TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9432 : 2012



tải về 304.52 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích304.52 Kb.
#18320
1   2   3

4.3.3.2.7. Trong phương pháp điện trở lưỡng cực trục (ĐSLCT), các điện cực phát và điện cực thu phải được bố trí trên một đường thẳng. Khoảng cách giữa các tâm của các lưỡng cực có thể chọn như trong ĐSLCX. Kích thước của mỗi lưỡng cực không được lớn hơn 0,2 khoảng cách tác dụng R. Độ sai lệch cho phép tâm của lưỡng cực thu khỏi đường trục kéo dài qua các điện cực phát không quá 0,1R. Phương của lưỡng cực thu phải trùng với phương của lưỡng cực phát với sai số cho phép là 2o.

Hệ số thiết bị ĐSLCT đối với hệ thiết bị lưỡng cực trục cũng được xác định theo biểu thức (1) và (16) với góc  bằng 0, sin  = 1 và cos  = 0.

Điện trở suất biểu kiến được tính theo công thức:

bk = KĐSLCT U(mV)/I(A) [m] (4.10)

Trong các điều kiện cần thiết có thể cho phép độ lệch tâm của lưỡng cực thu so với đường trục kéo dài qua các điện cực phát tới 0,2R và sự sai khác giữa phương của các lưỡng cực tới 20o, nhưng phải điều chỉnh các giá trị khoảng cách của các thiết bị và của hệ số KĐSLCT.

4.3.3.2.8. Phương pháp đo sâu điện trở lưỡng cực trục liên tục đều (LCTLTĐ) là phương pháp đo sâu điện trở lưỡng cực trục với cách bố trí các điện cực AB = MN = a = d (trong đó a là khoảng cách giữa các điện cực; d là bước dịch chuyển trên tuyến đo). Phương pháp ĐSLCTLTĐ có độ phân giải cao, có thể tiến hành ở vùng có địa hình tương đối phức tạp và rất nhạy trong việc phát hiện các đối tượng nghiên cứu dạng ổ, thấu kính và vỉa cắm dốc đứng.

Để tiến hành ĐSLCTLTĐ trên tuyến đo các điện cực được đóng thẳng hàng cách đều nhau với khoảng cách là a. Khi đo đạc, các điện cực phát AB giữ cố định, còn điện cực thu MN di chuyển trên tuyến với bước đi là a cho đến khi không thể đo đạc chính xác hiệu điện thế giữa hai cực thu.

Điện trở suất biểu kiến ở từng cự ly thiết bị tính theo công thức sau:

k(Zn) = K. [m] (4.11)



    Với K = n(n+1) (n+2) .a

    U = UMN: Hiệu thế đo được ở lưỡng cực thu MN, mV.

    I = IAB: Cường độ dòng phát qua lưỡng cực AB, mA.

    Zn = [(n+1)a]/2: Chiều sâu hiệu dụng, m

    n là thứ tự thực hiện cự ly đo sâu.

    Khi đất đá nằm dưới lớp phủ có điện trở suất thấp cỡ vài chục m, hiệu điện thế UMN suy giảm rất nhanh và khó đo đạc chính xác ở các cự ly cuối, thì có thể tiến hành ĐSLCLTĐ với hai hoặc nhiều kích thước lưỡng cực khác nhau.

    Chiều sâu khảo sát phụ thuộc vào độ dài của lưỡng cực. Chiều sâu hiệu dụng Zn được tính theo công thức:

    Zn = (n+1)(a/2) (4.12)

    Các kết quả đo đạc bằng phương pháp ĐSLCTLTĐ được xử lý, phân tích bằng phần mềm RES2DINV hoặc các phần mềm có tính năng tương tự để lập các mặt cắt địa điện, dùng cho việc giải thích địa chất các đối tượng nghiên cứu.

    4.3.3.2.9. Trong phương pháp đo sâu điện trở đối xứng và lưỡng cực hợp nhất (ĐSĐ ĐX-LC), hai điện cực phát AB được bố trí ở giữa và hai cặp điện cực thu M1 M2 và N1 N2 ở về 2 phía của cặp điện cực AB. Ở một vị trí phân bố hệ cực, khi phát dòng điện I qua cặp điện cực AB phải đo cường độ dòng điện I và 4 hiệu thế Us1, Us2, UrR, UrL.

    Xác định tổng hiệu thế theo biểu thức:



    (4.13)

    và sai số khép:

    j = (4.14)

    Với các máy đo thông dụng, yêu cầu sai số khép này không được vượt quá 2%.

    Khi các máy đo không có bộ phận lọc nhiễu tốt và khoảng mở của hệ cực đo lớn (MN2 cỡ trên 1000m), tiến hành phát dòng ở các cặp điện cực ngoài và đo hiệu điện thế ở cặp điện cực bên trong. Khi đó phải đo 4 giá trị dòng phát Ij và 4 hiệu thế Uj tương ứng.

    Sai số khép tính theo biểu thức:

    i = (4.15)

    Sai số khép trong trường hợp này là không quá 3%.

    Ở mỗi vị trí của hệ cực đo, điện trở suất biểu kiến theo các công thức:

    S1 = KS1 ; S2 = KS2 ; (4.16)

    rR = KrR ;rL = KrL ; (4.17)

    hai giá trị trung bình:



    (4.18)

    r = (rR + rL)/2 = Kr (rR + UrL)/I (4.19)

    và các giá trị điện trở suất biểu kiến tổng hợp:

    p = s / (2[m] (4.20)

    Các số liệu quan trắc ở thực địa được ghi chép, tính toán và vẽ đồ thị theo mẫu quy định.

    Các đường cong đo sâu điện được biểu diễn trên giấy loga kép, tung độ là các giá trị điện trở suất biểu kiến, hoành độ bằng giá trị nửa kích thước cặp điện cực ngoài đối với các đường s1, s2; bằng khoảng cách trung bình r đối với các đường s, p.

    Độ tin cậy của số liệu thực địa được đánh giá theo độ lệch gối đầu giữa các giá trị ­s1 và s2. Độ lệch gối đầu 12 không lớn quá 30% (tức là khoảng cách giữa hai điểm s1 và s2 trên cùng khoảng mở r không vượt quá khoảng cách giữa hai điểm có tung độ 1 và 1,3 trên giấy loga kép).

    4.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng tài liệu thực địa.

    4.4.1. Để đánh giá chất lượng tài liệu đo đạc phải tiến hành đo kiểm tra độc lập. Việc đo kiểm tra độc lập được tiến hành sau một từng mùa thực địa (hàng tháng, quý, kết thúc đo đạc thực địa của đề án) và khi có các thay đổi điện trở suất đất đá không quy luật, số liệu đo đạc đột biến không phù hợp với các tài liệu khác. Khối lượng đo kiểm tra  10% tổng số khối lượng đo đạc của đề án sản xuất.

    4.4.2. Việc đo kiểm tra trước hết phải tiến hành trên các đoạn tuyến có dấu hiệu không đáng tin cậy hoặc được chọn ngẫu nhiên. Các đoạn tuyến kiểm tra/điểm kiểm tra được chọn phải đại diện cho chất lượng công tác đã hoàn thành. Công tác đo kiểm tra phải tiến hành trong thời kỳ thi công thực địa và phân bố đều theo thời gian và diện tích.

    4.4.3. Khi tiến hành công tác trên một vùng bằng các máy đo khác nhau, phải đo kiểm tra đối chiếu các chỉ tiêu kỹ thuật của chúng một cách hệ thống tại các điểm, tuyến đo kiểm tra đối chiếu. Số liệu đo kiểm tra đối chiếu phải được ghi vào sổ thực địa và vào biên bản kiểm tra.

    4.4.4. Độ chính xác tại một điểm đo là hiệu số (giá trị tuyệt đối) kết quả đo chính và đo kiểm tra, hoặc hiệu số đo đem so với giá trị trung bình của lần đo chính và đo kiểm tra (hiệu tương đối). Hiệu tương đối tính ra %. Độ chính xác trung bình (hiệu trung bình tương đối) là trung bình số học các hiệu (hiệu tương đối) của tất cả các điểm kiểm tra.

    4.4.5. Trong trường hợp cá biệt, khi với mọi biện pháp đã áp dụng mà vẫn không đạt được độ chính xác đã đề ra, công tác được hoàn thành với độ chính xác bị hạ thấp. Nếu khối lượng công tác có độ chính xác thấp so với phương án chiếm quá 10% khối lượng của đề án phải có sự chuẩn y của cấp trên có thẩm quyền.

    4.4.6. Chất lượng tài liệu đo điện trở được đánh giá thông qua tính sai số đo kiểm tra và được tính theo công thức:

     = x 100 (%) (4.21)

    Trong đó i1, i2 - là điện trở suất biểu kiến của phép đo lần đầu và đo kiểm tra lại tại điểm thứ i; là giá trị điện trở suất biểu kiến trung bình giữa hai lần đo, n là tổng số điểm đo kiểm tra.

    Sai số của các giá trị bk giữa lần đo đạc chính và đo đạc kiểm tra so với giá trị trung bình số học của chúng không được quá 5%. Khi trong vùng có nhiễu, sai số cho phép  10%.



    4.5. Công tác văn phòng thực địa

    4.5.1. Hàng ngày khi kết thúc đo đạc ngoài thực địa phải kiểm tra, bổ sung hoàn chỉnh sổ ghi chép thực địa, các số liệu đo đạc ở sổ hoặc các bản ghi số liệu (khi đo đạc bằng máy ghi số tự động), nhập số liệu hoặc chuyển bản ghi số liệu vào máy tính. Xây dựng các đồ thị, phân tích tài liệu, nhận định sơ bộ bản chất dị thường để định hướng cho công việc của ngày hôm sau.

    4.5.2. Hoàn chỉnh đầy đủ các tài liệu, lập báo cáo về cách thức, tiến độ thi công, đánh giá chất lượng tài liệu, hiệu quả kinh tế địa chất và các văn bản liên quan để trình cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu.

    5. Tổng hợp, xử lý số liệu

    5.1. Nhiệm vụ của công tác trong phòng là kiểm tra, chỉnh lý tài liệu thực địa; xử lý, phân tích toàn bộ tài liệu, lập báo cáo tổng kết.

    5.2. Tài liệu thu thập thực địa phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo các nội dung sau:

    5.2.1. Sự đúng đắn của quy trình thu thập số liệu thực địa;

    5.2.2. Sự đúng đắn, độ chính xác của số liệu đo;

    5.2.3. Sự đúng đắn của việc ghi chép nhật ký đo;

    5.2.4. Việc lưu giữ số liệu;

    5.2.5. Khối lượng các điểm đo thường và đo kiểm tra;

    5.3. Tài liệu đo đạc thực địa phải được các cấp có thẩm quyền nghiệm thu mới được sử dụng để xử lý, phân tích, lập báo cáo tổng kết.

    5.4. Xử lý, phân tích tài liệu

    5.4.1. Phân tích định tính tài liệu đo điện trở gồm các nội dung sau:

    5.4.1.1. Dựa vào các đồ thị, đường cong đo sâu, mặt cắt, bản đồ đồ thị, bản đồ đẳng trị, các tham số trường điện đo đạc hoặc tính toán được nhằm phát hiện các dị thường có liên quan đến đối tượng nghiên cứu;

    5.4.1.2. Liên kết các dị thường thành các dải/đới phản ánh các thân quặng, đới biến đổi chứa quặng, đới dập vỡ hoặc hang hốc cacstơ chứa nước ngầm và các đối tượng nghiên cứu khác;

    5.4.1.3. Dự báo sơ bộ về vị trí, quy mô, kích thước, độ sâu, hướng cắm và hướng phát triển của chúng theo điện tích và theo chiều sâu, v.v…

    5.4.2. Trong trường hợp sử dụng tổ hợp các phương pháp thăm dò điện trở và các phương pháp địa vật lý khác, cần thiết phải sử dụng các phương pháp xử lý thống kê, các phương pháp lọc theo các cửa sổ lọc, phương pháp liên kết dị thường theo các tuyến đo đạc, để tách các dị thường địa phương trên phông đất đá, làm tăng độ tin cậy phát hiện dị thường đối tượng nghiên cứu theo kết quả của các phương pháp sử dụng.

    5.4.3. Khi sử dụng các phương pháp đo sâu điện trở phải tiến hành phân tích định lượng các kết quả đo đạc bằng các bản chuẩn lý thuyết và thực nghiệm, các phương pháp tính toán lý thuyết trên các mô hình địa điện thực tế hoặc bằng các chương trình xử lý chuyên dụng phù hợp với từng phương pháp. Từ kết quả phân tích định lượng, thành lập được các mặt cắt địa điện 1D, 2D hoặc khối địa điện 3D, phản ánh một cách định lượng các đối tượng địa chất, khoáng sản và đối tượng khác có trong mặt cắt hoặc khu vực nghiên cứu.

    6. Giải đoán địa chất và biểu thị kết quả

    6.1. Giải đoán địa chất kết quả đo điện trở là quá trình xác lập mối tương quan giữa kết quả phân tích, xử lý tài liệu điện trở với các đối tượng địa chất, khoáng sản. Khi có các tài liệu địa vật lý, địa chất khác thì nhất thiết phải liên kết, tổng hợp kết quả xử lý, phân tích tài liệu điện trở với các kết quả đó.

    6.2. Trình tự giải đoán kết quả phương pháp điện trở bắt đầu từ việc xác lập mối liên quan của các vật thể địa chất với trường điện trở; vị trí, diện phân bố các dị thường có liên quan đến điểm quặng; xác định chiều sâu đến thân quặng, đới khoáng hóa…

    6.3. Các kết quả phân tích định tính và định lượng tài liệu các phương pháp thăm dò điện trở đều phải được giải thích địa chất trên cơ sở liên kết, đối sánh các kết quả phân tích với kết quả của các phương pháp địa chất, địa hóa, khoan, khai đào và địa vật lý khác cũng như các kết quả đo tham số vật lý ở trong phòng và ngoài trời. Từ đó dự báo bản chất của các dị thường, đới dị thường; chính xác hóa vị trí, quy mô, kích thước, độ sâu, hướng cắm và phương phát triển của đối tượng phục vụ việc thiết kế các công việc điều tra, đánh giá tiếp theo.

    6.4. Biểu thị kết quả

    6.4.1. Các kết quả xử lý tài liệu công tác thăm dò điện được trình bày ở dạng các đồ thị; bản đồ/sơ đồ đồ thị, bản đồ/sơ đồ đẳng trị các tham số điện, các mặt cắt tổng hợp địa chất - địa vật lý hoặc khối địa điện và bản đồ/sơ đồ kết quả công tác thăm dò điện có cùng tỷ lệ với tỷ lệ khảo sát địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình,…

    6.4.2. Trên bản đồ/sơ đồ kết quả công tác thăm dò điện phải thể hiện được các dị thường có triển vọng của đối tượng nghiên cứu; các cấu trúc địa chất, đứt gãy có liên quan đến đối tượng; các ranh giới đất đá, các thân quặng đã biết và dự kiến theo kết quả thăm dò điện, v.v…

    6.4.3. Các mặt cắt tổng hợp, bản đồ/sơ đồ đồ thị phải thành lập theo một mẫu thống nhất có chung một tỷ lệ, có cùng khoảng cách giữa các tuyến với nhau hoặc theo khoảng cách thực tế, có chung tỷ lệ chuẩn cho các đại lượng đo hoặc tính toán được. Khoảng cách giữa các điểm trên đồ thị bố trí theo tỷ lệ đo (hoặc lớn hơn 1 cấp).

    6.4.4. Khi sử dụng các phương pháp đo sâu điện phải thành lập mặt cắt địa điện, bao gồm: mặt cắt đẳng ôm theo giá trị quan sát và tính toán; mặt cắt địa - điện và nếu có đủ các số liệu cần thiết thì lập bản đồ/sơ đồ đẳng các giá trị đo đạc hoặc tính toán của các tầng trên tầng điện chuẩn của các kích thước thiết bị hoặc thời gian, tần số phản ánh đối tượng nghiên cứu…

    6.5. Lập báo cáo thi công thực địa

    6.5.1. Trong quá trình thi công thực địa, thủ trưởng đơn vị thi công phải lập báo cáo thi công định kỳ theo bước và nộp lên cơ quan có thẩm quyền trước khi nghiệm thu bước chậm nhất là 7 ngày.

    6.5.2. Nội dung báo cáo thi công nêu rõ khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện; năng suất công tác; số phần trăm kế hoạch đã hoàn thành; phương pháp kỹ thuật và chất lượng công tác (kể cả số bị hư hỏng); lý do của các phát sinh khác với đề án; những kết quả chủ yếu; tình hình an toàn lao động và kế hoạch sắp tới.

    6.5.3. Kèm theo báo cáo có các bản đồ/sơ đồ kết quả đo đạc và phân tích sơ bộ tài liệu thực địa, các văn bản chuyển giao những đới dị thường có triển vọng đã được nghiệm thu ở bước trước cho các đơn vị địa chất và kết quả các công trình khai đào kiểm tra dị thường địa vật lý.

    7. Báo cáo tổng kết

    7.1. Báo cáo tổng kết kết quả phương pháp thăm dò điện trở là sản phẩm cuối cùng của đề án (hoặc thiết kế kinh tế kỹ thuật) gồm có: bản lời, các bản vẽ và các phụ lục kèm theo.

    7.2. Nội dung của bản lời báo cáo tổng kết nêu các mục chính sau:

    Cơ sở pháp lý;

    Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác;

    Phương pháp kỹ thuật thu thập tài liệu thực địa;

    Khối lượng, chất lượng của công tác đo đạc thực địa;

    Phương pháp kỹ thuật xử lý, phân tích tài liệu thu thập;

    Giải đoán địa chất tài liệu;

    Đánh giá hiệu quả địa chất - kinh tế;

    Kết luận và kiến nghị.

    7.2. Các bản vẽ kết quả giải đoán địa chất tài liệu đo điện trở, gồm:

    7.2.1. Các loại bản đồ/sơ đồ biểu diễn điện trở suất

    7.2.2. Các mặt cắt tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý

    7.2.3. Các bản đồ/sơ đồ đẳng độ sâu/chiều dày của đối tượng nghiên cứu

    7.1.4. Bản đồ/sơ đồ giải đoán địa chất tài liệu thăm dò điện

    7.3. Các phụ lục kèm theo.

    7.4. Sản phẩm của công tác thăm dò điện phải được các cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê chuẩn và nộp vào Lưu trữ Địa chất theo quy định hiện hành.

    PHỤ LỤC A

    MẪU SỔ THỰC ĐỊA

    PHƯƠNG PHÁP ĐO MẶT CẮT ĐIỆN TRỞ

    1. Mẫu trang bìa 1a (trang ngoài cùng).

      Tên đơn vị thực hiện……………

      …..


      SỔ ĐO

      PHƯƠNG PHÁP MẶT CẮT ĐIỆN TRỞ

      Quyển số:………….



      Đề án:………………………………………..

      ……………………………………………….





      Năm …….

    Mẫu trang 2:





      Đơn vị…………………………...



      SỔ ĐO

      PHƯƠNG PHÁP MẶT CẮT ĐIỆN TRỞ





      Đề án:……………………………………………………..

      ……………………………………………………………………………………………………

      ………………………………………


      Quyển số:……………………………

      Đơn vị:………………………..



      Ngày bắt đầu:

      Ngày kết thúc:

      Loại máy:

      Số máy:

      Số trang:……………..



      Kỹ thuật trưởng:



      Đoàn trưởng:





      Năm ………..

    Mẫu ghi chép nhật ký phương pháp mặt cắt điện trở

      Vùng công tác:………………

      Ngày đo:

      Thời tiết:…………………….

      Máy đo:……………………..

      Số máy:……………………..

      Loại điện cực:………………

      Tuyến đo:……………………

      Hướng tuyến:………………



      Tọa độ đầu tuyến

      X:………… Y:…………

      Thời gian bắt đầu:…………

      Tọa độ cuối tuyến

      X:………… Y:…………

      Thời gian kết thúc

      Người đo máy:………………………………..

      Người ghi chép:……………………………….

      Người tính:…………………………………….

      Người kiểm tra:………………………………..

      Thư mục ghi:…………………………………..

      Tên file số liệu:………………………………..

      IAB/2: IMN/2:

      Bước đo (m):



      TT

      Số cọc

      U(mV)

      I(mA)

      K

      k

      Ghi chú

      A

      B

      M

      N

      1

      2

      3

      4

      5

      6

      7

      8

      9

      10





























































































































































































































    Mẫu trang cuối:


    tải về 304.52 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương