TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9398 : 2012


Bảng 6 - Sai số giới hạn đo chuyển dịch và độ chính xác của các cấp đo



tải về 361.77 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích361.77 Kb.
#18309
1   2   3   4

Bảng 6 - Sai số giới hạn đo chuyển dịch và độ chính xác của các cấp đo

Đơn vị tính bằng milimét



Độ chính xác của các cấp đo

Sai số giới hạn đo chuyển dịch

Độ lún

Độ chuyển dịch ngang

1

1

2

2

2

5

3

3

10

CHÚ THÍCH:

- Cấp 1: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất cứng và nửa cứng, thời gian sử dụng trên 50 năm, các công trình quan trọng, các công trình có ý nghĩa đặc biệt.

- Cấp 2: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền cát, đất sét và trên nền đất có tính biến dạng cao, các công trình được đo để xác định nguyên nhân hư hỏng.

- Cấp 3: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất đắp, nền đất yếu và trên nền đất bị nén mạnh.



9.1.6. Việc xác định sơ bộ độ chính xác đo độ lún, đo chuyển dịch ngang được thực hiện phù hợp với các giá trị độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế được nêu ở Bảng 5. Dựa trên cơ sơ sai số cho phép đo chuyển dịch ngang ở Bảng 5 để xác định độ chính xác của các cấp đo; khi không có các số liệu dự tính theo thiết kế thì việc lựa chọn các cấp đo dựa vào đặc điểm của nền đất và tầm quan trọng của công trình theo Bảng 6;

9.2.Công tác chuẩn bị trước khi đo

9.2.1. Công tác chuẩn bị trước khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học được nêu trong TCVN 9360:2012.

9.2.2. Công tác chuẩn bị trước khi đo chuyển dịch ngang và đo nghiêng: Trước khi đo chuyển dịch ngang và đo nghiêng nhà hoặc công trình cần xây dựng lưới các mốc chuẩn. Các mốc chuẩn này được coi là ổn định so với mặt phẳng nằm ngang của các chân cột và có thể sử dụng các điểm này để đặt chân máy chiếu ngược theo từng độ cao của các điểm cần đo. So sánh sự chênh lệch giữa các khoảng cách ngang của các điểm đo sẽ xác định được giá trị chuyển dịch ngang hoặc độ nghiêng của công trình theo từng hướng ở các độ cao khác nhau.

9.2.3. Trong quá trình đo chuyển dịch ngang và đo nghiêng cần phải tiến hành đánh giá độ ổn định của lưới mốc chuẩn theo mỗi chu kỳ.

9.3. Các phương pháp đo độ lún, đo chuyển dịch nhà và công trình

9.3.1. Các phương pháp đo độ lún công trình

9.3.1.1. Khi đo độ lún của nhà và công trình có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp đo cao hình học;

- Phương pháp đo cao lượng giác;

- Phương pháp đo cao thủy tĩnh;

- Phương pháp chụp ảnh.

9.3.1.2. Phương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún nhà và công trình là phương pháp đo cao hình học. Quy trình kỹ thuật để đo và xác định độ lún theo phương pháp này đã được nêu trong TCVN 9360:2012.

9.3.2. Các phương pháp đo chuyển dịch ngang của công trình.

9.3.2.1. Để đo chuyển dịch ngang nhà và công trình có thể sử dụng riêng biệt một trong các phương pháp sau hoặc sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

- Phương pháp hướng chuẩn;

- Phương pháp đo góc - cạnh.

9.3.2.2. Đo chuyển dịch ngang theo phương pháp hướng chuẩn thực chất là đo khoảng cách từ các điểm kiểm tra đến mặt phẳng thẳng đứng (hướng chuẩn) tại các thời điểm khác nhau bằng phương pháp đo góc nhỏ hoặc phương pháp bảng ngắm di động.

9.3.2.3. Trong trường hợp không thể thành lập được hướng chuẩn để quan trắc chuyển dịch ngang cần sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoặc giao hội góc - cạnh;

- Phương pháp tam giác;

- Phương pháp đường chuyền đa giác.



9.3.2.4. Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang được quy định như sau: ± 1 mm đối với công trình xây dựng trên nền đá gốc; ± 3 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất đá chịu nén khác; ± 5 mm đối với các loại đập đất đá chịu áp lực cao; ± 10 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất đắp, đất bùn chịu nén kém và ± 15 mm đối với công trình bằng đất đắp.

- Yêu cầu độ chính xác khi đo chuyển dịch ngang đối với các công trình đặc biệt được tính toán riêng trên cơ sơ thiết kế kỹ thuật và công nghệ của từng công trình;

- Trong trường hợp chưa xác định trước được hướng chuyển dịch của công trình thì phải quan trắc theo hai hướng vuông góc với nhau.

9.3.3. Phương pháp đo độ nghiêng công trình

9.3.3.1. Độ chính xác cần thiết khi đo độ nghiêng công trình phụ thuộc vào loại công trình, chiều cao, chiều dài của công trình. Sai số cho phép đo độ nghiêng của các công trình không được vượt quá quy định sau đây:

- Đối với nền bệ móng lớn, máy liên hợp: 0,000 01 x L

- Đối với tường của các công trình công nghiệp và dân dụng : 0,000 1 x H;

- Đối với ống khói, tháp, cột cao:0,000 5 x H.

trong đó:

L là chiều dài của nền bệ;

H là chiều cao của công trình.

9.3.3.2. Tùy theo điều kiện cụ thể của khu vực, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết để lựa chọn các phương pháp đo độ nghiêng sau đây:

- Phương pháp tọa độ;

- Phương pháp đo góc ngang;

- Phương pháp đo góc nhỏ;

- Phương pháp chiếu đứng;

- Phương pháp đo khoảng thiên đỉnh nhỏ.



9.3.4. Đo vết nứt công trình

9.3.4.1. Việc đo có hệ thống sự phát triển của các vết nứt ngay từ khi chúng xuất hiện trên kết cấu nhà và công trình nhằm đánh giá các đặc trưng về biến dạng và mức độ nguy hiểm đối với quá trình sử dụng công trình.

9.3.4.2. Khi đo vết nứt theo chiều dài cần tiến hành theo các chu kỳ cố định, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc.

9.3.4.3. Khi đo vết nứt theo chiều rộng cần phải sử dụng các dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dùng, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc của các chu kỳ.

9.3.4.4. Khi chiều rộng của vết nứt lớn hơn 1 mm cần phải đo chiều sâu của nó.

10. Ghi chép lưu trữ hồ sơ



10.1. Các tài liệu đo đạc, tính toán và bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phục vụ cho quy hoạch thiết kế kỹ thuật thi công xây lắp công trình phải được lưu trữ dưới dạng báo cáo kỹ thuật, bản đồ địa hình in trên giấy và bản đồ số.

10.2. Các tài liệu hồ sơ về lưới khống chế thi công, lưới bố trí công trình và các công tác trắc địa công trình khác phục vụ cho thi công, xây lắp, đo vẽ hoàn công và quan trắc chuyển dịch công trình phải được tổng hợp, báo cáo nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư lưu giữ trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CÁC SƠ ĐỒ LƯỚI BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH TRÊN MẶT BẰNG XÂY DỰNG







PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

DUNG SAI CHO PHÉP VỀ TRẮC ĐỊA KHI LẮP GHÉP CÁC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỔT THÉP ĐÚC SẴN NHÀ CÔNG NGHIỆP

Bảng B.1- Các dung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn nhà công nghiệp

Nội dung

Dung sai

mm


Nhà một tầng

Nhà nhiều tầng

Độ lệch của trục chân móng đối với trục thiết kế

± 10

± 10

Sai về độ cao của đáy móng đối với thiết kế

20

20

Sai về kích thước bên trong: Chiều dài, chiều rộng của chân móng.

20

15

Sai về vị trí các bu lông giăng trên mặt bằng

10

10

Sai về độ cao ở đầu trên bu lông giằng so với thiết kế

20

20

Độ lệch của đường tim cột tại tiết diện dưới so với trục bố trí

5

5

Độ lệch của đường tim cột so với đường thẳng đứng ở tiết diện trên, khi chiều cao H của cột:

-

-

Dưới 4,5 m

10

10

Từ 4,5 m đến 15 m

15

15

Trên 15 m

0,001 x H nhưng nhỏ hơn 35 mm

-

Sai về độ cao ở đỉnh cột của mỗi đợt lắp




(12 + 12 x n)

n là thứ tự của đợt lắp



Sai về độ cao mặt tựa của dầm cầu chạy

10

10

Sai về độ cao các mặt tựa khác trên cột như của gối tỳ, của công son hàn vào cột trước khi lắp cột, nếu chiều cao cột:







Dưới 10 m

15

10

Trên 10 m

25

15

Sai về độ cao của gối tỳ của công son hàn sau khi lắp cột, nếu chiều cao cột:







Dưới 10 m

5

5

Trên 10 m

8

8

Độ lệch trục panen tường vách ở tiết diện dưới đối với trục thiết kế

5

5

Độ nghiêng của mặt phẳng panen tường vách so với đường thẳng đứng, ở tiết diện trên.

5

5

Chênh lệch về độ cao mặt tựa của panen tường và vách trên lớp vữa.




10

Sai về độ cao trên mặt dầm cầu chạy tại hai cột gần nhau trên hàng cột và tại 2 cột trong mặt phẳng cắt ngang khẩu độ.

15

-

Sai về khoảng cách giữa các trục của đường ray trong một khẩu độ.

10

-

Sai lệch giữa trục của đường ray và trục của dầm cầu chạy.

15

-

Độ lệch của trục chân móng đối với trục thiết kế.

± 10

± 10

Sai về độ cao của đáy móng đối với thiết kế.

20

20

Sai lệch của trục đường ray so với đường thẳng trên một đoạn dài 40 m.

15

15

Sai về độ cao của đỉnh đường ray trong mặt cắt ngang khẩu độ:







Tại gối tựa.

15

-

Tại giữa khẩu độ.

20

-

Sai lệch về độ cao đường ray đặt trên các cột lân cận trong cùng một hàng (L là khoảng cách giữa các cột).

0,001 x L nhưng không quá 10 mm




Sai lệch tương hỗ của các đầu đường ray kề nhau theo chiều cao và trong mặt phẳng.

2

-


PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

DUNG SAI CHO PHÉP VỀ TRẮC ĐỊA KHI LẮP GHÉP CÁC KẾT CẤU THÉP

Bảng C.1 - Các dung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu thép

Nội dung

Dung sai

mm


Nhà một tầng

Nhà nhiều tầng

Độ lệch của trục cột so với trục thiết kế, ở tiết diện dưới.

± 5

-

Độ lệch của trục so với đường thẳng đứng, ở tiết diện trên, khi cột:







Dưới hoặc băng 15 m

15

-

Trên 15 m

1/1 000 chiều cao của cột, nhưng không lớn quá 35 mm




Độ võng của cột (độ cong của cột).

1/750 chiều cao của cột, nhưng không quá 15 mm




Sai về độ cao mặt tựa của cột so với độ cao thiết kế

±5

-

Sai về độ cao chỗ tựa của dàn và dầm

20

-

Độ cong (võng) của các đoạn thẳng trong cánh chịu nén so với mặt phẳng của dàn hoặc dầm.

1/750 chiều dài đoạn, nhưng không quá 15 mm

-

Sai phạm về khoảng cách giữa hai đường trục của hai dàn tại thanh cánh thượng

15

-

Sai phạm về khoảng cách giữa hai xà gồ

5

-


PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

MỘT SỔ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM

D.1. Các máy toàn đạc điện tử độ chính xác trung bình sử dụng để bố trí công trình ra thực địa, đo kiểm tra vị trí và kích thước hình học, đo vẽ hoàn công.

Bảng D.1 - Các máy toàn đạc điện tử độ chính xác trung bình

Tên máy

Hãng và nước chế tạo

Đo góc

Đo cạnh

Trọng lượng kích thước

kg


Ghi chú

Độ phân giải bàn độ

(“)


Sai số trung phương đo góc ngang/ đứng (“/“)

Sai số trung phương đo cạnh

Tầm hoạt động xa nhất

m

TC 307

Leica Thụy Sỹ

1

7/7

- Chế độ chuẩn:

± (2 mm + 2 ppm)

- Chế độ nhanh:

± (5 mm + 2 ppm)



3 000

đối với thời tiết trung bình



-

TCR 307 có chế độ đo không gương dưới 80 m và đo lazer có gương xấp xỉ 5000 m

TC 305

Leica Thụy Sỹ

1

5/5

± (2 mm + 2 ppm)

± (5 mm + 2 ppm)



3 000

đối với thời tiết trung bình









SET5E (F,S)

Sokkia Nhật Bản

1

5/5

± (5 mm + 3 ppm)

2 000

3 gương


5,5

236 x 193 x 150



Mới sản xuất Power SE1100 có tính năng tương tự

DTM 350

Nikon Nhật Bản

1

5/5

± (5 mm + 5 ppm)

2 000

3,5

156x 160x 350



-

GTS6E

Topcon Nhật Bản

1

5/5

± (3 mm + 3 ppm)

2 000

3 gương


5,9

-


tải về 361.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương