng cung cấp và các yêu cầu của thị trường. Quá trình đặt mua có thể tạo ra sự ủng hộ đáng kể, bằng cách cung cấp những thông tin về kế hoạch và dự báo phát triển sản xuất và thị trường về mặt vật liệu, nguồn cung ứng và những đổi mới về công nghệ.

Phụ lục này liên quan đến các phương pháp và quy trình cần thiết cho quá trình đặt mua cáp sợi quang và áp dụng cho quá trình đặt mua hàng nói chung. Tất cả các phuơng pháp và quy trình được mô tả có thể không áp dụng cho mọi trường hợp mua hàng. Những người mua khác nhau sẽ cân đối mức độ và chi phí về phẩm cấp của người thầu và quá trình thử nghiệm sản phẩm dựa trên số lượng hàng bán của họ và nguồn cung ứng có sẵn.

B.2. Các bước của quá trình đặt mua

Các bước của quá trình sau được đưa vào để cung cấp chu trình đặt mua điển hình đối với cáp sợi quang, và mô tả xem danh mục những nội dung kèm theo được sử dụng như thế nào.

B.2.1 Thiết lập chuẩn cứ

Bước thứ nhất trong quá trình này lập ra chuẩn cứ cho quá trình đặt mua cáp sợi quang và tìm kiếm thông tin sơ bộ.

B.2.1.1. Tiêu chuẩn cáp sợi quang

Nếu có thể, quy định kỹ thuật cho sản phẩm cần được thỏa thuận phải được ban hành dựa vào các tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không có thì danh mục chỉ ra ở bảng B.1 đến B.6 có thể sử dụng để xây dựng quy định kỹ thuật cho quá trình đặt mua thích hợp.

B.2.1.2. Yêu cầu về thông tin (RFI)

Thông tin chi tiết liên quan đến các thông số và đặc điểm riêng của các sản phẩm thầu khác nhau có thể nhận được bằng cách đưa RFI đến các người thầu. Trong RFI khách hàng có thể đưa ra bản tường thuật ngắn gọn về việc sử dụng và những điểm chính của yêu cầu làm căn cứ cho nhà chế tạo đáp ứng một cách chính xác. RFI thường thường là bước sơ bộ trong khi xây dựng quy định kỹ thuật cho quá trình đặt mua nhưng đó không phải là quy trình hoàn toàn cần thiết nếu khách hàng đã có đầy đủ các thông tin về kỹ thuật và thương mại của người thầu. Trong trường hợp này RFI có thể đơn giản đi một cách thích hợp.

Phần quy định kỹ thuật của RFI phải có những thông báo chung về công việc cần nghiên cứu và cho quy định những thông số và yêu cầu mà nhất thiết phải cần.

B.2.1.3 Yêu cầu về bản trích lục (RFQ)

Tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng có năng lực được tiến hành sau quy trình RFI và là khía cạnh mấu chốt trong quá trình đặt mua. Để thực hiện việc này, việc đáp ứng RFI là do người thầu. Thông tin nhận được này sẽ dẫn đến việc bàn bạc tiếp theo với người thầu, và chủ yếu là trong quy định kỹ thuật cho quá trình đặt mua. Một khi bản quy định kỹ thuật cuối cùng đã được nhất trí thì RFQ được ban hành để lựa chọn người tốt nhất có thể có đối với cáp sợi quang.

B.2.2. Mua và chuẩn cứ đánh giá

Đánh giá bản trích lục bao gồm việc xem xét không chỉ giá cả mà còn phải xem xét các yếu tố như giao hàng, thời hạn và các điều kiện, dịch vụ, chi phí vận chuyển, tình trạng về tài chính của người thầu, vấn đề đàm đạo và các chỉ tiêu chất lượng về người thầu.

B.2.3. Hợp đồng và đơn đặt hàng của người mua

Sự phán quyết của người mua thường thường được thể hiện bằng việc soạn thảo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng. Điều này có thể đa dạng về nội dung để đưa ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán.

B.2.4. Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy

Trách nhiệm chính để chế tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua chủ yếu là ở người chế tạo. Khả năng của người chế tạo để thực hiện phụ thuộc vào hệ thống quản lý chất lượng tương xứng hiện có trong đó bao gồm khả năng thiết kế cáp thỏa mãn các yêu cầu về chức năng và chương trình tương xứng để điều hành các quá trình và sản phẩm trong quá trình chế tạo.



B.2.5. Đo nghiệm thu

Chương trình thử nghiệm tối thiểu để nghiệm thu phải được thỏa thuận giữa người chế tạo và khách hàng và thiết lập vào thời điểm đặt mua. Tất cả các kiểm tra viên phải được đào tạo tốt và có các dụng cụ và thiết bị thích hợp để kiểm tra đánh giá.



B.3. Danh mục kiểm tra yêu cầu đối với cáp sợi quang

Các bảng sau đây đưa ra danh mục kiểm tra để hỗ trợ việc xây dựng quy định kỹ thuật của quá trình đặt mua cáp sợi quang. Các đơn vị của mỗi thông số sẽ thấy trong quy định kỹ thuật sau tương ứng đối với sợi quang hoặc cáp. Các bảng này có thể sử dụng trong RFI, RFQ và các sử dụng có thể khác.

Cần lưu ý là không phải tất cả các vấn đề trong các bảng sau đều phải quy định. Quy định kỹ thuật quá mức có thể dẫn đến chi phí cao mà vẫn không mang lại những giá trị gì hơn cho người sử dụng. Chính vì vậy mà quá trình RFI và RFQ nên có những bước lặp lại vừa đủ để đảm bảo tính năng thích hợp với chi phí thực tế thống nhất. Khi làm theo danh mục này đối với đơn đặt hàng cụ thể, tất cả các giá trị và thông tin khác không cần thiết cho tính năng sản phẩm thỏa mãn thì nên loại bỏ.

Danh mục kiểm tra nên dựa vào quy định kỹ thuật của quá trình đặt mua đối với mỗi sản phẩm cụ thể.



Danh mục kiểm tra yêu cầu của cáp sợi quang

Kiểu sợi quang;

Số lượng sợi quang

Sử dụng:

Trong nhà;

Ngoài trời;

Loại sợi quang;

Bước sóng;

Dải nhiệt độ đối với:

lưu kho;

lắp đặt;


sử dụng.

Nhận xét khác

(tên của người sử dụng, tùy ý)


Kết cấu của cáp (cần được xác định khi sau khi áp dụng)

và các yêu cầu khác;

Bảo vệ sợi quang:

bộ phận đệm lỏng;

bộ phận đệm chặt;

lõi có khe;

nhận xét khác.

Mã màu;


Nhận biết cáp:

tên người sử dụng;

tên người chế tạo;

kiểu sợi quang;

số lượng sợi quang;

năm chế tạo; ghi ký hiệu đoạn*.

Ruột dẫn kim loại

Lớp bảo vệ ngoài / đai giáp:

kết cấu kim loại hoặc phi kim loại

kết cấu bảo vệ chịu nước

Nhận xét khác


* Số đầu tiên không được sử dụng Zero

Bảng B.2 - Yêu cầu và kích thước

Thông số

Yêu cầu/quy định kỹ thuật

Phương pháp thử nghiệm

Nhận xét

Đường kính lõi*










Đường kính lớp vỏ thủy tinh










Độ không tròn của lõi*










Độ không tròn của lớp vỏ thủy tinh










Sai số đồng tâm của lõi/lớp vỏ thủy tinh*










Các thông số khác:

Đường kính vỏ nhựa





















Đường kính ống đệm










Độ không tròn của vỏ nhựa










Chiều dài và dung sai cáp










Đường kính của ruột dẫn điện










Chiều dày cách điện










Chiều dày vỏ bọc










Kích thước toàn bộ của cáp










* Chỉ áp dụng cho sợi đa mode. Độ đồng tâm của đường kính trường mode (lớp vỏ thuỷ tinh) của sợi đơn mode cho trong bảng B.4b


tải về 409.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương