TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9466: 2012 astm d6009-12



tải về 1.2 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.2 Mb.
#39585
1   2   3   4   5   6

Hình 2 - Kỹ thuật ly mẫu đng cht thải - Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

6.2.5. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tng

Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (xem Hình 3) có thể là hữu dụng khi các tầng rõ rệt hoặc các phân nhóm đồng nhất được định ra bên trong đống chất thải[2]. Các tầng có thể được khu trú trong các diện tích khác nhau của đống hoặc có thể được tạo thành từ các lớp khác nhau (xem Hình 3). Cách tiếp cận này là hữu ích khi các lớp riêng rẽ được coi là đồng nhất trong một tầng hoặc ít nhất là ít biến động hơn bên trong từng tầng, hay nói cách khác, là một đống chất thải không đồng nhất[2]). Thông tin về đống chất thải thường được yêu cầu để thiết lập vị trí của các tầng riêng rẽ ngoại trừ những hiểu biết về quá trình sản xuất hoặc những thay đổi trong thành phần của vật liệu thải là hiển nhiên, như sự mất màu hoặc loại chất thải. Có thể ứng dụng phương pháp chia theo lưới để lấy mẫu một số lớp nằm ngang nếu các tầng là định hướng theo chiều ngang[4]. Khi đó sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản bên trong mỗi tầng. Sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên có thể số mẫu phải lấy sẽ ít hơn. Hình 3 minh họa một kịch bản trong đó số các mẫu được lấy trong mỗi tầng thay đổi (nhìn từ trên xuống), và các gầu xúc mẫu riêng biệt được lấy trong từng lỗ khoan tại các độ sâu đã định trước (nhìn từ cạnh).





Hình 3 - Kỹ thuật lấy mẫu đống chất thải - Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng

6.2.6. Lấy mu lưới hệ thống

Lấy mẫu lưới hệ thống (xem Hình 4) liên quan đến việc lấy mẫu tại các khoảng cố định và hữu ích khi giả thiết sự nhiễm bẩn là phân bố ngẫu nhiên[2]. Phương pháp này thường được dùng với các đống chất thải khi đánh giá xu hướng hoặc cách thức nhiễm bẩn hoặc xác định vị trí các điểm nóng. Phương pháp này có thể không được chấp nhận nếu không tiếp cận được toàn bộ đống chất thải, hoặc nếu các vị trí lấy mẫu lưới bị phân đoạn do sự biến động trong phân bố các chất ô nhiễm trong đống chất thải[6]. Phương pháp cũng hữu ích để xác định sự xuất hiện các tầng bên trong đống chất thải. Lưới và các điểm bắt đầu cần phải được đặt ngẫu nhiên tiềm ẩn trong đống chất thải. Phương pháp này cho phép sự định vị dễ dàng các vị trí lấy mẫu chính xác thông qua lưới (xem Hình 4). Những xem xét tương tự được nêu trong 6.2.4, về độ sâu của từng mẫu (mẫu bề mặt, mẫu tổ hợp theo chiều thẳng đứng, mẫu gầu ở độ sâu riêng biệt) cũng cần phải được xem xét. Hình 4 minh họa việc lấy mẫu tổ hợp theo chiều thẳng đứng tại từng ô lưới, cách lấy mẫu này có thể khó khăn và tốn kém. Chú ý là kích thước ô lưới cần được điều chỉnh theo số mẫu yêu cầu.





Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương