TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9621-1: 2013 iec/ts 60479-1: 2005


Hình 23 - Dòng điện thả tay đối với dòng điện hình sin 60 Hz



tải về 2.33 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích2.33 Mb.
#39199
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Hình 23 - Dòng điện thả tay đối với dòng điện hình sin 60 Hz
PHỤ LỤC A

(quy định)

ĐO TRỞ KHÁNG TỔNG CỦA CƠ THỂ ZT TRÊN NGƯỜI SỐNG VÀ TRÊN TỬ THI VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ

Để có được các giá trị đúng với thực tế của trở kháng tổng của cơ thể ZT của người sống, phải áp dụng quy trình sau:

1) Phép đo được thực hiện trên người sống sử dụng tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay với các điện cực như thể hiện trên Hình 15.

2) Phép đo trở kháng tổng của cơ thể đã được thực hiện trên 100 người sống ở điện áp 25 V xoay chiều tần số 50 Hz, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn (các điện cực kiểu A trên Hình 15) trong tình trạng khô. Các phép đo được thực hiện sau khi đặt điện áp 0,1 s. Giá trị trở kháng tổng của cơ thể đối với cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % đã được xác định với các kết quả sau.



Bảng A.1 - Trở kháng tổng của cơ thể ZT, điện cực kiểu A, tình trạng khô và hệ số sai lệch FD (5 % và 95 %)

Tình trạng

Trở kháng tổng của cơ thể ZT () / hệ số sai lệch FD

5 %

50 %

95 %

Khô

1 750/0,54

3 250

6 100/1,88

3) Phép đo trở kháng tổng của cơ thể đã được thực hiện trên 10 người sống với diện tích bề mặt tiếp xúc trung bình và nhỏ (các điện cực kiểu B và C trên Hình 15) trong tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, thời gian dòng điện chạy qua lớn nhất là 25 mA. Kết quả được thể hiện trong Bảng A.2 và Bảng A.3.

a) Điện cực kiểu B (cỡ 1 000 mm²)



Bảng A.2 - Trở kháng tổng của cơ thể ZT, điện cực kiểu B, tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, hệ số sai lệch FD (5 % và 95 %)

Tình trạng

Trở kháng tổng của cơ thể ZT () / hệ số sai lệch FD

5 %

50 %

95 %

Khô

12 900/0,63

20 600

32 800/1,59

Ướt nước

5 500/0,59

9 350

15 900/1,70

Ướt nước muối

1 850/0,76

2 425

3 175/1,31

a) Điện cực kiểu C (cỡ 100 mm²)

Bảng A.3 - Trở kháng tổng của cơ thể ZT, đối với tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, hệ số sai lệch FD (5 % và 95 % của tập hợp)

Tình trạng

Trở kháng tổng của cơ thể ZT () / hệ số sai lệch FD

5 % của tập hợp

50 % của tập hợp

95 % của tập hợp

Khô

80 400/0,48

169 000

355 500/2,10

Ướt nước

39 700/0,54

73 400

135 600/1,88

Ướt nước muối

5 400/0,74

7 300

9 875/1,35

Trong lần lấy xấp xỉ đầu tiên để tính ZT (5 % và 95 %) từ giá trị ZT (50 %), tình trạng khô và ướt nước ở UT = 25 V, chọn hệ số sai lệch

FD(5 %) = 0,54 và FD(95 %) = 1,88

và đối với tình trạng ướt nước muối



FD(5 %) = 0,74 và FD(95 %) = 1,35

Chúng được giả thiết là không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc.

4) Trở kháng tổng của cơ thể ZT của một người sống được đo trong các điều kiện của điểm 1, 2 và 3 ở trên với điện áp tiếp xúc đến 150 V và, ngoài ra, với thời gian điện giật đến 0,03 s đối với điện áp tiếp xúc đến 200 V.

Đã sử dụng các điều kiện dưới đây đối với tuyến dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua:

Chuỗi thử nghiệm A: Diện tích tiếp xúc hiệu quả 8 250 mm², điện cực được cầm bằng cả hai tay, thời gian dòng điện chạy qua là 0,1 s (Hình 15, điện cực kiểu A).

Chuỗi thử nghiệm B: Diện tích tiếp xúc hiệu quả 1 250 mm², điện cực được cầm bằng cả hai tay, thời gian dòng điện chạy qua là vài giây, với điện áp đến 75 V, 0,1 s với điện áp lớn hơn 75 V (Hình 15, điện cực kiểu B).

Chuỗi thử nghiệm C: Diện tích tiếp xúc hiệu quả 100 mm², điện cực được ấn vào giữa các lòng bàn tay, thời gian dòng điện chạy qua là vài giây với điện áp đến 75 V, 0,1 s với điện áp lớn hơn 75 V (Hình 15, điện cực kiểu C).

Chuỗi thử nghiệm D: Diện tích tiếp xúc hiệu quả 10 mm², điện cực được ấn vào giữa các lòng bàn tay, thời gian dòng điện chạy qua là vài giây với điện áp đến 100 V, 0,1 s đến 0,3 s với điện áp lớn hơn 100 V (Hình 15, điện cực kiểu D).

Chuỗi thử nghiệm E: Diện tích tiếp xúc hiệu quả 1 mm², điện cực được ấn vào giữa các lòng bàn tay, thời gian dòng điện chạy qua là vài giây với điện áp đến 150 V, 0,1 s đến 0,2 s với điện áp lớn hơn 150 V (ở điện áp 220 V, quan sát thấy sự đánh thủng da) (Hình 15, điện cực kiểu E).

5) Trở kháng tổng của cơ thể đã được đo đối với dải điện áp tiếp xúc từ 25 V đến 200 V, xoay chiều 50 Hz giữa các đầu ngón trở phải và trái (diện tích bề mặt tiếp xúc xấp xỉ 250 mm²). Phép đo được thực hiện sau khi đặt điện áp 20 ms. Điện áp được đặt vào lúc điện áp tiếp xúc đi qua giá trị zero.

Kết quả được thể hiện trên Hình 6.

6) Phép đo được thực hiện bởi Freiberger [1]1 trên số lượng lớn tử thi với tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay và bàn tay-bàn chân với các điện cực lớn (xấp xỉ 9 000 mm²), với điện áp tiếp xúc là 25 V đến 5 000 V trong tình trạng khô. Đã xác định giá trị đối với trở kháng tổng của cơ thể đối với cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 %.

Phép đo được thực hiện sau khi đặt điện áp 3 s.

7) Trở kháng tổng của cơ thể đối với diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, được đo trên tử thi (điểm 6) ở trên) mà đối với điện áp tiếp xúc đến 220 V cho thấy trở kháng da cao quá mức, đã được sửa đổi bằng cách điều chỉnh đường cong về giá trị đo được trên người sống.

Để điều chỉnh, sự thay đổi trở kháng của cơ thể gây ra do thay đổi nhiệt độ của tử thi so với nhiệt độ của người sống 37 °C được tính đến bằng hệ số giảm nhiệt độ FT = 0,7.

8) Đối với diện tích bề mặt tiếp xúc trung bình và nhỏ, trở kháng tổng của cơ thể ZT (50 %) đối với cấp tỷ lệ 50 % của một tập hợp người sống có thể được thiết lập với các giá trị được tìm thấy bởi các phép đo mô tả trong các điểm từ 1) đến 4) đối với các tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, với điện áp tiếp xúc UT = 25 V đến 200 V.

9) Đối với diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, trung bình và nhỏ, ở tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối, tất cả các giá trị đối với cấp tỷ lệ 5 % và 95 % của một tập hợp người sống có thể được tính bằng cách áp dụng hệ số sai lệch FD (5 %) và FD (95 %) cho các giá trị ZT (50 %).

Hệ số sai lệch này được tính toán đối với các điện áp tiếp xúc đến 400 V từ các giá trị FD (5 %) = 0,54 và FD (95 %) = 1,88 tại UT = 25 V đối với các tình trạng khô và ướt nước thay đổi với trở kháng da đến 400 V đến các giá trị FD (5 %) = 0,74 và FD (95 %) = 1,35 do thực tế là đối với tình trạng ướt nước muối, trở kháng da được coi là không đáng kể. Các giá trị FD này được thể hiện trong Bảng A.4.



Bảng A.4 - Hệ số sai lệch FD (5 %) và FD (95 %) đối với tình trạng khô và ướt nước, dải điện áp tiếp xúc UT = 25 V đến 400 V đối với diện tích tiếp xúc lớn, trung bình và nhỏ

UT, V

25

50

75

100

125

150

175

200

300

400

FD (5 %)

0,54

0,55

0,565

0,575

0,585

0,6

0,615

0,625

0,68

0,74

FD (95 %)

1,88

1,84

1,8

1,76

1,72

1,685

1,65

1,6

1,48

1,35

Đối với tình trạng ướt nước muối, hệ số sai lệch không phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc FD (5 %) = 0,74 và FD (95 %) = 1,35.

Bằng phương pháp này, trở kháng tổng của cơ thể ZT đã được tính cho tình trạng khô, ướt nước và ướt nước muối trên các diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, trung bình và nhỏ đối với cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % tập hợp của một tập hợp người sống và được thể hiện trong Bảng 1 đến Bảng 3 và Bảng 4 đến Bảng 9.


PHỤ LỤC B

(quy định)

ẢNH HƯỞNG CỦA TẦN SỐ LÊN TRỞ KHÁNG TỔNG CỦA CƠ THỂ (ZT)

Để có được các giá trị đúng với thực tế đối với ảnh hưởng của tần số lên trở kháng tổng ZT của cơ thể sống, áp dụng quy trình sau:

1) Các phép đo đã được thực hiện trên 10 người sống ở điện áp tiếp xúc là 10 V đối với các tần số từ 25 Hz đến 20 kHz với tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay và các điện cực lớn hình trụ (xấp xỉ 8 000 mm²) trong tình trạng khô.

Các giá trị trở kháng tổng của cơ thể đối với cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % đã được xác định bằng phương pháp thống kê.

2) Do ảnh hưởng mạnh của cơ nên các phép đo chỉ được thực hiện trên một người sống ở điện áp tiếp xúc 25 V đối với tần số từ 25 Hz đến 2 kHz trong các điều kiện mô tả trong điểm 1) ở trên.

Các phép đo trong điểm 1) và điểm 2) được thực hiện sau 0,05 s tính từ khi đặt điện áp.

Kết quả của các phép đo này được thể hiện trên Hình 10 và Hình 11.

3) Đối với 50 %, Hình 10 cho trường hợp điện áp tiếp xúc là 10 V, còn các giá trị của Bảng 1 đối với tần số 50 Hz và điện áp tiếp xúc từ 25 V đến 1 000 V đã được sử dụng cho Hình 12. Hình này thể hiện sự phụ thuộc của trở kháng tổng của cơ thể vào tần số trong dải từ 50 Hz đến 2 kHz với 50 % của một tập hợp người sống đối với điện áp tiếp xúc từ 10 V đến 1 000 V xoay chiều với đường thẳng giữa các giá trị tiệm cận 750  ở 50 Hz và 600  ở 2 kHz.

Đường cong đối với điện áp tiếp xúc 50 V đến 1 000 V (các đường nét đứt trên Hình 12) được vẽ tương tự như các đường cong đối với điện áp 10 V và 25 V, mà các đường cong này dựa trên các phép đo trong điểm 1) và điểm 2) ở trên.
PHỤ LỤC C

(quy định)

ĐIỆN TRỞ TỔNG CỦA CƠ THỂ (RT) ĐỐI VỚI DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Để có được các giá trị đúng với thực tế đối với điện trở tổng của cơ thể RT của người sống, đã áp dụng quy trình sau:

1) Các phép đo đã được thực hiện trên 50 người sống ở điện áp tiếp xúc là 25 V điện một chiều thuần túy, với tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay và các điện cực hình trụ lớn (xấp xỉ 8 000 mm²) trong tình trạng khô.

Giá trị điện trở tổng của cơ thể người RT đối với cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % được xác định bằng phương pháp thống kê.

2) Giá trị của trở kháng tổng của cơ thể đối với tần số 50 Hz, ở điện áp tiếp xúc lớn hơn 200 V theo Bảng 1 được sử dụng cho điện trở tổng của cơ thể RT đối với dòng điện một chiều điện áp tiếp xúc từ 200 V đến 1 000 V một chiều và các giá trị tiệm cận.

Giá trị của điện trở tổng của cơ thể RT đối với điện áp tiếp xúc từ 25 V đến 200 V được suy ra từ Hình 13 được vẽ tương tự như với điện xoay chiều tần số 50 Hz.

Giá trị của điện trở tổng của cơ thể RT đối với điện một chiều được xác định bằng phương pháp mô tả ở trên được cho trong Bảng 10.

CHÚ THÍCH: Trên 200 V, chênh lệch giữa trở kháng da đối với điện xoay chiều tần số 50 Hz và điện trở da đối với điện một chiều được coi là không đáng kể.


PHỤ LỤC D

(tham khảo)

VÍ DỤ TÍNH TOÁN ZT

Việc tính toán dòng điện tiếp xúc IT là quan trọng để đánh giá các biện pháp bảo vệ chống điện giật và điều tra các tai nạn do điện.



Dòng điện tiếp xúc IT được tính bằng công thức:

trong đó


UT là điện áp tiếp xúc;

ZT là trở kháng tổng của cơ thể người đối với tuyến dòng điện, diện tích bề mặt tiếp xúc và tình trạng tiếp xúc cho trước.

Các tính toán dưới đây dựa vào các bảng liên quan của tiêu chuẩn này và được thực hiện đối với 50 % của tập hợp. Lấy giá trị 50 % của tập hợp vì giá trị này có độ tin cậy thống kê cao nhất.

Các tính toán được thực hiện cho bốn ví dụ sau:

1) điện áp tiếp xúc 100 V và 200 V, diện tích bề mặt tiếp xúc khô, tuyến dòng điện bàn tay-hai bàn chân, diện tích bề mặt tiếp xúc đối với các bàn tay trung bình (cỡ 1 000 mm², Bảng 4) và đối với bàn chân lớn (Bảng 1);

2) điện áp tiếp xúc 100 V và 200 V, diện tích bề mặt tiếp xúc khô, tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay, diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ (cỡ 100 mm², Bảng 7);

3) điện áp tiếp xúc 25 V, diện tích bề mặt tiếp xúc ướt nước muối, tuyến dòng điện từ cả hai bàn tay-thân người, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn đối với bàn tay (cỡ 10 000 mm², Bảng 3) và rất lớn đối với thân người (trở kháng da không đáng kể). Tuyến dòng điện này mô phỏng một người đang ngồi trên mặt đất và nắm bằng cả hai tay một thiết bị cấp III (SELV) bị chạm vỏ.

Trong các tính toán này, các giá trị được làm tròn đến 5 .

4) ở điện áp tiếp xúc tối thiểu là 1 000 V, diện tích tiếp xúc và bản chất của điện áp không tạo sự khác biệt với các giá trị điện trở cơ thể. Tuyến dòng điện được chọn mô phỏng một người đang ngồi trên mặt đất và đầu của họ chạm vào dây dẫn điện áp cao.

Ví dụ 1:

Điện áp tiếp xúc 100 V và 200 V xoay chiều, 50/60 Hz, tuyến dòng điện bàn tay-hai bàn chân, ở tình trạng khô, diện tích bề mặt tiếp xúc đối với bàn tay là trung bình, và đối với bàn chân là lớn.

Sử dụng các ký hiệu sau:

ZTA (H-H) trở kháng tổng của cơ thể, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, bàn tay-bàn tay

ZTA (H-F) trở kháng tổng của cơ thể, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, bàn tay-bàn chân

ZTA (H-T) trở kháng tổng của cơ thể, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, bàn tay-thân người

ZTA (H-T) = ZTA(H-H)/2

ZTA (T-F) trở kháng tổng của cơ thể, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, thân người-bàn chân

ZTA (T-F) = ZTA (H-F) - ZTA (H-T)

ZTB (H-H) trở kháng tổng của cơ thể, diện tích bề mặt tiếp xúc trung bình, bàn tay-bàn tay

Các giá trị ZT là ZTA (H-H) đối với diện tích tiếp xúc lớn được cho trong Bảng 1, và giá trị đối với diện tích tiếp xúc trung bình ZTB (H-H) được cho trong Bảng 4.

Khi đó phép tính đối với 50 % của tập hợp được thực hiện như sau:

ZTA (H-H) = 1 725  (100 V) và 1 275  (200 V)

Đối với tuyến dòng điện bàn tay-bàn chân với hệ số 0,8.

CHÚ THÍCH: Một số phép đo gợi ý giảm 10 % đến 30 % trở kháng cơ thể giữa bàn tay-bàn tay để tính toán trở kháng giữa bàn tay-bàn chân. Nếu lấy giá trị giảm trung bình 20 % sẽ có hệ số 0,8.

ZTA (H-F) = 1 380  (100 V) và 1 020  (200 V)

Vì ZTA (H-T) = ZTA (H-H)/2

Do đó, ZTA (H-T) = 860  (100 V) và 635  (200 V)

Do đó với ZTA (T-F) = ZTA (H-F) - ZTA (H-T)

ZTA (T-F) = 520  (100 V) và 385  (200 V)

Đối với diện tích bề mặt tiếp xúc trung bình (xấp xỉ 1 000 mm²) từ Bảng 4:

ZTB (H-H) = 5 200  (100 V) và 2 200  (200 V)

Do đó với ZTB (H-T) = ZTB (H-H)/2

ZTB (H-T) = 2 600  (100 V) và 1 100  (200 V)

Trở kháng tổng của cơ thể ZT' = ZTA (T-F) + ZTB (H-T)

ZT' = 3 120  (100 V) và 1 485  (200 V)

Và với bàn tay và bàn chân song song ZT = ZT'/2

ZT = 1 560  (100 V) và 740  (200 V)

dẫn đến dòng điện tiếp xúc IT

IT = 65 mA (100 V) và 270 mA (200 V)

Tổng hợp kết quả tính toán được cho trong Bảng D.1.

Bảng D.1 - Giá trị ở 50 % của tập hợp đối với trở kháng tổng của cơ thể với tuyến dòng điện bàn tay-hai bàn chân, diện tích tiếp xúc trung bình đối với bàn tay, lớn đối với bàn chân, hệ số suy giảm 0,8, ở tình trạng khô, dòng diện tiếp xúc ITảnh hưởng đến sinh lý do điện



Điện áp tiếp xúc

V


Trở kháng bàn tay-thân người, ZTB (H-T)



Trở kháng thân người -bàn chân, ZTA (T-F)



Trở kháng bàn tay-hai bàn chân, ZT



Dòng điện tiếp xúc, IT

mA


Ảnh hưởng đến sinh lý với thời gian dòng điện chạy qua

t = 10 ms đến 30 ms

100

2 600

520

1 560

65

Cảm nhận co giật trong thời gian ngắn

200

1 100

385

740

270

Sốc điện mạnh, nảy bật cơ thể lên, chuột rút trong cánh tay

Lưu ý đến thực tế là tại UT = 200 V dòng điện tiếp xúc IT bằng bốn lần đối với trường hợp UT = 100 V. Nếu thời gian dòng điện chạy qua lâu hơn xấp xỉ 0,2 s, rung tâm thất có thể xảy ra với xác suất lớn.

Ví dụ 2:


Điện áp tiếp xúc 100 V và 200 V, a.c. 50/60 Hz, tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay, tình trạng khô, diện tích bề mặt nhỏ (điện cực kiểu C, Bảng 7).

Việc tính toán là đơn giản. Trở kháng tổng của cơ thể đối với diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ theo Bảng 7 được thể hiện với ZTC (H-H) = 40 k đối với UT = 100 V và 5,4 k đối với UT = 200 V.

Điều này gây ra dòng điện tiếp xúc IT = 2,5 mA đối với UT = 100 V và IT = 37 mA đối với UT = 200 V, giá trị sau vẫn thấp hơn ngưỡng rung tâm thất. Đối với khoảng thời gian dòng điện chạy qua lâu hơn (một vài giây) sau khi đánh thủng trở kháng da (ZT xấp xỉ 1 000 ), IT lớn hơn hẳn so với 0,1 A là nguyên nhân gây ra tai nạn chết người về điện.

Ví dụ 3:


Điện áp tiếp xúc 25 V, a.c. 50/60 Hz, tuyến dòng điện cả hai bàn tay song song với thân người, tình trạng ướt nước muối, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn (điện cực kiểu A, Bảng 3) đối với bàn tay rất lớn và diện tích bề mặt tiếp xúc của thân người (trở kháng da không đáng kể).

Việc tính toán ở đây cũng đơn giản. Trở kháng tổng của cơ thể ZT (H-H) được cho trong Bảng 3 đối với 50 % tập hợp là 1 300 .

Do đó với ZTA (H-T) = ZTA (H-H)/2 = 650 .

Đối với bàn tay song song với thân người

ZT = ZTA (H-T)/2 = 325 

gây ra dòng điện tiếp xúc IT = 77 mA.

Thay vì sử dụng điện áp cực thấp an toàn (SELV) xảy ra sốc với phản ứng cơ không chủ ý cao hơn ngưỡng thả tay.

Ví dụ 4: Giá trị trở kháng tiệm cận liên quan đến tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay với điện áp 1 000V và lớn hơn ở cấp tỷ lệ 5 %, 50 % và 95 % tập hợp tương ứng là 575 , 775  và 1 050 . Ở điện áp này, trở kháng da không đáng kể. Để sử dụng Hình 2 khi tính toán giá trị ZT, các kết quả bàn tay-bàn tay đòi hỏi hệ số suy giảm 10 % đến 30 % như thể hiện bởi chú thích 1 trong các bảng. Lấy giá trị trung bình 20 % thì giá trị trở kháng giữa bàn tay-bàn chân lần lượt là 460 , 620 , 840  một cách tương ứng.

Áp dụng các hệ số cho trên Hình 2, việc tính trở kháng tổng của cơ thể ZT của một người ngồi trên mặt đất với đầu chạm vào dây dẫn điện áp cao như sau:

Ở mức 5 % giá trị ZT = 460  x (0,10 + 0,013) = 52 

Ở mức 50 % giá trị ZT = 70 

Ở mức 95 % giá trị ZT = 95 

Trong ví dụ này, dòng điện tiếp xúc tính được bằng vài chục ampe và sẽ tăng ở các giá trị điện áp cao hơn.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Freiberger, H.: “Der elektrische Widerstand des menschlichen Körpers gegen tech- nischen Gleich- und Wechselstrom, Verlag Julius Springer, Berlin, (1934). Translated into English by Allen Translation Service, Maplewood, N.Y., U.S.A., No. 9005.

[2] Biegelmeier, G.: Report on the electrical impedance of the human body and on the behaviour of residual current-operated earth-leakage circuit-breakers in case of direct contact for tensions up to 200 V a.c., 50 Hz, Transactions: Symposium on electrical shock safety criteria, Toronto, 1983. Pergamon Press, Toronto, (1984) (Báo cáo về trở kháng điện trên cơ thể người và báo cáo về đáp ứng của áptômát dòng rò xuống đất tác động bằng dòng dư trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp với điện áp 200 V xoay chiều tần số 50 Hz).

[3] Biegelmeier, G.: “Über den Einfluss der Haut auf die Körperimpedanz des Menschen”, E.u.M., Vol.97 (1980) No. 9, p. 369-378

[4] Sam, U.: “Neue Erkenntnisse Ober die elektrische Gefährdung des Menschen bei Teildurchströmungen des Körpers”, VDRI-Jahrbuch (1969), Nordwestl. Eisen- und Stahl- Berufsgenossenschaft, Hannover.

[5] Osypka, P.: “Messtechnische Untersuchungen über Stromstarke, Einwirkungsdauer und Stromweg bei elektrischen Wechselstromunfällen an Mensch und Tier, Bedeutung und Auswertung für Starkstromanlagen”, Elektromedizin, Vol.8, (1963), Nr. 3 et/and 4.

[6] Wagner, E.Ch.: “Über die Diagnostik von Stromeintrittstellen auf der menschlichen Haut. Dissertation Universität Erlangen, (1961), Bundesrepublik Deutschland/Federal Republic of Germany.

[7] Biegelmeier, G., Mörx, H. and Bachl, H.: Neue Messungen des Körperwiderstan- des lebenden Menschen mit Wechselstrom 50 Hz, sowie mit höheren Frequenzen und mit Gleichstrom e&i, 108.Jg. (1991), H.3, p. 96-113.

[8] Kieback, D.: “Ergebnisse von Forschungsarbeiten und statistischen Untersuchungen des Institutes zur Erforschung elektrischer Unfalle, e&i, 106.Jg. (1989), H.1, p. 14-20.

[9] Bachl, H., Biegelmeier, G. and Hirtler, R.: Körperimpedanzen des Menschen bei trockenen, wassernassen und salznassen Berührungsflächen verschiedener Größe; ESF-Report No. 2, Private non-profit Foundation “Electrical Safety”, Vienna, (2001)

[10] Ferris, L.P., King, B.G., Spence, P.W. et/and Williams, H.S.: Effects of electric shock on the heart Electr. Eng., Vol.55 (1936), p. 498. (Ảnh hưởng của điện giật lên tim)

[11] Dalziel, C.F.: Dangerous electric currents AIEE transactions, Vol.65 (1946), p. 579, Discussion, p. 1123. (Các dòng điện nguy hiểm)

[12] Kouwenhoven, W.B. Knickerbocker, G.G., Chesnut, R.W., Milnor, W.R. and Sass, D.J.: A.C. shocks on varying parameters affecting the heart, Trans. Amer. Inst. Electr. Eng. Part 1, Vol.78 (1959), p. 163. (Điện giật xoay chiều làm thay đổi các tham số gây ảnh hưởng đến tim)

[13] Osypka, P.: “Messtechnische Untersuchungen über Stromstarke, Einwirkungsdauer und Stromweg bei elektrischen Wechselstromunfällen an Mensch und Tier, Bedeutung und Auswertung für Starkstromanlagen, Elektromedizin, Vol.8, (1963), Nr. 3 et/and 4.

[14] Antoni, H., Biegelmeier, G. and Kieback, D.: “Konventionelle Grenzwerte mit vertretbarem Risiko für das Auftreten von Herzkammerflimmern bei elektrischen Durchströmungen mit Wechselstrom 50/60 Hz bzw. Gleichstrom”; ESF-Report No. 3, Private non-profit Foundation “Electrical Satety”, Vienna, (2001)

[15] O'Keefe, W., Ross, N.G. and Trethewie, E.R.: Determining tolerable short duration electric shock potentials from heart ventricular fibrillation threshold data, Elec. Eng. Trans. I.E. Australia, VoI.EE8, No. 1, (April 1972), p. 9 (Xác định điện thế gây điện giật trong thời gian ngắn từ số liệu về ngưỡng rung tâm thất).

[16] Buntenkötter, S., Jacobsen, J. and Reinhard, H.J.: “Experimentelle Untersuchungen an Schweinen zur Frage der Mortalität durch sinusförmige phasenangeschnittene sowie gleichgerichtete elektrische Ströme, Biomedizinische Technik, Vol.20 (1975), Nr. 3, p. 99.

[17] Biegelmeier, G. and Lee, W.R.: “New considerations on the threshold of ventricular fibrillation for a.c. shocks at 50-60 Hz”, I.E.E. Proc., Vol.127, No.2, Pt. A. (March 1980), p. 103-110 (Các xem xét mới về ngưỡng rung tâm thất đối với điện xoay chiều tần số 50-60 Hz) (Các lưu ý mới về ngưỡng rung tâm thất đối với điện giật xoay chiều ở tần số 50-60 Hz)

[18] Antoni, H.: What is measured by the so-called threshold of fibrillation?, Progress in pharmacology, Vol.2/4, Gustav Fischer Verlag, Stuttgart, (1979). (Mục đích của việc đo ngưỡng rung tâm thất)

[19] Raftery, E.G., Green, H.L. and Yacoub, M.H.: “Disturbances of heart rhythm produced by 50 Hz leakage currents in human subjects, Cardiovascular research, VoI.9 (1975), p. 263-265. (Nhiễu đến nhịp tim gây ra do dòng điện rò 50 Hz trong cơ thể người)

[20] Kupfer, J., Bastek, R. and Eggert, S.: Grenzwerte zur Vermeidung von Unfällen durch elektrischen Strom mit tödlichem Ausgang, Z ges. Hyg., Vol.27 (1981), Nr. 1, p. 9.

[21] Bridges, J.E.: An investigation on low-impedance and low-voltage shocks, IEEE- Transactions, Vol.PAS-100, Nr. 4, (April 1981), p. 1529. (Nghiên cứu về điện giật trở kháng thấp và điện áp thấp)

[22] Biegelmeier, G.: “Wirkungen des elektrischen Stromes auf Menschen und Nutztiere, Lehrbuch der Elektropathologie, VDE-Verlag Berlin and Offenbach, (1986).

[23] Kupfer, J., Funke, K. and Erkens, R.: Elektrischer Strom als Unfallursache”, Verlag Tribüne Berlin, (1987).

[24] Kieback, D.: Ergebnisse von Forschungsarbeiten und statistischen Untersuchungen des Institutes zur Erforschung elektrischer Unlle, e&i, 106.Jg. (1989), H.1, p. 14-20.

[25] Dalziel, C.F.and Lee, W.R. Re-evaluation of Lethal Electric currents (1968) IEEE Transactions on Industry Applications IGA-4(5), pp. 467-467. (Đánh giá lại các dòng điện gây chết người)

[26] Antoni, H. and Biegelmeier, G.: “Über die Wirkungen von Gleichstrom auf den Menschen, E und M., Vol.96 (1979), Nr. 2, p. 71.

[27] Killinger, J.: Vergleichende Untersuchungen von elektrischen Unllen durch Gleichstrom bei Spannungen bis 1 200 V in technischer Hinsicht, Elektromedizin, Bd.4 (1959), H.5.

[28] Antoni, H., Hohnloser, S. and Weirich, J.: “Worauf beruht der Unterschied in der biologischen Wirkung von Gleichstrom und von Wechselstrom am Herzen, Arbeits-medizin, Bd.17 (1982), H.7., p. 167.

[29] Brinkmann, K. and Schaeter, H. (Hrsg): Der Elektrounfall”, Berlin; Heidelberg; New York: Springer (1982).



[30] IEC 60479-2:1987, Effects of current passing through the human body - Part 2: Special aspects (Ảnh hưởng của dòng điện lên người - Phần 2: Khía cạnh đặc biệt)1

[31] TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998), nh hưng của dòng điện lên người và gia súc - Phần 3: Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc
MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Trở kháng điện của cơ thể người

5. Ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều hình sin trong dải từ 15 Hz đến 100 Hz

6. Ảnh hưởng của dòng điện một chiều

Phụ lục A (quy định) - Đo trở kháng tổng của cơ thể ZT trên người sống và trên tử thi và phân tích thống kê các kết quả

Phụ lục B (quy định) - Ảnh hưởng của tần số lên trở kháng tổng của cơ thể (ZT)

Phụ lục C (quy định) - Điện trở tổng của cơ thể (RT) đối với dòng điện một chiều

Phụ lục D (tham khảo) - Ví dụ tính toán ZT

Thư mục tài liệu tham khảo



1 Đã có TCVN 9621-2:2013 (IEC/TS 60479-2:2007)


tải về 2.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương