TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6745-1: 2000 iec 794-1: 1993 with amendment 1 : 1994 and amendment 2 : 1995


Phương pháp TCVN 6745-1-E5 (IEC 794 -1 - E5) - Áp suất thay đổi



tải về 409.79 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích409.79 Kb.
#13875
1   2   3   4   5

3.7. Phương pháp TCVN 6745-1-E5 (IEC 794 -1 - E5) - Áp suất thay đổi

Đang xem xét.



3.8. Phương pháp TCVN 6745-1-E6 (IEC 794 -1 - E6) - Uốn lặp lại

3.8.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu uốn lặp lại của cáp sợi quang.



3.8.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải được kẹp ở mỗi đầu vào bộ nồi hoặc theo cách thức nào đó để các sợi, vỏ bọc và mọi chi tiết biến dạng được kẹp cùng nhau theo cách thức đại diện.



3.8.3. Thiết bị

Thiết bị phải đảm bảo cho mẫu được uốn về hai phía ngược nhau với một góc 180°. Hai vị trí tới hạn tạo thành góc 90° ở cả hai phía so với phương thẳng đứng trong khi chịu tải kéo. Để thử nghiệm cáp, thiết bị thích hợp được chỉ ra trên hình 7. Để thử nghiệm tổ hợp cáp / bộ nối, thiết bị thích hợp được chỉ ra trên hình 8. Cũng có thể sử dụng các thiết bị tương đương khác.

3.8.4. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68-1.



3.8.5. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu phải được cố định vào thiết bị như chỉ ra trên hình 7 và 8 và đặt tải vào bằng quả cân. Khối lượng của quả cân, bán kính uốn R và kích thước L phải như chỉ dẫn trong quy định kỹ thuật cụ thể. Mẫu phải được uốn đi uốn lại, các vị trí tới hạn tạo thành góc 90° ở cả hai phía so với phương thẳng đứng. Mẫu được uốn từ vị trí thẳng đứng về vị trí tới hạn phía bên phải rồi về vị trí tới hạn phía bên trái và trở về vị trí thẳng đứng ban đầu. Toàn bộ quá trình này được coi là một chu kỳ. Tốc độ uốn một chu kỳ phải xấp xỉ trong 2 s. Số chu kỳ và giá trị a, b và c phải như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.8.6. Yêu cầu

Không một sợi nào bị đứt trong quá trình thử. Chuẩn cứ chấp nhận đối với thử nghiệm này phải được nêu ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.9. Phương pháp TCVN 6745-1-E7 (IEC 794 -1 - E7) - Xoắn

3.9.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu xoắn của cáp sợi quang.

3.9.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải được kẹp vào bộ nối hoặc bằng cách nào đấy để các sợi, vỏ bọc và chi tiết biến dạng được kẹp cùng nhau theo cách thức đại diện.



3.9.3. Thiết bị

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng thiết bị gồm có kẹp bắt cố định và kẹp quay. Thiết bị thích hợp được cho trên hình 9 và 10. Tuy nhiên các thiết bị tương đương khác cũng có thể được sử dụng.



3.9.4. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68 - 1.



3.9.5. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu phải được lắp đặt vào thiết bị thử nghiệm bằng cách kẹp cáp vào kẹp cố định đủ chặt nhằm ngăn ngừa sự dịch chuyển vỏ bọc của cáp trong quá trình thử nghiệm. Bộ nối hoặc đầu nối phải được cố định vào kẹp quay. Kẹp quay này phải được quay theo chiều kim đồng hồ với số vòng quay được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể. Mẫu sau đó được quay trở về vị trí ban đầu và sau đó được quay ngược chiều quay của kim đồng hồ với cùng số vòng quay nêu trên và lại trở về vị trí ban đầu. Toàn bộ quá trình này được coi là một chu kỳ. Chiều dài mẫu thử nghiệm, khối lượng của quả cân và số chu kỳ phải như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.9.6. Yêu cầu

Chuẩn cứ chấp nhận đối với thử nghiệm này phải được nêu ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.





Hình 7 - Thử nghiệm cáp

Hình 8 Thử nghiệm tổ hợp cáp/bộ nối



Hình 9 - Thử nghiệm xoắn

Hình 10 - Thử nghiệm xoắn



3.10. Phương pháp TCVN 6745-1-E8 (IEC 794 - 1 - E8) - Mềm dẻo

3.10.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu uốn dẻo lặp lại của cáp sợi quang.

3.10.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải được kẹp ở mỗi đầu vào bộ nối hoặc theo cách thức nào đó để các sợi, vỏ bọc và mọi chi tiết được kẹp cùng nhau theo cách thức đại diện.

3.10.3. Thiết bị

Thử nghiệm được thực hiện theo TCVN 6610-2 : 2000 (IEC 227 - 2) nếu không có yêu cầu nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Các puli phải có rãnh dạng nửa hình tròn đối với cáp tròn và rãnh dạng phẳng đối với cáp dẹt. Kẹp D phải được cố định để lực kéo luôn được đặt vào nhờ quả cân và do đó giá đỡ chuyển động ra xa được. Thiết bị tương đương cũng có thể được sử dụng.

3.10.4. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68 -1.

3.10.5. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu phải được đưa vào các puli như chỉ ra trên hình 11, mỗi đầu được mang tải bằng quả cân. Khối lượng của quả cân này và đường kính của các puli A và B phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Mẫu phải được uốn với số chu kỳ được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

A và B - Puli

C - Giá đỡ

D - Kẹp hãm



Hình 11 - Thiết bị thử nghiệm độ mềm dẻo

3.10.6. Yêu cầu

Chuẩn cứ chấp nhận đối với thử nghiệm này phải được nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.11. Phương pháp TCVN 6745-1-E9 (IEC 794 - 1 - E9) - Giật

3.11.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu tải giật đột ngột của cáp sợi quang.



3.11.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải được kẹp vào bộ nối hoặc theo cách thức nào đó để các sợi, vỏ bọc và các chi tiết biến dạng được kẹp cùng nhau theo cách thức đại diện.



3.11.3. Thiết bị

Móc treo có kích thước như chỉ ra trên hình 12 phải có khả năng chịu các tải đặt vào khác nhau. Bán kính của phần mà móc treo tiếp xúc với cáp phải lớn hơn bán kính của cáp. Ngoài ra, móc treo phải có kết cấu để không bị biến dạng trong quá trình thử nghiệm.



3.11.4. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của lEC 68 - 1.

3.11.5. Tiến hành thử nghiệm

Cáp phải được kẹp chặt giữa hai giá đỡ cứng tạo thành một cánh cung có khoảng vượt 4,5m và độ võng 300mm.

Sau khi tạo được hình cánh cung phải đo suy hao.

Móc treo cùng với vật nặng kèm theo phải được giữ hoặc đỡ ở phía trên cáp để đỉnh của móc treo được đặt ở phía trên chính giữa điểm thấp nhất của cáp, có chiều cao là 100mm.

Khối lượng của vật nặng này phải như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể. Móc treo sau đó được thả ra để đè lên cáp rồi kiểm tra lại suy hao. Đưa vật nặng ra khỏi cáp và nếu có yêu cầu trong quy định kỹ thuật cụ thể thì đo lại một lần nữa suy hao. Quá trình này tạo thành một chu kỳ. Số chu kỳ thực hiện phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.11.6. Yêu cầu

Trong quá trình thử nghiệm không sợi nào được đứt và độ dẫn điện liên tục, nếu áp dụng, phải được duy trì. Trong quá trình thử nghiệm có thể kiểm soát độ suy hao. Sau thử nghiệm, mức tăng độ suy hao phải được kiểm tra nếu có yêu cầu.





Hình 12 - Thử nghiệm giật

3.12. Phương pháp TCVN 6745-1-E10 (IEC 794 -1 E10) - Bẻ gập



3.12.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để kiểm tra xem việc bẻ gập cáp quang có làm đứt sợi quang trong cáp không. Tùy thuộc vào độ cứng của vỏ cáp, khi vòng uốn có kích thước đủ nhỏ dẫn đến bẻ gập vỏ bọc có thể xảy ra đứt sợi.



3.12.2. Mẫu

Lấy một đoạn cáp dài gấp 10 lần bán kính uốn nhỏ nhất của cáp.



3.12.3. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu phải được giữ ở cả hai phía. Tạo thành hình vòng  (xem hình 13). Đường kính của vòng phải được giảm dần đến giá trị nhỏ nhất quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể bằng cách kéo từ từ hai đầu của cáp . Các lực đặt vào ở phía dưới của vòng phải cùng nằm trong một mặt phẳng.

Nhiệt độ của mẫu được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.12.4. Yêu cầu

Không được xảy ra bẻ gập  như chỉ ra trên hình 13.



Hình 13 - Thử nghiệm bẻ gập

3.13. Phương pháp TCVN 6745-1-E11 (IEC 794 - 1 E11) - Uốn cáp



3.13.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu uốn quanh trục thử nghiệm của cáp sợi quang có kích thước nhỏ.

3.13.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu phải được kẹp ở mỗi đầu vào bộ nối hoặc theo cách thức nào đó để các sợi, vỏ bọc và mọi chi tiết biến dạng được kẹp cùng nhau theo cách thức đại diện.

3.13.3. Thiết bị

Thiết bị có trục quấn phải đảm bảo cho mẫu được quấn sát vào nhau thành đường xoắn ốc khít quanh trục quấn.



3.13.4. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68-1.



3.13.5. Tiến hành thử nghiệm

Tuỳ thuộc vào kết cấu và đường kính của cáp, và theo chỉ dẫn trong quy định kỹ thuật cụ thể, một trong hai cách tiến hành thử nghiệm sau đây phải được áp dụng.



Cách 1

Mẫu phải được quấn thành đường xoắn ốc khít quanh trục quấn với tốc độ đồng nhất một vòng trong 5s. Lực căng phải đặt vào đảm bảo cho mẫu bao quanh trục quấn. Sau đó mẫu được tở ra.

Một chu kỳ gồm một lần quấn vào và một lần tởi ra.

Đường kính của trục quấn thử nghiệm, số vòng quấn và số chu kỳ phải được chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



Cách 2

Mẫu phải được uốn quanh trục quấn một góc 180° (hình chữ U) và giữ căng trong quá trình uốn. Một chu kỳ gồm một lần uốn hình chữ U và tiếp theo là uốn hình chữ U ngược lại. Đường kính của trục quấn thử nghiệm và số chu kỳ phải được nêu ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.13.6. Yêu cầu

Trong quá trình thử nghiệm không một sợi nào được đứt. Vỏ bọc không được có vết nứt nhìn thấy được bằng mắt thường khi kiểm tra trong lúc vẫn còn quấn trên trục quấn. Nếu thích hợp, mức tăng suy hao sau thử nghiệm này không được vượt quá giá trị quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.13.7. Thử nghiệm uốn cáp ở nhiệt độ thấp

Thử nghiệm này phải được thực hiện phù hợp với 9.1 của TCVN 5936 - 1995 (IEC 540) ở nhiệt độ được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Ngoài yêu cầu ở 9.1 của TCVN 5936 - 1995 (IEC 540) ra, không một sợi nào được đứt trong quá trình thử nghiệm.

3.14. Phương pháp TCVN 6745-1-E12 (IEC 794 -1 - E12) - Khả năng chịu cắt

3.14.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu cắt của vỏ bọc cáp sợi quang (ví dụ cáp dùng trên máy bay).



3.14.2. Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm được thiết kế để đặt một lực cắt quy định với một tốc độ quy định. Ví dụ điển hình về thiết bị thích hợp được chỉ ra trên hình 14.

Bán kính của dao cắt được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.14.3. Tiến hành thử nghiệm

Nếu không có quy định nào khác lực được nâng từ từ với tốc độ 50 N/min ± 10 N/min tới mức chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể. Lực này được duy trì trong khoảng thời gian được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Mẫu được kiểm tra bằng cách quan sát với độ phóng đại từ 5 đến 10 lần đối với các hỏng hóc sau thử nghiệm.

3.14.4. Điều kiện thử nghiệm

Quy định kỹ thuật cụ thể phải gồm:

- bán kính của dao cắt;

- nhiệt độ thử nghiệm;

- lực đặt vào;

- tốc độ đặt vào;

- thời gian đặt lực.

3.14.5. Yêu cầu

Không có vết cắt trên vỏ bọc quan sát thấy và vẫn phải duy trì được tính liên tục về quang (xem IEC 793 - 1 - C4).

3.15. Phương pháp TCVN 6745-1-E13 (IEC 794 - 1 - E13) - Tác động bằng súng bắn

3.15.1. Mục đích

Mục đích của thí nghiệm này là để xác định khả năng chịu tác động của súng bắn của cáp quang đặt ngoài trời.



3.15.2. Mẫu

Một đoạn cáp quang (điển hình là 3 m).





Hình 14 - Ví dụ về thiết bị thích hợp

3.15.3. Thiết bị

Thiết bị gồm:

a) súng bắn như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Kiểu súng có thể khác nhau giữa các nước

b) khung để giữ mẫu cáp. Điều quan trọng là mẫu được di chuyển tự do và hệ thống thử nghiệm cần được lưu ý là đạn có thể phân tán theo hình elip tùy thuộc vào loại súng được sử dụng.

c) đạn của súng

1) Cỡ 4 hoặc 7 hoặc như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Cỡ đạn có thể khác nhau giữa các nước và nó đặc trưng cho mức độ nguy hại trong quá trình lắp đặt.

2) Kiểu đạn phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Thông thường đạn chì và đạn thép được sử dụng, tùy thuộc vào mỗi nước. Đạn chì bị biến dạng khi va đập và ít gây tác hại hơn đạn thép.

3) Kiểu đạn nổ phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Thuốc nổ nạp trong đạn nổ có thể ảnh hưởng đến thử nghiệm

3.15.4. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu cáp phải được lắp đặt vào khung và được bắn ở khoảng cách được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Khoảng cách điển hình là 20m.

Số viên đạn gây ra vết va đập nhìn thấy được phải ít, điển hình là ba hoặc ít hơn để có được thử nghiệm tại lặp. Nếu nhiều hơn ba vết vào cáp thì sau đó thử nghiệm có thể được lặp lại, nếu không thỏa mãn yêu cầu.

3.15.5. Yêu cầu

Các sợi quang trong mẫu cáp vẫn phải đảm bảo tính liên tục về quang sau thử nghiệm này.

3.15.6. Nội dung ghi báo cáo thử nghiệm

a) kiểu súng.

b) cỡ đạn.

c) kiểu đạn.

d) kiểu đạn nổ.

e) khoảng cách giữa súng và mẫu.

f) nội dung cụ thể của hệ thống thử nghiệm, kể cả việc điều chỉnh cáp

g) mô tả dạng hỏng đã xảy ra, kể cả độ liên tục của sợi quang.

h) số thử nghiệm đã thực hiện để đạt được những vết va đập nhìn thấy được ít nhất.

3.16. Phương pháp TCVN 6745-1-E14 (IEC 794 - 1 - E14) - Chảy hợp chất độn



3.16.1. Mục tiêu

Mục đích của thử nghiệm này là để chứng tỏ rằng các hợp chất ở trong cáp không chảy ra khỏi cáp sợi quang có sử dụng hợp chất độn ở nhiệt độ đã chỉ ra.



3.16.2. Lấy mẫu và mẫu thử nghiệm

a) số lượng và dạng mẫu thử nghiệm

Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì chuẩn bị năm mẫu cáp thử nghiệm từ mẫu cáp cần đánh giá. Mỗi mẫu cáp thử nghiệm phải là đại diện của loại cáp được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

b) chiều dài mẫu thử nghiệm

Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì mỗi mẫu thử nghiệm phải có chiều dài là 300mm ± 5mm.

c) chuẩn bị mẫu thử nghiệm

Chuẩn bị từng mẫu cáp thử nghiệm như sau:

1) Cắt bỏ 130 mm ± 2,5 mm phần vật liệu làm vỏ bọc ở bên ngoài ở một đầu cáp.

2) Cắt bỏ toàn bộ các phần tử còn lại không thuộc bản chất của cáp (như giáp sắt, màn chắn, vỏ bọc bên trong, các phần tử xoắn ốc để làm tăng độ bền, băng chống ngấm nước, các lớp quấn lõi khác v.v…) một đoạn bằng 80mm ± 2,5mm ở cùng một đầu cáp. Không được làm ảnh hưởng đến phần còn lại của cáp (như các ống đệm có chứa các sợi quang, thành phần độn để làm tròn cáp v.v...).

3) Loại bỏ các chất kết dính của các vật liệu độn hoặc vật liệu ngâm tẩm gây ảnh hưởng đến 1) hoặc 2) nhưng phải đảm bảo cho mẫu thử nghiệm về căn bản vẫn giữ nguyên phần được bọc bằng vật liệu độn hoặc vật liệu ngâm tẩm (không được lau sạch).

4) Đối với thiết kế cáp có chứa các bộ phận như cụm sợi hoặc các băng dẹt mà có thể xê dịch do chính khối lượng bản thân của chúng trong quá trình thử nghiệm thì phải đảm bảo an toàn cho các bộ phận này ở phía đầu không được gia công của mẫu thử nghiệm theo cách thức nào đó mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của mẫu thử nghiệm. Các bộ phận như vậy có thể giữ chặt bằng các kẹp, bằng cách gắn eboxi hoặc bằng các phương tiện khác thỏa mãn mục đích của quy trình thử nghiệm.

5) Khi quy định kỹ thuật cụ thể cho phép thì các đầu phía trên của ống đệm hoặc ống lỏng có thể gắn kín để mô phỏng các phần cáp có độ dài lớn.



3.16.3. Thiết bị

Thiết bị và hệ thống sau đây được yêu cầu để thực hiện thử nghiệm.

a) tủ

Tủ nhiệt đủ lớn để giữ cho mẫu thử nghiệm ở vị trí thẳng đứng có công suất nhiệt đủ để duy trì nhiệt độ quy định trong quá trình thử nghiệm. Nếu tủ nhiệt là loại lưu thông không khí thì không khí không được thổi trực tiếp vào mẫu thử nghiệm.



b) bộ chỉ thị nhiệt độ

Sử dụng dụng cụ chỉ thị nhiệt độ thích hợp.

c) khay chứa

Khay chứa không hút ẩm để hứng vật liệu chảy ra.

d) các dụng cụ điều chỉnh vị trí

Các kẹp thích hợp, giá đỡ, và các dụng cụ khác, nếu cần để điều chỉnh vị trí mẫu thử nghiệm khi thử nghiệm.

e) cân

Cân có độ chính xác ít nhất là ± 0,001 g và có khả năng cân được khối lượng của riêng khay chứa và khay chứa đã hứng được một số lượng vật liệu chảy cho phép.



3.16.4. Tiến hành thử nghiệm

a) tủ được gia nhiệt đến nhiệt độ quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

b) đặt từng mẫu thử nghiệm đã chuẩn bị vào tủ ở trạng thái treo thẳng đứng có đầu cáp đã gia công quay xuống dưới. Đặt khay chứa sạch đã được cân trước ngay dưới mẫu thử (nhưng không được chạm) .

c) nếu quy định kỹ thuật cụ thể cho phép thì có thể tiến hành ổn định trước như chỉ ra từ 1) đến 3) dưới đây; ngược lại thì tiếp tục d).

1) Ổn định nhiệt độ tủ và nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì ổn định trước từng mẫu thử nghiệm trong khoảng thời gian 1h.

2) Khi kết thúc thời gian ổn định trước thấy khay chứa bằng một khay chứa sạch đã được cân trước. Cân khay chứa lúc ổn định trước để xác định lượng hợp chất độn hoặc hợp chất ngâm tẩm có thể đã chảy ra từ trong cáp trong quá trình ổn định trước. Lượng xác định được này nếu lớn hơn giới hạn quy định khi ổn định trước thì bị coi là không đạt. Nếu không có quy định nào khác trong quy định cụ thể thì giới hạn khi ổn định trước phải nhỏ hơn 0,5% khối lượng toàn bộ mẫu thử nghiệm của cáp hoặc 0,5g.

3) Tiếp tục thử nghiệm trong 23h, nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì tiếp tục e)

d) duy trì nhiệt độ của tủ và nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì thử nghiệm trong 24h.

e) khi kết thúc thời gian quy định lấy khay chứa ra và cân để xác định lượng hợp chất độn hoặc hợp chất ngâm tẩm có thể đã chảy ra từ cáp.

f) ghi lại lượng hợp chất độn hoặc hợp chất ngâm tẩm cho từng mẫu thử nghiệm của cáp. Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì ghi “không chảy” khi lượng xác định được nhỏ hơn hoặc bằng 0,005g.

3.16.5. Yêu cầu

Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì tất cả các mẫu thử nghiệm cáp được phép một lượng hợp chất chảy ra lớn nhất là 0,050 g. Nếu lượng hợp chất chảy ra từ một trong năm mẫu thử nghiệm cáp đầu tiên vượt quá 0,050 g nhưng ít hơn 0,100 g thì chuẩn bị năm mẫu thử nghiệm bổ sung phù hợp với 3.16.2 c) và thử nghiệm như ở 3.16.4 a) đến 3.16.4 f). Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có mẫu thử nghiệm lần hai nào có lượng hợp chất chảy vượt quá 0,050g.

3.16.6. Tính toán và trình bầy kết quả

a) Tính toán

Ngoài phép tính trừ đơn giản của khối lượng khay chứa lúc kết thúc và khối lượng khay chứa bắt đầu không yêu cầu tính toán nào khác.

b) Độ chính xác và độ sai lệch

Độ chính xác của thử nghiệm này vẫn chưa được xác định. Không công bố được về độ sai lệch của thử nghiệm này đối với sự chảy hợp chất vì kết quả chỉ nêu ra xem có sự phù hợp với chuẩn cứ chấp nhận như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể hay không.

3.16.7. Nội dung cụ thể cần được qui định

Các thông tin sau đây phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể

a) nhiệt độ thử nghiệm;

b) nội dung cụ thể về ổn định trước (nếu cho phép):

1) Nêu ra rằng ổn định trước là cho phép;

2) Các ngoại lệ đối với thủ tục không có ổn định trước như quy định là 3.16.4 c);

3) Chuẩn cứ ổn định trước đạt / không đạt.

c) bất kỳ một ngoại lệ nào được áp dụng đối với yêu cầu của quy trình này.

d) chuẩn cứ chấp nhận (đạt / không đạt) trừ trường hợp không có.



3.16.8. Kết quả

Trình bày các thông tin sau đây đối với mỗi thử nghiệm

a) tên, số thử nghiệm TCVN 6745-1-E14 (IEC 794 - 1 - E14) và ngày tiến hành thử nghiệm;

b) loại cáp thử nghiệm và sự nhận dạng cáp khi sử dụng;

c) ngày thử nghiệm và người chịu trách nhiệm thử nghiệm;

d) nội dung cụ thể về ổn định trước, nếu có thực hiện (ví dụ như: nhiệt độ, thời gian, lượng hợp chất chảy ra khi ổn định trước) ;

e) nhiệt độ thử nghiệm;

f) những sai khác so với quy trình này có thể đã áp dụng (ví dụ như: thời gian thử nghiệm, chiều dài mẫu thử nghiệm, v.v...);

g) các kết quả thử nghiệm (ví dụ: lượng hợp chất chảy ra).

3.17. Phương pháp TCVN 6745-1-E15 (IEC 794 - 1 E15) - Rò rỉ và bay hơi

3.17.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để đo lượng rò rỉ và/hoặc bay hơi của hợp chất độn ở nhiệt độ cao.

Chú thích - Đây là thử nghiệm vật liệu được áp dụng phổ biến đối với hợp chất tiếp giáp với các sợi quang

3.17.2. Thiết bị

Thiết bị bao gồm:

- tủ nhiệt chạy bằng điện có thổi gió tự nhiên;

- cân phân tích có giới hạn sai số G = 0,1 mg;

- bộ dụng cụ thử nghiệm (xem hình 15) bao gồm:

a) phễu, lưới bằng nikel, 60 lỗ (số lỗ: 5; 6 trên mm2, đường kính dây lưới 0,19mm, kích thước lỗ 0,28mm) cùng với tay xách bằng dây.

Có thể sử dụng phễu bằng thép không gỉ (60 lỗ, kích thước lỗ 0,25mm) và độ rộng mối hàn nhỏ hơn 1mm với điều kiện phải chứng minh được là kết quả này sẽ không khác nhiều so với phễu thứ nhất;

b) cốc có dạng dài không cần có vòi, dung tích 200ml;

Chú thích - Nắp đậy không cần đến khi đo độ bay hơi.

c) thiết bị sấy khô

3.17.3. Tiến hành thử nghiệm

Cân lò đã sấy khô và sạch và ghi lại ví dụ M1 (cân đến phạm vi 1mg). Cân cả cụm cốc, phễu và giá treo phễu và ghi lại ví dụ M2. Đổ 10g mẫu vào phễu (bề mặt trên của mẫu phải nhẵn và lồi để chất lỏng không bị đọng lại và không được có vật liệu kết tụ ở các lỗ lưới). Cân toàn bộ thiết bị và mẫu và ghi lại ví dụ M3.

Gia nhiệt bộ dụng cụ thử nghiệm trong tủ ở nhiệt độ và thời gian như đã nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể. Làm nguội nhiệt độ phòng trong thiết bị sấy khô. Cân lại toàn bộ thiết bị và ghi lại ví dụ M4. Lấy phễu ra một cách cẩn thận. Cân lại các và ghi lại ví dụ M5. Tính lượng phần trăm rò rỉ và bay hơi và ghi giá trị trung bình của các kết quả.

Lượng mẫu cần thử nghiệm phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Tính toán:

% rò rỉ =

% bay hơi =

3.17.4. Yêu cầu

Kết quả trung bình tính được không được vượt quá giá trị lớn nhất cho trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.17.5. Nội dung cụ thể cần ghi

a) nhiệt độ thử nghiệm;

b) thời gian thử nghiệm;

c) kiểu phễu được sử dụng;

d) lượng mẫu thử nghiệm.

Kích thước tính bằng milimét




tải về 409.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương