TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5507: 2002



tải về 0.8 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.8 Mb.
#14036
  1   2   3   4   5
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5507: 2002

SOÁT XÉT LẦN 2

HOÁ CHẤT NGUY HIỂM – QUI PHẠM AN TOÀN
TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG,
BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

Hazardous chemicals - Code of practice for safety in production,
commerce, use, handing and transportation


MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

3 Thuật ngữ

4 Qui định chung

5 Yêu cầu an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất nguy hiểm

6 Yêu cầu an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm

7 Yêu cầu an toàn trong vận chuyển hoá chất nguy hiểm

8 Yêu cầu an toàn trong lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D

Phụ lục E



LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 5507: 2002 thay thế cho TCVN 5507: 1991

TCVN 5507: 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 47/SC3 an toàn hoá chất hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Công ty Hoá chất, Bộ Thương mại đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

TCVN 5507:2002

HOÁ CHẤT NGUY HIỂM – QUI PHẠM AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN



Hazardous chemicals - Code of practice for safety in production, commerce, use, handing and transportation

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoá chất nguy hiểm, kể cả hoá chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chất nổ và chất phóng xạ.

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 2290 – 78 Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế. TCVN 3147 – 1990 Qui phạm an toàn trong công tác xếp dỡ – Yêu cầu chung.

TCVN 3255 – 86 An toàn nổ. Yêu cầu chung.

TCVN 3288 – 79 Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung.

TCVN 4512 – 88 Qui phạm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển. TCVN 4604 – 88 Xí nghiệp công nghiệp. Nhà sản xuất. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5939: 1995 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

TCVN 5940: 1995 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.

TCVN 5945: 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

TCVN 6304: 1997 Chai chứa khí đốt lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển. TCVN 6404: 1998 Sử dụng bao bì trong sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.



3 Thuật ngữ

Tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ sau:



3.1 Hoá chất nguy hiểm (Hazardous chemicals)

Là những hoá chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và thải bỏ có thể gây ra cháy, nổ, ăn mòn, khó phân huỷ trong môi trường gây nhiễm độc cho con người, động thực vật và ô nhiễm môi trường.

3.1.1 Hoá chất dễ cháy, nổ (explosive flammable chemicals)

Là những hoá chất có thể/ hoặc tự phân giải gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.

Chú thích – Trong tiêu chuẩn này các chất dễ cháy, nổ được phân theo nhóm theo nhiệt độ bùng cháy và theo giới hạn nổ trong phụ lục B và C.

3.1.2 Hoá chất ăn mòn (Corrosive chemicals)

Là những hoá chất có tác dụng phá huỷ dần các dạng vật chất như: kết cấu xây dựng và máy móc, thiết bị, đường ống … huỷ hoại da và gây bỏng đối với người và súc vật.

3.1.3 Hoá chất độc (Toxic chemicals)

Là những hoá chất gây độc hại, ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp đến người và sinh vật. Hoá chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường tiêu hoá, qua đường hô hấp, gây nhiễm/ngộ độc cấp tính hoặc mon tính, gây nhiễm độc cục bộ hoặc toàn thân; có thể là những hóa chất có khả năng gây ung thư, dị tật…

3.2 Sự cố hóa chất (Event of chemical hazards)

Sự việc bất thường liên quan tới hóa chất gây cháy, nổ, độc hại, ăn mòn hoặc ô nhiễm môi trường.



3.3 Chất thải nguy hại (hazardous waste)

Là chất thải có chứa các đơn chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ gây ô nhiễm môi trường và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường, động thực vật và sức khỏe con người.



4 Qui định chung

4.1 Yêu cầu chung

4.1.1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và vận chuyển hóa chất nguy hiểm (sau đây được gọi tắt là: cơ sở có hóa chất nguy hiểm) phải tuân theo các qui định trong tiêu chuẩn này cùng với các qui định pháp lý hiện hành khác có liên quan. Danh mục các hóa chất nguy hiểm thông dụng theo phụ lục A.

4.1.2 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải biết rõ được các tính chất nguy hiểm, phương pháp phòng ngừa và xử lý sự cố nguy hại xảy ra của từng loại hóa chất; có trách nhiệm cung cấp những thông tin nguy hiểm về hóa chất cho cơ quan quản lý an toàn lao động có thẩm quyền, những đối tượng sử dụng trực tiếp và những đối tượng có liên quan trong hoạt động hóa chất đó.

4.1.3 Tại mỗi phân xưởng, kho tàng có hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về qui trình thao tác an toàn và đặt ở vị trí dễ đọc.

4.1.4 Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được đào tạo và được cấp thẻ an toàn lao động theo qui định hiện hành của pháp luật. Định kỳ, cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải mở lớp bổ túc kiến thức, nghiệp vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý sự cố hóa chất cho cán bộ công nhân viên của mình.

4.1.6 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại của từng loại hóa chất. Phải hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng và bảo quản các phương tiện này. Cấm sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã bị hư hỏng.

4.1.7 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

4.1.8 Tất cả các trường hợp tai nạn lao động, sự cố xảy ra do hóa chất nguy hiểm đều phải được xử lý kịp thời, khai báo, điều tra, lập biên bản và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định.

4.1.9 Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất. (cháy, nổ, đổ vỡ…) người chịu trách nhiệm về hàng hóa hoặc lãnh đạo cơ sở xảy ra tai nạn, phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền theo qui định hiện hành.

Phải tổ chức canh gác và cắm biển để khoanh vùng và cách ly hiện trường (khu vực có hóa chất bắn ra, đổ vỡ, chảy,…) phải tiến hành và hoàn thành một cách triệt để việc xử lý hiện trường.

4.1.10 Chỉ những người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của hóa chất, biết phương pháp xử lý và có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được xử lý sự cố.

4.1.11 Những cơ sở có hóa chất nguy hiểm, khi xảy ra sự cố hóa chất có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến cộng đồng và môi trường, phải lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý và ứng cứu khẩn cấp.

4.2 Yêu cầu về nhà kho, nhà xưởng

4.2.1 Nhà xưởng, kho tàng của các cơ sở có hóa chất nguy hiểm, khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo phải theo qui định trong TCVN 2622: 1995 ; TCVN 4604: 1988 và phải đảm bảo khoảng cách an toàn với khu dân cư và cuối nguồn nước .

Không được bố trí nhà xưởng, kho tàng ở đầu hướng gió thuộc hướng gió ưu thế so với cơ sở. Nếu bố trí các cơ sở này trong hang hầm thì phải có đủ các biện pháp đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Hệ thống thông gió nhà xưởng, kho tàng phải theo qui định TCVN 3288:1979.

4.2.2 Nhà xưởng, kho hóa chất nguy hiểm phải khô ráo không thấm, dột, phải có hệ thống thu lôi chống sét, phải định kỳ kiểm tra hệ thống này theo các qui định hiện hành.

4.2.3 Kho hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và biện pháp đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

4.2.4 Hóa chất nguy hiểm nhất thiết phải để trong kho. Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải qui hoạch khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được xếp trong cùng một kho các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau, hoặc có phương pháp chữa cháy khác nhau.

4.2.5 Bên ngoài kho, xưởng phải có biển “Cấm lửa”, “cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; biển ghi ký hiệu chất chữa cháy. Các biển này phải rõ ràng và để ở chỗ dễ thấy nhất.

4.2.6 Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:

- Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tương ít nhất 0,5 m, hóa chất kỵ ẩm phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,3m;

- Hóa chất dạng lỏng chứa trong phuy, can… và hóa chất dạng khí chứa trong các bình chịu áp lực phải được xếp đúng qui định;

- Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2 m;

- Lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1,5 m;

- Không được xếp các lô hàng nặng qua tải trọng của nền kho;

- Không được để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy ở trong kho;

- Thường xuyên kiểm tra các lô hàng, thông gió, thoát ẩm, lớp hóa chất cuối cùng không bị đè hỏng.

4.3 Yêu cầu về thiết bị

4.3.1 Thiết bị sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng với hóa chất nguy hiểm phải theo qui định trong TCVN 2290: 1978.

4.3.2 Khi thay thế, bổ sung các chi tiết như: thiết bị đơn lẻ, đường ống, các van, khóa hãm … sử dụng với hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chi tiêu kỹ thuật qui định.

4.3.3 Thiết bị vận chuyển (băng tải, băng nâng..) phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động.

4.3.4 Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn có thể gây ra bỏng cho người làm việc, phải được che chắn cách ly.

4.3.5 Trong khi vận hành, sử dụng các thiết bị làm việc có áp lực cần thực hiện đúng những yêu cầu trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về các thiết bị chịu áp lực.

4.3.6 Hệ thống đo lường, kiểm sóat công nghệ của các thiết bị trong các quá trình sản xuất hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ, hiệu chuẩn sai số đảm bảo cho thiết bị vận hành ổn định.

4.4 Yêu cầu về bao bì

4.4.1 Vật liệu, chủng loại, kết cấu và kiểm tra bao bì phải theo các qui định trong TCVN 6406: 1998.

4.4.2 Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín và chắc chắn. Bao bì khi dùng hết phải bảo quản riêng. Trường hợp sử dụng lại bao bì phải làm sạch, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hóa chất mới hoặc gây nguy hiểm.

Vật liệt kê, đậy phải được đánh dấu để phân biệt từng loại hóa chất, không được dùng lẫn lộn.

4.4.3 Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung theo qui định của Qui chế ghi nhãn hàng hóa. Các biểu trưng an toàn theo qui định trong phụ lục E.

4.4.4 Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách. Trường hợp nhãn bị mất, không phân biệt được là chất gì, phải phân tích, xác định rõ tên và thành phần chính của hóa chất và bổ sung nhãn mới trước khi đưa ra lưu thông hoặc đưa vào sử dụng.

4.5 Yêu cầu về quản lý

4.5.1 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục các mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này còn phải thực hiện theo các qui định hiện hành của pháp luật.

4.5.2 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải có qui chế quản lý chặt chẽ trong xuất, nhập. Chỉ có người có trình độ chuyên môn phù hợp được giao trách nhiệm quản lý hóa chất nguy hiểm mới được phép giao, nhận. Phải có sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho hàng ngà, khi thấy thiếu, thừa, sai qui cách phải báo ngay với cấp trên.

4.5.3 Khi giao nhận hóa chất nguy hiểm, chứng từ phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, có chữ ký của người giao hàng, nhận hàng và xác nhận của cơ sở có hàng. Chỉ được giao, nhận hàng có bao bì nguyên vẹn và đầy đủ nhãn hàng hóa với đầy đủ các thông tin theo qui định hiện hành.

4.5.4 Hóa chất hết thời hạn sử dụng hoặc mất phẩm chất phải được xử lý, nếu huỷ bỏ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành của Nhà nước.

5 Yêu cầu an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm

5.1 Hóa chất dễ cháy nổ

5.1.1 Cơ sở có hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là hóa chất dễ cháy, nổ đều phải thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật để đảm bảo hỗn hợp, khí, hơi bụi của các hóa chất này với không khí luôn ngoài vùng giới hạn cháy nổ theo qui định trong phụ lục B, C và bảo quản theo phụ lục D.

5.1.2 Cơ sở có hóa chất dễ gây cháy, nổ phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và phải lập và thực hiện kế hoạch phòng cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo qui định.

5.1.3 Khi xây dựng các kho chứa, các cơ sở sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ phải tuân theo các qui định về cự ly an toàn, các cấp bậc chịu lửa của công trình và việc bố trí giao thông đi lại của người và phương tiện phải tuân theo các qui định trong TCVN 2622: 1995.

5.1.4 Nơi sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ phải có lối thoát nạn, phải có các buồng phụ. Những buồng phụ này phải cách ly với buồng chính bằng các cấu kiện ngăn chặn có giới hạn chịu

lửa nhỏ nhất là 1,5 giờ.

5.1.5 Cơ sở có hóa chất dễ cháy, nổ ngoài việc phải trang bị đẩy đủ các phương tiện và chất chữa cháy thích hợp, phải trang bị thêm các phương tiện bảo vệ cá nhân chống độc thích hợp khi chữa cháy.

5.1.6 Trong khu vực sản xuất, sử dụng và kho tàng chứa các hóa chất dễ cháy, nổ phái qui định chặt chẽ chế độ dùng lửa . Khi cần thiết sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có quy trình làm việc làm việc an toàn phòng cháy, nổ, có xác nhận bảo đảm của cán bộ an toàn lao động.

5.1.7 Hệ thống điện ở những nơi có hóa chất dễ chay, nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại an toàn cháy, nổ và có cấp phòng nổ tương ứng với môi trường hơi, khí dễ cháy nổ;

- Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh ngầm hoặc nổi có ống dẫn hơi khí, chất lỏng dễ cháy, nổ. Không được dùng các đường ống này làm vật nối đất tự nhiên;

- Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa các hóa chất dễ cháy, nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng đều phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương;

- Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí, bụi dễ cháy, nổ vào thiết bị chiếu sáng;

- Khi sửa chữa, thay thế thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và treo bảng cấm đóng điện. Chỉ người chịu trách nhiệm, có kỹ thuật về điện mới được làm việc này.

5.1.8 Máy móc, thiết bị làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy, nổ đều phải an toàn phòng chống cháy, nổ . Khi thiết kế , chế tạo, vận hành phải phù hợp yêu cầu của TCVN 3255: 1986.

Dụng cụ làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy, nổ đều phải làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập.

5.1.9 Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các qui trình phòng cháy,nổ:

- Thử kín, thử áp (nếu cần);

- Thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ;

- Xác định hàm lượng ôxy hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ còn lại sao cho không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy, nổ.

5.1.10 Thiết bị , bao bì chứa chất hóa lỏng dễ cháy, nổ đều phải giữ đúng hệ số đầy qui định tuỳ theo đặc tính hóa lý của chất lỏng đó. Thiết bị lớn phải có van xả một chiều, van ngắt lửa kèm bích an toàn phòng nổ. Bích an toàn phòng nổ làm bằng vật liệu không cháy, nổ. Đầu ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ vào phải sát mép hoặc sát đáy thiết bị. Thiết bị có áp suất, phải sát có ban an toàn xả qua áp. Phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị này.

5.1.11 Không để hóa chất dễ cháy, nổ cùng chỗ với các chất duy trì sự cháy (như ôxy hoặc các chất nhả ôxy…). Đường ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ không đi chung với giá đỡ đường ống ôxy, không khí nén.

5.1.12 Không dùng khí nén có ôxy để nén đẩy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ từ bình này sang bình khác, phải tiếp đất bình chứa và bình rót.

5.1.13 Cấm để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy, nổ gần nguồn phát nhiệt, Đối với trường hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, phải có biện pháp hạ nhiệt (sơn phản xạ hoặc tưới nước…).

5.1.14 Không được đun nóng hóa hóa chất lỏng dễ cháy bằng ngọn lửa trực tiếp. Chỉ được mở nắp sau khi đã đun xong và hỗn hợp bên trong đã đủ nguội.

5.1.15 Khi pha dung môi vào khối hóa chất lỏng ở thiết bị hở phải cách xa vùng có lửa ít nhất 10m. Chỉ được pha dung môi vào khối hóa chất lỏng khi nhiệt độ khối hóa chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi.

5.1.16 Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa các hóa chất dễ cháy, nổ mà phải dùng nước xà phòng hay các chất khác không có khả năng gây cháy, nổ với các hóa chất trong ống dẫn thiết bị.

5.1.17 Trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng các hóa chất dễ cháy, nổ. Việc sử dụng các chất thêm vào phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng qui trình công nghệ sản xuất;

- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ đó;

- Chất thêm vào không có tạp chất lạ (bị nhiễm bẩn).

5.1.18 Để hàn thiết bị, ống dẫn trước đây có chứa hóa chất dễ cháy, nổ, phải mở hết các nắp thiết bị, mặt bích ống dẫn và làm thoát hết khí dễ cháy, nổ ra ngoài, thau rửa sạch đảm bảo không còn khả năng tạo thành hỗn hợp cháy, nổ khi đí mới được tiến hành hàn.

5.1.19 Khi sơn xì, nhất là sơn trong diện tích kín phải đảm bảo hỗn hợp sơn với không khí ở ngoài vùng giới hạn nổ và tránh hiện tượng tĩnh điện gây ra cháy, nổ.

5.1.20 Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước; tránh sự ứ đọng của các loại hóa chất dễ gây cháy, nổ.

5.1.21 Trong khu vực có hóa chất dễ cháy, nổ đều phải thông thoáng bằng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Bố trí thiết bị thông gió phù hợp với mặt bằng sản xuất và tỷ trọng của hơi, khí dễ cháy, nổ để tránh sự tích tụ của hơi, khí dễ cháy, nổ đó.

5.1.22 Khi xảy ra cháy ở khu vực có máy thông gió đang hoạt động phải lập tức dừng máy thông gió lại để cháy không lan rộng ra những vùng khác, rồi áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp.

5.1.23 Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, mọi người có mặt đều phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia cứu chữa người bị nạn và chữa cháy. Những người không có phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn không được tham gia chữa cháy. Người gọi điện thoại báo công an phóng cháy chữa cháy và y tế cấp cứu, phải chỉ dẫn địa chỉ rõ ràng và trực tiếp đón dẫn đường nhanh nhất.

5.2 Hóa chất ăn mòn

5.2.1 Cơ sở có hóa chất ăn mòn phải có biện pháp hạn chế sự ăn mòn, bảo vệ công trình xây dựng. Phải có hệ thống cống rãnh thoát chất ăn mòn, hệ thống thu hồi xử lý.

5.2.2 Thiết bị, đường ống chứa chất ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở phải ở vị trí an toàn cho người thao tác đi lại, Trường hợp chứa trong thiết bị chịu áp lực, phải định kỳ kiểm tra theo qui định.

5.2.3 Đường đi phía trên thiết bị có hóa chất ăn mòn phải được rào chắn vững chắc, có tay vịn. Thành thiết bị, bể chứa phải cao hơn vị trí người thao tác ít nhất 0,9 m, không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì làm giảm chiều cao nói trên.

5.2.4 Không được ôm, vác trực tiếp hóa chất ăn mòn gây nguy hiểm cho người làm việc. Khi nâng lên cao đóng rót, di chuyển phải có thiết bị chuyên dùng.

5.2.5 Khi tẩy rửa, sửa chữa thiết bị, ống dẫn hóa chất ăn mòn phải có phương án làm việc an toàn, được tiến hành dưới sự chỉ dẫn của những người am hiểu về kỹ thuật, biết cách xử lý những sự cố có thể xảy ra trong khi thực hiện.

5.2.6 Tại nơi có hóa chất ăn mòn phải có cả tủ thuốc cấp cứu, vòi nước, thùng chứa hóa chất trung hoà (ví dụ dung dịch natri cacbonat ( NaHCO3) nồng độ 0.3 %, dung dịch axit (CH3COOH) nồng độ 0,3 % ) để cấp cứu khi xả ra tai nạn.

5.2.7 Phải thường xuyên kiểm tra, tu sửa máy móc, thiết bị, không còn tác dụng trước khi thải.

5.3 Hóa chất độc

5.3.1 Tuỳ theo nồng độ, tính chất và số lượng hóa chất độc, cơ sở sản xuất,kinh doanh,sử dụng, bảo quản hóa chất độc (sau đây được gọi là: các cơ sở có hóa chất độc) đều phảt thực hiện việc đăng kiểm theo quy định pháp lý hiện hành.

5.3.2 Cơ sở phải có nội qui xuất nhập hóa chất nghiêm ngặt, sổ xuất nhập ghi chép đầy đủ, đảm bảo quản lý chính xác về khối lượng hóa chất độc chứa trong kho so với sổ sách. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê hàng tháng, hàng quí.

5.3.3 Nơi có hơi khí độc, bụi độc phải thông gió tự nhiên và kết hợp với các biện pháp thông gió cưỡng bức để đảm bảo nồng độ chất độc trong môi trường làm việc không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép theo qui định pháp lý hiện hành1).

5.3.4 Cơ sở có hóa chất độc phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường. Nước thải , khí thải phải được xử lý theo đạt tiêu chuẩn qui định: TCVN 5945:1995, TCVN 5939:1995, TCVN 5940:1995.

Chất thải độc hại khác phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, sử dụng phải được thu gom để xử lý. Cấm chôn lấp, thiêu huỷ tuỳ tiện hoặc để lẫn với các chất thải thông thường khác.

5.3.5 Cơ sở có hóa chất độc phải có chế độ định kỳ kiểm tra nồng độ chất độc hại trong môi trường làm việc. Phải trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế cần thiết, để ứng cứu xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố hóa chất.

1) Hiện nay Bộ y tế đang soạn thảo qui định này.

5.3.6 Khí tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc. Khi sử dụng mặt nạ phòng độc phải theo những qui định sau đây:

- Phù hợp với loại hóa chất độc;

- Phù hợp với kích thước người sử dụng;

- Đảm bảo thời gian qui định chất lượng hóa chất dùng khử độc;

- Cấm dùng mặt nạ hết tác dụng.

Phải cất giữ mặt nạ ở nơi có ít khí độc và phải định kỳ kiểm tra tác dụng của mặt nạ.

5.3.7 Khi tiếp xúc với bụi độc phải dùng quần áo kín may bằng loại vải bông dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi bụi. Khi tiếp xúc với chất lỏng đội cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hoà tan phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly.

Phương tiện bảo vệ cá nhân phải để trong tủ kín cấm mang về nhà để tránh nhiễm độc.

5.3.8 Máy, thiết bị, ống dẫn hóa chất độc đều phải bảo đảm bền và kín, các ống dẫn khí phải được thiết kế sao cho hạn chế được tối đa các chỗ nối, chờ, nối dự phòng.

5.3.10 Nơi có hóa chất độc phải có tín hiệu báo động tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, báo hiệu các chặng sản xuất đặc biệt, báo “Cấm" như cấm đóng mở máy, cấm tháo hơi nước… trong quá trình sản xuất.

5.3.11 Trong quá trình sản xuất hóa chất độc, khi lấy mẫu trong áp lực cao để thử, cần dùng máy giảm áp để giảm áp lực. Các thiết bị sản xuất hóa chất lỏng, phải có thiết bị đo hóa chất.

5.3.12 Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Khi lấy mẫu chất lỏng trong thiết bị, phải sử dụng những dụng cụ đã qui định. Không được tiếp xúc trực tiếp hóa chất độc. Các dụng cụ cân, đong hóa chất độc sau khi đã dùng phải được lau rửa sạch sẽ.

5.3.13 Trước khi đưa người vào làm việc ở nơi kín, có hóa chất độc, phải kiểm tra không khí ở nơi đó hoặc dùng động vật (chim bồ câu, thỏ) để thử nghiệm. Phải khử độc bằng biện pháp phù hợp, đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép, mới cho người vào làm việc. Khi làm việc ở những nơi đó phải có từ hai người trở lên, một người vào làm việc, một người đứng giám sát để cấp cứu kịp thời khi cần thiết.

5.3.14 Thiết bị chứa hóa chất độc dễ bốc hơi, dễ sinh bụi phải thật kín, nếu không do qui trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng với bộ phận khác không có hóa chất độc.



6 Yêu cầu an toàn trong bảo quản hóa chất nguy hiểm

6.1 Bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ

6.1.1 Phải chia thành nhiều khu vực, kho riêng theo mức độ dễ cháy, nổ của các nhóm hóa chất, để bảo quản được an toàn theo qui định trong phụ lục D.

6.1.2 Kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ phải cách lu với lửa và nguồn nhiệt. Phải chấp hành nghiêm ngặt các qui định sau:

- Cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa, chỉ được chiếu sáng bằng đèn phòng cháy, nổ. Cấm hàn hoặc làm những việc phát ra tia lửa điện gần kho dưới 20 m;

- Không đi giầy đinh hoặc có đóng cá sắt đem vào kho. Khi vận chuyển đồ chứa bằng kim loại, cấm quăng quật, kéo lê trên sàn cứng, cấm dùng các dụng cụ gây ra tia lửa

- Cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho;

- Các xe chạy bằng ắc qui, thiết bị nâng, xúc bằng điện phải lắp động cơ an toàn phòng nổ.

6.1.3 Kho phải khô ráo, thông thoáng, phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay cưỡng bức. Đối với các chất dễ bị ôxy hóa, bay hơi, cháy, nổ bắt lửa ở nhiệt độ thấp phải thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ.

6.1.4 Bao bì chứa đựng hóa chất dễ cháy, nổ dưới tác dụng của ánh sáng, phải bằng vật liệu hoặc có màu cản được ánh sáng hoặc được bọc bằng các vật liệu ngăn ngừa ánh sáng chiếu vào. Các cửa kính của nhà kho phải được sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ.

6.1.5 Chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các thùng không rò rỉ và để trong hang hầm hoặc để trong kho thoáng mát, không tồn chứa cùng các chất ôxy hóa trong một kho.

6.1.6 Khi rót chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại tiếp đất vỏ thùng bằng miếng đồng hoặc nhôm, không tiếp đất bằng kim loại đen.

6.1.7 Việc sử dụng điện trong kho phải tuần thủ theo điều 5.1.7 của tiêu chuẩn này.

6.2 Bảo quản chất ăn mòn

6.2.1 Kho chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng các vật liệu không bị chất ăn mòn phá huỷ. Nền nhà kho phải bằng phẳng, xung quanh chỗ để phải có gờ cao ít nhất 0,1 m hoặc rải một lớp cát dày 0,2 – 0,3 m.

6.2.2 Cấm để các chất hữu cơ (như rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy), chất ô xy hóa, chất dễ cháy, nổ trong cùng một kho với hóa chất ăn mòn. Phải phân chia khu vực bảo quản hóa chất ăn mòn theo tính chất của chúng. Hóa chất ăn mòn vô cơ có tính axít, chất ăn mòn có tính kiềm và các chất ăn mòn khác phải bảo quản ở những khu vực hoặc nhà kho riêng.

6.2.3 Mỗi loại axít phải để theo từng khu vực riêng trong kho. Các bình axít phải để theo từng lô và phải có thẻ kho để theo dõi. Giữa các lô phải để lối đi rộng ít nhất là 1 m. Khi sắp xếp hóa chất ăn mòn phải để đúng chiều qui định.

6.2.4 Bao bì chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng vật liệu không bị hóa chất ăn mòn phá huỷ, phải đảm bảo kín; hóa chất ăn mòn dạng lỏng, không được nạp đầy qua hệ số đầy theo qui định.

6.2.5 Những người làm việc trong kho phải thường xuyên kiểm tra độ kín của bao bì, thiết bị chứa đựng hóa chất ăn mòn; định kỳ kiểm tra chất lượng hóa chất và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi tiếp xúc phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân.

6.3 Bảo quản chất độc

6.3.1 Hóa chất độc phải bảo quản trong kho có tường và nền không thấm nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, xa nơi đông dân cư, đảm bảo khoảng cách an toàn theo qui định, kho phải có khóa bảo đảm, chắc chắn.

6.3.2 Khi bảo quản, nếu cần san rót, đóng gói lại bao bì, không được thao tác ở trong kho mà phải làm ở nơi thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn, hoặc nơi có trang bị hệ thống hút hơi khí độc.

6.3.3 Khí sử dụng các phương tiện cân đong hóa chất độc, đảm bảo không làm rơi vãi hoặc tung bụi ra ngoài.

6.3.4 Trước khi vào kho hóa chất độc phải mở thông các cứa làm thoáng kho. Khi vào phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.




tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương