TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6745-1: 2000 iec 794-1: 1993 with amendment 1 : 1994 and amendment 2 : 1995



tải về 409.79 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích409.79 Kb.
#13875
1   2   3   4   5

Hình 15 - Bộ dụng cụ thử nghiệm

3.18. Phương pháp TCVN 6745-1-E16 (IEC 794 - 1 - E16) - Bẻ gập ống



3.18.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu ứng suất cơ học của ống chứa các sợi quang trong quá trình lắp đặt và ghép nối cáp. Thử nghiệm được thực hiện trên các ống chứa sợi quang.



3.18.2. Thiết bị

Thiết bị bao gồm:

a) dụng cụ thử nghiệm (xem hình 16);

b) quạt khí nóng (tự chọn).



3.18.3. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68 -1.



3.18.4. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu (ví dụ, các sợi trong ống lỏng, cụm sợi trong ống lỏng) có chiều dài ít nhất là L1 + 50mm được lấy từ cáp sợi quang.

Tùy thuộc vào hệ thống lắp đặt và nếu có quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể mẫu có thể được làm sạch bằng quạt khí nóng ở nhiệt độ khoảng 80°C. Cần lưu ý để không làm hỏng mẫu do quá nóng.

Mẫu được đánh dấu với độ dài L1 và lắp đặt vào dụng cụ thử nghiệm như chỉ ra trên hình 16 bằng các kẹp cố định và kẹp dịch chuyển được cách nhau một khoảng L2.

Kẹp dịch chuyển được phải được dịch chuyển giữa các vị trí 1 và 2 qua một khoảng L và trở về vị trí 1 với tốc độ khoảng 10mm/s. Sự dịch chuyển này là một chu kỳ. Trong chu kỳ cuối cùng, mẫu phải giữ lại ở vị trí 2 trong 60s.

Các giá trị của thông số thử nghiệm L, L1, L2 và số chu kỳ cần mô phỏng các điều kiện vận hành. Các giá trị này phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và người chế tạo và phải được chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.18.5. Yêu cầu

Trong quá trình thử nghiệm không được có vết bẻ gập nhìn thấy được.



3.18.6. Kết quả

Các dữ liệu sau đây phải được thể hiện:

a) số chu kỳ;

b) các độ dài L, L1, L2;

c) có sử dụng quạt khí nóng để làm sạch;

d) những sai khác về điều kiện thử nghiệm.

3.18.7. Ghi chép thông tin

a) đường kính nhỏ nhất của vòng uốn không được cố định bởi đường cong trong thiết bị thử nghiệm mà chỉ kiểm soát bằng chiều dài L1 của mẫu thử nghiệm và độ dài dịch chuyển L tùy thuộc vào đường kính của ống.

b) số chu kỳ cần được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Số chu kỳ điển hình là 5.

c) cơ cấu dẫn hướng cố định đảm bảo vị trí xác định của mẫu. Nắp đậy trong suốt cho phép mẫu được giữ ở cùng một mặt phẳng và quan sát được trong khi thử nghiệm.



Hình 16 - Thử nghiệm bẻ gập ống

Mục 4 - Phương pháp đo các đặc tính truyền dẫn và đặc tính quang

4.1. Mục đích

Các đặc tính truyền dẫn và đặc tính quang của sợi quang trong cáp phải được kiểm tra bằng cách thực hiện các thử nghiệm chọn lọc từ bảng 3. Các thử nghiệm được áp dụng và chuẩn cứ để chấp nhận phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Bảng 3 - Đặc tính truyền dẫn và đặc tính quang của các sợi quang

Phương pháp thử nghiệm sợi đơn mode và đa mode

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm

Các đặc tính được đề cập trong phương pháp thử nghiệm

IEC 793 - 1 - C1A

IEC 793 - 1 - C1B

IEC 793 - 1 - C1C


Kỹ thuật cắt ngược

Kỹ thuật suy hao xen

Kỹ thuật tán xạ ngược


Suy hao

IEC 793 - 1 - A1A

IEC 793- 1 - A1B

IEC 793 - 1 - A2


Phương pháp trường khúc xạ gần

Phương pháp giao thoa ngang

Phân bố trường ánh sáng gần


Mặt cắt chiết suất tương đối

IEC 793- 1 -C1C

Kỹ thuật tán xạ nguợc

Các sai lỗi điểm

IEC 793 - 1 - C4

IEC 793 - 1 - C1C



Công suất ánh sáng truyền dẫn và bức xạ

Kỹ thuật tán xạ ngược



Tính liên tục về quang

IEC 793 - 1 - C5A

lEC 793 - 1 - C5B



Phương pháp dịch pha

Đo trễ nhóm phổ trong miền thời gian



Tán sắc thể

IEC 793 - 1 - C10A

IEC 793 - 1 - C10B



Giám sát công suất truyền dẫn

Giám sát tán xạ ngược



Sự thay đổi khả năng truyền dẫn quang trong khi thử nghiệm môi trường và cơ học

Phương pháp thử nghiệm sợi đa mode

IEC 793 - 1 - C2A

IEC 793 - 1 - C2B



Đáp ứng xung

Đáp ứng tần số



Đáp ứng băng gốc

IEC 793 - 1 - C6

Phân bố trường xạ

Khẩu độ

Phương pháp thử nghiệm sợi đơn mode

IEC 793 - 1 - C3

Độ nhạy uốn cong rất nhỏ

Độ nhạy uốn cong rất nhỏ

IEC 793 - 1 - C11

Độ nhạy uốn cong lớn

Độ nhạy uốn cong lớn

IEC 793 - 1 - C5C

IEC 793 - 1 - C5D



Dịch pha vi sai

Giao thoa

(sẽ xem xét)


Tán sắc thể

IEC 793 - 1 - C7A
IEC 793 -1 - C7B

Đo bước sóng cắt
Đo bước sóng cắt của cáp

(đang xem xét)



Bước sóng cắt của sợi

Bước sóng cắt của cáp



IEC 793 - 1 - C9A

IEC 793 - 1 - C9B

IEC 793 - 1 - C9C

IEC 793 - 1 - C9D



Quét trường xạ

Khẩu độ thay đổi được

Quét trường gần

Quét lưỡi dao (sẽ được xem xét)



Đường kính của trường mode

Mục 5 - Phương pháp đo các đặc tính điện

5.1. Mục đích

Khi các ruột dẫn điện được lắp ghép bên trong cáp sợi quang thì việc kiểm tra các đặc tính về điện có thể cần đến. Các thử nghiệm điển hình được chỉ ra trong bảng 4. Các thử nghiệm được áp dụng và chuẩn cứ chấp nhận phải được đưa ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



Bảng 4 - Phương pháp đo các đặc tính điện

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm

Các đặc tính được đề cập trong phương pháp thử nghiệm

IEC 189 - 1

Điện trở các ruột dẫn

Độ bền điện môi của cách điện

Điện trở cách điện


Các đặc tính của ruột dẫn điện được cách điện

Mục 6 - Phương pháp đo các đặc tính về môi trường

6.1. Mục đích

Mục này mô tả các phương pháp đo để áp dụng cho các thử nghiệm về môi trường của cáp sợi quang. Các phương pháp này cần được sử dụng để kiểm tra cáp sợi quang.

Khả năng của cáp thỏa mãn các yêu cầu về môi trường mà không bị suy giảm các tính chất cơ hoặc tính chất quang phải được kiểm tra qua các mẫu chịu các thử nghiệm ở bảng 5. Các thử nghiệm được áp dụng; các nhiệt độ và các điều kiện liên quan, số lượng mẫu và chuẩn cứ chấp nhận phải được đưa ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



Bảng 5 - Phương pháp đo các đặc tính về môi trường

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm

Các đặc tính được đề cập trong phương pháp thử nghiệm

TCVN 6745-1-F1 (IEC 794 - 1 - F1)

Nhiệt độ biến đổi chu kỳ

Các đặc tính khí hậu

IEC XXX - 1 - F2

Nhiễm bẩn

Chịu hóa chất

Thử nghiệm J của IEC 68-2-10

Nấm mốc

Chịu sinh thái học

TCVN 6613 : 2000 (IEC 332)

Các điều kiện cháy

Tính năng của cáp trong điều kiện cháy

TCVN 6745-1-F3 (IEC 794 - 1 - F3)

IEC XXX -1 - F4*



Vỏ bọc

Áp suất tĩnh bên ngoài



Khuyết tật của vỏ bọc

TCVN 6745 -1 - F5 (IEC 794 - 1 - F5)

Ngấm nước

Chống ngấm nước

IEC 189 - 1

Uốn lạnh

Tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp

IEC XXX - 1 - F6*

Băng giá

Chịu băng giá

IEC XXX - 1 - F7*

Bức xạ hạt nhân

Chịu bức xạ hạt nhân

* Đang xem xét

6.2. Định nghĩa

Đang xem xét

6.3. Phương pháp TCVN 6745-1-F1 (IEC 794 - 1 - F1) - Nhiệt độ biến đổi chu kỳ

6.3.1. Mục đích

Phuơng pháp đo này áp dụng cho cáp sợi quang khí thử nghiệm nhiệt độ biến đổi chu kỳ nhằm xác định tính chất ổn định về suy hao của cáp chịu sự thay đổi nhiệt độ.

Sự thay đổi suy hao của cáp sợi quang có thể xảy ra do thay đổi nhiệt độ nhìn chung là do chùng hoặc do kéo căng của các sợi gây ra vì có sự khác nhau về hệ số giãn nở nhiệt của sợi và hệ số căng của cáp và các chi tiết ghép nối. Điều kiện thử nghiệm đối với phép đo phụ thuộc vào nhiệt độ, phải mô phỏng được các điều kiện xấu nhất.

Thử nghiệm này có thể sử dụng để kiểm soát tính chất của cáp trong dải nhiệt độ có thể xảy ra trong quá trình lưu kho, vận chuyển và sử dụng hoặc để kiểm tra, trong một dải nhiệt độ lựa chọn (thông thường rộng hơn dải yêu cầu đối với trường hợp nêu trên), tính chất ổn định suy hao liên quan đến tình trạng không bị uốn cong một cách đáng kể của các sợi trong kết cấu của cáp.

6.3.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải là đoạn cáp chế tạo hoặc mẫu có chiều dài vừa đủ như chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể, tuy nhiên phải là chiều dài thích hợp để đạt được độ chính xác mong muốn (xem chú thích).

Để nhận được các giá trị tái lập, mẫu cáp này phải được đưa vào tủ khí hậu ở dạng cuộn lỏng hoặc quấn trên lõi.

Chú thích - Ví dụ, chiều dài tối thiểu đưa đến để thử nghiệm không nhỏ hơn 1000 m đối với sợi A1 và 2000 m đối với sợi B.

Khả năng của sợi thích nghi với độ giãn và co vi sai (ví dụ do sự xê dịch trong cáp) có thể bị ảnh hưởng bởi bán kính cong của cáp vì vậy ổn định mẫu cần được thực hiện càng giống như điều kiện sử dụng bình thường càng tốt.

Trong trường hợp thử nghiệm trên lõi quấn, cáp được quấn theo cách nào đấy để tất cả những biến đổi về đặc tính của cáp (suy hao, chiều dài v.v) có thể xảy ra trong điều kiện sử dụng bình thường không được thay đổi.

Vấn đề đáng quan tâm là sự khác nhau giữa hệ số giãn của mẫu thử nghiệm và các bộ phận đỡ (cuộn, thùng, tấm v.v) mà điều này có gây ra ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thử nghiệm trong các chu kỳ nhiệt nếu các điều kiện “không ảnh hưởng” không được thực hiện một cách đầy đủ.

Các thông số ảnh hưởng chủ yếu là: các điều kiện về ổn định, loại và vật liệu của các bộ phận đỡ, đường kính của lõi mẫu hoặc cuộn mẫu v.v.

Các khuyến cáo chung như sau:

- đường kính quấn phải đủ lớn để duy trì khả năng thích ứng của sợi với độ co và giãn vi sai. Có thể phải chọn đường kính quấn lớn hơn đáng kể so với đường kính quấn khi phân phối hàng.

- mọi rủi ro về giới hạn giãn (hoặc co) của cáp tạo ra do quá trình ổn định phải được khống chế. Cụ thể là phải lưu ý đặc biệt để tránh duy trì lực căng cáp trong quá trình thử nghiệm. Ví dụ không nên quấn chặt trên lô quấn vì điều này có thể hạn chế độ co của cáp ở nhiệt độ thấp. Mặt khác quấn chặt nhiều lớp có thể còn hạn chế độ giãn ở nhiệt độ cao.

- nên sử dụng cách quấn dây không có lõi quấn như cuộn quấn có đường kính lớn, lô quấn có đệm, có lớp xốp hoặc thiết bị không gây lực căng v.v

Để giới hạn chiều dài của cáp đem thử nghiệm, có thể nối một số sợi của cáp và đo các sợi đã được nối. Số lượng mối nối phải được giới hạn và chúng phải được bố trí ở ngoài tủ khí hậu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý cả đến cách diễn giải kết quả. Để đạt được mục đích này, kỹ thuật tán xạ ngược có thể được sử dụng ngay cả khi kỹ thuật này không được xem như là phương pháp đo suy hao khuyến cáo.

6.3.3. Thiết bị

a) thiết bị đo suy hao thích hợp để xác định sự thay đổi độ suy hao.

Xem phương pháp thử nghiệm ở mục 4 của IEC 793 - 1.

b) tủ khí hậu

Tủ khí hậu phải có kích thước thích hợp để chứa được mẫu (xem 6.3.2) và nhiệt độ của tủ phải khống chế được để duy trì nhiệt độ thử nghiệm quy định trong phạm vi ± 3°C. Một ví dụ về tủ thích hợp được cho ở điều 2, thử nghiệm Nb của IEC 68 - 2 - 14.

6.3.4. Tiến hành thử nghiệm

a) Đo ban đầu

Mẫu phải được kiểm tra bằng mắt và các giá trị cơ bản đối với suy hao ở nhiệt độ ban đầu phải được xác định.

Điều kiện ổn định trước phải được thỏa thuận giữa người mua và người bán.

b) Ổn định

1) Mẫu ở nhiệt độ môi trường phải được đưa vào tủ khí hậu có cùng nhiệt độ.

2) Nhiệt độ trong buồng sau đó phải được hạ xuống đến nhiệt độ thấp TA với tốc độ làm mát thích hợp.

3) Sau khi đã đạt được độ ổn định nhiệt độ trong tủ mẫu được lưu ở điều kiện nhiệt độ thấp này trong khoảng thời gian thích hợp t1.

4) Nhiệt độ trong tủ sau đó được nâng lên đến nhiệt độ cao thích hợp TB với tốc độ làm nóng thích hợp.

5) Sau khi đã đạt được độ ổn định nhiệt độ trong tủ mẫu được lưu ở điều kiện nhiệt độ cao này trong khoảng thời gian thích hợp t1.

6) Nhiệt độ trong tủ sau đó được hạ xuống đến giá trị nhiệt độ môi trường với tốc độ làm mát thích hợp.

7) Quy trình này tạo thành một chu kỳ (xem hình 17).

8) Mẫu phải chịu hai chu kỳ nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể.

9) Quy định kỹ thuật liên quan phải chỉ ra:

i) Sự thay đổi suy hao và các kiểm tra trong quá trình ổn định.

ii) Giai đoạn mà sau đó việc kiểm tra được thực hiện.

10) Trước khi đưa mẫu ra khỏi tủ, mẫu thử nghiệm đã phải đạt tới độ ổn định nhiệt ở nhiệt độ môi trường.



Hình 17 - Quy trình của một chu kỳ

11) Nếu quy định kỹ thuật liên quan chỉ ra nhiều dải nhiệt độ khác nhau để bảo quản và sử dụng kết hợp thay cho hai thử nghiệm khác nhau thì được phép tiến hành thử nghiệm phù hợp với hình 18.





Hình 18 - Quy trình thử nghiệm kết hợp

12) Giá trị TA, TB và t1 phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể

Tốc độ làm mát (hoặc làm nóng) phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Cần lưu ý để nhiệt độ của lỗi cáp không khác biệt một cách đáng kể so với nhiệt độ quy định của tủ khí hậu khi kết thúc giai đoạn làm mát (hoặc làm nóng).

c) Phục hồi

1) Nếu nhiệt độ môi trường không phải là điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cần sử dụng để thử nghiệm sau khi đưa mẫu ra khỏi tủ thì mẫu được phép đạt tới độ ổn định nhiệt độ ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn.

2) Quy định kỹ thuật cụ thể liên quan có thể đưa ra khoảng thời gian phục hồi riêng cho từng loại mẫu đã cho.



6.3.5. Kết quả

a) Đo kết thúc

Mẫu phải được kiểm tra bằng cách xem xét cũng như kiểm tra bằng phương pháp quang học và cơ học như yêu cầu trong quy định kỹ thuật liên quan.

b) Các dữ liệu sau đây phải được trình bày cùng với kết quả:

- đường kính của cuộn hoặc lõi mẫu;

- các chi tiết về quấn dây:

● cuộn, lõi quấn, chi tiết khác (cần được nêu ra trong trường hợp lõi có đệm, kiểu đệm được sử dụng);

● một lớp hoặc nhiều lớp;

● cuộn dây để hở hoặc bọc kiểu mạng;

● lực căng cuộn dây hoặc thiết bị khử lực căng, nếu có;

● kiểu và vật liệu của cơ cấu giá đỡ;

● bố trí mẫu (thẳng đứng / nằm ngang);

- chiều dài sợi và cáp được thử nghiệm. Kiểu mối nối giữa các sợi (nếu có);

- gia công đoạn đầu;

- các dữ liệu thử nghiệm kể cả kiểu thiết bị đo và các điều kiện ban đầu;

- mức ngặt nghèo của thử nghiệm (số chu kỳ, biểu đồ chu kỳ nhiệt độ). Nhiệt độ và số lần phải được ghi lại;

- độ ẩm có được khống chế hay không. Nếu độ ẩm được khống chế thì các mức ẩm ở các nhiệt độ cận biên cần được ghi lại;

- sự thay đổi độ suy hao ở bước sóng quy định dưới dạng hàm của chu trình nhiệt kể cả việc chỉ ra độ chính xác.

6.4. Phương pháp IEC XXX -1 - F2 - Nhiễm bẩn

Sẽ xem xét.

6.5. Phương pháp TCVN 6745-1-F3 (IEC 794 -1 - F3) - Tính nguyên vẹn của vỏ bọc

6.5.1. Mục đích

Phương pháp thử nghiệm này có thể áp dụng trên các cáp không độn đặt ngoài trời để khẳng định vỏ bọc cáp là liên tục và không có các lỗ. Điều này có thể thực hiện bằng thử nghiệm áp suất bên trong cáp hoặc thử nghiệm xung nếu vỏ bọc là loại chống ẩm.

6.5.2. Thử nghiệm áp suất bên trong

Đối với cáp không độn, vỏ bọc phải chịu áp suất khí bên trong từ 50 kPa đến 100 kPa trong 2 h sau khi đã cân bằng áp suất trên suốt chiều dài cáp mà không bị rò rỉ.

Chú thích - Không cần thực hiện thử nghiệm này nếu vỏ bọc được thử nghiệm phù hợp với 6.5.3.



6.5.3. Thử nghiệm phóng xung điện (nếu áp dụng)

Vỏ bọc phải chịu được điện áp thử nghiệm xung ít nhất là 8 kV xoay chiều (giá trị hiệu dụng) hoặc 12 kV một chiều.

Chú thích - Đối với cáp không độn không cần thực hiện thử nghiệm này nếu vỏ bọc được thử nghiệm phù hợp với 6 5.2.

6.6. Phương pháp IEC XXX - 1 - F4 - Áp suất tĩnh bên ngoài

Sẽ xem xét.



6.7. Phương pháp TCVN 6745 - 1 - F5 (IEC 794 - 1 - F5) - Ngấm nước

6.7.1. Mục đích

Thử nghiệm này áp dụng cho cáp có độn đặt ngoài trời (độn bằng hợp chất hoặc vật liệu thích hợp khác) nhằm kiểm tra các kẽ hở của cáp có được độn một cách liên tục để ngăn ngừa sự ngấm nước vào trong cáp.

Sự phù hợp phải được kiểm tra trên các mẫu cáp có độn bằng một trong hai phương pháp sau (F5A hoặc F5B), như trong quy định kỹ thuật cụ thể.

6.7.2. Chuẩn bị mẫu

6.7.2.1. Phương pháp F5A

Phần vỏ bọc theo chu vi cùng với bao gói có chiều rộng 25 mm phải được tách bỏ 3 m từ một đầu của đoạn cáp và ống nối kín nước được ôm vào lõi để trần bắc qua khe của vỏ bọc.

6.7.2.2. Phương pháp F5B

Mẫu cáp có chiều dài lớn hơn chiều dài đem thử 1 m nhưng không quá 3 m được lấy một cách ngẫu nhiên. Nếu có yêu cầu thì mẫu phải chịu quy trình uốn theo 3.13.5. Quy trình 2 (phương pháp E 11). Đoạn cáp dài nhất là 3 m phải được lấy ở phần giữa của mẫu.

6.7.3. Tiến hành thử nghiệm

Cáp được đặt ở vị trí nằm ngang và cột nước 1 m được áp vào trong 24 h ở nhiệt độ ( 20 ± 5)°C.

Phẩm phát sáng hòa tan trong nước có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc phát hiện sự rò rỉ.

Chú thích - Cần cẩn thận khi chọn phẩm phát sáng sao cho nó không tác dụng với các thành phần của cáp.



6.7.4. Yêu cầu

Nước không được phát hiện thấy ở đầu của đoạn cáp dài 3 m. Nếu sử dụng phẩm phát sáng thì có thể dùng ánh sáng cực tím để kiểm tra.

Chú thích:

1. Quy trình thử nghiệm nêu trên là yêu cầu cơ bản về sự phù hợp và dùng cho các thử nghiệm thường xuyên, các mẫu có chiều dài ngắn có thể được thử nghiệm trong thời gian ngắn hơn.

2. Mẫu được coi là đạt nếu có những giọt rò rỉ (một số ít) được phát hiện thấy ngoài khu vực lõi cáp và chỗ được bọc.

Hình 19a





Hình 19 - Thử nghiệm ngấm nước

6.8. Phương pháp IEC XXX -1 - F6 - Băng giá

Đang xem xét.

6.9. Phương pháp IEC XXX - 1 - F7 - Bức xạ hạt nhân

Đang xem xét.
Phụ lục A

(tham khảo)

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁP DÙNG CHO CỰ LY NGẮN

A.1. Quy định chung

A.1.1. Mục tiêu

Phụ lục này đưa ra hướng dẫn bổ sung liên quan đến cáp sợi quang để sử dụng vào các cự ly ngắn trong thiết bị thông tin. Phụ lục này cho phép thiết lập những yêu cầu thống nhất về các tính chất hình học, quang học truyền dẫn, cơ học và môi trường của cáp sợi quang.

A.1.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 793 - 1 : 1992 Sợi quang - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung;

IEC 793 - 2 : 1992 Sợi quang - Phần 2: Quy định kỹ thuật cho sản phẩm;

TCVN 6745-2 : 2000 (IEC 794 - 2 : 1989) Cáp sợi quang - Phần 2: Quy định kỹ thuật cho sản phẩm;

IEC 874 - 1 : 1987 Bộ nối dùng cho sợi quang và cáp sợi quang - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung.

A.1.3 Phân loại sợi quang

Cáp sợi quang dùng trong những đoạn nối ngắn phải được trang bị bằng các sợi quang sau đây:

Loại A2: dùng cho những khoảng cách vài trăm mét đến 2 km;

Loại A3: dùng cho những khoảng cách vài trăm mét đến 1 km;

Loại A4: dùng cho những khoảng cách đến 100 m.

Đặc tính của cáp sợi quang sử dụng phải được quy định như trong quy định kỹ thuật cho sản phẩm liên quan.

A.2. Phương pháp đo các kích thước

Chú thích - Các phép đo các kích thước sợi quang phải được thực hiện, sử dụng các phương pháp quy định trong IEC 793-1.

A.2.1. Phương pháp đo đường kính

Các phương pháp đo đường kính được cho trong bảng 1 của tiêu chuẩn này và được áp dụng cho cáp sợi quang dùng cho các cự ly ngắn.



tải về 409.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương