TIÊu chuẩn việt nam tcvn 4586: 1997 VẬt liệu nổ CÔng nghiệP



tải về 1.07 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.07 Mb.
#13685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

PHIẾU LỆNH

Phân xưởng................. Để tiến hành công tác nổ mìn ngày:

Cá nhân (Họ tên người thợ mìn làm nhiệm vụ)

Ngày tháng

các thông số của bãi mìn

yêu cầu về vật liệu nổ

Đã cấp phát

số lượng lỗ khoan

Chiều dài lỗ khoan (m) .

Lượng thuốc nổ nạp một lỗ

Các loại thuốc nổ

Kíp điện vi sai

ống nổ cái

Dây cháy chậm

Dây nổ,m

Chất nổ các loại, kg

Kíp điện vi sai theo từng đọ chậm, cái

ống nổ cái

Dây cháy chậm,m

Dây nổ,m

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19




























































Đã phát ngày

Người phát........(ký)

Người nhận........(ký)


Phó giám đốc kỹthuật (ký)

Mẫu số 5 :

PHIẾU TRẢ VLNCN SAU KHI NỔ

(Lập tiếp theo mẫu số 4)



Ngày, tháng

Đã nổ thử số bãi

Đã tiêu thụ VLNCN

số lỗ khoan

chiều dỡl lỗ khoan, m

Khối lượng nạp, kg

các loại thuốc nổ

ống nổ, cái

Kíp điện vi sai theo số

Dây cháy chậm, m

Dây nổ, m



















1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Số lượng được cấp





































Tổng công đã tiêu thụ


































Số lượng trả kho







































Số VLNCN thừa đã trả lại kho

Ngày tháng năm

Người trả ký


Kho đã nhận số VLNCN trả lạl

Ngày tháng năm

Người nhận ký


Phụ lục G

(Qui định)

Lý lịch kho vật liệu nổ công nghiệp

G-1 Kho vật liệu nổ công nghiệp : (tên và địa điểm đặt kho)

G.2 Loại kho : (dự trữ, tiêu thụ, nổi ngầm, cố định, tạm thời) G.3 Số lượng nhỡ kho :

a) để bảo quản thuốc nổ : (số lượng, thứ tự nhỡ)

b) để bảo quản phương tiện nổ : G. 4 Vật liệu xây dựng nhỡ kho

a) nhỡ để bảo quản thuốc nổ

N01

N02

b) nhỡ để bảo quản phương tiện nổ

N01

N02

Bảng G.1 - Đặc điểm các nhỡ kho



Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

số hiệu nhỡ kho

Tổng cộng

số 1

số 2

số 3

số 4

1 . Khả năng chứa giới hạn

- amônít


- kíp điện

- ống nổ thường

- dây nổ

- dây cháy chậm

2. Đặc điểm bục, giá để xếp VLNCN

-chiều cao giá cao nhất

-chiều cao của giá thấp nhất

-khoảng cách từ nóc giá cao nhất đến trần nhỡ

- khoảng cách giữa tường và giá

- chiều rộng lối đi giữa các giá

- số lượng giá


tấn

chiếc chiếc

m

m

m



m

m

m



m

cái

















bảng G.1. ( kết thúc)

Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Số hiệu nhỡ kho

Tổng cộng

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

3. Đặc điểm bục kê khi xếp VLNCN thành đống

- chiều cao bục

- khoảng cách từ tường đến bục

4. ụ bảo vệ nhỡ kho

- chiều cao từ mái dua đến đỉnh ụ

- chiều rộng đáy ụ

- chiều rộng đỉnh ụ

- khoảng cách tường nhỡ đến đá chân ụ

- khoảng cách giữa mép chân ụ đất chính và cửa đập ụ ngang

5. Trang bị chống sét

- số lượng cột thu lôi

- chiều cao cột thu lôi

- khoảng cách giữa cột thu lôi và tường nhỡ kho

- điện trở nối đất

- số lượng cột thu lôi từ lưới chống tác dụng thứ cấp của sét

- khoảng cách từ vành đai lưới và tường nhỡ

6. Các biện pháp phòngg cháy

- khoảng cách phát quang quanh nhỡ

- số lượng bình dập cháy

- số lượng bể, thùng chứa nước

- số lượng thùng cát


m

m

m



m

m

m



m

chiếc


m

m

ôm



chiếc

m

m



chiếc

chiếc


chiếc
















G.5 Các biện pháp an toàn khu vực kho

- hào chống cháy :

rộng (miếng hào), m;

sâu m;


- khu vực cấm xung quanh kho : rộng, m;

- dọn cỏ cây dễ cháy : rộng, m;

- nước chữa cháy (thiên nhiên, nhân tạo) : dung tích bể, m3

- bơm chữa cháy : kiểu , số lượng (cái) , công suất (kw) , năng suất ( m3/h) ;

- các trang bị khác (thùng, xô, thang sào, câu liêm, ủng . ) , cái.

G.6 Hàng rào

- vật liệu làm hàng rào;

- chiều cao, chiều dài, m;

- khoảng cách từ tường nhỡ kho đến hàng rào, m;

- cổng (vật liệu) .

G.7 Chiếu sáng

- điện áp dùng;

- số lượng điểm dùng;

- loại đèn chiếu, công suất. G.8 Thông tin tín hiệu

- với bảo vệ;

- với cơ quan PCCC;

- với văn phòng của đơn vị quản lý kho. G.9 Bảo vệ kho

- số trạm gác;

- số nhân viên bảo vệ;

- các phương tiện khác (nếu có) . G.10 Các dụng cụ khác

- dụng cụ đo kiểm;

- dung cụ khác

G.11 Liệt kê các phòng phụ của kho

..........................................

G.12 Đường liên hệ với ga tàu, bến cảng

- loại đường , khoảng cách

G.13 Kho hầm lò (nếu có)

- loại kho:

- vị trí đặt kho (mức cao đường lò) :

- khoảng cách từ kho đến giếng mỏ, m;

- khoảng cách từ buồng đến đường lò cạnh giếng, m;

- khoảng cách từ nền kho đến mặt đất, m. G.14 Thời gian xây dựng

- khởi công:

- đưa vào sử dụng.

G-15 Đối với kho nổi phải ghi rõ bản vẽ mặt bằng kho và khu tiếp giáp trong phạm vi bán kính an toàn (tính theo sóng không khí) phải vẽ các công trình, nhỡ đường chướng ngại vật tự nhiên, cổng kích thước khoảng cách.

- các bản vẽ nhỡ kho tỷ lệ 1/200 (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang):

- sơ đồ bố trí tiếp đất chống sét, tiếp đất an toàn. G.16 Ngày lập lý lịch

- số bản lý lịch

- nơi giữ lý lịch: tại kho......... bản

cơ quan công an........ bản

cơ quan kiểm tra kỹ thuật an toàn.............. bản

Lãnh đạo đơn vị

(Ký tên đóng dấu)

Phụ lục H

(Qui định)

Qui định về xây dựng kho, sắp xếp VLNCN ở kho. Chế độ phòng cháy chữa cháy và bảo vệ mỗi trường

H.1 Yêu cầu khi thoả thuận thiết kế kho vật liệu nổ công nghiệp

H.1.1 Khi tiến hành xây dựng kho bảo quản VLNCN phải có các hồ sơ sau đây:

a) giấy phép sử dụng đất do cơ quan nhỡ nước có thẩm quyền cấp:

b) bản thuyết minh trong đó cần nêu rõ

- các cơ sở để đầu tư

- tình hình, đặc điểm của công trình (vị trí, địa hình, hướng gió, qui mô, sức chứa, bậc chịu lửa )

- bố trí mặt bằng;

- các biện pháp để phòng cháy, chữa cháy

- hệ thống thông tin liên lạc c) bản vẽ tổng mặt bằng

d) bản vẽ định vị các công trình

e) bản vẽ các công trình (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt)

g) các bản vẽ và hồ sơ có liên quan tới bảo vệ, PCCC, hệ thống chống sét, cung cấp điện, cung cấp nước.

H.1.3 Trước khi thoả thuận về thiết kế kỹ thuật nhất thiết phải được thoả thuận về dự án tiền khả thi, dự án khả thi và địa điểm xây dựng kho .

H.1.4 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải gửi đến cơ quan xét duyệt thiết kế. cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn, cơ quan PCCC, cơ quan quản lý nhỡ nước về phòng lụt bão theo qui định sau:

a) đối với thiết kế cần có thoả thuận của cáp bộ, phải gửi mỗi nơi 5 bộ tài liệu b)đối với công trình cần có sự thoả thuận của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải gửi mỗi nơi 2 bộ tài liệu;

c) trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ các cơ quan được gửi tài liệu phải trả lời bằng văn bản

d) đối với các công trình đã được thoả thuận nay muốn thay đổi thiết kể mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải gửi đến các cơ quan: bản thuyết minh những điểm thay đổi và bản thiết kể tổng thể mặt bằng của công trình để được xem xét và cấp thoả thuận mới.

H.1.5 Thủ trưởng đơn vị thoả thuận ký vào hồ sơ thiết kế (nếu đồng ý). Hồ sơ này sẽ gửi 1 bộ cho cơ quan thiết kế, 1 bộ gửi cho cơ quan PCCC địa phương, 1 bộ cho cơ quan thanh tra an toàn địa phương, 1 bộ cho cơ quan quản lý nhỡ nước về phòng lụt bão, 1 bộ giữ tại cơ quan thoả thuận.

H.1.6 Các công trình đã đưa vào sử dụng mỡ chưa được thoả thuận như qui định trên, nay muốn mở rộng, sửa chữa, thay đổi tính chất sử dụng đều phải làm đầy đủ thủ tục theo qui định trên.

H.2 Kho và sắp xếp bảo quản VLNCN trong kho

H.2.1 Kho cố định nổi và nửa ngầm

H.2.1.1 Tất cả các kho cố định phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

a) kho chứa VLNCN phải được thông gió ( tự nhiên hay cưàng bức) , chống dột tốt. Tuỳ theo từng vùng, kho phải có lỗ thông hơi và các cửa sổ để thông gió tự nhiên cho tốt. Chỉ được mở cửa sổ và cửa đi để thông gió vào những lúc trời quang đãng;

b) các nhỡ kho chứa VLNCN phải quay theo hướng Bắc - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong nhỡ. Trường hợp địa hình phức tạp thì cũng không được bố trí lệnh hướng Bắc - Nam lớn hơn 15 độ;

c) trong phạm vi kho phải có rãnh thoát nước, rãnh phải có độ nghiêng, kích thước phù hợp để tiêu nước nhanh;

d) đường ra vào kho và đường đị đến từng nhỡ kho phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đi lại thuận lợi và phải luôn giữ sạch sẽ;

e) khoảng cách giữa các nhỡ kho và khoảng cách từ nhỡ kho đến các công trình ngoài phạm vi kho phải bảo đảm các yêu cầu qui định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này;

g) các kho phải có hàng rào bao quanh. Ngoài hàng rào phải có khu vực cấm tối thiểu 50 m kể từ hàng rào. Giới hạn và qui chế sử dụng vùng cấm do cơ quan quản lý kho và cơ quan công an địa phương qui định.

H.2.1.2 Trong phạm vi kho được xây dựng các nhỡ và công trình sau

a) các nhỡ kho chứa thuốc nổ và phương tiện nổ;

b) phòng để mở các hòm vật liệu nổ nhóm 1 , 3, 4 và cắt dây nổ, dây cháy chậm

c) nhỡ hoặc mặt bằng để chuẩn bị thuốc nổ amon nitrat (chỉ làm ở kho tiêu thụ d) các chòi gác

e) trạm thí nghiệm và bãi thử;

g) kho chứa phương tiện, dụng cụ chữa cháy;

h) các bể chứa nước;

i) phòng thường trực.

Chỗ bảo quản các hòm cũ, phòng nghỉ của bảo vệ phải ở ngoài hàng rào của kho.

Phòng nghỉ của bảo vệ phải cách hàng rào không nhỏ hơn 50 m. Chỗ chứa các hòm cũ cách hàng rào ít nhất 25 m

H.2.1.3 Hàng rào phải cách tường nhỡ kho gần nhất trên 40 m ở vùng núi cao, khoảng cách này có thể giảm nhưng phải thoả thuận với cơ quan Nhỡ nước có trách nhiệm.

- hàng rào có thể làm bằng dây thép gai, gỗ, gạch, đá nhưng chiều cao không thấp hơn 2 m. Hàng rào phải ngăn được người và xúc vật (trâu, bờ, lợn...) lọt vào phạm vi kho;

- nếu hàng rào làm bằng gỗ hoặc xây gạch đá, thì phía trên hàng rào phải cắm cọc sắt cao 0.5 m và chăng 4 sợi dây thép gai vào cọc đó;

- cổng ra vào kho phải có cửa, cửa phải có khoá.

H.2.1 . Trong phạm vi kho và khu vực cấm ở ngoài hàng rào phải dọn sạch các loại cây dễ cháy (cỏ khô, cây khô, ...). nhưng để lại các cây xanh khó cháy và cho phép trồng thêm các loại cây này.

H.2.2 Yêu cầu về xây dựng kho cố định nổ và nửa ngầm

H.2.2.1 Các nhỡ kho của kho cố định phải xây dựng bằng vật liệu không cháy có bậc 1 chịu lửa theo TCVN 2622-78. Phòng cháy chữa cháy cho nhỡ và công trình. Yêu cầu khi thiết kế xây dựng:

- trường hợp kho xây bằng vật liệu không cháy, trát vữa, quét vôi trắng bên trong. Trường hợp đặc biệt được cơ quan PCCC cho phép, có thể làm bằng gỗ ghép hoặc khung rỗng bên trong chứa đầy vật liệu dạng hạt (như bê tông xỉ, vôi vữa trộn mạt cưa) . Các tường loại này phải được quét một lớp hồ chống cháy hoặc trát vữa cả hai mặt trong ngoài :

- mái nhỡ kho phải làm bằng vật liệu không cháy, có thể làm bằng mái ngói hoặc fibrô xi măng

- mái nhỡ kho phải có trần. Nếu nhỡ kho có mái bê tông cốt thép thì phải có lớp cách nhiệt;

- nền và sàn nhỡ phải đảm bảo luôn khô ráo. Nền phải cao hơn mặt bằng kho ít nhất 20 cm;

- sàn nhỡ phải cao hơn nền ít nhất 30 cm, sàn có thể lát gạch, gỗ, đổ bê tông. Sàn phải phẳng, không có khe hở, lỗ thủng.

H.2.2.2 Số lượng cửa ra vào nhỡ kho phải đảm bảo khoảng cách từ cửa đến điểm xa nhất nào đó của nhỡ kho không quá 15 m (phạm vi cửa đảm nhiệm) . Cửa ra vào kho phải có kích thước tối thiểu 4 m x 2,2 m:

- tỷ lệ diện tích cửa sổ so với mặt sàn từ 1/25 đến 1/30.

H.2.2.3 Các cửa vào nhỡ kho phải có hai lần cửa, mỗi cửa phải có khoá. Cửa ngoài phải bọc tôn và mở ra phía ngoài.

H.2.3 Sắp xếp VLNCN trong nhỡ kho cố định

H.2.3.1 Các hòm chứa VLNCN nhóm 1, 4, 5 đều phải đặt trên giá, mỗi tầng giá chỉ được xếp một lượt hòm. Khoảng cách từ mặt trên của hòm đến đáy dưới của tầng giá trên ít nhất là 4 cm. Chiều rộng của giá chỉ đặt đủ một hòm. Chiều cao của tầng giá trên cùng không quá 1,6 m so với mặt sàn .

có thể dùng đinh hoặc đinh vít để bắt chặt các ngăn giá. Nhưng đầu đinh phải ngập sâu trong gỗ ít nhất là 5 mm. Các tấm gỗ làm mặt giá đóng cách nhau 2,5 cm.

H.2.3.2 VLNCN nhóm 2 dây cháy chậm và phương tiện để đốt dây được xếp thành chồng theo kích thước sau

- rộng không quá 2 m;

- dài không quá 5 m;

- cao không quá 1,8 m (tính từ nền nhỡ kho) ;

Các giá, các chồng chỉ được phép xếp các hòm VLNCN cùng loại (trọng lượng và kích thườc). Giữa các giá, chồng phải để lối đi rộng ít nhất 1,3 m.

Các giá (hoặc các chồng, hòm) phải cách tường nhỡ kho ít nhất 20 cm. Cho phép xếp 2 gía sát nhau.

H.2.3.3 Khi sắp xếp VLNCN trong nhỡ kho phải đảm bảo loại nhập trước được xuất trước, nhập sau xuất sau.

H.2.4 Xây dựng ụ bảo vệ kho cố định

H.2.4.1 Khi khoảng cách giữa các nhỡ kho hoặc từ nhỡ kho đến các công trình lân cận không đảm bảo qui định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này thì phải đắp ụ bảo vệ.

Chỉ được dùng đất dẻo hoặc rời để đắp ụ bảo vệ. Cấm dùng các loạt đá, sỏi vật liệu cháy được (than cám, than bùn) để đắp ụ.

H.2.4.2 ụ phải cao hơn mái đua của nhỡ kho ít nhất 1,5 m. Chiều rộng đỉnh ụ không nhỏ hơn 1 m.

Chiều rộng chân ụ xác định theo độ dốc ổn định của loại đất dùng đắp ụ.

H.2.4.3 Chân ụ bảo vệ cách tường nhỡ kho ít nhất 1 m và không quá 3 m, riêng phía cửa ra vào nhỡ kho cho phép không quá 4 m. Giữa chân ụ và tường nhỡ kho phải có rãnh thoát nước.

H.2.4.4 Khi đắp ụ bảo vệ phải chừa lối ra vào, phía trước lối ra vào phải đắp ụ phụ cách chân ụ chính từ 1 đến 3 m. Chiều dài ụ phụ phải đảm bảo từ bất cứ điểm nào trong nhỡ kho vạch một đường thẳng qua lối ra vào cũng gặp ụ phụ.

H.2.5 Chiếu sáng kho cố định

H.2.5.1 Để chiếu sáng kho cố định cho phép dùng các dạng sau:

- dùng điện lưới hoặc máy phát điện: cho phép dùng đến sợi đốt hoặc dèn huỳnh quang được cung cấp điện từ biến thế chiếu sáng có điện áp không quá 220 V. Cấm dùng đèn hồ quang để chiếu sáng; dùng dèn ắc qui mỏ và đèn pin. Cấm dùng ngọn đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng.

H.2.5.2 Các đèn chiếu sáng nhỡ kho phải đặt ở phía ngoài nhỡ đối diện với cửa sổ. Nếu đặt đèn trong nhỡ kho thì phải đặt trong các hốc tường hoặc trần và có lưới che.

H.2.5.3 Công tắc, cầu chì, ổ cắm, bằng điện phải đặt trong hộp kín ở ngoài nhỡ kho hoặc trong các phòng riêng

H.2.5.4 Dây dẫn điện chiếu sáng trong khu vực kho và trong các nhỡ kho phải dùng loại cáp có vỏ bọc cách điện. Cấm mắc các dây dẫn hoặc cáp điện qua phía trên các nhỡ kho.

H.2.5.5 Các giá đỡ cáp phải có kết cấu thích hợp để cáp không bị hư hỏng. Chỗ đua cáp vào nhỡ kho phải có ống bọc.

H.2.5.6 Khi treo cáp điện dọc theo tường và trần nhỡ kho phải có giá đỡ cách nhau 0,8 đến 1,0 m khi đặt ngang và 2,0 m khi đặt đứng.

H.2.5.7 Nối cáp phải dùng các hộp nối chuyên dùng.

H.2.6 Việc bảo vệ và tín hiệu của các kho cố định thực hiện theo điều 4.2.10 và phụ lục M của tiêu chuẩn này.

H.2.7 Quy định về PCCC

H.2.7.1 Tất cả các kho VLNCN đều phải có phương án PCCC được cơ quan PCCC địa phương duyệt.

Các kho VLNCN phải được trang bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ chữa cháy. Các bể chứa nước chứa từ 50 m3 trở lên phải có máy bơm để bơm chữa cháy.

H.2.7.2 Để ngăn ngừa cháy lan từ ngoài vào kho phải

- dọn sạch cây cỏ trong khoảng rộng không nhỏ hơn 5 m xung quanh nhỡ kho;

- làm rãnh ngăn cháy xung quanh khu vực kho (rãnh sâu 0,5 đến 1 m, chiều rộng trên bề mặt từ 1,5 đến 3 m), hoặc thường xuyên trồng cây cối một dải đất rộng 5 m ở phía ngoài hàng rào kho. Bờ dốc và đáy rãnh ngăn lửa phải thường xuyên dọn sạch cây cỏ.

H.2.7.3 Kho phải có đường ống dẫn nước hoặc bể chứa nước chữa cháy. Phải có lối đi đến bể chứa nước thuận lợi. Dung tích bể chứa nước hoặc lượng nước cấp bằng đường ống xác định theo bảng H.1 .

Bảng H.1 - Bể nước dùng cho PCCC của nhỡ kho

Loại và sức chứa của kho

Lượng nước cấp theo đường ống dập cháy

Dung tích bể không nhỏ hơn ( m3)

1. Kho tiêu thụ

2. Kho dự trữ có sức chứa đến 500 tấn thuốc nổ

3. Kho dự trữ có sức chứa từ 501 đến 3 000 tấn thuốc nổ


Không nhất thiết phải làm

Không nhất thiết phải làm

15 lít/giây


50

100


Cho phép thay đường ống bằng cách cứ hai nhỡ kho có bể nước dung tích 50 m3

H.2.7 Trong kho phải treo bảng liệt kê các phương tiện dụng cụ chữa cháy, qui trình sử dụng và các biện pháp, phương án chữa cháy khi xảy ra cháy.

H.2.7.5 Khi xảy ra cháy trong khu vực kho, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để dập tắt cháy, đồng thời báo ngay cho trưởng kho, cơ quan PCCC địa phương biết. Khi có nguy cơ cháy lan đến các hòm chứa VLNCN nhóm 1,3, 5 thì mọi người phải rút ra nơi an toàn (tính theo bán kính vùng nguy hiểm

H.2.7.6 Trong khu vực kho, cấm hút thuốc lá, đốt lửa, dùng ngọn lửa trần. Người bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra để không cho người vào kho mang theo diêm, bật lửa, súng đạn và các vật phát ra tia lửa do ma sát.

H.2.7.7 Trưởng kho và người phụ trách bảo vệ kho có trách nhiệm kiểm tra mỗi tháng một lần các phương tiện dập cháy bảo đảm đủ số lượng và luôn trong trình trạng tốt, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng cháy:

H.3 Các yêu cầu đối với kho tạm thời đến 3 năm để nổi và nửa ngầm

H.3.1 Nhỡ kho tạm thời có thể làm bằng ván gỗ ép đất trộn rơm hoặc bằng đất.

Có thể dùng các công trình cũ, nhỡ không có người ở, nhỡ hầm để làm kho tạm thời. Các công trình này phải có thông gió và có chống dột tốt.

H.3.2 Yêu cầu đối với kho tạm thời đến 3 năm

H.3.2.1 Sàn nhỡ có thể làm bằng gỗ, bê tông hay đất sét nện nhưng phải bằng phẳng không có chỗ nứt, thủng.

H.3.2.2 Tường và mái có thể làm bằng gỗ nhưng phải được quét lớp hồ chống cháy.

H.3.2.3 Hàng rào có thể bằng tre, nứa, ván hoặc vật liệu khác. Hàng rào phải cao ít nhất 2 m.

H.3.2.4 Không nhất thiết phải làm bể chứa nước chữa cháy, nhưng phải có các phương tiện dụng cụ chữa cháy, như thùng có nước, xô múc nước, cát, xẻng...

H.3.2.5 Chỉ cần làm một lớp cửa ra vào nhỡ kho

H.3.2.6 Dùng đèn ắc qui mỏ, hoặc đèn pin để chiếu sáng khi có người làm việc trong nhỡ kho.

H.3.2.7 Khi dùng công trình cũ để chứa VLNCN cho phép giữ nguyên kích thước cửa ra vào và cửa sổ.

H.3.2.8 Ngoài các qui định trên đây, kho VLNCN tạm thời phải tuân theo các qui định của kho cố định.

H.4 Các yêu cầu đối với kho VLNCN tạm thời ngắn hạn đến 1 năm để nổi và nửa ngầm

H.4.1 Khi bảo quản VLNCN trong thời gian ngắn đến 1 năm có thể bảo quản ở các kho tạm thời ngắn hạn sau đây:

a) trong nhỡ không có người ở, kho chứa đồ đạc, nhỡ hầm;

b) trong các toa tàu hoả;

c) trên các phương tiện nổi;

d) trên các ô tô , rơ móc ;

e) trong các lều trại, hang động;

g) trên mặt bằng gần nơi nổ mìn.

H.4.2 Kho tạm thời ngắn hạn phải theo các điều qui định đối với kho tạm thời, không nhất thiết phải có chiếu sáng, thông tin, tín hiệu, hào chống cháy xung quanh hàng rào kho, nhưng phải dọn sạch cỏ dễ cháy trong phạm vi hàng rào kho.

Hàng rào kho tạm thời ngắn hạn cách tường nhỡ kho tối thiểu 20 m, trạm bảo vệ cách hàng rào kho không ngắn hơn 15 m.

Tường nhỡ kho tạm thời ngắn hạn có thể quét 2 đến 3 lượt nước vôi thay cho hố chống cháy; Ngoài các yêu cầu trên đây, kho tạm thời ngắn hạn phải tuân theo các qui định đối với một kho cố định và các điều kiện đối với một dạng kho tạm thời ngắn hạn.

H.4.3 Kho bảo quản VLNCN là nhỡ không có người ở, là kho chứa đồ đạc và nhỡ hầm

H.4.3.1 Nhỡ không có người ở, kho chứa đồ đạc, nhỡ hầm phải theo các điều kiện qui định tại H.3.1, H.3.2 và H.4.2.

H.4.3.2 Khối lượng VLNCN trong một chỗ bảo quản không được quá một tấn thuốc nổ và 4000 kíp cùng với số dây cháy chậm và dây nổ thích hợp. ống nổ phải để trong các hòm có đệm lót mềm bên trong, hòm phải có khóa và đặt cách thuốc nổ ít nhất 2 m.

Khi chứa trong các nhỡ kho khác nhau thì mỗi nhỡ chứa không quá 3 tấn thuốc nổ, toàn kho không được chứa quá 10 tấn thuốc nổ và 30 000 chiếc kíp.

H.4.4 Kho VLNCN tạm thời là các toa tàu hoả

H.4.4.1 Đối với một toa tàu hoả 2 trục được bảo quản không quá 3 tấn thuốc nổ hoặc 10 000 kíp và 1000 m dây nổ. Nếu là toa tàu hoả 4 trục số lượng trên có thể gấp đôi. Trong cả hai trường hợp nêu trên số lượng dây cháy chậm là không hạn chế nhưng phải tuân theo điều 3.4 của tiêu chuẩn này.

H.4.4. 2 Đối với một toa tầu hoả 2 trục được phép bảo quản chung không quá 1 tấn thuốc nổ, 500 kíp, 1 000 m dây nổ với số dây cháy chậm cần thiết. Đối với toa tàu hoả 4 trục cho phép gấp đôi số lượng trên nhưng phải dùng vách ngăn toa tàu làm 3 ngăn bằng nhau. Hai ngăn phía hai đầu để chứa thuốc nổ và phương tiện nổ, ngăn giữa dùng để cấp phát, cửa các ngăn phải kín và có kích thước 1,8 m x 0,9m.

H.4.4.3 Phải dùng các toa tàu hoả còn tốt. Nếu các toa này đã dùng để chở kali clorat hoặc chất dễ cháy thì trước lúc dùng chúng làm kho bảo quản VLNCN phải dùng nước kiềm để rửa. Khi dồn hoặc kéo trên đường, cửa của các toa chứa VLNCN phải đóng, khoá, niêm phong. Khi đến vị trí bảo quản phải chèn cố định toa.

H.4.4.4 Toa tàu hoả bảo quản VLNCN phải có tín hiệu, biển báo theo qui định của điều 5.2 của tiêu chuẩn này. Ban đêm khi đỗ ở đường cụt hoặc đường dự phòng phải theo tín hiệu ở cả 2 đầu toa tàu.

H.4.5 Kho bảo quản VLNCN tạm thời là phương tiện nổi

H.4.5.1 Khi nổ mìn trên sông, hồ, biển có thể dùng các phương tiện nổi để làm kho bảo quản VLNCN.

Các phương tiện nổi này phải xin phép như yêu cầu đối với một phương tiện vận chuyển VLNCN.

H.4.5.2 Khi bảo quản chung thuốc nổ và phương tiện nổ có thể chứa đến 1/4 trọng tải của phương tiện nhưng không quá 6 tấn thuốc nổ, 10 000 kíp và 1 000 m dây nổ.

H.4.5.3 khi bảo quản riêng thuốc nổ và phương tiện nổ có thể chứa đến 1/2 trọng tải của phương tiện nhưng không quá 10 tấn thuốc nổ, 30 000 kíp, 2 000 m dây nổ.

H.4.5.4 Thuyền để bảo quản VLNCN phải có các điều kiện sau:

- thời hạn bảo quản đến 20 ngày;

- thuyền được kê ván chắc chắn và có phủ bạt;

- chứa đến 1/4 trọng tải thuyền nhưng không quá 400 kg thuốc nổ, 600 kg kíp với số dây cháy chậm tương ứng.

H.4.5.5 Có thể dùng xỡ lan không tự hành để bảo quản VLNCN trên biển. Xỡ lan phải có buồng chứa VLNCN, có tàu kéo. Phương tiện này phải được chi cục đăng kiểm cấp giấy phép.

H.4.5.6 Khi bảo quản chung VLNCN trên phương tiện nổi thì mỗi loại phải chứa trong phòng riêng, các phòng này phải ngăn cách bằng tấm vách rỗng có nhồi xỉ bên trong dày tối thiểu 25 cm. Mỗi phòng phải có cửa riêng.

H.4.5.7 Phương tiện nổi chứa VLNCN phải đỗ ở chỗ thích hợp và cách xa các công trình, bến cảng, khu dân cư, các kho dễ bắt lửa, chỗ đậu và luồng đi lại của các tàu thuyền khác. Khoảng cách này tính theo khoảng cách an toàn về sóng không khí qui định tại phụ lục D của tiêu chuẩn này nhưng không nhỏ hơn 150 m.

H.4.5.8 Khi tàu kéo xỡ lan và kho bảo quản VLNCN di chuyển thì xỡ lan phải buộc cách tàu kéo ít nhất 20 m.

H.4.5.9 Nếu phương tiện kéo đã chứa các sản phẩm axit, dầu hoả, kali clorat hoặc các vật liệu dễ bắt lửa khác thì phải dùng nước kiềm rửa sạch trước khi dùng làm kho tạm thời để bảo quản VLNCN.

H.4.5.10 Trên tàu thuỷ bảo quản VLNCN phải treo biển báo "nguy hiểm" ở vị trí cao hơn mái phòng chứa VLNCN 3 m. Chữ phải rõ và có chiều cao ít nhất là 200 mm. Ban đêm có tín hiệu bằng ánh sáng.

H.4.5.11 các hòm VLNCN phải được xếp vững chắc, chằng buộc chắc chắn để tránh bị xô đẩy do sóng nước.

H.4.5.12 Tàu thuỷ dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN cấm chứa thêm bất cứ loại hàng gì (kể cả các loại vũ khí) mỡ khi dùng có thể phát ra tia lửa. Cấm bố trí phòng người ở, trừ chòi gác bảo vệ, cấm đốt lửa.

H.4.5.13 Tàu thuỷ dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN phải có các phương tiện dụng cu chữa cháy theo qui định của cơ quan PCCC địa phương.

H.4.5.14 Khi cấp phát hoặc bốc xếp chỉ được dùng đèn ắc qui mỏ hoặc đèn pin để chiếu sáng.

H.4.5.15 Nếu tàu kéo xỡ lan, tàu thuỷ là kho tạm thời bảo quản VLNCN chạy bằng nhiên liệu rắn thì phải có bộ phận thu tàn lửa ở đầu ống khói.

H.4.5.16 Khi tàu kéo xỡ lan là kho bảo quản VLNCN bị cháy thì phải dừng tàu lại tách khỏi xỡ lan và thả neo. Các phương tiện khác đang đi lại phía xỡ lan phải dừng lại.

Khi xảy ra cháy trên phương tiện nổi dùng làm kho tạm thời bảo quản VLNCN thì phải đánh chìm ngay tất cả VLNCN nếu điểm cháy ở nơi chứa VLNCN hoặc ở nơi khác mỡ hết khả năng dập cháy. Kíp nổ phải được đánh chìm trước. Đánh dấu điểm đánh chìm bằng phao tiêu để vớt lên sau.

H.4.5.17 ở chỗ phương tiện nổi là kho chứa VLNCN đỗ (cạnh bờ sông) phải làm rào ở trên bờ bằng cọc tre có chăng dây thép gai. Hàng rào cách mép sông 50 m. Các cọc cuối phải cắm xuống nước cách mép bờ ít nhất 3 m phía đối diện với bờ phải có biển cấm cách phương tiện 50 m. .

H.4.5.18 Tàu thuỷ là kho tạm bảo quản VLNCN phải có thu lôi chống sét theo qui định của phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.

H.4.6 tàu thuỷ kỹ thuật chuyên ngành đồng thời làm kho tạm thời ngắn hạn bảo quản VLNCN

H.4.6.1 Những tàu thuỷ kỹ thuật làm công việc chuyên môn có dùng VLNCN trên sông, hồ, biển (nạo vét dòng sông, đáy hồ, biển ... ) có thể đồng thời chở thiết bị, hàng hoá khác và sử dụng một phần làm kho tạm thời chứa VLNCN.

H.4.6.2 Khi bố trí các phòng làm kho chứa tạm thời VLNCN trên boong của các tàu thuỷ loại này phải tuân theo các qui định tại điều 5.2.3 của tiêu chuẩn này.

H.4.6.3 Có thể để VLNCN ở trên boong hoặc trong các khoang của tàu thuỷ kỹ thuật, nhưng phải bố trí thành phòng riêng, có lối đi lên boong riêng, lối đi này không được thông với phòng khác.

H.4.6.4 Số lượng VLNCN chứa trên một tàu thuỷ kỹ thuật không quá 100 kg thuốc nổ hoặc 1 000 ống nổ. Số lượng VLNCN bảo quản chung trong một buồng phải tuân theo điều 4.2.17 của tiêu chuẩn này. ống nổ phải chứa trong các hòm gỗ, phía ngoài bọc tôn, phía trong lót đệm mềm. Các hòm này phải bắt chặt vào giá đỡ. khi hòm chứa còn rỗng, phải chèn chặt bằng vật liệu mềm để ống nổ không va chạm vào nhau khi tàu bị chòng chành.

H.4.6.5 Chỉ được bảo quản VLNCN trên boong tàu khi

- tàu thuỷ di chuyển trên sông hoặc tàu biển trên biển không quá 3 ngày đêm;

- khối lượng VLNCN bảo quản không vượt quá qui định tại điều 4.2.17;

- thuốc nổ, phương tiện nổ phải để trong thùng riêng, các thùng này phải được buộc chặt vào boong tàu và phủ bạt kín.

H.4. 6.6 Giữa buồng chứa thuốc nổ và buồng chứa phương tiện nổ phải có một buồng trống để làm nơi cấp phát, buồng này có cửa thông với buồng chứa VLNCN.

H.4.6.7 Khi dùng điện chiếu sáng buồng chứa VLNCN trên tàu thuỷ kỹ thuật thì dây dẫn, công tắc, cầu chì, bảng điện phải đặt bên ngoài buồng. Có thể dùng đèn ắc qui mỏ, đèn pin để chiếu sáng.

H.4.6.8. Việc xếp vật liệu nổ vào buồng chứa phải theo qui định tại mục 5.2.3.11 của tiêu chuẩn này. Chỉ sau khi xếp xong hàng hoá khác xuống tàu mới được xếp thuốc nổ. Kíp nổ xếp cuối cùng.

H.4.9. Cho phép bảo quản VLNCN trên tàu kỹ thuật trong suốt hành trình của tàu.

H.4.6.10 Trong lúc tàu di chuyển, thợ mìn phải luân phiên nhau canh gác thường xuyên các phòng bảo quản VLNCN. khi tàu đậu phải bố trí canh gác có vũ trang.

H.4.6.11 Khi tàu đậu tại cảng trung gian, phải tuân theo sự hướng dẫn về chỗ đậu của cảng đó.

H.4.6.12 Khi kết thúc hành trình về đến bến, phải đem trả ngay VLNCN còn thừa vào kho ở trên bờ.

H.4.6.13 trong trường hợp xảy ra cháy ở trên tàu phải tuân theo mục H.4.5.16. Nếu ở ngoài biển khơi cho phép huỷ bằng cách dìm ngay VLNCN xuống nước.

Nếu có sự nguy hiểm đối với tàu, người thuyền trưởng có trách nhiệm quyết định tiếp tục bảo quản hay huỷ số VLNCN có trên tàu.

H.4.7 Kho VLNCN tạm thời ngắn hạn là ô tô

H.4.7.1 Khi làm công việc có tính chất lưu động (thăm dò địa chất, làm đường...) có thể dùng ôtô tải lám kho lưu động tạm thời với điều kiện ô tô này phải đỗ suốt trong thời gian tiến hành công việc. Khối lượng bảo quản không quá 2/3 trọng tải của xe và thực hiện các qui định đối với ô tô lúc chuyên chở VLNCN và lúc dừng.

H.4.7.2 Trên cùng một xe cho phép bảo quản chung với thuốc nổ không quá 5 000 kíp và số dây nổ, dây cháy chậm tương ứng.

H.4.7.3 Thùng xe tô để làm kho tạm thời ngắn hạn phải chắc chắn, gắn chặt vào bệ. Thùng phải kín phía trước và hai bên phải làm cửa sổ có kích thước 30 cm x 30 cm có chấn song sắt. Phía sau phải có cửa lên xuống. Cửa phải có khoá. Hai bên thùng xe sơn một vạch đỏ rộng 15 cm. Các thùng đựng kíp phải đệm lót kỹ ở trong, thùng phải bắt chặt vào góc phải của thùng xe và phải có khoá.

phía sau thùng xe phải bố trí chỗ cho 2 người bảo vệ.

H.4.7.4 Kho tạm thời ngắn hạn là ô tô phải đỗ cách xa chỗ nổ mìn theo qui định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này nhưng không được gần hơn 200 m.

H.4.8 Kho VLNCN tạm thời ngắn hạn là các lều, hang động

H.4.8.1 Có thể dùng các lều, hang động để bảo quản VLNCN tạm thời ngắn hạn nhưng phải đảm bảo VLNCN không bị mưa hắt và nắng chiếu trực tiếp. VLNCN phải đặt trên giá kê cách mặt đất 20 cm. Khối lượng được phép bảo quản qui định tại mục H.4.3.2 của phụ lục H.

H.4.8.2 Xung quanh chỗ bảo quản VLNCN phải có hàng rào dây thép gai hoặc tre, nứa và có rãnh thoát nước. Nơi bảo quản phải cách xa dân cư, đường xá các công trình khác theo qui định tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

H.4.9 Kho VLNCN ngắn hạn là bãi trống

H.4.9.1 Khi nổ mìn buồng, nổ mìn thăm dò địa chấn và các loại nổ mìn khác mỡ chỉ nổ 1 lần. cho phép dùng bãi trống làm kho tạm thời để bảo quản VLNCN trong thời hạn không quá 20 ngày đêm. VLNCN phải để trên các bục kê cách mặt đất 20 cm phải phủ bạt hoặc có mái che.

H.4.9.2 Kho bảo quản này phải cách chỗ thi công nổ mìn tính theo phụ lục D nhưng không nhỏ hơn 300 m. Khoảng cách đến các công trình khác tuỳ thuộc vào khối lượng VLNCN được bảo quản và phải tuân theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

H.4.9.3 Xung quanh kho tạm thời bãi trống trong phạm vi 50 m phải dọn sạch các loại vật liệu có thể cháy được.

H.4.9.4 Phải xếp phương tiện nổ thành đống riêng, cách đống thuốc nổ một khoảng cách ít nhất 25 m.

H.5 Kho hầm lò và kho ngầm .

H.5.1 Kho hầm lò

H.5.l .1 Cho phép bảo quản VLNCN trong các buồng (khám) hoặc các ngách bố trí so le nhau của các kho hầm lò nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn truyền nổ giữa các buồng hoặc ngách.

H.5.l.2 Kho hầm lò gồm có các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ khác như buồng kiểm tra kíp điện và làm ngòi mìn, buồng cấp phát vật liệu nổ, buồng để các dụng cụ chứa cháy ... các lò nối thông các buồng và lò nối thông ra ngoài.

H.5.l.3 Sức chứa tối đa của kho tiêu thụ kiểu hầm lò không được quá lượng tiêu thụ trong 3 ngày đêm đối với thuốc nổ và 10 ngày đêm đối với phương tiện nổ. Trong mỗi buồng không được chứa quá 2 tấn thuốc nổ. Trong mỗi ngách không được chứa quá 400 kg thuốc nổ hoặc 15000 kíp nổ.

H.5.1 .4 Kho hầm lò phải thoả mãn các điều kiện sau:

a) khoảng cách từ bất cứ điểm nào của kho hầm lò đến giếng mỏ hoặc các buồng của sân ga không được nhỏ hơn 100 m đối với kho kiểu buồng và 60 m đối với kho kiểu ngách

b) khoảng cách từ các buồng hoặc ngách gần nhất đến đườnglò dùng làm lối đi lại thường xuyên không được nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 25 m đối với kho kiểu ngách;

c) khoảng cách từ ngách buồng kho lên mặt đất không nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 15 m đối với kho kiểu ngách ;

d) những đường lò có buồng hoặc ngách chứa VLNCN không được thông thẳng trực tiếp với đường lò chính mỡ phải nối bằng ba đoạn lò dẫn vuông góc với nhau, những đoạn lò dẫn này phải kết thúc bằng những hốc cụt sâu 2 m và tiết diện tốt thiểu là 4 m2;

e) mỗi kho hầm lò phải có hai lối ra, khi đào các đường hầm hoặc tuy nen, nếu làm kho tạm chứa không quá 1 tấn thuốc nổ thì có thể chỉ làm một lối ra.

g) kho phải được thông gió thường xuyên bằng luồng gió sạch đảm bảo luân chuyển không khí của kho 4 lẩn/giờ và phải nối với mạng gió chung của mỏ;

h) khi đặt đường ray vào trong kho, phải có cơ cấu cách điện với đường ray chung của mỏ.

H.5.1.5 Tất cả các buồng ngách đường lò của kho VLNCN hầm lò phải chống bằng vật liệu không cháy. Trường hợp đất đá cứng, ổn định thì không nhất thiết phải chống đường lò này.

H.5.1.6 ở các mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, các dụng cụ điện và phụ kiện đi kèm dùng trong kho VLNCN phải là loại phòng nổ.

H.5.1.7 Các kho VLNCN hầm lò phải được trang bị bình dập lửa, thùng có cát, thùng nước. Các phương tiện chữa cháy này phải bảo quản trong buồng riêng của kho.

ở đường lò dẫn vào các buồng hoặc ngách của kho phải làm cửa chống cháy.

H.5.1.8 Phải chiếu sáng bằng điện cho các đường lò và các buồng ngách của kho. Dây dẫn điện trong kho phải dùng loại cáp bọc sắt hoặc cáp cao su mềm. Nguồn điện chiếu sáng không được quá 127 V.

Khi chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang có thể dùng điện áp tới 220 V, bóng đèn phải để trong hốc có kính che và lưới sắt bảo vệ. Để chiếu sáng cho các buồng hoặc các ngách chứa VLNCN bóng đèn điện phải đặt phía ngoài của buồng để hắt ánh sáng vào. Nếu không có hệ thống chiếu sáng cố định phải dùng đèn pin hoặc đèn ắc qui mỏ.

H.5.1.9 Phải đặt điện thoại trong buồng cấp phát VLNCN. ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, điện thoại và phụ kiện đi kèm phải là loại phòng nổ.

H.5.1.10 ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, phải đặt dàn bụi trơ ở cả 2 đoạn lò dẫn tới kho VLNCN hầm lò. Bụi trơ trên dàn phải được thay thế theo qui định.

H.5.1.11 Trong trường hợp không xây dựng kho hầm lò ở trong mỏ thì cho phép đào một ngách riêng để cấp phát VLNCN cho thợ mìn và thu hồi số VLNCN không sử dụng hết vào cuối ca. Nếu ngách chứa 100 kg thuốc nổ thì ngách phải đặt trong lò riêng có luồng gió sạch đi qua và cách các đường lò đang hoạt động ít nhất 25 m. Sức chứa tối đa của ngách không được quá 400 kg thuốc nổ và phương tiện nổ tương đương. Việc bảo vệ ngách, bảo quản VLNCN như đối với một kho hầm lò.

H.5.1.12 Cấm xây dựng một công trình nào trên mặt đất nằm trực tiếp phía trên kho hầm lò. Các đường lò ở phía trên hoặc phía dưới kho hầm lò, phải cách kho không nhỏ hơn 30 m đối với kho kiểu buồng và 15 m đối vớt kho kiểu ngách.

H.5.2 Kho ngầm

H.5.2.1 Kho ngầm có thể xây dựng sâu trong núi, thông với mặt đất bằng lò bằng. Cho phép sử dụng các hầm lò cũ hoặc các hang động để làm kho ngầm, nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu của kho VLNCN . ở cửa lò phải làm hai lớp cửa mở ra phía ngoài bằng gỗ hoặc bằng tôn, cửa phía trong làm bằng song sắt.

H.5.2.2 Nếu từ cửa lò đến buồng chứa VLNCN gần nhất mỡ lớn 15 m thì phải có hai lối ra, một lối thường dùng và một lối dự phòng. Kho phải được thông gió tốt.

H.5.2.3 Trước cửa lò phải đắp ụ bảo vệ, ụ phải cao hơn cửa lò 1,5 m, chiều dài lớn hơn 3 lần chiều rộng cửa lò. Chiều rộng định ụ tối thiểu 1 m, chiều rộng của chân ụ tính theo gốc ổn định của đất đắp. Có thể dùng đất đá đào lò để đắp ụ.

H.5.2.4 Các đường lò của kho ngầm phải dốc ra ngoài có rãnh thoát nước. Rãnh phải có nắp đậy.

H.5.2.5 Các buồng, ngách của kho ngầm phải chống bằng vật liệu không cháy, các lò dẫn vào kho có thể chống bằng gỗ và quét hồ chống cháy.

H.5.2.6 Phải có hệ thống chiếu sáng cố định bằng điện dẫn vào kho. Dây dẫn phải đảm bảo yêu cầu nêu tại điều H.5.1.8. Phụ kiện của hệ thống chiếu sáng phải

là loại dùng cho mỏ hầm lò. Công tắc, cầu dao đóng tắt đèn phải đặt ngoài cửa lò. Chiếu sáng cho buồng chứa VLNCN phải dùng đèn ắc qui mỏ, đèn pin.

H.5.2.7 Khi kho ngầm có lớp đất phủ dày trên 10 m thì không phải làm hệ thống bảo vệ chống sét.

H.5.2.8 Kho ngầm phải có hàng rào, các cửa lò và trạm quạt gió phải nằm trong hàng rào. Việc làm hàng rào theo qui định tại mục g điều H.2.l.1.

H.5.2.9 Cửa ra vào kho phải bố trí trạm gác. Nếu cửa này không quan sát được lối ra vào kho dự phòng và trạm quạt thì cũng phải đặt thêm trạm gác để quan sát chỗ đó.

H.5.2.10 Trong các đường lò của kho, có thể đặt đường ray để vận chuyển VLNCN.

H.5.2.11 Việc kiểm tra kíp điện và làm ngòi mìn phải làm trong buồng riêng của kho hoặc trong buồng ở ngoài mặt đất.

H.5.2.12 Ngoài các điểm qui định từ H.5.2.1 đến H.5.2.11 việc xây dựng kho ngầm phải theo các qui định của một kho nổi .



tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương