TIÊu chuẩn việt nam tcvn 4586: 1997 VẬt liệu nổ CÔng nghiệP


Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp



tải về 1.07 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.07 Mb.
#13685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

5. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

5.1 Qui đinh chung về vận chuyển VLNCN

5.1.1 Việc bốc dỡ VLNCN phải làm ở nhưng nơi đã được cơ quan công an cho phép, có biển báo xác định giới hạn ngân cách. nhưng người không có liên quan đến việc bốc dỡ không được ở trong khu vực đã ngăn cách. Trong quá trình bốc dỡ phải có lực lượng vũ trang bảo vệ nơi bốc dỡ.

5.1.2 Nếu bốc dỡ VLNCN vào ban đêm thì nơi bốc dỡ phải được chiếu sáng đầy đủ, an toàn chiếu sáng bằng điện, bằng ắc qui. Cho phép dùng cầu dao kiểu thông thường, nhưng phải đạt cách nơi bốc dỡ tối thiểu 50 m.

5.1.3 VLNCN được vận chuyển từ nhỡ máy sản xuất đến kho dự trữ, từ kho dự trữ với kho tiêu thụ phải ở trong bao bì nguyên của nhỡ máy sản xuất. Khi nạp mìn bằng cơ giới, cho phép vận chuyển thuốc nổ rời trong các máy nạp từ nơi sản xuất hoặc kho tiêu thụ đến nơi nổ mìn.

Trong trường hợp các bao, hòm VLNCN đã mở để lấy mẫu đem thử thì trước khi vận chuyển phải kẹp chỉ lại các bao hòm đỏ; trên bao, hòm phải ghi số lượng còn lại. Khi bốc dỡ, vận chuyển nếu hòm bị về phải xếp VLNCN vào hòm nguyên.

5.1.4 Chỉ được phép sử dụng các phương tiện đã qui định trong tiêu chuẩn này để vận chuyển VLNCN.

Cấm vận chuyển VLNCN cùng với chất dễ cháy hoặc cùng với các loại hàng hoá khác, thuốc nổ cùng với phương tiện nổ trong cùng một toa tàu hoả, một khoang tàu thuỷ, máy bay, ô tô. xe ngựa ...(trừ các trường hợp đã được phép ghi trong các điều liên quan của tiêu chuẩn này) .

5.1.5 Cho phép được bốc chuyển VLNCN từ phương tiện này sang phương tiện khác (do phương tiện đang có VLNCN bị hư hỏng, cần sửa chữa cấp bách) , nhưng phải thực hiện theo qui định ở điều 5.1.1 và 5.1.2 của tiêu chuẩn này.

5.1 .6 Khi vận chuyển phương tiện nổ không còn nguyên bao bì thì các hộp, gói kíp phải đạt trong hòm kín có lót đệm mềm ở bên trong.

5.1.7 Những bến bãi bốc dỡ và trên các phương tiện vận chuyển VLNCN phải được trang bị các phương tiện chưa cháy do cơ quan PCCC qui định.

Thủ tục xin phép vận chuyển VLNCN thực hiện theo phụ lục K của tiêu chuẩn này.

5.2 Vận chuyển VLNCN bằng đường sắt và đường thuỷ

5.2.1 Qui định chung

5.2.1.1 Trước khi dùng toa tàu, khoang tàu, xỡ lan, thuyền để chở VLNCN, phải kiểm tra kỹ để phát hiện các hư hỏng của sàn tàu, vỏ tàu, khoang tàu, thùng toa, cửa- Nếu phát hiện thấy dấu vềt của chất kiềm,a xít, dầu mỡ, sản phẩm dầu hoả, vôi sống thì phải tẩy rửa sạch các chất đó và làm thông thoáng nơi sẽ chứa VLNCN. Phải dọn sạch rác rưởi và các hàng hoá khác còn lại trước khi xếp VLNCN vào phương tiện vận chuyển.

5.2.1 .2 Chỉ được phép bốc dỡ chuyển VLNCN từ phương tiện này sang phương tiện khác theo thứ tự từng chiếc một.

5.2.1.3 Khi xếp các hòm, bao VLNCN lên toa tàu, khoang tàu hoặc thuyền phải xếp đến trên toàn bộ điện tích sàn chứa và phải tuân theo các qui định tại điều H.4.4 của phụ lục H của tiêu chuẩn này. Phải chằng buộc chặt các hòm, bao để không bị xô đẩy, va đập vào nhau khi phương tiện di chuyển.

5.2.1.4 Khi xếp các hòm, bao VLNCN thành nhiều lớp, phải đảm bảo khi xếp lớp trên, người xếp không phải dẫm lên lớp dưới. Nếu không xếp đầy toa tàu, khoang chứa thì phải có biện pháp chống sập đổ các đống VLNCN.

5.2.1.5 Nếu phải bốc dỡ một phần VLNCN xuống các ga, bến trung gian, phải chằng buộc lại các bao, hòm VLNCN. điện tích còn lại của toa tàu hoặc khoang tàu sau khi đã dỡ bớt, chỉ được phép xếp thêm VLNCN cùng nhóm

5.2.1.6 Khi VLNCN được vận chuyển đến ga hoặc bến thì người trưởng ga hoặc trưởng bến có trách nhiệm:

a) thông báo cho chủ hàng VLNCN đến tiếp nhận và tổ chức bốc dỡ kịp thời;

b) tổ chức bảo vệ đến khi bốc dỡ xong

c) trước khi mở cửa toa tàu, khoang tàu phải kiểm tra bên ngoài xem có còn nguyên vẹn không. Khi mở khoá hoặc kẹp chỉ các cửa phải có mặt nhân viên áp tải. Sau khi mở cửa nếu phát hiện thấy các bao, hòm VLNCN bị hư hỏng hoặc thiếu thì phải lập biên bản, đồng thời đưa các bao, hòm hư hỏng đó ra cách chỗ bốc dỡ 50 m để đóng lại.

5.2.1.7 Nơi bốc dỡ và chỗ đỗ của tàu chở VLNCN phải

a) cách xa nhỡ ở, nhỡ công nghiệp, kho hàng hoá, chỗ đang bốc dỡ và bảo quản những hàng hoá khác tối thiểu 100 m, cách xa đường ga chính tối thiểu là 50 m.

b) cách bến tàu và cảng bốc dỡ và bảo quản các hàng hoá khác, các công trình công nghiệp và dân dụng tối thiểu 250 m. Các tàu thuỷ chở VLNCN phải đỗ cách lạch tàu tối thiểu là 25 m.

Khi không có điều kiện như qui định trên thì phải ngừng các việc hoạt động bốc dỡ khác.

Trong trường hợp không có nhỡ riêng để bảo quản VLNCN tại nhỡ ga, bến cảng, cho phép xếp VLNCN thành đống trên bờ hoặc cách xa đường sắt tốt thiểu là 25 m với thời hạn lưu không quá 5 ngày đêm.

VLNCN phải xếp trên các bục kê, che bạt kín, tải bố trí lực lượng bảo vệ có vũ trang canh gác suốt ngày đêm. Nơi xếp VLNCN phải có các phương tiện PCCC.

5.2.1.8 Cấm dùng phương tiện có động cơ chạy bằng than củi để chở VLNCN.

5.2.2 Vận chuyển VLNCN bằng đường sắt

5.2.2.1 Trên các công trường xây dựng đường sắt, Chỉ được phép xếp VLNCN trong các toa kín; các toa xe goòng, đầu máy công tác, ô tô ray. xe kiếm tra đường ray nhưng phải có bảo vệ,thợ mìn đi kèm với VLNCN. Trên phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ chữa cháy bình dập cháy, thùng có cái, nước, xô, xèng) .

5.2.2.2 Khi mép dỡ VLNCN trên các đường sắt chung, chỉ được phép xếp dỡ một hoặc hai toa đồng thời, phải áp dụng biện pháp khoá ghi vào đường này để tránh các đoàn tàu khác đi vào. Những toa đã xếp VLNCN phải đưa ra chỗ qui định đỗ theo yêu cầu của điều 5.2.1.7 của tiêu chuẩn này và phải cách xa chỗ đang xếp dỡ tối thiểu 100 m.

5.2.2.3 Đối với thuốc nổ amôni nitrat. dây cháy chậm, dây nổ thì cho phép chứa đủ trọng tải của toa xe. Đối với VLNCN nhóm 1 và 4 thì chỉ được phép chứa không quá 2/3 trọng tải của toa xe.

5.2.2.4 Sau khi kẹp chỉ các toa xe phải đặt biển chữ "Nguy hiểm" ở 2 bên toa xe (chữ cao 20 cm, chữ đen trên nền trắng) .

5.2.2.5 Các toa xe chứa VLNCN chưa được móc nối với đoàn tàu phải được chèn hãm chắc để không bị trôi và phải có tín hiệu bảo vệ (biển hình tròn màu đỏ, đèn tín hiệu đỏ) đặt ở 2 phía đầu của nhóm toa xe này. Tín hiệu đặt ở mép ray bên phải và cách toa xe chứa VLNCN 50 m. Nếu đoàn tàu chứa VLNCN đã đứng chiếm toàn bộ đoạn đường hoặc đã đứng cách cột giới hạn gần hơn 50 m thì biển tín hiệu cũng được đặt ở mép ray bên phải và đối điện với cột giới hạn.

5.2.2.6 Khi lập đoàn tàu chở VLNCN, phải xếp các toa có VLNCN ở cách đầu máy và toa chở người ít nhất 4 toa. Toa xe chở kíp phải cách toa xe chứa chất nổ một khoảng cách ít nhất 6 toa xe và nằm ở cuối đoàn tàu. 6 toa xe cách ly chở hàng khác không nguy hiểm. Nếu 6 toa này chở gỗ cây, sắt, đường ray, thì các toa xe loại này phải có thành chắn ở hai đầu.

5.2.2.7 Khi dồn đoàn tàu chở VLNCN phải hết sửc thận trọng, tránh xô đẩy, đểng đột ngột cấm thả trôi tự do các toa có chứa VLNCN . Tốc độ chuyển động khi dồn toa không được quá 10 km/h. Cấm dùng sửc người để dồn đầy toa chứa VLNCN. Khi đường không dốc thì được phép đẩy tay trên một đoạn dài bằng chiếu dài một toa xe hoặc trên chiếu dài của nhỡ kho, nhưng phải có giám sát của người phụ trách bốc dỡ hàng .

5.2.2.8 Khi kiểm tra bên ngoài toa xe VLNCN vào ban đêm phải dùng đèn điện, ắc qui, đèn xăng an toàn để soi. Cấm dùng đèn có ngọn lửa trần. . . . .

5.2.3 Vận chuyển VLNCN bằng đường thuỷ

5.2.3.1 Cho phép dùng tàu thuỷ chở hàng, canổ, xỡ lan, thuyền để chở VLNCN, cấm dùng bè, mảng, thuyền nan, mủng để vận chuyển VLNCN. Những phương tiện vận tải thuỷ dùng để vận chuyển VLNCN phải đảm bảo hoạt động tốt và được cơ quan có thẩm quyền Nhỡ nước về đăng kiểm, kiểm tra và cấp giấy phép lưu hành.

5.2.3.2 Thuyền trưởng tàu, thuyền viên vận chuyển VLNCN phải hiểu biết tính chất VLNCN và các điều kiện vận chuyển chúng bằng đường thuỷ.

5.2.3.3 Tàu thuỷ vận chuyển VLNCN phải đảm bảo yêu cầu:

a) không có dây dẫn điện trong các khoang sẽ chứa VLNCN;

b) sàn khoang chứa phải bằng phẳng, cửa xuống khoang có thể đóng kín, chặt;

c) tường của khoang chứa VLNCN nằm kề sát với buồng máy, các ống dẫn hơi phải có lớp cách nhiệt;

d) tàu phải có các tín hiệu theo qui định hiện hành.

5.2.3.4 Khi vận chuyển VLNCN bằng thuyền gắn máy, phải có bộ phận thu tàn lửa ở ống sả và có tấm chắn ngăn cách quãng để máy và buồng để chứa VLNCN.

5.2.3.5 Trên mũi và đuôi của phương tiện thuỷ vận chuyển VLNCN phải có biển chữ ghi: "Nguy hiểm", chữ phải cao ít nhất 20 cm, ban đêm phải thay bằng đèn đỏ.

5.2.3.6 Khi xếp VLNCN vào trong khoang của phương tiện vận chuyển, phải sử dụng dung tích của phương tiện, phân bố tải trọng một cách hợp lý. Giữa các hòm với nhau, giữa các hòm và thành của phương tiện không được để hở, phải dùng dây mềm, chắc chằng buộc chống xô dịch. Dụng cụ để chằng buộc phải làm bằng vật liệu không phát lửa khi va chạm.

5.2.3.7 Cấm phương tiện thuỷ đang vận chuyển VLNCN mỡ kéo theo các phương tiện khác.

5.2.3.8 khi sử dụng máy trục để nâng hạ VLNCN (trong khi xếp dỡ) không được phép nâng hạ một khối lượng quá 50% tải trọng nâng của máy trục đỏ. Máy trục dùng động cơ đốt trong thì ống xả phải có phương tiện dập tàn lửa.

5.2.3.9 Khi bốc dỡ VLNCN nhóm 1, 3,4 bằng máy trục thì phương tiện này phải đảm bảo không phát ra tia lửa trong quá trình làm việc. Cấm sử dụng dây cáp thép, lưới kim loại làm các phương tiện kẹp giữ để bốc dỡ VLNCN.

5.2.3.10 Khi vận chuyển VLNCN trên sông hồ mỡ gặp sương mù thì phải cho phương tiện vận chuyển cặp bờ, cách chỗ có các công trình, dân cư trên bờ ít nhất 250 m và cách luống lạch ít nhất 25 m.

5.2.3.11 Khi vận chuyển VLNCN bằng thuyền, phải để VLNCN nguyên trong bao bì của nhỡ máy chế tạo hoặc để trong thùng gỗ có nắp đậy, có khoá. Các hòm phải được chằng buộc và phủ bạt kín. Những người áp tải phải thường xuyên quan sát.

5.2.3.12 Cấm chuyên chở hành khách, các hàng hoá khác cùng với VLNCN trên cùng một cạnh thuyền và phỡ qua sông.

5.2.3.3 Cho phép dùng đèn điện cố định, hoặc đèn ắc qui mỏ để chiếu sáng các khoang chứa hàng khi bốc dỡ VLNCN. Công tắc đèn phải bố trí ngoài khoang chứa.

5.2.3.14 Trên phương tiện thuỷ vận chuyển VLNCN, chỉ được phép hút thuốc, sử dụng ngọn lửa trần tại những chỗ cách biệt do thuyền trưởng qui định

5.2.3.15 Tàu thuỷ vận chuyển VLNCN phải có bảo vệ chống sét, các cột cao của tàu được dùng làm dây dẫn sét.

5.3 Vận chuyển VLNCN bằng ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo

5.3.1 Qui định chung

5.3.1.1 Chỉ được phép vận chuyển VLNCN bằng phương tiện ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo khí có người áp tải đi theo. Người áp tải có thể là thợ mìn, thủ kho VLNCN hoặc nhân viên bảo vệ. Cấm người điều khiển phương tiện kiêm áp tải. Nhữg người lái xe, áp tải VLNCN phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan công an tỉnh, thành phố Lái xe, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ phải học tập các qui định về an toàn khi vận chuyển bốc dỡ VLNCN.

5.3.1.2 Cấm vận chuyển VLNCN bằng:

a) ô tô chạy bằng gaz;

b) ô tô buýt công cộng, xe điện, ôtô chạy điện, c) ô tô tự đổ ;

d) rơ moóc do ô tô kéo.

Cấm vận chuyển kíp, thuốc nổ đen, thuốc nổ có chứa ni tro este lỏng trên các rơmoóc do ô tô kéo.

chú thích - Trong trường hợp ở những địa hình không có đường ôtô cho phép dùng máy kéo để kéo một rơmoóc chứa VLNCN nhóm 2 để trong các bao bì còn nguyên vẹn, thùng rơmoóc phải còn tốt. Có thể dùng máy kéo đế kéo máy nạp mìn.

5.3.1.3 Trên đường đi (thường đi theo đoàn), cấm đểng xe có chở VLNCN khi chưa có lệnh của người trưởng đoàn. Trường hợp xe có sự cố, người áp tải phải có mặt cùng với VLNCN tới khi giải quyết xong sự cố

5.3.1.4 Khi xe đi thành đoàn (2 xe trở lên) phải có ít nhất hai người áp tải. Người trưởng đoàn (thường là người áp tải thứ nhất) phải luôn ở trong cabin xe đi đầu tiên. Người áp tải thứ hai ngồi trong cabin của xe cuối cùng

5.3.1.5 Trên đường vận chuyển khi cần đểng để nghỉ ngơi, chỉ được đểng ở ngoài vùng dân cư, cách xa đườngít nhất 100 m, cách nhỡ ít nhất 200 m. Khi đểng phải tắt động cơ, tháo xúc vật kéo ra khỏi càng xe. Khi không có điềuu kiện đểng xe xa đường, cho phép đểng ở lề đường nhưng phải xa vùng dân cư tối thiểu 200 m.

Cấm các phương tiện đang vận chuyển VLNCN đỗ trong ga ra. đểng trong thành phố và trong vùng dân cư. 5.3.1 .6 Khi đi trên đường, các xe vận chuyển VLNCN đều phải có tín hiệu riêng theo qui định của Bộ Nội vụ.

5.3.1.7 Khi đi trên đường, nếu gặp đám cháy thì phương tiện vận chuyển VLNCN không được đi qua gần hơn 200 m kể từ đám cháy và 50 m kể từ ngọn đuốc.

Trong trường hợp sửa chữa đườngcó sử dụng lửa (đun chảy nhựa đường) , trước khi qua đoạn đường này phải đỗ xe ở chỗ có khoảng cách theo qui định trong phần trên của điều này, dập tắt lửa xong mới cho xe đi qua.

5.3.1.8 Trên các phương tiện vận tải (ô tô, xe xúc vật kéo) cấm chuyên chở các hàng hoá khác cùng với VLNCN, chỉ được chở cùng với VLNCN các máy nổ mìn, dụng cụ phục vụ nổ mìn, nhưng chúng phải để trong hòm và buộc chắc để tránh va đập vào hòm chứa VLNCN.

5.3.1.9 Tốc độ xe tô chở VLNCN trong điềêu kiện tầm nhìn tốt không quá 40 km/h.

Khi trời mưa hoặc có sương mù tốc độ của xe giảm đi một nửa. Nếu vận chuyển VLNCN bằng xe xúc vật kéo chỉ được cho con vật đi bước một. Khi vận chuyển VLNCN nhóm 2, dây cháy chậm, cho phép ô tô chạy với tốc độ theo qui định của luật giao thông đường bộ, xe xúc vật kéo được cho con vật kéo hay nước kiệu

5.3.1.10 Nếu đi thành đoàn xe, khoảng cách các xe chở VLNCN khi chạy trên đường được qui định như sau :

a) Khi đi trên đường bằng và lúc đểng:

đối với xe xúc vật kéo 10 m

đối với xe thô 20 m

đối với xe tô 50m

b) khi xuống hoặc lên dốc:

đối với xe xúc vật kéo 50 m

đối với xe thồ 00 m

đối với xe tô 300 m

Cấm ô tô, xe thồ, xe xúc vật kéo vận chuyển VLNCN đểng trên đườngdốc. Trường hợp sự cố ở trên các đoạn đường dốc phải chèn và tìm cách khắc phục ngay.

5.3.2 Vận chuyển VLNCN bằng ôtô

5.3.2.1 Chỉ được phép dùng ô tô chuyên dùng cho mục đích chở VLNCN. ôtô chở VLNCN phải thoả mãn các yêu cầu sau:

a) thường là bệ gỗ, nếu không là bệ gỗ phải lót một tấm mềm toàn bộ sàn xe và thành trong của thùng xe

b) tình trạng kỹ thuật của xe tô phải tốt, phải có khung mui và có cửa khoá chắc chắn;

c) có bình dập lửa, phương tiện chống lầy, trượt xe

d) trước khi xếp VLNCN lên ôtô phải dọn sạch thùng và các hoá chất khác.

5.3.2.2 Cho phép chất đủ tải trọng ôtô, trường hợp vận chuyển kíp, thuốc nổ có ni trô este lỏng và thuốc đen thì chỉ được xếp không quá 2/3 tải trọng và không được xếp cao quá hai lớp hòm VLNCN. Các hòm phải đặt nằm sát khít nhau. Các bao phải xếp đứng thành hàng.

5.3.2.3 Trước khi xe tô chở VLNCN xuất, người phụ trách đoàn xe phải ghi vào lệnh đi đường: "ô tô đã được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt có thể dùng để chở VLNCN, ký xác nhận.

5.3.2.4 Chỉ các lái xe đã học các qui định an toàn về vận chuyển VLNCN mới được lái ô tô để vận chuyển VLNCN.

5.3.2.5 Trên ô tô đã xếp VLNCN ngoài lái xe, người áp tải, người bốc dỡ, người bảo vệ (hoặc thợ mìn) không được có người nào khác.

5.3.2.6 Chỉ được cho từng ô tô một vào chỗ xếp dỡ. Những ô tô khác đang chờ và nhưng ô tô đã có VLNCN phải đỗ cách xa chỗ bốc dỡ tối thiểu 100 m.

5.3.2.7 Cho phép dùng ô tô để vận chuyển VLNCN đến nơi nổ mìn trong khu vực thành phố hoặc điểm dân cư, xe tô phải có thùng kín và có một vạch chéo màu đỏ ở hai bên thành xe (vạch rộng 15 cm). Lái xe tô phải có tay nghề bậc 2 trở lên.

5.3.3. Vận chuyển VLNCN bằng xe thô, xe súc vật kéo

5.3.3.1 Khi vận chuyển VLNCN nhóm 1, 3, 4 phải dùng loại xe có giảm sóc. Hòm VLNCN phải dải trên sàn có lót vật mềm.

5.3.3.2 Khối lượng VLNCN được vận chuyển trên một phương tiện không được vượt quá:

a) Xe thô :

-đối với nhóm 1, 3, 4, 5 là 60 kg;

-đối với nhóm 2 và dây cháy chậm là 80 kg b) xe xúc vật kéo .

-đối với nhóm 1 , 3, 4, 5 là hai lớp hòm theo chiếu cao; giữa hai lớp với nhau, giữa hòm và sàn xe phải có lớp đệm mềm;

- đối với nhóm 2, dây cháy chậm là 500 kg nếu có một con vật kéo và 800 kg nếu có hai con vật kéo ;

c) súc vật thồ:

- đối với VLNCN nhóm 1, 3, 4, 5 là 1/2 sửc thồ;

-đối với VLNCN nhóm 2, dây cháy chậm là 2/3 sửc thồ.

Khối lượng VLNCN nói trên đây bao gồm cả khối lượng của bao bì. Khi xếp các hòm lên xe không được xếp các hòm nhô ra ngoài xe.

5.3.4.Vận chuyển VLNCN bằng máy bay

5.3.4.1 Muốn vận chuyển VLNCN bằng máy bay phải tuân theo các qui định hiện hành của ngành hàng không dân dụng. Các qui định này phải có sự thoả thuận của Bộ Nội vụ, Thanh tra Nhỡ nước về an toàn lao động .

5.3.5. Vận chuyển VLNCN trong khu vực kho

5.3.5.1 Cho phép dùng ô tô để vận chuyển trong khu vực kho (đảo chuyển VLNCN) đến tận cửa các kho. ô tô phải là loại có thùng bằng gỗ, có trang bị bình dập cháy.

5.3.5.2 Trong kho VLNCN và trong các nhỡ kho bảo quản VLNCN được phép dùng máy bốc xếp di chuyển dùng điện ắc qui để cơ giới hoá việc bốc xếp thuốc nổ nhóm 2.

5.3.6 Đưa VLNCN đến nơi sử dụng

5.3.6.1 Đưa VLNCN từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng cho phép sử dụng xe cải tiến, gánh, mang vác.

5.3.6.2 Khi đưa VLNCN phải để trong hòm. để trong các túi kia để tránh rơi vãi.

Chất nổ và phương tiện nổ phải để trong các túi hoặc bao bì riêng. Kíp nổ thường phải để trong hộp gỗ được chèn lót chặt.

Cho phép dùng các thùng cứng để chở thuốc nổ chứa nitrat amôn dạng bột.

5.3.6.3 Người thợ mìn vềa là người đưa vật liệu nổ đến nơi sử dụng, vềa là người trông coi từ khi lĩnh vật liệu nổ ra khỏi kho cho tới khi nạp vào lỗ mìn.

Chỉ thợ mìn mới được xách kíp mìn và các bao mìn mồi. Khi mang mìn mồi khối lượng tổng cộng không được quá 10 kg. Các bao mìn mồi phải đặt trong hòm có nắp đậy, tay xách. Mặt trong hòm phải có lớp lót bằng vật liệu mềm. Các bao mìn mồi phải xếp đứng thành một hàng.

5.3.6.4 Khi đểng xe cải tiến để đưa VLNCN đến nơi sử dụng, cho phép chở khối lượng không lớn hơn 1/2 tải trọng xe. Xe phải có ván chắc ở hai đầu và vật liệu nổ phải chằng buộc chắc chắn. Khi đưa VLNCN bằng cách gánh, cho phép gánh đến 40 kg. Nếu đường trơn, qua dốc, suối, khối lượng gánh phải giảm 1/4. Dụng cụ gánh phải chắc chắn.

5.3.6.5 Khi mang xách đồng thời thuốc nổ và phương tiện nổ, một thợ mìn có thể mang tổng cộng không quá 12 kg. Thuốc nổ, phương tiện nổ không được để chung trong một hòm. Nếu chỉ mang thuốc nổ, một thợ mìn mang không quá 20 kg. Nếu thuốc nổ để ở nguyên bao kiện của nhỡ máy sản xuất, cho phép mỗi người mang không quá 40 kg nhưng chỉ với đoạn đường dài không quá 300 m và độ dốc nhỏ hơn 0,02.

5.3.7 Đưa VLNCN đến nơi sử dụng trong hầm lò

5.3.7.1 Cho phép đưa VLNCN đến nơi sử dụng trong hầm lò bằng các phương tiện chạy trên đường ray và thủ công. Cho phép dùng thùng, thùng cũi để đưa VLNCN xuống giếng mỏ. Cấm dùng kíp để đưa VLNCN .

5.3.7.2 Cấm đưa VLNCN trong giếng mỏ vào thời gian công nhân lên xuống trong giếng đó. Khi bốc dỡ xếp chuyển VLNCN trong giếng mỏ, chỉ cho phép thợ mìn, người bốc dỡ, người phát tín hiệu điều khiển thùng trục, nhân viên kiểm tra việc bảo quản và chuyển VLNCN trong hầm lò có mặt ở sân ga giếng mỏ, trong nhỡ trên mặt giếng. Khi đưa VLNCN trong các toa xe từ giếng mỏ đến kho ít nhất phải có hai người.

Trong các thùng, thùng cũi toa xe có VLNCN không được có người, trừ người thợ mìn và người mang xách VLNCN đã nêu tại điều 5.3.6.5 của tiêu chuẩn này.

5.3.7.3 Chỉ sau khi người trực ca chỉ huy sản xuất của mỏ báo tin cho thợ điều khiển trục tải mỏ, người phụ trách tín hiệu ở đầu giếng biết về việc đưa VLNCN ở trong giếng, việc đưa VLNCN ở trong giếng mới được thực hiện.

Các hòm, túi đựng VLNCN không được xếp cao quá 2/3 chiếu cao của thùng cũi và phải thấp hơn chiếu cao của cửa thùng cũi. Các hòm thuốc nổ thuộc nhóm 1 chỉ được xếp thành một lớp ở trong thùng cũi.

Khi dùng toa xe goòng để đưa VLNCN xuống giếng, không được xếp các hòm VLNCN cao quá thành toa xe, các toa xe phải được hãm chặt vào thùng cũi. Các kíp nổ phải đưa xuống giếng trong một chuyến rỗng (không có thuốc nổ) và chỉ được xếp một lớp hòm trong toa xe hoặc trong thùng cũi.

5.3.7.4 Khi thợ mìn mang VLNCN ngồi trong các toa xe chở người đi xuống đường lò nghiêng thì mỗi ghế ngồi chỉ được bố trí một thợ mìn hoặc một công nhân mang xách VLNCN, không có các loại công nhân khác.

5.3.7.5 Cho phép một số thợ mìn có đeo túi đựng VLNCN và một số công nhân mang túi thuốc nổ được lên hoặc xuống trong thùng cũi với tính toán 1 m2 sàn thùng cũi cho một người. Khi đó mỗi người không được mang quá khối lượng VLNCN đã qui định tại điều 5.3.6.5 của tiêu chuẩn này. Khi đến giếng, nhưng thợ mìn có mang VLNCN được quyền xuống giếng trước.

5.3.7.6 Tốc độ của cáp trục khi vận chuyển VLNCN trong giếng đứng, giếng nghiêng, lò bằng không được vượt quá 5 m/s. Công nhân điều khiển thiết bị trục phải đảm bảo cho thiết bị không bị sóc, giật đột ngột khi khởi hành, khi đểng và trong quá trình trục chạy .

5.3.7.7 Trong lúc đưa VLNCN, thợ mìn và người khuân vác phải mang theo người đèn ắc qui hoạt động tốt.

5.3.7.8 Khi dùng tàu điện để kéo các toa goòng có chứa VLNCN phải thực hiện các điều kiện sau:

a) cho phép xếp VLNCN lên toa xe ở trong các lò nối, và trong các đường lò của kho tiêu thụ hầm lò;

b) cho phép dùng tàu điện ắc qui, tàu điện cần vẹt để kéo đoàn goòng chở VLNCN trong các lò bằng. Khi dùng tàu điện cần vẹt phải để phương tiện nổ trong các goòng có nắp gỗ đậy kín; c) trong một đoàn tàu nếu chở cả thuốc nổ và phương tiện nổ thì phải xếp trong các toa khác nhau và cách nhau bằng các goòng rỗng, đảm bảo khoảng cách giưă các goòng chở thuốc nổ và goòng chở phương tiện nổ và khoảng cách giữa các toa này với đầu tàu không nhỏ hơn 3 m. Đoàn tàu chở VLNCN không được chở gì khác nữa;

d) khi đưa chuyển VLNCN nhóm 1 và 4 bằng goòng, thường phía trong goòng phải lát gỗ hoặc dùng các goòng có thùng bằng gỗ. Các hòm VLNCN phải đặt trên đệm mềm và chỉ được xếp một lớp. Đối với VLNCN nhóm khác cho phép dùng các goòng thông thường và được xếp chồng các hòm cao bằng thành của goòng. Khi đưa chuyển các bao túi VLNCN thì chỉ được xếp một lớp trên sàn của goòng ;

e) ở phía trước và phía sau đoàn tàu chở VLNCN phải có đèn tín hiệu riêng. Phải phổ biến cho tất cả mọi người làm việc trong hầm lò biết tín hiệu này;

g) khi gặp đoàn tàu đang chở VLNCN, các đoàn tàu khác, người đi ngược chiếu phải đểng lại để đoàn tàu chở VLNCN đi qua;

h) thợ lái tàu điện và tất cả mọi người có liên quan đến việc dùng đoàn tàu điện chở VLNCN phải học các qui định an toàn về vận chuyển VLNCN;

i) nhất thiết phải có thợ mìn hoặc người cấp phát đi hộ tống đoàn tàu chở VLNCN. Ngoài thợ lái tàu, thợ mìn, nhân viên cấp phát và những người có liên quan khác (bốc, vác ...) không được có bất kỳ người nào khác trên đoàn tàu này. Những người được phép đi trên đoàn tàu phải ngồi trong một goòng chở người móc ở cuối đoàn tàu;

k) trong lò nghiêng để đưa VLNCN từ mức này sang mức khác cho phép dùng goòng như sử dụng ở ló bằng:

l) cấm để goòng có VLNCN tự trôi theo độ dốc.

5.3.7.9 Khi đưa VLNCN xuống gương giếng đang đào, trong gương không được có bất cứ ai ngoài người có liên quan tới việc nạp và nổ các phát mìn. Khi đào các hào và giếng loại nhỏ có sử dụng tời quay tay, việc đưa VLNCN lên xuống phải đảm bảo các yêu cầu:

a) phải có hai người cùng quay tời;

b) tốc độ của cáp kéo không quá 1 m/s;

c) thiết bị tời phải cò tín hiệu và cơ cầu hãm hoạt động tốt. Móc kéo phải có bộ phận bảo hiểm để tránh tuột;

d) không được nâng hoặc hạ chất nổ và phương tiện nổ trong cùng một chuyến.

6. Kiểm tra, thử, huỷ vật liệu nổ công nghiệp

6.1 Kiểm tra và thử VLNCN

6.1.1 Khi nhập VLNCN vào kho dự trữ bảo quản, phải định kỳ tiến hành kiểm tra và thử nổ nhằm xác định chất lượng của VLNCN. ở các kho tiêu thụ chỉ cần định kỳ xem xét bên ngoài và kiểm tra điện trở của kíp điện.

Việc thử VLNCN phải do thợ mìn, nhân viên thí nghiệm thực hiện dưới sự chỉ huy của trưởng kho.

Khi nhận VLNCN trực tiếp từ nhỡ máy sản xuất vào kho dự trữ mỡ có đủ chứng chỉ chất lượng và khi nhận VLNCN từ kho dự trữ về kho tiêu thụ mỡ bao bì còn nguyên trong thời hạn bảo hành thì không cần phải thử. Việc kiểm tra và thử phải theo đúng qui định ở phụ lục L của tiêu chuẩn này. 6.1.2 VLNCN đã quá thời hạn bảo hành mỡ chưa được kiểm tra, thử nổ đánh giá lại chất lượng thì không được đưa sử dụng. Việc nhập VLNCN từ kho dự trữ về kho tiêu thụ mỡ trong tình trạng bao bì không tốt thì phải xem xét bên ngoài và thử sự truyền nổ của chất nổ.

6.1.3 Việc thử định kỳ VLNCN tiến hành theo thời hạn sau.

a) thuốc nổ có chứa nitro este lỏng và chất nổ an toàn: vào cuối thời hạn bảo hành và 3 tháng 1 lần sau thời gian bảo hành;

b) các loại thuốc nổ khác: vào cuối thời hạn bảo hành và 6 tháng một lần sau thời hạn bảo hành;

c) các phương tiện nổ: vào cuối thời hạn bảo hành;

c) tất cả các loại VLNCN không phụ thuộc vào thời hạn bảo hành, nếu khi xem xét bên ngoài thấy có nghi ngờ về chất lượng (khô cứng, chảy nước, về rách bao gói) hoặc khí nổ mìn cho kết quả không đặt yêu cầu (mìn câm, nổ không hoàn toàn) thì phải thử.

6.2 Huỷ vật liệu nổ công nghiệp

6.2.1 Qui định chung

6.2.1.1 VLNCN sau khi kiểm tra và thử nếu xác định đã mất phẩm chất mỡ không có khả năng hoặc điều kiện tái chế thì phải tiến hành huỷ.

Việc huỷ VLNCN phải theo lệnh viết cửa phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị, phải lập biên bản cho mỗi lần huỷ. Trong biên bản ghi rõ :

-tên và số lượng VLNCN phải huỷ

-nguyên nhân phải huỷ;

-phương pháp huỷ;

-địa điểm huỷ;

-họ tên chức vụ của những người tiến hành cuộc huỷ.

Trước khi huỷ phải báo cho cơ quan công an địa phương biết. Biên bản được lập thành hai bản để giao cho kho VLNCN và phòng theo dõi tài sản cửa đơn vị lưu giữ (thường là phòng kế toán tài vụ).

Việc huỷ VLNCN phải tiến hành dưới sự chỉ dạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật đơn vị hoặc của người được uỷ nhiệm bằng lệnh viết, với sự có mặt của thủ kho, trưởng phòng bảo vệ, trưởng phòng an toàn của đơn vị.

Nếu chỉ huỷ các mẩu dây cháy chậm, mẩu dây nổ, chất nổ rơi vãi thu gom vào cuối ca làm việc, có khối lượng không lớn hơn 0,5 kg thì chỉ cần có lệnh của quản đốc với sự có mặt của cần bộ an toàn của đơn vị, không cần phải lập biên bản, nhưng phải ghi chép vào sổ theo dõi.

6.2.1.2 Được phép huỷ VLNCN bằng cách làm nổ, đốt cháy, nhận chỉm hoặc hoà tan trong nước tuỳ theo tính chất của từng loại.

6.2.1.3 Huỷ VLNCN bằng cách nổ hoặc đốt phải thực hiện ở bãi trống, xung quanh bãi phải dọn sạch vật liệu dễ cháy. Phạm vi cần dọn sạch do người chỉ huy huỷ VLNCN quyết định.

6.2.1.4 Khi huỷ VLNCN bằng cách nổ hoặc đốt thì người khởi nổ (thợ mìn) hoặc đốt và những người giám sát phải ở trong hầm trú ẩn chắc chắn, bố trí ở chỗ cách chỗ huỷ một khoảng cách an toàn xác định theo giới hạn vùng nguy hiểm tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

Khi không có nơi ẩn nấp an toàn thì người khởi nổ hoặc đốt phải ra ngoài giới hạn của vùng nguy hiểm.

6.2.1.5 Những bao bì, thùng hộp đựng VLNCN còn dùng được phải làm sạch thuốc nổ còn dính trước khi đem dùng. Bao bì có chứa nitro este lỏng thì ngoài việc làm sạch thuốc nổ còn phải kiểm tra kỹ xem thuốc nổ có thấm vào bao bì không. Nếu có dấu hiệu thấm thì bao bì đó phải được đốt huỷ. Nếu không có thì được phép sử dụng sau khi đã rửa sạch mặt trong của thùng bằng nước kiềm.

6.2.2. Huỷ VLNCN bằng cách làm nổ

6.2.2.1 Cho phép huỷ bằng cách làm nổ các loại kíp, dây nổ, đạn khoan và các loại thuốc nổ khi chúng vẫn còn khả năng nổ được hoàn toàn. Khi đó phải áp dụng các biện pháp an toàn như khi nổ mìn.

6.2.2.2 Khối lượng VLNCN được phép huỷ trong mỗi loạt nổ huỷ và chỗ huỷ được qui định trong từng trường hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể và phải tuân theo qui định về khoảng cách an toàn tại điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

6.2.2.3 Khi huỷ VLNCN bằng cách nổ thành nhiều lần thì VLNCN chờ huỷ lần sau phải được để ở chỗ cách chổ huỷ và cách nơi trú ẩn của người một khoảng cách an toàn theo điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

6.2.2.4 Việc khởi nổ để huỷ VLNCN phải tiến hành bằng điện, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới dùng dây cháy chậm. Chất nổ ở dạng bao thỏi được phép huỷ nguyên bao gói. Khi nổ kíp, các kíp để nguyên trong hộp và được đặt ở đáy hố đào trong đất.

6.2.2.5 Các bao mìn mồi (thuốc nổ và kíp điện) dùng để khởi nổ phải là loại có chất lượng tốt.

6.2.2.6 Khi khả năng truyền nổ của thuốc nổ cần huỷ đã giảm, phải đặt thuốc nổ được huỷ trong hố rồi lấp đất kín. Các bao mìn mồi phải đặt trực tiếp lên phía trên của thuốc nổ cần huỷ.

6.2.3 Huỷ VLNCN bằng cách đốt cháy

6.2.3.1 Chỉ được phép huỷ VLNCN bằng cách đốt cháy khi chúng không còn khả năng chuyển từ phản ứng cháy sang nổ. Cấm huỷ kíp bằng cách đốt. Cấm đốt VLNCN khi để nguyên hòm. Trước mỗi lần đốt huỷ thuốc nổ phải xem xét cẩn thận để đảm bảo không có kíp ở trong các thỏi thuốc nổ đem đốt.

Khi huỷ, thuốc nổ, dây cháy chậm hoặc dây nổ được đặt trực tiếp lên trên nguồn cháy (đống củi) . Mỗi đống lửa không được đốt quá 10 kg VLNCN. Các thỏi chất nổ được xếp thành một lớp trên nguồn cháy sao cho thỏi nọ không tiếp xúc với thỏi kia.

Huỷ thuốc nổ đen bằng cách đốt như sau : thuốc nổ được rải thành các dải rộng không quá 30 cm, chiếu dày không quá 10 cm và khoảng cách giữa các dải không nhỏ hơn 5 m. Cho phép đốt đồng thời không nhiều hơn 3 dải. Các hòm, hộp, giấy không sử dụng lại được phải đem đốt huỷ riêng.

6.2.3.2 Khối lượng VLNCN được phép đốt huỷ đống thời; nơi đốt và khoảng cách từ nơi đốt đến chỗ để VLNCN chờ đốt huỷ và đèn nơi trú ẩn phải theo qui định của điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

6.2.3.3 Nguồn cháy được phép dùng dây cháy chậm hoặc những vật liệu dễ cháy (phôi bào, giấy,củi-khô chẻ nhỏ, ..) xếp rải thành đường dẫn lửa có chiếu dài không nhỏ hơn 5 m đặt ở cuối chiếu gió.

Chỉ được châm lửa đốt sau khi kết thúc toàn bộ công việc chuẩn bị và mọi người đã rút ra địa điểm an toàn. Sau khi dây cháy chậm hoặc đường dẫn lửa cháy thì thợ mìn phải lập tức dời đến nơi trú ẩn.

6.2.3.4 Khối lượng chất làm nguồn cháy của mỗi đống phải đủ để trong thời gian đốt VLNCN không phải bổ xung thêm.

6.2.3.5 Sau khi đốt huỷ phải đợi tắt hết lửa, khói,thợ mìn mới được trở lại chỗ đốt.

6.2.3.6 Sau mỗi lần đốt phải kiểm tra bằng cách dùng xẻng gỗ bới lớp tro tàn, để tìm và thu gom, không để sót VLNCN chưa cháy hết.

6.2.3.7 Chỉ được huỷ bằng cách đốt VLNCN vào lúc thời tiết khô ráo.

6.2.4 Hủy VLNCN bằng cách nhận chỉm trong nước

Cho phép huỷ các loại thuốc nổ không chịu nước bằng cách nhận chỉm chúng trong nước ở ngoài biển khơi xa các bến cảng, luồng tàu qua lại. Khi đó phải áp dụng các biện pháp để thuốc nổ không nổi lên .

6.2.5 Huỷ VLNCN bằng cách hoà tan trong nước

Chỉ được phép hủy VLNCN bằng cách hoà tan trong nước đối với các loại chất nổ chứa nitrat amôn không chịu nước và thuốc nổ đen. Cho phép hoà tan thuốc nổ trong thùng hoặc bể nước. Những chất không hoà tan đọng lại, phải được thu gom và huỷ bằng cách đốt. Trường hợp muốn sử dụng lại dung dịch hoà tan hoặc chất không hoà tan phải được phép của cơ quan quản lý trực tiếp và phải tuân theo các qui định hiện hành có liên quan.



tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương