TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9398 : 2012



tải về 361.77 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích361.77 Kb.
#18309
1   2   3   4

6.6. Số bậc phát triển của lưới khống chế mặt bằng thi công nên bố trí là hai bậc: Bậc một là lưới tam giác hoặc đường chuyền hạng IV. Bậc hai là lưới đường chuyền cấp 1. Đối với các hạng mục công trình lớn và đối tượng xây lắp có nhiều cấp chính xác khác nhau có thể phát triển tối đa là bốn bậc: Bậc 1 là lưới tam giác hoặc đường chuyền hạng IV. Bậc 2 là lưới đường chuyền cấp 1. Bậc 3 là lưới đường chuyền cấp 2 và bậc 4 là lưới đường chuyền toàn đạc.

6.7. Căn cứ vào yêu cầu độ chính xác bố trí công trình để chọn mật độ các điểm của lưới khống chế. Đối với các công trình xây dựng công nghiệp mật độ của các điểm nên chọn là 1 điểm trên 2 ha đến 3 ha. Cạnh trung bình của đường chuyền hoặc tam giác từ 200 m đến 300 m. Đối với lưới mặt bằng phục vụ xây dựng nhà cao tầng, mật độ các điểm phải dày hơn. Số điểm khống chế mặt bằng tối thiểu là bốn điểm.

6.8. Lưới khống chế độ cao phục vụ thi công các công trình lớn có diện tích lớn hơn 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đối với thủy chuẩn hạng III Nhà nước. Đối với các mặt bằng xây dựng có diện tích nhỏ hơn 100 ha lưới khống chế độ cao được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thủy chuẩn hạng IV Nhà nước. Lưới độ cao được thành lập dưới dạng tuyến đơn dựa vào ít nhất hai mốc độ cao cấp cao hơn hoặc tạo thành các vòng khép kín. Các tuyến độ cao phải được dẫn đi qua tất cả các điểm của lưới khống chế mặt bằng. Lưới khống chế mặt bằng và độ cao cần phải được ước tính độ chính xác một cách chặt chẽ theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất. Trình tự đánh giá và kết quả đánh giá được nêu trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật và phải được phê duyệt trước khi thi công.

6.9. Đặc trưng về độ chính xác của lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ xây lắp công trình được ghi trong Bảng 2; các mốc phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đặt máy và thao tác đo đạc và được bảo quản lâu dài để sử dụng trong suốt một thời gian thi công xây lắp cũng như sửa chữa và mở rộng sau này. Khi đặt mốc nên tránh các vị trí có điều kiện địa chất không ổn định, các vị trí yêu cầu các thiết bị có tải trọng động lớn, các vị trí gần các nguồn nhiệt. Vị trí các mốc của lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công phải được đánh dấu trên tổng bình đồ xây dựng.

Bảng 2 - Sai số trung phương khi lập lưới khống chế thi công

Cấp chính xác

Đặc điểm của đối tượng xây lắp

Sai số trung phương khi lập lưới

Đo góc

(“)


Đo cạnh (tỉ lệ)

Độ chênh cao trên 1 km thủy chuẩn

mm


1

Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn hơn 10 ha.

3

1/25 000

4

2

Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1 ha đến 10 ha

5

1/10 000

6

3

Nhà và công trình xây dựng trên diện tích nhỏ hơn 1 ha, đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng.

10

1/5 000

10

4

Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng

30

1/2 000

15

6.10. Việc thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công xây lắp công trình là trách nhiệm của Chủ đầu tư. Việc thành lập lưới phải được hoàn thành và bàn giao cho các nhà thầu chậm nhất là hai tuần trước khi khơi công xây dựng công trình. Hồ sơ bàn giao gồm:

- Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao (vẽ trên nền tổng bình đồ mặt bằng của công trình xây dựng);

- Kết quả tính bình sai lưới khống chế mặt bằng;

- Kết quả tính bình sai lưới khống chế độ cao;

- Bảng thống kê tọa độ và độ cao của các điểm trong lưới;

Sơ họa vị trí các mốc của lưới khống chế khi bàn giao phải lập biên bản và có chữ ký của cả bên giao và bên nhận.

7. Công tác bố trí công trình

7.1. Công tác bố trí công trình nhằm mục đích đảm bảo cho các hạng mục công trình hoặc các kết cấu riêng biệt được xây dựng đúng theo vị trí thiết kế. Tùy theo điều kiện cụ thể và lưới khống chế phục vụ bố trí và trang thiết bị của nhà thầu, có thể sử dụng phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp tọa độ cực, phương pháp đường chuyền toàn đạc, phương pháp giao hội hoặc phương pháp tam giác khép kín để thực hiện việc bố trí công trình. Các sơ đồ của lưới bố trí công trình trên mặt bằng xây dựng và nhà cao tầng có thể tham khảo Phụ lục A.

7.2. Trước khi tiến hành bố trí công trình cần phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống chế mặt bằng và độ cao.

7.3. Trình tự bố trí công trình cần được tiến hành theo các nội dung sau:

- Lập lưới bố trí trục công trình;

- Định vị công trình;

- Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình;

- Bố trí các trục phụ của công trình dựa trên cơ sơ các trục chính đã được bố trí;

- Bố trí chi tiết các trục dọc và trục ngang của các hạng mục công trình;

- Chuyển trục và độ cao lên các tầng xây lắp;

- Bố trí các điểm chi tiết của công trình dựa vào bản vẽ thiết kế;

- Đo vẽ hoàn công.

7.4. Tổ chức thiết kế cần giao cho Nhà thầu các bản vẽ cần thiết, gồm:

- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình;

- Bản vẽ bố trí các trục chính của công trình, có ghi chú kích thước, tọa độ giao điểm giữa các trục;

- Bản vẽ móng của công trình, các trục móng kích thước móng và độ sâu;

- Bản vẽ mặt cắt công trình, có các kích thước và độ cao cần thiết.

Trước khi tiến hành bố trí công trình phải kiểm tra cẩn thận các số liệu thiết kế giữa các bản vẽ chi tiết so với mặt bằng tổng thể, kích thước từng phần và kích thước toàn thể. Mọi sai lệch cần phải được báo cáo cho cơ quan thiết kế để xem xét và chỉnh sửa.



7.5. Yêu cầu độ chính xác bố trí công trình tùy thuộc vào:

- Kích thước của hạng mục;

- Vật liệu xây dựng;

- Tính chất;

- Hình thức kết cấu;

- Trình tự và phương pháp thi công xây lắp.



7.6. Để bố trí công trình cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị có độ chính xác phù hợp. Tính năng kỹ thuật của một số máy móc thông dụng được nêu trong Phụ lục D và Phụ lục E. Trước khi đưa vào sử dụng các máy cần phải được kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu của quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành .

7.7. Các sai số đo đạc khi lập lưới bố trí trục ở bên ngoài và bên trong toà nhà hoặc công trình và sai số của các công tác bố trí khác được chia thành sáu cấp chính xác tùy thuộc vào chiều cao và số tầng của toà nhà, các đặc điểm về kết cấu, vật liệu xây dựng, trình tự và phương pháp thi công công trình. Sai số trung phương cho phép khi lập lưới bố trí công trình được nêu ở Bảng 3.

Bảng 3 - Sai số trung phương khi lập lưới bố trí công trình

Cấp chính xác

Đặc điểm của các tòa nhà, các công trình và kết cấu xây dựng

Sai số trung phương khi lập các lưới bố trí trục và sai số của các công tác bố trí khác

Đo cạnh

Đo góc (“)

Xác định chênh cao tại trạm máy mm

Cấp 1

Các kết cấu kim loại có phay các bề mặt tiếp xúc; các kết cấu bê tông cốt thép được lắp ghép bằng phương pháp tự định vị tại các điểm chịu lực; các công trình cao từ 100 m đến 120 m hoặc có khẩu độ từ 30 m đến 36 m.

1/15 000

5

1

Cấp 2

Các toà nhà cao hơn 15 tầng; các công trình có chiều cao từ 60 đến 100 m hoặc có khẩu độ từ 18 m đến 30 m.

1/10 000

10

2

Cấp 3

Các toà nhà cao từ 5 tầng đến 15 tầng; các công trình có chiều cao từ 15 m đến 60 m hoặc có khẩu độ dưới 18 m.

1/5 000

20

2,5

Cấp 4

Các tòa nhà cao dưới 5 tầng; các công trình có chiều cao nhỏ hơn 15 m hoặc có khẩu độ nhỏ hơn 6 m.

1/5 000

30

3

Cấp 5

Các kết cấu gỗ, các lưới công trình, các đường xá, các đường dẫn ngầm.

1/2 000

30

5

Cấp 6

Các công trình bằng đất trong đó kể cả công tác quy hoạch đứng.

1/1 000

45

10

7.8. Sai số chuyển tọa độ và độ cao từ các điểm của lưới trục cơ sơ lên các tầng thi công được nêu ở Bảng 4.

7.9. Để chuyển tọa độ từ mặt bàng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ở trên cao có thể sử dụng các phương pháp:

- Sử dụng máy kinh vĩ đối với các nhà nhỏ hơn 5 tầng;

- Sử dụng máy chiếu đứng; phương pháp tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử;

- Sử dụng công nghệ GPS.

Việc chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ít nhất phải được thực hiện từ ba điểm tạo thành một góc vuông hoặc một đường thẳng để có thể kiểm tra kết quả chuyển tọa độ. Nếu sử dụng các loại máy chiếu đứng thì phải để các lỗ chờ có kích thước lớn hơn hoặc bằng 150 mm x 150 mm. Tại mỗi vị trí phải thực hiện việc chiếu từ ba hoặc bốn vị trí bàn độ ngang của máy cách nhau 120° hoặc 90° và lấy vị trí trung bình của các lần chiếu (trọng tâm của tam giác đều hoặc của hình vuông) tạo thành được chọn làm vị trí cuối cùng để sử dụng. Nếu Đơn vị thi công có máy kinh vĩ điện tử và kính ngắm vuông góc thì có thể sử dụng chúng như máy chiếu đứng để chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sơ lên các mặt bằng lắp ráp ơ trên cao.

7.10. Trong quá trình thi công cần phải tiến hành kiểm tra độ chính xác của công tác bố trí công trình dựa vào các điểm cơ sơ trắc địa. Các độ lệch giới hạn cho phép của công tác bố trí công trình được tính bằng công thức:

trong đó:



t có giá trị bằng 2; 2,5; 3 và được ấn định trước trong bản thiết kế xây dựng hoặc thiết kế các công tác trắc địa, tùy thuộc vào tính chất quan trọng và mức độ phức tạp của từng công trình.

m là sai số trung phương được lấy theo Bảng 3 và Bảng 4.

Bảng 4 - Sai số trung phương chuyển trục và độ cao lên các mặt bằng xây lắp

Các sai số

Chiều cao mặt bằng thi công xây dựng
m


Nhỏ hơn 15

15 đến dưới 60

60 đến dưới 100

100 đến dưới 120

Sai số trung phương chuyển các điểm, các trục theo phương thẳng đứng, mm

2

2,5

3

4

Sai số trung phương xác định độ cao trên mặt bằng thi công xây dựng so với mặt bằng gốc, mm

3

4

5

5

7.11. Khi biết được giá trị dung sai xây lắp cho phép của từng hạng mục công trình có thể xác định được dung sai của công tác trắc địa theo nguyên tắc cân bằng sai số:

trong đó:

td là dung sai của công tác trắc địa;

xt là dung sai của công tác xây lắp.

Số 3 là chỉ nguồn sai số trong xây lắp: sai số do trắc địa, sai số do chế tạo, thi công cấu kiện, sai số do biến dạng.

Đối với các công trình xây dựng đòi hỏi độ chính xác cao cần có phương án riêng để tính dung sai về công tác trắc địa.

8. Kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công

8.1. Trong quá trình thi công xây lắp công trình các Nhà thầu (Tổng thầu và các Nhà thầu phụ) phải tiến hành đo đạc kiểm tra vị trí và kích thước hình học của các hạng mục xây dựng. Đây là công đoạn bắt buộc của quá trình xây dựng và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

8.2. Công tác kiểm tra các yếu tố hình học bao gồm:

a) Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế.

b) Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp.

c) Đo vẽ hoàn công hệ thống kỹ thuật ngầm (thực hiện trước khi lấp).



8.3. Việc đo đạc kiểm tra và đo vẽ hoàn công phải được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị có độ chính xác tương đương với các thiết bị dùng trong giai đoạn thi công. Tất cả máy móc này đều phải được kiểm nghiệm đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo yêu cầu của các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành.

8.4. Các yếu tố cần kiểm tra trong quá trình thi công xây lắp, phương pháp, trình tự và khối lượng công tác kiểm tra phải được xác định trước trong phương án kỹ thuật thi công các công tác trắc địa phục vụ xây lắp công trình.

8.5. Danh sách các hạng mục quan trọng, các kết cấu và các khu vực cần đo vẽ hoàn công khi kiểm tra nghiệm thu do đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xác định.

8.6. Vị trí mặt bằng và độ cao của các hạng mục, các cấu kiện hoặc của các phần của tòa nhà hay công trình và độ thẳng đứng của chúng, vị trí các bu lông neo, các bản mã cần phải được xác định từ các điểm cơ sơ bố trí hoặc các điểm định hướng nội bộ. Trước khi tiến hành công việc cần kiểm tra lại xem các điểm này có bị xê dịch hay không.

8.7. Độ chính xác của công tác đo đạc kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công không được lớn hơn 20 % dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong các tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc trong hồ sơ thiết kế. Trong trường hợp công trình được xây dựng theo các tài liệu thiết kế có các dung sai xây dựng và chế tạo không có trong quy phạm hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành thì trong phương án kỹ thuật về công tác trắc địa cần phải tiến hành ước tính độ chính xác theo các công thức có cơ sơ khoa học.

8.8. Kết quả kiểm tra kích thước hình học của các công trình và đo vẽ hoàn công phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ phục vụ cho công tác nghiệm thu, sử dụng và bảo trì công trình.

8.9. Dựa vào kết quả đo vẽ hoàn công công trình và hệ thống công trình ngầm của công trình để lập bản vẽ hoàn công. Tỷ lệ của bản vẽ hoàn công được lấy bằng tỷ lệ của tổng bình đồ hoặc tỷ lệ bản vẽ thi công tương ứng. Trong trường hợp cần thiết phải lập bảng kê tọa độ của các yếu tố của công trình.

8.10. Các sơ đồ và các bản vẽ hoàn công lập ra theo kết quả đo vẽ hoàn công sẽ được sử dụng trong quá trình bàn giao và nghiệm thu công trình và là một phần của hồ sơ tài liệu bắt buộc phải có để đánh giá chất lượng xây lắp công trình.

8.11. Dung sai cho phép về trắc địa khi lắp ráp các kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn nhà công nghiệp và dung sai cho phép khi lắp ghép các kết cấu thép nêu ở Phụ lục B và Phụ lục C.

9. Công tác đo lún, đo chuyển dịch nhà và công trình



9.1. Những quy định chung về đo độ lún và đo chuyển dịch

9.1.1. Việc đo độ lún, đo chuyển dịch nền nhà và công trình, cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau:

- Xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của nền nhà và công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng;

- Cung cấp thông tin nhằm tìm ra những nguyên nhân gây lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình, trên cơ sơ đó đơn vị thiết kế đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra;

- Cung cấp số liệu để xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình;

- Làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất;

- Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác nhau.



9.1.2. Công việc đo độ lún và đo chuyển dịch nền móng của nhà và công trình được tiến hành trong thời gian Xây dựng và sử dụng cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún và chuyển dịch. Việc đo chuyển dịch trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của nhà và công trình.

9.1.3. Trong quá trình đo chuyển dịch nhà và công trình cần phải xác định độc lập hoặc đồng thời các đại lượng sau:

- Chuyển dịch thẳng đứng: độ lún, độ võng, độ trồi;

- Chuyển dịch ngang: độ chuyển dịch;

- Độ nghiêng;

- Vết nứt.

9.1.4. Việc đo độ lún và chuyển dịch công trình được tiến hành theo các trình tự sau:

- Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật;

- Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc;

- Phân bố vị trí đặt mốc cơ sơ mặt bằng và độ cao;

- Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình;

- Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng;

- Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.

9.1.5. Các phương pháp đo độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng nêu trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật, được chọn tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác của phép đo, đặc điểm cấu tạo của móng, đặc điểm về địa chất công trình, địa chất thủy văn của đất nền, khả năng ứng dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp.

Bảng 5 - Sai số cho phép đo chuyển dịch ngang đối với các giai đoạn xây dựng và sử dụng công trình

Đơn vị tính bằng milimét



Giá trị tính toán độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế

Giai đoạn xây dựng

Giai đoạn sử dụng công trình

Loại đất nền

Loại đất nền

Cát

Đất sét

Cát

Đất sét

Nhỏ hơn 50

1

1

1

1

50 đến dưới 100

2

1

1

1

100 đến dưới 250

5

2

1

2

250 đến dưới 500

10

5

2

5

Lớn hơn 500

15

10

5

10


tải về 361.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương