TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9621-1: 2013 iec/ts 60479-1: 2005


Bảng 12 - Hệ số dòng điện qua tim



tải về 2.33 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích2.33 Mb.
#39199
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Bảng 12 - Hệ số dòng điện qua tim F đối với các tuyến dòng điện khác nhau

Tuyến dòng điện

Hệ số dòng điện qua tim F

Bàn tay trái-bàn chân trái, bàn chân phải hoặc cả hai bàn chân

1,0

Cả hai bàn tay-cả hai bàn chân

1,0

Bàn tay trái-bàn tay phải

0,4

Bàn tay phải-bàn chân trái, bàn chân phải hoặc cả hai bàn chân

0,8

Lưng-bàn tay phải

0,3

Lưng-bàn tay trái

0,7

Ngực-bàn tay phải

1,3

Ngực-bàn tay trái

1,5

Mông-bàn tay trái, bàn tay phải hoặc cả hai bàn tay

0,7

Bàn chân trái-bàn chân phải

0,04

VÍ DỤ: Dòng điện 225 mA từ bàn tay-bàn tay có khả năng gây rung tâm thất như dòng điện 90 mA từ bàn tay trái-hai bàn chân.

6. Ảnh hưởng của dòng điện một chiều

Điều này mô tả ảnh hưởng của dòng điện một chiều qua cơ thể người.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “dòng điện một chiều” có nghĩa là dòng điện một chiều không nhấp nhô. Tuy nhiên, liên quan đến ảnh hưởng về rung tâm thất, số liệu cho trong điều này được coi là áp dụng được đối với các dòng điện một chiều có thành phần nhấp nhô hình sin không quá 10 % giá trị hiệu dụng.

CHÚ THÍCH 2: Ảnh hưởng của nhấp nhô được đề cập trong Điều 5 của IEC/TS 60479-2.

CHÚ THÍCH 3: Đối với khoảng thời gian có dòng điện ngắn hơn 10 ms, xem Điều 6 của IEC/TS 60479-2.

Ví dụ về dòng điện tiếp xúc và ảnh hưởng của nó được thể hiện trên Hình 21.

6.1. Ngưỡng cảm nhận và ngưỡng phản ứng

Các ngưỡng này phụ thuộc vào một số tham số, ví dụ như diện tích tiếp xúc, điều kiện tiếp xúc (khô, ướt, áp lực, nhiệt độ), thời gian dòng điện chạy qua đối với các đặc điểm sinh lý của cá thể. Không giống với dòng điện xoay chiều, chỉ cảm nhận được khi đóng và ngắt dòng điện mà không nhận thấy có cảm giác nào khác trong thời gian dòng diện chạy qua ở mức ngưỡng cảm nhận. Trong các điều kiện tương tự như các điều kiện đối với dòng điện xoay chiều, ngưỡng cảm nhận tìm được xấp xỉ 2 mA.

6.2. Ngưỡng tê liệt và ngưỡng thả tay

Không giống với dòng điện xoay chiều, không có giá trị xác định đối với ngưỡng tê liệt và ngưỡng thả tay đối với dòng điện một chiều. Chỉ khi đóng và ngắt dòng điện mới dẫn đến co cơ đau đớn và giống như bị chuột rút.

6.3. Ngưỡng rung tâm thất

Như mô tả đối với điện xoay chiều (xem 5.5), ngưỡng rung tâm thất gây ra do điện một chiều phụ thuộc vào các tham số sinh lý cũng như các tham số điện.

Thông tin suy ra từ các tai nạn về điện dường như cho thấy rằng nhìn chung là có nguy hiểm rung tâm thất đối với các dòng điện chạy dọc cơ thể. Tuy nhiên, đối với các dòng điện chạy ngang, các thí nghiệm trên động vật cũng chỉ ra rằng với dòng điện cường độ lớn hơn, rung tâm thất cũng có thể xảy ra.

Các thí nghiệm trên động vật cũng như các thông tin có được từ các tai nạn về điện cho thấy ngưỡng rung tâm thất đối với dòng điện đi xuống cao gấp khoảng hai lần so với ngưỡng của dòng điện đi lên.

Với thời gian có dòng điện dài hơn một chu kỳ tim, ngưỡng rung tâm thất đối với dòng điện một chiều cao hơn nhiều lần so với dòng điện xoay chiều. Với thời gian có dòng điện ngắn hơn 200 ms, ngưỡng rung tâm thất xấp xỉ bằng ngưỡng đối với dòng điện xoay chiều được đo ở giá trị hiệu dụng.

Đường cong có được từ các thí nghiệm trên động vật được xây dựng để áp dụng cho dòng điện đi lên chạy theo chiều dọc (bàn chân là cực dương). Dòng điện c2 và c3 trên Hình 22 thể hiện các tổ hợp độ lớn dòng điện và thời gian mà tại đó có khả năng xảy ra rung tâm thất trên động vật vào khoảng cấp tỷ lệ 5 % và 50 % của tập hợp tương ứng khi tuyến dòng điện theo chiều dọc cơ thể (tức là từ chân trước bên trái đến cả hai chân sau). Đường cong c1 thể hiện các tổ hợp dòng điện và thời gian mà dưới nó, khả năng xảy ra rung tâm thất được đánh giá là rất thấp đối với cùng một tuyến dòng điện dọc cơ thể dựa trên các nghiên cứu trên động vật. Các nghiên cứu sau này cho thấy độ lớn ngưỡng rung tâm thất với người cao hơn so với động vật ở từng khoảng thời gian. Ví dụ, dòng điện ngưỡng trên tuyến bàn tay trái-bàn chân đối với người khỏe mạnh có thể vào khoảng 200 mA trong thời gian dài có dòng điện chạy qua. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trái tim con người đều khỏe, và một số bệnh có thể ảnh hưởng đến ngưỡng rung tâm thất. Một số người có tình trạng tim không khỏe có ngưỡng rung tâm thất thấp hơn người bình thường, nhưng lượng giảm này chưa được biết chính xác. Do đó, khuyến cáo rằng đường c1 thể hiện trên hình vẽ dựa trên nghiên cứu trên động vật, được sử dụng để mô tả ngưỡng rung tâm thất cho con người như một sự ước lượng nghiêng về phía thận trọng. Chưa có tai nạn về điện đã biết cho thấy xảy ra điện giật ở giá trị bên dưới đường cong c1. Điều này chỉ ra rằng đường cong c1 chắc chắn là nghiêng về phía thận trọng với mọi người. Đối với dòng điện chạy theo chiều dọc đi xuống (bàn chân là cực âm), đường cong phải được dịch chuyển sang phía độ lớn dòng điện cao hơn bởi hệ số xấp xỉ 2.



6.4. Các ảnh hưởng khác của dòng điện

Ở giá trị cao hơn mức xấp xỉ 100 mA, có thể cảm thấy nóng tại các chi trong khi có dòng điện chạy qua. Trong vùng tiếp xúc, cảm giác thấy đau.

Dòng điện chạy ngang có cường độ đến 300 mA chạy qua cơ thể người trong vài phút có thể gây ra loạn nhịp tim tăng theo thời gian và dòng điện có thể phục hồi, vết hằn, bỏng, chóng mặt và đôi khi bất tỉnh. Với dòng điện lớn hơn 300 mA, sự bất tỉnh thường xuyên xảy ra.

Với dòng điện vài ampe kéo dài nhiều giây, rất nhiều khả năng gây bỏng sâu hoặc các thương tật khác, và thậm chí có thể gây tử vong.

Các ảnh hưởng như tạo lỗ do điện (xem 5.6) có thể xảy ra do tiếp xúc với mạch điện một chiều cũng như mạch điện xoay chiều.

Các thương tổn không điện liên quan, ví dụ như tổn thương do chấn thương, cũng cần được xem xét.



6.5. Mô tả các vùng thời gian/dòng điện (xem Hình 22)

Bảng 13 - Vùng thời gian/dòng điện đối với dòng điện một chiều trên tuyến dòng điện bàn tay-hai bàn chân

Tóm tắt các vùng của Hình 22

Vùng

Đường biên

Ảnh hưởng sinh lý

DC-1

Đến 2 mA đường cong a

Có thể cảm thấy đau nhói nhẹ khi đóng, cắt hoặc thay đổi nhanh dòng điện.

DC-2

2 mA đến đường cong b

Có nhiều khả năng xảy ra co cơ không chủ ý nhất là khi đóng, cắt hoặc thay đổi nhanh dòng điện nhưng thường không gây ảnh hưởng điện có hại đến sinh lý

DC-3

Đường cong b và bên trên

Có thể xảy ra phản ứng mạnh không chủ ý của cơ và rối loạn phục hồi được về việc hình thành và dẫn xung trong tim. Ảnh hưởng này tăng theo độ lớn dòng điện và thời gian. Thường chưa làm hỏng các cơ quan trong cơ thể

DC-4 1)

Bên trên đường cong c1

Có thể xảy ra ảnh hưởng sinh lý bệnh học như ngừng tim, ngừng thở, bỏng hoặc các hư hại khác đến tế bào. Xác suất rung tâm thất tăng lên khi cường độ dòng điện và thời gian tăng.




c1-c2

DC-4.1: Xác suất rung tâm thất tăng đến xấp xỉ 5 %




c2-c3

DC-4.2: Xác suất rung tâm thất đến xấp xỉ 50 %




Bên trên đường cong c3

DC-4.3: Xác suất rung tâm thất trên 50 %

1) Đối với các khoảng thời gian có dòng điện chạy qua ngắn hơn 200 ms, rung tâm thất chỉ bắt đầu trong khoảng thời gian dễ tổn thương nếu cao hơn ngưỡng liên quan, về rung tâm thất, hình vẽ này liên quan đến ảnh hưởng của dòng điện chạy từ bàn tay trái-hai bàn chân và dòng điện đi lên. Đối với các tuyến dòng điện khác, phải tính đến hệ số dòng điện qua tim.

6.6. Hệ số dòng điện qua tim

Hệ số dòng điện qua tim F áp dụng cho dòng điện một chiều tương tự như với dòng điện xoay chiều (xem 5.8).





CHÚ DẪN

Zi trở kháng trong

ZS1, ZS2 trở kháng da

ZT trở kháng tổng



Hình 1 - Trở kháng cơ thể người

Con số chỉ ra tỷ lệ phần trăm của trở kháng trong của các phần cơ thể người so với tuyến bàn tay-bàn chân.



CHÚ THÍCH: Để tính trở kháng tổng của cơ thể người ZT đối với tuyến dòng điện cho trước, các trở kháng từng phần bên trong đối với tất cả các phần của cơ thể trên tuyến dòng điện phải được cộng vào cũng như trở kháng da ở phần diện tích tiếp xúc. Con số nằm bên ngoài cơ thể chỉ ra các phần bên trong của trở kháng cần được cộng vào giá trị tổng, khi dòng điện đi vào điểm đó.


tải về 2.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương