TIÊu chuẩn việt nam tcvn 4586: 1997 VẬt liệu nổ CÔng nghiệP



tải về 1.07 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.07 Mb.
#13685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Chú thích

1 ) Đường ống của hệ thống nạp phái được tráng một lớp có điện trở không đối trên toàn bộ chiếu dài chống được dầu mỡ và phải là loại ống mềm .

2) không được sử dụng ống này vào mục đích khác. Đường ống của hệ thống nạp phải có dấu hiệu để phân biệt.

3) Khi lắp ráp không được để ống cong có bán kính cong nhỏ hơn 0,6 m. 7.4.4 Để tránh các vật (cục đá, vật kim loại) lọt vào thiết bị nạp và đường ống dẫn, tại phần cấp điện cần đặt tấm lưới kim loại (loại không phát sinh ra tia lửa khi va đập) có kích thước lò không lớn hơn 8 mm x 8 mm nếu lưới có lỗ tròn thì đườngkính lỗ không lớn hơn 10 mm .

7.4.5 Khi nạp chất nổ dạng rời, không được để bụi thuốc nổ bay lan toả ra môi trường xung quanh, bề mặt các chi tiết của thiết bị nạp không được nóng quá 60oc.

7.4.6 Tốc độ di chuyển của thuốc nổ ở dạng bao, thỏi ở trong lỗ khoan lớn không được lớn hơn 0,6 m/sec.Nếu nạp mìn bằng cơ giới thì tốc độ di chuyển của thuốc nổ trong lỗ không phải theo qui định của điều này mỡ phụ thuộc vào tính năng của thiết bị đó.

7.4.7 Trong mọi trường hợp, chỉ được phép dùng thủ công để đưa các bao mìn mồi vào lỗ khoan. Khi nổ mìn bằng điện, chỉ được phép đưa mìn mồi đến sau khi đã nạp mìn xong và đưa thiết bị nạp khỏi bãi mìn.

7.4.8 Ngay sau khi kết thúc việc nạp mìn phải làm vệ sinh sạch sẽ thiết bị nạp và đường ống dẫn không được để chất nổ còn sót lại.

7.4.9 Cấm sửa chữa máy nạp ngay tại chỗ nạp mìn. Khi sửa chữa thiết bị nạp thì vật liệu, chi tiết thay thế phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhỡ chế tạo. Bất kể sự thay đổi nào trong kết cầu của máy nạp đều phải được phép bằng văn bản của cơ quan đã cho phép sử dụng máy.

7.4.10 Người vận hành máy nạp mìn phải là thợ mìn được huấn luyện phương pháp cơ giới hoá nạp mìn và qui trình vận hành an toàn các máy nạp, khi kiểm tra phải đạt kết quả và được cấp giấy chứng nhận.

7.5 Qui định về nổ mìn trong hầm lò

7.5.1 Nổ mìn trong lò bằng và lò nghiêng (có góc dốc đến 30o)

7.5.1.1 Trước khi bắt đầu nạp mìn, theo hiệu lệnh của thợ mìn, tất cả công nhân trong khu vực bãi mìn phải rút ra nơi an toàn. Chỗ an toàn phải được thông gió bình thường, tránh được đất đá văng, được chống đỡ chắc chắn. Khi nổ mìn ở trong lò chợ dài trên 30 m độ dốc đến 20o, cho phép mọi người không phải rút khỏi lò chợ.

nhưng phải đến chỗ cách nơi nổ mìn không gần hơn 30 m về hướng ngược với chiếu đi của khí độc sinh ra khi nổ mìn. Trong trường hợp dộ dốc của lò chợ từ 200 đến 30o

cho phép áp dụng điều qui định trên nhưng trong một đợt nổ không được dùng quá 3 kg thuốc nổ và phải có biện pháp ngăn vật liệu tự xô xuống phía dưới khi nổ mìn.

7.5.1.2 Việc nổ mìn ở các gương lò sắp thông nhau và các lò nối phải tuân theo các qui định sau:

a) kể từ lúc hai gương lò còn cách nhau 20 m thì trước khi nạp mìn ở một trong hai gương, tất cả mọi người phải rút ra khỏi hai gương đến chỗ an toàn, đặt trạm gác cấm người vào gương lò nổ mìn và gương đối điện theo qui định:

d) kể từ khoảng cách này cho tới lúc hai gương thông nhau, việc nổ mìn ở mỗi gương phải tiến hành vào các thời điểm khác nhau. Khi đó phải xác định chính xác khoảng cách còn lại giữa hai gương;

c) kể từ lúc 2 gương còn 7 m, chỉ được tiến hành công tác ở một gương và nhất thiết phải khoan một lỗ khoan thăm dò có chiếu sâu lớn hơn chiếu sâu của lỗ khoan 1 m trở lên;

d) khi nổ mìn ở lò nối, phải do chính xác khoảng các' ~1 lại của trụ than, quăng. Khi chiếu dày của trụ còn lại 7 m thì tất cả mọi người ỡ chỗ lò sê nối thông nhau và gương độc dạo của lò này đến phải rút ra nai an toàn, phải đặt các trạm gác ỡ giới han nguy hiểm. Trong các hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, ngoài các qui định trên còn phải tiến hành đo khí, thông gió cho các lò này.

e) khi nổ mìn ở gương của một trong hai lò đào song song và cách nhau 20 m thì mọi người ở gương thứ hai phải rút ra nơi an toàn.

Trong các trường hợp nêu từ mục a đến e chỉ được phép khởi nổ sau khi đã nhận được thông báo rằng mọi người đã rút hết khỏi gương lò đối điện và đã đặt trạm gác bảo vệ và Chỉ sau khi nổ mìn xong và được lệnh của người trực tiếp nổ mìn mới được phép bỏ trạm gác ở gương lò đốt điện.

7.5.1.3 Cấm nổ mìn ở địa điểm cách kho VNCN hầm lò dưới 30 m; nếu trong kho hầm lò có người đang làm việc thì khoảng cách này không dưới 100 m. Khoảng cách nêu trên đây được tính từ chỗ nổ đến hầm chứa VLNCN gần nhất.

7.5.1.4 Cấm nổ mìn nếu trong khoảng 20 m kể từ chỗ nổ đi ra ngoài còn có: đát đá chưa xúc hết, các toa xe, đổ vật chiếm trên 1/3 tiết điện ngang của lò cản trở việc thông gió và lối rút ra nơi an toàn của thợ mìn.

7.5.1.5 Cấm nạp và nổ mìn trong gương lò mỡ có khoảng chưa chống lớn hơn qui định trong hộ chiếu chống lò hoặc khi vì chống ở gương đã bị hư hỏng.

7.5.1.6 Khi nổ mìn trong lò bằng và lò nghiêng (có độ dốc đến 30o) để khấu than, quặng, nổ mìn để đào lò chuẩn bị hoặc đào các công trình ngầm (tuy nen, hầm chuyên dùng...) được phép áp dụng tất cả các phương pháp nổ mìn đã được qui định. Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm không được nổ quá 16 phát trong một đợt. Khi dùng ống đốt thì số lượng ống đốt không vượt quá 10 ống trong một đợi cho 1 gương.

Trong những trường hợp riêng, được khởi nổ vềa bằng ống đốt vềa bằng ngòi mìn riêng lẻ nhưng với tổng số các loại không vượt quá 16, trong đó không quá 6 ống đốt cho 1 gương lò. Khi cần khởi nổ trên 16 phát mìn trong một đợi nổ mỡ không dùng ống đốt thì chỉ được khởi nổ bằng điện hoặc bằng dây nổ.

Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm ở trong các lò chợ dài trên 50 m, chiếu cao khấu trên 1,8 m có nóc, nên ổn định và có độ dốc dưới 20o thì không hạn chế số lượng phát mìn được nổ đồng thời. Trình tự đốt các phát mìn của thợ mìn phải có chiếu ngược với chiếu đi của hướng gió.

Trong các lò nghiêng có độ dốc trên 30o thì chỉ được nổ mìn bằng dây nổ hoặc bằng điện. Việc khởi nổ các phát mìn phải tiến hành từ nơi an toàn.

7.5.1.7 Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm thì cho phép 1 thợ mìn đốt các ngòi mìn. Nếu đào lò có gương rộng trên 5 m cho phép 2 thợ mìn cùng đốt nhưng phải toân theo điều 7.3.1.3 và 7.5.1.6 của tiêu chuẩn này.

7.5.1.8 Lượng không khí sạch đưa vào mỗi gương lò có nổ mìn phải đảm bảo để sau khi thông gió không quá 30 phút thì lượng khí độc sinh ra do nổ mìn tại đường lò người đi vào gương làm việc giảm xuống còn không quá 0,006% (tính theo thể tích) khí tính chuyển đổi sang cacbon oxit qui ước. Việc kiểm tra hàm lượng khí độc nếu trên phải tiến hành 1 tháng/1ần và mỗi khi tăng lượng chất nổ cho một lần nổ trong gương.

7.5.1.9 Việc thông gió cho gương vềa nổ mìn phải đảm bảo sau 2 giờ, kể từ khi đưa người vào làm việc thì hàm lượng không khí (ô xi, cacboníc, cacbon oxit) và nhiệt độ phải theo qui định của qui phạm an toàn khai thác hầm lò.

7.5.1.10 Khi nổ mìn để phá đá quá cỡ, thông tắc cho các lò tháo quặng phải tiến hành từ qui định riêng, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp duyệt.

7.5.2 Nổ mìn trong lò gương đứng

7.5.2.1 Khi đào và đào sâu thêm giếng đứng, chỉ được nổ mìn bằng điện hoặc bằng dây nổ. Người khởi nổ các phát mìn phải ở trên mặt đất hoặc ở mức đang khai thác trong các lò có gió sạch đi qua.

7.5.2.2 Chỉ được phép chuẩn bị mìn mồi ở trên mặt đất ở cách các nhỡ cửa. công trình, đường giao thông một khoảng cách tính theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này và cách miệng giếng mỏ lớn hơn 50 m.

Khi đào sâu thêm giếng mỏ cho phép chuẩn bị mìn mồi ở trong một cúp riêng của một trong các mức đang khai thác của mỏ.

7.5.2.3 Phải dùng thùng trục để đưa các bao mìn mồi xuống giếng- Các bao mìn mồi phải xếp trong các hòm chuyên dùng. Cấm dùng thùng trục kiểu tự lật, kiểu thùng dỡ hàng qua đáy. Tốc độ chuyển động của thùng trục không được vượt quá 1 m/sec; khi sử dụng thùng trục có đường định hướng thì không được vượt quá 2 m/sec.

7.5.2.4 Trong thùng trục đưa các bao mìn mồi xuống giếng, không được để thuốc nổ, không được có người, trừ người thợ mìn mang xách mìn mồi. Số lượng mìn mồi chỉ cần đủ cho đợt nổ đó.

7.5.2.5 Khi đưa VLNCN xuống giếng đang đào sâu thêm, trong giếng không được có bất kỳ ai ngoài thợ thi công nổ mìn và thợ vận hành bơm nước.

7.5.2.6 Mang điện nổ mìn trong gương giếng đứng phải được lắp ráp theo kiểu anten. Các cọc để đặt dây anten phải đủ chiếu cao để nước thoát ra anten không bị ngập.

Đường dây chính của mạng điện nổ mìn phải dùng loại cáp điện mềm có vỏ bọc chịu nước. Cấm dùng các kíp điện có dây dẫn ngắn hơn 2,5 m và có vỏ cách điện không chịu nước. Chỉ được lắp ráp mang điện nổ mìn sau khi tất cả công nhân đã rời khỏi giếng mỏ.

7.5.2.7 Trong thời gian đưa thuốc nổ xuống giếng và trong lúc nạp mìn chỉ cho phép người dẫn hướng thùng trục có mặt trên sàn công tác. Trong thời gian nạp mìn cấm làm bất cứ việc gì trên sàn công tác.

7.5.2.8 Sau khi nạp và lắp ráp mạng điện nổ mìn, khi rút lên mặt đất, người thợ mìn mở tất cả các cửa nắp đậy miệng giếng tại sàn công tác và đưa mọi người trong nhỡ tháp giếng ra ngoài, trừ người có trách nhiệm ở lại để khởi nổ.

7.5.3 Nổ mìn trong hầm lò than có khí hoặc bụi nổ

7.5.3.1 Trong hầm lò than có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ được tiến hành công tác nổ mìn với các điều kiện sau:

a) các gương lò phải được thông gió liên tục bằng luồng gió sạch, số lượng và tốc độ không khí phải phù hợp với qui định trong "Qui phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch", nếu là gương độc đạo phải đo khí trong khoảng 3 m tính từ gương trở ra;

b) sử dụng thuốc nổ an toàn dạng thỏi, hoặc thuốc nổ có vỏ bọc an toàn và các phương tiện nổ không phát lửa đã được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép;

c) kíp điện, máy nổ mìn, dụng cụ để đo điện trở của mạng nổ mìn phải là loại an toàn nổ được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép;

d) không cấp đồng thời các VLNCN loại an toàn và không an toàn cho một thợ mìn.

7.5.3.2 Trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí, việc nổ mìn ở các gương lò chuẩn bị mỡ gió thải từ đó sẽ đi qua gương khấu than, phải tiến hành vào thời gian giao ca hoặc trong ca chuẩn bị sản xuất, lúc đó mọt ngươi phải ra khỏi gương khấu than đến chỗ có gió sạch đi qua và cách chỗ nổ mìn không ít hơn 200 m. Yêu cầu này không phải áp dụng khi dùng phương tiện nổ là loại không bốc lửa.

7.5.3.3 Trong các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí cấp 3 hoặc siêu cấp, công tác nổ mìn ở trong than và trong đá sẽ do phó giám đốc kỹ thuật của cấp trên trực tiếp qui định cụ thể riêng cho từng mỏ, nhưng không được trái với những qui định trong tiêu chuẩn này.

ở các mỏ nói trên khi khấu các trụ than phía trên là dọc vỉa thông gió đống thời với việc khai thác ở lò thợ của phân tầng dưới, thì việc nổ mìn đào các lò chuẩn bị để khấu trụ than chỉ được tiến hành vào thời gian ngừng mọi công việc ở lò thợ và mọi người phải rời đến nơi an toàn.

7.5.3.4 Trong các hầm lò có nguy hiểm về khí ở tất cả các cấp hoặc bụi nổ, cho phép dùng kíp vi sai cùng với kíp nổ tức thời để nổ mìn trong các gương than, gương vềa đá vềa than với các điều kiện sau:

a) thời gian chậm tối da của các kíp điện vi sai có tính đến độ chậm sai số không được phép vượt quá 135 ms;

b) các gương than của lò chuẩn bị được đào bằng gương hẹp thì toàn bộ các phát mìn phải được khởi nổ trong một đợt.

c) các lò chuẩn bị than được đào bằng gương rộng mỡ không đánh rạch bằng thì tất cả các phát mìn phải được khởi nổ trong một đợt. Khi chiếu rộng của gương trên 5 m cho phép chia phát mìn ra thành 2 đợt (chia đợt nổ theo chiếu rộng gương) nhưng các lỗ khoan của đợt nổ thứ hai chỉ được nạp mìn sau khi đã nổ xong đợt một và xúc dọn hết than trong gương;

d) các lò chuẩn bị đào trong than có cắt đá vách hoặc đá trụ thì việc nổ các phát mìn trong than, trong đá có thể chia thành hai đợt riêng hoặc nổ đồng thời. Trường hợp chia thành hai đợt nổ thì phải theo hộ chiếu nổ, phó giám đốc kỹ thuật mỏ ký. Phải nạp và nổ các phát mìn trong đó sau khi đã thông gió gương lò, xúc dọn than ở gương, đo khí, rải bụi trơ ở gương và các đoạn lò dẫn đến gương (nếu là mỏ có nguy hiểm về bụi nổ) và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhưng công việc từ sau ở gương;

Cấm chia thành ba đợt nổ trở lên;

e) các trường hợp đã qui định tại điểm b, c, d thì các lỗ mìn đã nạp đều phải nổ đồng thời. Ngoài ra chỉ được khởi nổ các phát mìn khi ở cách gương trong vòng 10 m không có các đống than đã nổ. Trước mỗi lần nổ phải đo khí, phun nước làm ẩm bụi hoặc bụi trơ (nếu là mỏ nguy hiểm về bụi ở gương và một đoạn khoảng 20 m từ chỗ nổ mìn trở ra.

7.5.3.5 Các gương lò chỉ đào trong đá ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, khí hàm lượng khí mê tan ở trong gương nhỏ hơn 1 % và khi hoàn toàn không có bụi than thì có thể dùng kíp điện tức thời , kíp điện vi sai để nổ mìn. khi đó thời gian chậm tốt đa của kíp điện vi sai (có tính cả độ chậm sai số không vượt quá 195 ms.

Không được nổ quá hai đợt trong một gương nổ.

7.5.3.6 Trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ cấm dùng các kíp nổ chậm trong các gương lò than và gương lò than có lẫn đá.

7.5.3.7 Các gương lò chỉ đào trong đá của các mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nếu hoàn toàn không có khí mê tan và bụi than thì cho phép dùng kíp điện nổ tức thời, kíp điện vi sai với độ chậm bất kỳ và kíp điện nổ chậm có độ chậm không quá 10 giây và không hạn chế các đợt nổ.

7.5.3.8 Cho phép dùng một lượng nhỏ thuốc nổ an toàn để phá rời các vì chống gỗ khi đánh sập đá vách của các gương khấu than. Loại thuốc nổ an toàn này phải đảm bảo khi thí nghiệm nổ một lượng chất nổ bất kỳ ở trạng thái treo tự do không làm bốc cháy hỗn hợp không khí - mê tan- bụi than. Độ nhạy của loại thuốc nổ đối với tác động cơ học không được vượt quá độ nhạy của loại amônít an toàn không chứa nitro este lỏng.

7.5.3.9 Khi đào giếng đứng từ mặt đất ở mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, nếu hàm lượng khí mê tan ở trong gương nhỏ hơn 1 % cho phép sử dụng thuốc nổ không an toàn và kíp nổ chậm nhưng phải thực hiện các qui định sau:

a) trước khi nổ mìn phải đo hàm lượng khí mê tan ở gương giếng;

b) trước khi khởi nổ phải làm ngập nước mặt gương với chiếu cao cột nước không nhỏ hơn 20 cm tính từ điểm cao nhất của mặt gương:

c) việc khởi nổ phải tiến hành từ trên mặt đất. Trong phạm vi 50 m tính từ miệng giếng không được có người. 7.5.3.10 Khi đào lò giếng từ mặt đất, có thể dùng dòng điện xoay chiếu hoặc một chiếu làm nguồn điện khởi nổ với các điều kiện sau:

a) trong gương của giếng mỏ không có khí metan hoặc bụi than;

b) khi gương của giếng mỏ còn cách vỉa than hoặc vỉa than kẹp 5 m, cũng như ở trong khoang cách 20 m, sau khi gương giếng đã cắt qua trụ vỉa than thì không được phép dùng dòng điện xoay chiếu để nổ mìn ;

Trị số dòng điện phát vào mạng lưới nổ phải phù hợp với mục 7.3.3.17 của tiêu chuẩn này.

7.5.3.11 Khi đào sâu giếng mỏ đi trong đá ở những mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, đi từ mức đang khai thác cũng như khi đã đào lò bằng, lò nghiêng ở những mỏ đang khai thác hoặc đang xây dựng, cho phép dùng thuốc nổ không an toàn

và kíp điện nổ châm với các điều kiện sau:

a) các hầm lò phải được thông gió bằng luồn không khí sạch;

b) gương lò chỉ hoàn toàn đào trong đá;

c) gương lò không thoát khí metan:

d) phải đo khí metan trước một lần nạp và trước mỗi lần khởi nổ.

Khi gương này tới cách vỉa than 5 m, sau khi đi qua vỉa than 20 m phải dùng chất nổ an toàn và kíp điện nổ tức thời, hoặc kíp điện vi sai.

7.5.3.12 Chỉ được dùng chung với nhau loại kíp do các nhỡ máy khác nhau sản xuất, khi các kíp đó được chế tạo theo cùng một tiêu chuẩn nhỡ nước.

7.5.3.13 Trong các hầm lò than, cấm sử dụng các loại thuốc nổ khác nhau để nạp vào một lỗ khoan.

Phát mìn liên tục chỉ được phép dùng một bao mìn mồi có lắp kíp điện.

7.5.3.14 Chiếu sâu tối thiểu của lỗ khoan nhỏ trong than và trong đá không được nhỏ hơn 0.6 mét. Khi trong gương lò có một số mặt tự do thì khoảng cách từ một điểm bất

kỳ của phát mìn đến bề mặt tự do gần nhất (đường cản ngắn nhất) không được nhỏ hơn 50 cm trong than và 30 cm trong đá.

Cấm nổ các phát mìn không có bua nút lỗ.

Khi nổ mìn trong than và đá, chiếu dài nút bua qui định như sau:

a) khi chiếu sâu lỗ khoan từ 0,6 m đến 1.0 m - bằng 1/2 chiếu sâu lỗ khoan;

b) khi chiếu sâu lỗ khoan lớn hơn 1 m - không nhỏ hơn 0.5 m;

c) khi dùng các lỗ khoan lớn không nhỏ hơn 1m.

d) khi nổ các phát mìn lò nhỏ để phá các tảng đá lớn thì chiếu dài nút bua không được nhỏ hơn 30 cm.

7.5.3.15 Nếu phát mìn gồm nhiều thỏi thuốc nổ thì các thỏi thuốc nổ phải được đẩy cùng một lúc vào lỗ khoan còn thỏi mìn mồi được đưa riêng.

7.5.3.16 Khoảng cách tốt thiểu giữa các phát mìn khi nổ mìn lỗ khoan nhỏ được qui định như sau.

a) không nhỏ hơn 0,6 m khi nổ trong than.

b) không nhỏ hơn 0,3 m khi nổ trong đá có độ cứng từ 7 trở lên theo (hang phân loại của Protođiaconov;

c) không nhỏ hơn 0,45 m khi nổ trong đá có độ cứng f nhỏ hơn 7 .

7.5.3.17 Trong các hầm lò than và trong các mỏ hầm lò có nguy hiểm về bụi lưu huỳnh, khi đào các lò chuẩn bị, họng sáo trong than hoặc vềa than vềa đá thuộc các vỉa có độ thoát khí tương đối hơn 10 cm3/tấn sản lượng ngày đêm, cũng như ở các vỉa có nguy hiểm về bụi nổ, khi nổ mìn phải áp dụng các biện pháp an toàn bổ xung như dùng các túi nước treo, nút lỗ mìn bằng bua nước. Các biện pháp này phải theo một quy trình do cơ quan nhỡ nước có thẩm quyến qui định.

7.5.3.18 Cấm nổ mìn ốp trong hầm lò. Khi xử lý sự cố tắc trong các lò tháo than, đá cho phép nổ một lượng thuốc nổ an toàn tốt thiểu cần thiết nhưng với điều kiện tại đó không có khí mê tan hoặc dùng loại VLNCN an toàn cao đã được cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.

7.5.3.19 Khi nổ mìn bằng điện

a) các dụng cụ để kiểm tra - đo lường mạng điện nổ mìn phải là loại đã được chế tạo chuyên dùng cho các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ;

b) việc đo kiểm tra kín mạch của mạng điện nổ mìn phải được tiến hành ở nơi đặt máy nổ mìn để khởi nổ, chỗ đó phải an toàn và có luồng gió sạch đi qua.

7.6 Qui định về nổ mìn trên mặt đất

7.6. Qui định chung

7.6.1.1 Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu ở địa điểm đã được phép, đơn vị nổ mìn phải thông báo cho chính quyền, công an địa phương và cho mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu, hàng ngày; về giới hạn của vùng nguy hiểm về các tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn.

7.6.1.2 Trước khi nổ mìn gần các công trình có ý nghĩa quan trọng (đường dây tải điện, trạm biến thế nhỡ máy, xí nghiệp, bến cảng, công trình ngầm, đườngdây điện thoại quốc gia, ...) phải thoả thuận với các cơ quan quản lý các công trình đó. Nếu là đườngsắt phải thoả thuận với điều độ tuyến đường hoặc trưởng ga có đoạn đường sắt đó về thời gian nổ mìn và thời gian ngừng tàu qua đó. Nếu là đườngthuỷ thì phải thoả thuận với trưởng bến gần nhất về thời gian nổ.

Các đơn vị nằm trong vùng nguy hiểm phải được thông báo bằng văn bản chậm nhất trước một ngày đêm về thời gian và địa điểm nổ mìn.

7.6.1.3. Khi tính toàn nổ mìn (hướng nổ, chỉ số nổ, đường cản, các hệ số tính toán...) phải tính sao để đảm bảo an toàn cho các công trình nêu trong mục 7.6.1.2 không bị hư hỏng do sóng không khí hoặc các mảnh đá văng. Nếu không thực hiện được yêu cầu này thì phải thoả thuận với các cơ quan quản lý công trình đó về các biện pháp bảo vệ, che chắn để hạn chế tối đa các thiệt hại do nổ mìn gây ra.

7.6.1.4 Khí nổ mìn lỗ khoan lớn, nổ mìn buồng cho phép sử dụng thêm một số công nhân khác tham gia việc nạp mìn, nhưng họ phải được huấn luyện, sát hạch về những qui định an toàn cần thiết, khi làm việc phải có sự giám sát của thợ mìn.

7.6.1.5 Trong mọi trường hợp người khởi nổ các đợt nổ phải ở vị trí an toàn (ngoài vùng nguy hiểm, hầm trú ẩn) . Hầm trú ẩn tự nhiên hoặc nhân tạo có vị trí qui cách phải được qui định (trong bàn thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn) .

7.6.1.6 Trạm khởi nổ phải đặt ngoài giới hạn vùng nguy hiểm hoặc trong hầm chắc chắn. Khi nổ mìn văng xa thì trạm khởi nổ phải đặt ngoài giới hạn văng xa của đất đá theo tính toán về phía ngược với chiếu gió

7.6.1.7 Kể từ lúc kéo dây của mạng nổ mìn vào trạm khởi nổ thì trạm phải được bảo vệ. Chỉ người thợ mìn được giao nhiệm vụ khởi nổ mới được vào trạm khởi nổ.

7.6.1.8 Không khống chế số lượng phát mìn được nổ trong một đợt, nhưng khi nổ các phát mìn lỗ nhỏ bằng dây cháy chậm, thì số lượng ngòi mìn do một thợ đốt (được xác định bằng thời gian cháy của ngòi mìn kiểm tra.

7.6.1.9 Trong khi nạp, một phần thuốc nổ đã nạp vào lỗ khoan bị đất đá lở lấp mất, cần nạp tiếp và cho nổ cùng đợt. Vị trí các phát mìn này cần phải đánh dấu và khi xúc đất đá ở đó phải có thợ mìn giám sát cho đến khi khẳng định rằng thuốc nổ trong lỗ khoan đã nổ hết. Nếu phát hiện thấy thuốc nổ còn sót lại phải thu gom và đem huỷ.

7.6.1.10 Nếu các phát mìn nằm ở nơi khó nhận biết (trong bụi rậm) thì khi nổ bằng dây cháy chậm, phải đặt các dấu hiệu dễ nhận ở các phát mìn đó.

7.6.2 Nổ mìn ốp

7.6.2.1 Khi cấn nổ một số phát mìn ốp trong một đợt nổ bằng dây cháy chậm thì khoảng cách giữa các phát mìn phải đảm bảo sao cho khi phát này nổ sẽ không làm tung phát kia. Nếu không làm được như vậy thì phải khởi nổ đồng thời các phát mìn bằng các kíp điện hoặc bằng dây nổ. Vật liệu đấp lên phát mìn phải bằng vật liệu dẻo, phải áp kín hoàn toàn. chiếu dày đất đắp không nhỏ hơn chiếu dày lớp thuốc nổ. Cấm dùng đá dăm hoặc vật liệu rắn khác để phủ lên lớp thuốc nổ.

7.6.3 Nổ mìn lỗ khoan lớn

7.6.3.1 Phải dọn sạch các cục đất đá, rác và các vật liệu khác trong vòng bán kính không nhỏ hơn 0,7 m tính từ mép lỗ khoan. khi đất đá không ổn định thì phải có biện pháp bảo vệ miệng lỗ khoan khỏi bị sụt lở.

7.6.3.2 Khi cần khởi nổ đồng thời một số phát mìn trong lỗ khoan lớn thì phải khởi nổ bằng kíp 'điện hoặc bằng dây nổ.

khi lỗ khoan sâu trên 15 m thì mạng,lướt nổ phải là mạng dây đúp.

Khi đưa các bao thuốc nổ có vỏ bọc cách nước và các bao mìn mồi xuống lỗ khoan, phải buộc dây chắc chắn rồi dòng xuống (dây buộc có nút dễ tháo) . Không được để dây nổ hoặc dây điện bị kéo căng.

7.6.3.3 Cho phép dùng các phương tiện cơ giới để nạp mìn, nhưng phải thực tiện qui định điều 7.4 của tiêu chuẩn này.

Khi dùng chất nổ nhóm 11 mỡ không dùng kíp nổ, cho phép dùng ô tô tự đổ để nạp bua vào các lỗ khoan, khi đó ôtô phải có bình dập lửa, ống xả của ô tô phải trang bị bộ phận dập tắt tàn lửa.

7.6.3.4 Cho phép thủ tiêu các phát mìn câm trong lỗ khoan lớn bằng các cách sau:

1 ) cho khởi nổ lại phát mìn câm nếu nguyên nhân gây câm là do mạng nổ trên mặt đất bị hỏng với điều kiện trị số đườngcản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm do tác dụng nổ phá của phát mìn bên cạnh;

2) khi áp dụng phương pháp nổ không có kíp và chất nổ là loại chứa nitrat amôn thì cho phép dùng máy xúc để xúc đất đá ở cạnh phát mìn câm;

3) cho nổ một phát mìn trong lỗ khoan lớn được khoan song song và cách lỗ mìn câm không gần hơn 3 m. Vị trí lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn xác định;

4) cho phép xúc dọn đất đá bằng thủ công tại chỗ có lỗ mìn câm để làm lộ đầu phát mìn câm ra.

Khi không thể xúc đất đá bằng thủ công, cho phép khoan và nổ các lỗ mìn có đường kính nhỏ được bố trí cách trục tâm của lỗ mìn câm một khoảng cách lớn hơn 1 m. Số lỗ, hướng, chiếu sâu của các lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn quyết định.

7.6.4 Nổ mìn tạo túi ở đáy lỗ khoan hoặc làm khô lỗ

7.6.4.1 Chỉ được phép nổ phát mìn để tạo túi hoặc làm khô nước trong lỗ khoan khi các lỗ khoan kề sát xung quanh chưa nạp chất nổ.

7.6.4.2 Không được ném bao mìn mồi vào lỗ khoan khi nổ tạo túi hoặc nổ làm khô nước. Khi chiếu sâu lỗ khoan trên 10 m phải khởi nổ bằng dây nổ hoặc bằng kíp điện.

7.6.4.3 sau khi nổ tạo túi hoặc làm khô lỗ khoan phải đợt ít nhất 15 phút nếu dùng thuốc nổ nhóm 2, và 30 phút nếu dùng thuốc nổ các nhóm khác mới được nạp thuốc nổ lần sau.

7.6.5 Nổ mìn buồng

7.6.5.1 Vị trí thực tế của các lò đã được đào để nổ mìn buồng (bao gồm cả bản thân buồng mìn) phải được vẽ lên bản đổ địa hình, mặt cắt của khu vực nổ mìn. Số liệu đo đạc để vẽ là số đo bằng máy.

7.6.5.2 Tiết điện nội tâm của lò đào thông từ mặt đất tới buồng mìn không được nhỏ hơn 1,2 m2 (1,2 m x 1,0 m) , nếu lò đào thông vào buồng mìn là lò giếng thì phải có thiết diện nhỏ nhất là 1 m2.Trước khi bắt đầu nạp thuốc nổ, phải kiểm tra, củng cố toàn bộ đường lò để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nạp.

7.6.5.3 Trong phạm vi bán kính 0,7 m kể từ cửa lò, phải dọn sạch đất đá, vật dụng khác. Cách cửa lò hoặc miệng giếng không nhỏ hơn 3 m phải tạo mặt bằng để )xếp VLNCN trước khi nạp.

7.6.5.4 Khi đưa VLNCN xuống giếng dẫn vào buồng mìn thì không được ném phải dùng tời hoặc dây bện để thả xuống. Tốc độ đưa VLNCN xuống giếng không được lớn hơn 1 m/s. Khi nạp chất nổ nhóm 2 dạng tơi, cho phép nạp theo đường ống hoặc lỗ khoan lớn thẳng xuống buồng mìn. Đường ống phải chế tạo bằng vật liệu, không phát sinh tia lửa khi bị va chạm hoặc ma sát.

7.6.5.5 Khi xếp thuốc nổ vào buồng mìn, người chỉ huy đợt nổ phải luôn có mặt tại hiện trường để hướng dẫn, kiểm tra và thi công đúng với thiết kế. 7. 6.5.6 trong khi nạp thuốc nổ, không được có các dây dẫn điện ở trong các buồng mìn, nếu chiếu sáng bằng điện thì phải dùng đèn chiếu từ đườnglò bên cạnh chiếu sang (cho phép dùng đèn điện dòng xoay chiếu điện áp 220 V) , nhưng chỉ được dùng trước lúc đưa mìn mồi đã có lắp kíp điện vào buồng mìn.

Trước lúc đưa mìn mồi có lắp kíp điện vào lò phải cắi điện, tháo cắt tất cả mạng điện chiếu sáng. Việc chiếu sáng sau khi cắt điện phải bằng một trong các loại đèn ắc qui mỏ, đến dầu săng an toàn, đèn pin.

7.6.5.7 Khi nổ mìn buồng nhất thiết phải sử dụng các bao mìn mồi. Nếu trong buồng nạp có nước thì phải dùng loại VLNCN chịu nước (hoặc được bao gói chống nước). Các bao mìn mồi phải được đặt trong hộp vỏ cứng bền chắc.

7.6.5.8 Nếu việc nạp mìn kéo dài quá một ngày đêm mỡ bao mìn mồi làm bằng thuốc nổ có chứa môni nitrat, kíp điện có vỏ bằng kim loại hoặc vỏ giấy thì phải sơn vỏ kíp một lớp vecni hoặc quét nhựa cao su để tránh vỏ kíp bị rỉ, hoặc vỏ giấy của kíp bị ẩm.

7.6.5.9 Nếu giếng sâu chưa đến 15 m; có thể dùng thang dây hoặc thang tre cho người lên xuống giếng.

Nếu giếng sâu hơn 15 m thì dùng tời trục chở người, tời trục phải có phanh hãm đảm bảo an toàn.

7.6.5.10 Nếu trong giếng có đặt máy bơm điện thì phải cắt điện, đưa động cơ điện, dây điện lên khỏi giếng trước lúc đưa bao mìn mồi có lắp kíp điện xuống giếng.

7.6.5.11 Các dây dẫn điện của mạng điện nổ và dây nổ trong đường lò và trên mặt đất phải được bảo vệ tránh hư hỏng. Mạng lưới nổ phải là mạng lưới đúp.

7.6.5.12 Việc đo kiểm tra điện trở của mạng điện nổ mìn phải tiến hành hai lần: lấn đầu vào lúc nạp xong thuốc nổ, lấn thứ hai vào lúc nạp xong bua. Khi đó mọi người phải ở vị trí an toàn.

7.6.5.13 Sau khi nổ mìn ít nhất 15 phút (thời gian cụ thể được qui định trong thiết kế nổ mìn) người chỉ huy đợt nổ mới được vào kiểm tra bãi nổ.

7.6.5.14 Khi phát hiện thấy có phát mìn côm phải lập tức bố trí người bảo vệ vùng có mìn câm. Không cho người không có liên quan vào vùng nguy hiểm của phát mìn câm đó.

Cho phép xử lý phát mìn buồng bị câm bằng cách đào dỡ lớp bua ra, nạp một bao mìn mồi mới vào phát mìn câm, lấp bua, tiến hành khởi nổ lại theo trình tự thông thường đã qui định, nhưng đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm đi so với trị số ban đầu trước khi nổ.

Nếu kiểm tra thấy trị số đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm đã bị giảm đáng kể mỡ nếu khởi nổ lại phát mìn câm này có thể gây nguy hiểm do đá văng xa hơn tính toán ban đầu thì không được nổ lại phát mìn câm đó. Khi đó cho phép moi dỡ lớp bua và moi dỡ dần thuốc nổ ra.

Trong trường hợp cần thiết phải đào các đường lò bổ sung để thủ tiêu các phát mìn buồng bị câm thì công việc này phải thực hiện theo thiết kế riêng được phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị duyệt.

Toàn bộ công việc có liên quan tới việc xử lý mìn buồng câm phải thực hiện dưới sự giám sát của cần bộ chuyển trách an toàn của đơn vị.

7.6.6 Nổ mìn thăm dò địa chất ở đất liền

7.6.6.1 khi nổ đồng thời một số lỗ khoan, có đường kính lớn trong đất đá không ổn định cho phép nạp mìn vào lỗ khoan ngay sau khi khoan xong lỗ khoan đó. Khoảng cách giữa các lỗ khoan được xác định trong thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn, trong thiết kế có tính tới chiếu sâu lỗ khoan, lượng thuốc nổ sẽ nạp trong lỗ khoan. Các lỗ khoan đã nạp phải được thợ mìn trông nom bảo vệ thường xuyên. Trong thời gian nạp tất cả mọi người không có liên quan đến việc nạp mìn phải rút ra ngoài giới hạn vùng nguy hiểm.

7.6.6.2 Chỉ cho phép những người của đội mìn có mặt ở trong trạm. Nếu trạm nổ mìn đặt trên ôtô (máy kéo, rơmoóc) thì cho phép người lái phương tiện ngồi trong buồng lái.

7.6.6.3. Trạm nổ mìn phải ở cách chỗ nổ một khoảng cách theo qui định tại điều 3.8.4 của tiêu chuẩn này, trạm phải được bảo vệ thường xuyên. Cấm để các vật dụng không có liên quan tới việc nổ mìn ở trong trạm

7.6.6.4 Trong trạm nổ mìn cho phép đặt các trạm vô tuyến đã được phép dùng để thăm dò địa chấn, nhưng phải đặt trong một ngăn riêng. Các trạm vô tuyến có công suất lớn, kiểu thông thường cùng với máy phát điện phải đặt ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm theo điều 3.8.4 của tiêu chuẩn này.

7.6.6.5 Trước lúc trạm vô tuyến bắt đầu làm việc, phải kiểm tra xem xét để không có hiện tượng rò điện

7.6.6.6 Cấm đưa đường dây điện nổ mìn vào buồng đặt trạm vô tuyến.

7. 6.6.7 Lượng VLNCN để ở chỗ công tác không được vượt quá yêu cầu dùng trong một ca của đội thăm dò.

Cho phép để ở chỗ công tác lượng VLNCN dùng trong 3 ngày đêm nhưng với điều kiện là VLNCN phải để ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm và được bảo vệ suốt ngày đêm.

7.6.6.8 Cấm sử dụng các dây dẫn (dây của mạng nổ mìn, dây điện thoại...) có vỏ bọc cách điện đã bị hư hỏng, dây đấu vào máy không có phích cắm chuyên dùng.

7.6.6.9 Để kbởl nổ các phát mìn, chỉ cho phép dùng các máy nổ mìn chuyên dùng. Cấm dùng nguồn điện khác để khởi nổ.

7.6.6.10 Sau khi chuẩn bị xong các phát mìn thì dây dẫn của kíp điện phải quấn chặt xung quanh phát mìn.

7.6.6.1 Đường dây dẫn mạng điện nổ mìn phải là loại dây mềm có hai lõi và gồm hai phần, chúng được nối với nhau sau khi đã đưa phát mìn xuống lỗ khoan.

7.6.6.12 Khi tiến hành công tác nổ mìn, thăm dò địa chấn chỉ được phép dùng một đường dây nổ mìn chính. ở cả hai đầu phải có dấu hiệu để phân biệt với các đườngdây khác.

7.6.6.13 Phải dùng dây hoặc sào có móc làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa để đưa các phát mìn xuống lỗ khoan, không được quẳng vứt làm va đập các phát mìn, phải theo qui định tại điều 7.1.12 của tiêu chuẩn này. Không được để dây dẫn chính bị căng khi đưa phát mìn xuống lỗ.

Trước khi đưa phát mìn xuống lỗ khoan, phải dùng dưàng để kiểm tra toàn bộ chiếu sâu lỗ khoan.

Đường kính của dưàng đo phải lớn hơn đường kính phát mìn.

Khi nạp phát mìn xuống lỗ khoan mỡ bị kẹt thì phải lựa chiếu kéo lên và chỉ sau khi thông lỗ và kiểm tra lại phát mìn mới được nạp lại. Trong khi thông lỗ phải ngắt phát mìn ra khỏi đường dây dẫn chính và đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp không lấy phát mìn lên được thì phải thủ tiêu phát mìn này theo điều 7.6.6.17 của tiêu chuẩn này.

7.6.6.14 Cấm quấn dây dẫn chính xung quanh kíp điện, chỉ trừ trường hợp sử dụng một kíp điện riêng lẻ đặt trên mặt đất để đánh dấu thời điểm nổ.

7.6.6.15 Nhưng công việc có liên quan tới việc nổ phát mìn treo trong không khí ,đặt trên mặt đất hoặc trong hồ chứa nước phải tiến hành theo thiết kế được duyệt theo qui định hiện hành.

Việc nổ mìn trong lò chứa nước phải có sự thoả thuận của cơ quan bảo vệ thuỷ sản hoặc cơ quan quản lý hộ chứa nước đó.

7.6.6.16 Cấm.

1) người đi đến lỗ khoan trước 5 phút kể từ lúc phát mìn trong lỗ khoan nổ

2) người xuống giếng hoặc hào sâu hơn 3 m trước lúc thông gió hoàn toàn; không được sớm hơn 30 phút sau khi nổ mìn;

3) khoan tiếp vào lỗ khoan sau khi nổ hoặc khi có mìn câm trong lỗ đó;

7.6.6.17 Thủ tiêu các phát mìn câm tiến hành bằng các cách sau.

1) cẩn thận lấy phát mìn ra khỏi lỗ và đem huỷ bằng cách nổ ở chỗ an toàn;

2) nếu không lấy được phát mìn ra thì nạp thêm phát mìn vào lỗ khoan và cho nổ theo qui định.

3) các phát mìn bị câm do ẩm ướt phải được thủ tiêu theo quy định của điều 4 của tiêu chuẩn này.

7.6.7 Nổ mìn thăm dò địa chấn trên sông biển

7.6.7.1 Nổ mìn thăm dò địa chấn trên biển phải thảo thuận với cơ quan quản lý bến cảng ở gần khu lực đó và cơ quan bảo vệ hải sản, trừ việc thăm dò được tiến hành bằng phương pháp kích thích sóng địa chấn.

7.6.7.2 Thành viên ở trên tàu thăm dò địa chấn, thành viên của đội thăm dò địa chấn đều phải được huấn luyện về các quy định an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Chứng chỉ phải ghi rõ "Cho phép tiến hành công tác nổ mìn trên biển.

7.6.7.3 Cấm tiến hành công tác nổ mìn thăm dò địa chấn trong lúc có sương mù, lúc trời tranh tối tranh sáng, ban đêm (trừ trường hợp sử dụng đườngdây chính kiểu nổi) và khi có sóng trên cấp 4.

7.6.7.4 Các tàu thuyền dùng trong công tác thăm dò địa chấn có sử dụng nổ mìn phải đăng ký tại cơ quan đăng kiểm theo qui định hiện hành.

7.6.7.5 Cho phép tàu đặt trạm địa chấn ăn theo trạm nổ mìn đặt trên các thuyền có mái chèo hoặc các loại tàu khác. trên mỗi trạm nổ mìn phải có phao cấp cứu cá nhân đủ cho số người có mặt trên trạm.

7.6.7.6 Khoảng cách an toàn (Rat) tính theo tác động của sóng va đập đối với trạm nổ mìn khi sử dụng thuốc nổ rắn và lỏng, tính theo công thức :

trong đó q là khối lượng của phát mìn, tính bằng kilogam.

Trong mọi trường hợp Rat không được nhỏ hơn 50 m. Khi làm việc trên biển khoảng cách từ tàu đặt trạm địa chấn đến chỗ nổ không được nhỏ hơn 150 m. Khi phát mìn có khối lượng 100 kg khoảng cách đó không được nhỏ hơn 2 lần khoảng cách về sóng va đập nhưng không được dưới 25 m.

7.6.7.7 Trong thời gian trạm nổ mìn nổi làm việc, chỉ cho phép các tàu thuyền khác đến trạm nổ theo tín hiệu của người thợ mìn. Người thợ mìn chỉ được phát tín hiệu này trong lúc trạm nổ không nổ mìn hoặc không làm các công việc khác có liên quan tới VLNCN.

7.6.7.8 Chỉ được phép chuyển tải VLNCN trên các tàu khi sóng nhỏ hơn cấp 4 và khi đã neo buộc các tàu lại với nhau.

7. 6.7.9 Khi tiến hành nổ mìn để thăm dò địa chấn cấm tất cả những người không có liên quan tới công việc của trạm nổ có mặt trên trạm nổ.

7.6.7.10 Trong thới gian làm việc phải đảm bảo liên lạc thông suốt giữa trạm địa chấn và trạm nổ mìn.

7.6.7.11 Các thiết bị dùng để nổ mìn phải được bảo vệ để tránh nước ngấm vào, VLNCN phải được bảo quản ở ngăn riêng đặc biệt.

7.6.7.12 Trạm nổ mìn không được di chuyển khỏi vị trí khi phát mìn chưa chìm đến độ sâu qui định.

không được kéo lê phát mìn theo đáy sông, hồ, biển.

7.6.7.13 Chỉ được phép tiến hành kiểm tra mạng điện nổ mìn, nối đường dây chính với nguồn điện và khởi nổ sau khi trạm nổ mìn đã đến vị trí an toàn theo tác động của sóng va dập nhưng không nhỏ hơn 50 m .

7.6.7.14 Khi sử dụng đườngdây nổ mìn loại nổi phải thực hiện các qui định sau:

1 ) cả hai bên mạn tàu đặt trạm địa chấn phải có cầu thao tác để tiến hành lắp kíp vào phát mìn, nối phát mìn với vòng tiếp xúc và đưa phát mìn xuống nước. Dùng các máng đặc biệt từ cầu để phát mìn trượt xuống nước được dễ dàng

2) đường dây chính mạng nổ mìn và đường dây của máy ghi địa chấn phải luôn cách nhau không dưới 10 m

3) trên cầu thao tác chỉ được để một phát mìn:

4) phải dùng đường dây điện riêng để cấm điện cho đườngdây chính nổ mìn, khoảng thời gian đóng điện không quá 10 giây;

5) đường dây chính nổ mìn phải có công tắc nổ đặt ở trên cầu thao tác:

6) đườngdây chính nổ mìn cần được kiểm tra tính toán lại sau 10 ngày làm việc. Số liệu kiểm tra ghi vào sổ công tác của đội.

Chú thích - Khi sử dụng đường dây chính nổ mìn kiểu nổi cho phép dùng tuyến nổ mìn chỉ có

7. 6.7.15 Khi sử dụng sự kích nổ chất khí hoặc năng lượng của khí nén để làm nguồn kích thích dao động đàn hồi thì khoảng cách an toàn sẽ được qui định trong một qui trình riêng.

7.6.8 Nổ mìn ở dưới nước (phá đá, phá công trình)

7.6.a.1 Khi tiến hành nổ mìn ở dưới nước mỡ phải đưa người xuống nước, thì thợ mìn phải là người đã được đào tạo thợ lặn và đã qua kỳ kiểm tra sát hạch đạt kết quả. Người thợ mìn này đã có thâm niên công tác trên 1 năm.

7.6.8.2 Khi chở các phát mìn bằng thuyền thì đội công tác của mỗi thuyền không quá 5 người. Nguời đội trưởng cầm lái, hai người chèo thuyền, một người thợ mìn, một người đánh dấu vị trí.

Không được để quá 20 phát mìn ở trên thuyền (khối lượng chung không quá 40 kg) phải đặt ở phía lái thuyền. Việc xếp đặt các phát mìn trên thuyền do người thợ mìn đảm nhận.

Thuyền chở VLNCN không được chở các loại hàng hoà khác.

Tất cả các thành viên trên thuyền phải được trang bị phao cấp cứu cá nhân.

7.6.8.3 Khi nổ mìn bằng dây cháy chậm, chiếu dài của mỗi phát mìn không được nhỏ hơn 1m và mỗi lần nổ không được nổ quá 10 phát mìn.

7.6.8.4 Có thể nổ mìn bằng dây cháy chậm để phá các tàu chìm, phá kết cầu của cầu nếu chiếu sâu của nước đòi hỏi dây cháy chậm không dài quá 3 m. Khi đó đầu dây cháy chậm phải nhô cao khỏi mặt nước.

Nếu phát mìn do thợ lặn đặt thì chỉ được khởi nổ phát mìn đó sau khi người thợ lặn đã lên và đến nơi an toàn ở trên mặt đất. Nếu đồng thời có một số thợ lặn đặt mìn thì cấm nổ mìn bằng dây cháy chậm.

7.6.8.5 Khi nổ mìn điện ở dưới nước thì mạng điện nổ mìn phải lắp ở trên bờ và sau đó mới xếp toàn bộ từng nhánh riêng lên thuyền đưa đến địa điểm nổ để lắp.

ở những chỗ nước chảy mạnh, để mạng điện khỏi bị đứt, bị căng phải dùng dây chắc để nối các phát mìn với nhau.

7.6.8.6 Khi dùng xuồng để làm việc, có thể lắp mạng điện nổ mìn ngay trên xuồng với điều kiện là chỉ lắp một mạng dây chính.

Chỉ được phép kiểm tra mạng điện, đầu mạng điện với nguồn (máy nổ mìn) và khởi nổ sau khi người thợ lặn đã lên xuống, xuồng đã đến nơi an toàn, cách chỗ nổ mìn không ít hơn 100 m.

7.6.8.7 Khối lượng riêng của phát mìn không được nhỏ hơn 1,3 để nó có thể tự chìm xuống nước. Mỗi phát mìn phải được nối với một phao riêng.

Trường hợp khối lượng chất nổ của phát mìn nhỏ hơn 20 kg cho phép dặt vật nặng vào trong cùng một cao với thuốc nổ. Nếu phát mìn lớn hơn 20 kg thì vật nặng để ở ngoài và được buộc chặt vào phát mìn.

Nếu dùng thuốc nổ không chịu nước phải có vỏ bọc chống nước.

7.6.8.8 Khi nổ mìn ở đáy của hồ, sông, biển, vị trí đặt phát mìn phải được đánh dấu bằng phao nổ.

Khi nổ phát mìn treo lơ lửng trong nước thì mỗi phát mìn phải được buộc vào phao nổi. Để treo các phát mìn đặt sâu không quá 3 m cho phép dùng phao cao su.

Cấm dùng dây mạng nổ mìn để treo phát mìn vào phao.

7.6.8.9 Khi nổ các phátt mìn ở dưới nước thì không được có người ở dưới nước trong vòng bán kính theo qui định sau:

1) khối lượng thuốc nổ nhỏ hơn 1 kg thì bán kính tốt thiếu là 100 m;

2) khối lượg thuốc nổ từ 1 đến 10 kg thì bán kính tối thiểu là 500 m;

3) khối lượng thuốc nổ từ 10 đến 50 kg thì bán kính tối thiểu là 1000 m;

4) khối lượng thuốc nổ trên 50 kg thì bán kính tối thiểu là 2000 m.

Khi nổ trên 10 kg thuốc nổ ở những đoạn sông gấp khúc thì khoảng cách trên có thể giảm đi 1/2.

Trước khi nổ mìn phải đặt người gác, treo tín hiệu. Tín hiệu này phải đặt cách chỗ nổ mìn 1,8 km về phía thượng lưu và 1 km về phía hạ lưu. Cấm tàu thuyền qua lại vùng nguy hiểm. Việc cấm này phải thoả thuận trước với cơ quan quản lý đường sông.

7.6.9 Nổ mìn để phá về kim loại và kết cầu kim loại

7.6.9.1 Cho phép nổ mìn để phá về kim loại và các kết cầu kim loại tại một mặt bằng dành riêng: nổ trong buồng bọc thép, trên bãi trống, nơi có kết cầu kim loại cần phá nhưng phải có thiết kế được phó giám đốc kỹ thuật cơ quan quản lý cấp trên duyệt.

7.6.9.2 Cho phép bảo quản số lượng VLNCN dùng trong ngày ở mặt bằng làm việc, nhưng phải đặt trong các chỗ sâu trong đất có mái che .chắc chắn và ở cách chỗ nổ không nhỏ hơn 200 m.

7.6.9.3 Khi đồng thời nổ một số phát mìn thì phải khởi nổ bằng điện hoặc dây nổ

Khi khởi nổ bằng điện thì phần dây điện đi từ buồng bọc thép ra ngoài không được để tiếp xúc với phần kim loại của buồng bọc thép. Phải dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện và những chỗ nối phải được quấn cách điện cẩn thận. Khi làm việc ở trong buồng bọc thép cho phép dùng nguồn điện có điện áp không lớn hơn 12 vôn để chiếu sáng. Trước khi nạp mìn phải cắt điện tháo dỡ đưa ra khỏi buồng thép hệ thống chiếu sáng này.

Những việc tiếp theo cần chiếu sáng phải dùng đèn ác qui mỏ hoặc đèn pin, đèn xăng an toàn.

7.6.9.4 Xung quanh buồng bọc thép ở khoảng cách không nhỏ hơn 30 m phải có hàng rào

Khối lượng và kết cầu nắp buồng bọc thép phải đảm bảo không bị bật ra hoặc bị phá huỷ khi mìn nổ.

Trước khi đưa buồng thép vào vận hành và sau mỗi lần sửa chữa phải thử độ bền chắc của buồng bằng cách cho nổ ở trong đó một lượng chất nổ gấp đôi.

Phải dùng cần cẩu để tháo hoặc lắp buồng bọc thép.

7.6.9.5 Sau một lần nổ mìn buồng bọc thép phải được thông gió hết khí độc rồi mới cho người vào làm việc.

7.6.9.6 Nếu dùng ô xy để khoan kim loại thì trước khi nạp mìn phải dùng nước làm mát lỗ khoan đến nhiệt dộ không lớn hơn 80oc , phải dọn sạch phôi do khoan bằng ôxy tạo ra.

7.6.9.7 Vật liệu nút bua phải là loại dễ lấy được ra khi phát mìn bị câm. Nếu có mìn câm phải thận trọng lấy hết phần nút lỗ ra rồi đưa một bao mìn mồi và cho nổ lại theo qui định.

7.6.9.8 Chỉ được phép nạp mìn lần thứ hai sau khi đã làm mát thành lỗ khoan đến nhiệt độ không quá 80oc .

7.6.9.9 Đường di đến chỗ nổ mìn, đến nơi an toàn phải gọn gàng, sạch sẽ. Chỗ trú ẩn của người thợ mìn được qui định trong thiết kế nhưng không được gần hơn 100 m nếu nổ mìn trong buồng bọc thép thì khoảng cách không được gần hơn 30 m.

7 6.10 Nổ mìn để phá về khối nóng

7.6.10. Khi nổ mìn để phá về khối nóng chỉ được dùng dây cháy chậm hoặc dây nổ.

7.6.10.2 Cấm nạp mìn vào các lỗ khoan khi nhiệt độ đáy lỗ khoan cao hơn 200oC.

Khi nhiệt độ lỗ khoan từ 80 đến 200oC phát mìn phải đặt trong vỏ cách nhiệt. Để nổ mìn trong các khối nóng có nhiệt độ đo ở phần đáy lỗ khoan cao hơn 40oc chỉ được dùng chất nổ nhóm 2.

7.6.10.3 Khi nổ mìn để phá về các "bướu' trong lò luyện kim thì chỗ nổ mìn phải đặt rào chắn làm bằng các cây gỗ xếp khít nhau. Dàn giáo thi công nổ mìn phải chắc chắn và có tay vịn.

Mỗi lần nổ mìn để phá "bướu' trong lò luyện kim đều phải lập thiết kế theo điều 7.1 của tiêu chuẩn này.

7.6.10.4 Chỉ được phép nổ mìn để phá về các khối nóng sau khi đã thực hiện xong việc làm sạch không khí (lò không có khí độc) đã thử vỏ cách nhiệt của bao chất nổ bằng cách đưa vào lỗ khoan một vỏ bao, làm bằng amiăng trong đó đặt một ngòi mìn (không có thuốc nổ) nếu kíp mìn bị nổ trước 5 phút thì phải tăng chiếu dày của vỏ bao.

7.6.10.5 Khi đo nhiệt độ ở đáy lỗ khoan thấp hơn 80oc thì cho phép không phải dùng vỏ bao cách nhiệt, riêng bao mìn mồi phải bọc giấy cẩn thận.

Thời gian nạp mìn không được kéo dài quá 5 phút.

Khi nhiệt độ cao hơn 80oc thì toàn bộ phát mìn (kể cả bao mìn mồi) được đặt trong một vỏ cách nhiệt đảm bảo thời gian từ lúc nạp đến lúc nổ phát mìn này do sự đốt nóng qua thành lỗ khoan không nhỏ hơn 4 phút. Việc nổ được tiến hành bằng dây cháy chậm có độ dài không dưới 60 cm. Cấm xoắn, vặn dây cháy chậm này.

7.6.10.6 Khi nhiệt độ đo ở đáy lỗ khoan thấp hơn 80oc cho phép nạp và nổ đồng thời không quá 5 phát mìn. Nếu nhiệt độ từ 80 đến 200oC thì không được quá 2 phát.

7.6.10.7 Trong bất kể trường hợp nào, thời gian liên tục nạp và nổ một nhóm các phát mìn không được quá 4 phút.

Nếu như đến 4 phút mỡ thợ mìn không kịp nạp hết các lỗ khoan thì người chỉ huy phải ra lệnh ngừng nạp, mọi người phải rút ra vị trí an toàn và cho nổ ngay. Việc nạp và nút lỗ mìn phải do hai thợ mìn làm với sự có mặt của người chỉ huy công tác nổ mìn.

7.6.10.8 Khi nổ mìn bằng dây nổ nhất thiết phải dùng dây đúp và dùng hai ngòi mìn, phần dây nổ nằm ngoài thỏi thuốc nổ nhưng trong lỗ khoan phải được bọc vỏ cách nhiệt bằng amiăng dầy không nhỏ hơn 6 mm-

7.6.10.9 Khi nổ mìn để phá xỉ trong các buồng kín mỡ nhiệt độ đo ở đáy lỗ khoan thấp hơn 200oC, chỉ được nạp và nổ một phát mìn do hai người thợ mìn cùng làm (một người đưa phát mìn vào lò và sẽ đốt hai ngòi mìn. người thứ hai lấp cát nút lỗ). Phát mìn phải để trong vỏ cách nhiệt và có hai ngòi mìn.

7.6.10.10 Để nút lỗ mìn, chỉ cho phép dùng cát đã sàng và đá sấy khô. Cấm nén ép vào các vật liệt nút lỗ .

7.6.10.11 Cấm dùng phương pháp nổ mìn ốp để phá các khối nóng.

7.6.10.12 ở phía trên các "bướu" trong lò cao phải đạt một tấm che chắc chắn làm bằng các dầm chịu tải, trên đó đặt các tấm tôn dày hơn 20 mm, hoặc xếp kín chéo nhau hai lượt gỗ tròn có đường kính lớn hơn 18 mm. Tất cả các lỗ gió, lỗ tháo xỉ phải được đậy kín bằng các tấm kim loại dày hơn 10 mm. Các máy làm lạnh kiểu đứng được bảo vệ bằng cách dựng hàng gỗ xếp khít nhau (đườngkính lớn hơn 20 cm) hoặc các thanh tỡ vẹt liên kết với nhau bằng các móc sắt.

Lối tới chỗ "bướu" cần nổ phá không được nhỏ hơn 0,8 m x 1,5 m. Lối đi lại của người trong lò không được nhỏ hơn 0,75 m x 0,6 m. Lối đi lại không được có chướng ngạt vật. Phải đặt cầu ra vào lò để công nhân lên xuống dễ dàng.

Lối đi từ lò ra phải được che kín phía trên bằng gỗ tròn hoặc gỗ xẻ. Mái che này phải rộng hơn cửa lò 2 m để tránh mảnh kim loại rơi.

7.6.10.3 Để chiếu sáng khi nạp mìn phải dùng đèn ác qui mỏ, hoặc dùng đèn pha chiếu sáng qua lỗ gió hoặc đèn điện cầm tay điện áp 12 vôn, cáp cấp điện cho đèn là cáp 3 lõi, tay cầm của đèn làm bằng chất cách điện, bóng đèn có lưới bảo vệ.

7.6.10.14 Khi nổ mìn để phá các khối nóng có nhiệt độ từ 80 đến 200oC nếu có mìn câm thì chỉ cho phép người chỉ huy nổ mìn tới chỗ có phát mìn câm để kiểm tra sau ít nhất 1 h kể từ lúc đốt dây và với điều kiện là sau thời gian này khi quan sát qua lỗ gió không thấy hiện tượng nitrat amôn bị phân huỷ mạnh.

khi nổ mìn phá các khối nóng có nhiệt độ thấp hơn 60oc cho phép đi đến chỗ mìn câm sau 5 phút kể từ lúc đốt dây cháy chậm.

Chỉ được phép thủ tiêu mìn câm bằng cách dùng nước phun rửa sạch vật liệu nút lỗ và thuốc nổ trong lỗ khoan.

7.6.10.15 Sau mỗi đợt nổ mìn:

1) chỉ tới chỗ nổ mìn sau khi lò đã được thông gió theo qui định (hoàn toàn hết khí độc);

2) chỉ được tới chỗ làm việc sau khi người lãnh đạo công tác xử lý "bướu" và người lãnh đạo công tác nổ mìn đã kiểm tra tình trạng của các phương tiện bảo vệ.

7.6.10.16 Cấm nổ mìn ở trong lò trong thời gian các lò bên cạnh đang ra sản phẩm (thép, xỉ) .

7 6.11 Nổ mìn để rèn dập kim loại

7 6.11.1 Việc gia công kim loại bằng cách nổ trong môi trường nước phải được tiến hành trong các thiết bị riêng hoặc trong các bể nước được bố trí trong phòng hoặc trên mặi bằng lộ thiên.

Khi bố trí bể nước trên mặt bằng lộ thiên thì khu vực làm việc phải có tường bao quanh cao hơn 2 m có trang bị hệ thống tín hiệu âm thanh, ánh sáng.

Việc rèn dập kim loại bằng cách nổ trong môi trường nước phải thực hiện theo thiết kế nổ mìn, có sự thoả thuận với cơ quan đã thiết kế thiết bị, bể nước. Thiết kế nổ mìn phải được phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị duyệt.

7.6.11.2 Chỉ dùng phương pháp nổ mìn bằng điện hoặc dây nổ để rèn dập kim loại. Nếu điều kiện làm việc phải nâng khuôn thiết bị lên chiếu cao trên 2 m thì phải nổ bằng dây nổ

7.6.11.3 Nổ mìn trong mỗi trường nước, phải dùng kíp loại chịu nước có dây dẫn dài hơn 3 m để đảm bảo nối kíp với đườngdây chính mỡ không phải nối dài thêm dây.

7 6.11.4 Mạng điện nổ mìn phải có hai dây dẫn tới nguồn điện, dây dẫn không được để chạm vào các vật dụng bằng kim loại.

7.6.11.5 Số lượng VLNCN dùng trong ca phải để trong lều, hoặc trong phòng riêng bố trí trên mặt bằng công tác. nhưng không được trái với điều 4.3.1 của tiêu chuẩn này.

7.6.11.6 Trình tự nổ mìn để gia công kim loại như sau:

1 ) đặt phát mìn ở phía trên phôi

2) cho đầy nước vào khuôn dập (khuôn dập đã có phôi và phát mìn) .

3) đưa khuôn dập vào bể nước (đã có đầy nước hoặc sau khi đưa khuôn dập xả đầy nước)

7.6.11.7 Việc đưa nước vào bể do người thợ mìn và người giúp việc thực hiện. Cấm những người khác có mặt cạnh bề nước.

7.6.11.8 Việc thủ tiêu các phát mìn câm làm theo qui định tại điều 7.6.10.14 của tiêu chuẩn này.

7.6.11.9 Nổ mìn để rèn dập kim loại phải do thợ mìn thực hiện có sự chỉ đạo trực tiếp của người chỉ huy nổ mìn.

7.6.12 Nổ mìn để phá công trình

7.6.12.1 Mỗi lần nổ mìn để phá công trình đều phải tiến hành theo thiết kế. Thiết kế này ngoài các vấn đề chung còn phải có các nội dung sau:

1 ) phải ghi trên bản đồ địa hình vị trí của công trình sẽ bị nổ mìn phá, giới hạn của khu vực mỡ gạch, đá có thể bay tới, hướng đổ của công trình;

2) sơ đồ các công trình ngầm và trên không gần công trình bị phá;

3) biện pháp xử lý trong trường hợp đã nổ mìn mỡ công trình không sập đổ hoàn toàn, hoặc mìn bị câm ;

4) các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và các công trình xung quanh.

7.6.12.2 Cấm dùng phương pháp nổ mìn ốp để phá dỡ công trình nằm trong vùng dân cư.

7.6.12.3 Cho phép chuẩn bị mìn mồi, đóng bao thuốc nổ trong một phòng riêng của công trình định phá đổ. Phòng này được chiếu sáng tự nhiên hoặc dùng đèn điện chiếu hắt từ ngoài cửa sổ vào phòng.

7.6.12.4 .Cấm dùng phương pháp nổ mìn bằng dây cháy chậm để phá dỡ các công trình.

Khi khởi nổ các phát mìn bằng điện thì tất cả các dây dẫn điện trong công trình đó phải được cắt điện kể từ lúc bắt đầu nạp mìn. Mạng nổ mìn phải dùng mạng đúp.

7.6.12.5 Nếu trong quá trình khoan lỗ mìn mỡ phát hiện thấy ống khói, khoảng rỗng thì không được nạp và nổ lỗ mìn đó.

7.6.12.6 Phải đặt các tấm chắc chắn che kín hoàn toàn chiếu cao công trình sẽ bị phá huỷ do nổ mìn.

Chân của tấm chắn đặt cách tường các công trình không nhỏ hơn 0,5 m, còn phía trên của tấm chắn thì dựa vào công trình.

7.6.12.7 Khi nổ mìn để phá dỡ công trình gần các đối tượng mỡ khi công trình đổ có thể gây chấn động nguy hiểm cho đối tượng đó thì phải tạo lớp đệm (có thể xép gỗ để hạn chế chấn động.

7.6.12.8 khi thu dọn công trình đã bị phá đổ, nhất thiết phải có mặt người thợ mìn giám sát tại chỗ. yêu cầu này không bắt buộc khi dùng thuốc nổ nhóm 2 và không dùng kíp nổ.

7.6.12.9 Khi nổ mìn để phá về nền móng và các khối đá xây chắc và ở gần các nồi hơi, ống dẫn đang có áp lực thì trước khi nổ mìn phải hạ áp suất trong các thiết bị này xuống dưới 1 atmốtphe. Trong trường hợp không thể giảm áp suất trong nồi hơi và ống dẫn thì các thiết bị này phải được che đậy bằng các tấm chắn. Đối với các máy, thiết bị có độ phức tạp lớn, trong thời gian nổ mìn phải ngừng làm việc.

7.6.12.10 Phần sẽ bị phá huỷ trong nhỡ máy, phân xưởng khi nổ mìn phải được che bằng các bao cắt, tấm chắn hoặc lưới kim loại đặt cách riêng lỗ khoan không nhỏ hơn 0,5 m, còn xung quanh các máy, thiết bị, cửa thì che bằng các bó cành cây hoặc tấm chắn. Lượng thuốc nổ tính toán sao cho chỉ đủ mức làm tơi về phần định phá về.

7.6.13 Nổ mìn để đào gốc cây và làm đổ cây

7.6.13.1 Trong khu rừng có nhiều chỗ nổ mìn để đào gốc cây thì người thợ mìn phải cách người thợ mìn khác một khoảng cách không nhỏ hơn 500 m. Phải biết rõ nơi làm việc, hướng di chuyển của đơn vị bạn. Nếu là thợ hoặc đội nổ mìn thuộc cùng đơn vị thì có thể bố trí cách nhau ít nhất 300 m nhưng phải thông nhất hướng di chuyển và nơi trú ẩn.

7.6.13.2 Khi bố trí công việc nổ mìn, người đội trưởng phải nói rõ các điều sau:

1 ) hướng đốt mìn và đường rút của một thợ mìn;

2) truyền đạt tín hiệu chung cho các thợ mìn;

3) đốt ngòi mìn kiểm tra;

4) kiểm tra sau khi nổ mìn.

7.6.13.3 khi nổ mìn để đào gốc cây ở gần nhỡ thì chỉ được làm ở cách nhỡ không gần hơn 25 m.

7.6.13.4 Việc thủ tiêu các phát mìn câm tiến hành như sau:

1 ) khi phát mìn đặt trong đất dưới gốc cây thì thận trọng dùng tay lấy lớp đất nút lỗ mìn ra, đặt tiếp bao mìn mồi mới vào lỗ, lấp nút và nổ theo qui định

2) nếu lỗ khoan được khoan vào gốc cây thì phải khoan một lỗ khoan khác song song và cách lỗ cũ một khoảng cách không nhỏ hơn 10 cm. Nạp thuốc, cho nổ lỗ khoan này theo qui định.

7. 6.13.5 Khi nổ mìn để làm đổ cây ở gần nhỡ thì chỉ được làm cách nhỡ một khoảng cách không gần hơn 30 m. Vị trí đặt phát mìn do người chỉ huy quyết định sao cho khi nổ mìn. cây không đổ về phía nhỡ.



tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương