TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9391: 2012


C.2 Cỡ sợi thường dùng Cỡ sợi đưa ra trong Bảng C.1 là các cỡ sợi thường dùng Bảng C.1 - Cỡ sợi thường dùng



tải về 272.68 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích272.68 Kb.
#28079
1   2   3

C.2 Cỡ sợi thường dùng

Cỡ sợi đưa ra trong Bảng C.1 là các cỡ sợi thường dùng



Bảng C.1 - Cỡ sợi thường dùng

Cỡ sợi

(mm)


Diện tích tiến diện ngang

(mm2)



Khối lượng đơn vị

Yêu cầu

(kg/m)


Dung sai

(%)


4

12,6

0,099

 9

5

19,6

0,154

 9

6

28,3

0,222

 8

6,5

33,2

0,260

 8

7

38,5

0,302

 8

8

50,3

0,395

 5

9

63,6

0,499

 5

10

78,5

0,616

 5

10,5

86,5

0,679

 5

11

94,9

0,746

 5

12

113,1

0,888

 5

C.3 Quy trình sản xuất

Chấp nhận mọi phương pháp sản xuất thép kéo nguội hoặc vuốt nguội.



C.4 Thành phần hóa học

C.4.1 Phân tích mẫu thép

Thép sẽ đạt tiêu chuẩn nếu mẫu thép phân tích không chứa quá 0,05 % lưu huỳnh, 0,05 % phốt pho và 0,25 % cacbon.



C.4.2 Phân tích sợi thép

Phân tích sợi thép được thực hiện nhằm thẩm định lại công tác phân tích mẫu thép, trong mỗi lần thẩm định thép đạt tiêu chuẩn khi không chứa quá 0,058 % lưu huỳnh, 0,058 % phốt pho và 0,28 % cacbon.

Trong bất kỳ việc phân tích kiểm tra tiếp theo đối với các sợi được lựa chọn, thép đạt tiêu chuẩn khi việc phân tích kiểm tra xác nhận mẫu thử không chứa quá 0,058 % lưu huỳnh, 0,058 % phốt pho và 0,28 % cacbon.

C.43 Thử nghiệm lại

Trong trường hợp việc phân tích sợi thép lấy từ lô sợi không đạt yêu cầu như quy định trong C.4.2, nhà sản xuất và khách hàng có thể thỏa thuận tiến hành kiểm tra trên 2 mẫu tiếp theo lấy từ cùng lô sợi đó. Hai mẫu thử nghiệm thêm phải cùng đạt thì lô thép đó mới đạt tiêu chuẩn này.



C.5 Chất lượng sợi thép thành phần

Tại thời điểm xuất xưởng, sợi thép không có các vết xước, các vết rạn bề mặt và khuyết tật khác ảnh hưởng đến việc sử dụng.



C.6 Diện tích tiến diện ngang hiệu dụng của sợi thép.

Đối với sợi trơn và sợi có gờ, có cỡ sợi đến 12 mm, diện tích tiết diện sợi thép được xác định bằng cân và đo sợi thép có chiều dài không nhỏ hơn 0,5 m, sai số chiều dài không quá  0,5 %.





(C.1)

trong đó:

A là diện tích tiết diện ngang hiệu dụng của sợi, tính bằng milimét vuông (mm2);

M là khối lượng, tính bằng kilôgam (kg);

L là chiều dài, tính bằng mét (m);



C.7 Dung sai cho phép đối với kích thước

Dung sai cho phép đối với độ dài sợi thép được quy định trong Bảng C.2



Bảng C.2 - Dung sai cho phép đối với kích thước

Độ dài sợi

Dung sai cho phép

 3 m

 5 mm

> 3 m

 15 mm

C.8 Tính chất cơ học

C.8.1 Tính chất chịu kéo

Giới hạn bền và giới hạn chảy quy ước của sợi được xác định theo phương pháp thử nghiệm như trong C.9.1 và C.9.2. Cường độ tiêu chuẩn của sợi thép trơn hoặc có gờ là 485 N/mm2.

Giới hạn bền của sợi tuân theo một trong những yêu cầu dưới đây:

- Giới hạn bền phải lớn hơn giới hạn chảy quy ước ít nhất là 10 %;

- Giới hạn bền phải lớn hơn giới hạn chảy quy ước ít nhất là 5 % đến 10 %, đồng thời, giới hạn chảy quy ước không nhỏ hơn giá trị 485x(2,1 - K) N/mm2, trong đó K là tỷ số giữa giới hạn bền và giới hạn chảy quy ước.

C.8.1.1 Giới hạn bền được tính trên diện tích tiết diện ngang hiệu dụng của sợi thép xác định theo C.6. Giới hạn bền không nhỏ hơn 550 N/mm2.

C.8.1.2 Giới hạn chảy quy ước lấy bằng ứng suất khi sợi thép có biến dạng dư bằng 0,2 %. Giới hạn chảy quy ước không nhỏ hơn 485 N/mm2.

C.8.1.3 Cường độ tiêu chuẩn, cường độ tính toán

Cường độ tiêu chuẩn được xác định theo một trong những đòi hỏi sau đây:

- 100 % kết quả thử nghiệm cho giới hạn chảy quy ước lớn hơn cường độ tiêu chuẩn;

- Không quá 2 kết quả thử nghiệm trong 40 mẫu thử nghiệm liên tiếp cho giới hạn chảy quy ước nhỏ hơn cường độ tiêu chuẩn, đồng thời không có kết quả thử nghiệm nào cho giới hạn chảy quy ước nhỏ hơn 93 % cường độ tiêu chuẩn.

Cường độ tính toán lấy bằng 85 % cường độ tiêu chuẩn.

C.8.2 Tính chịu uốn lại

- Mẫu thử nghiệm phải được chuẩn bị theo C.9.1 và thử nghiệm phù hợp với yêu cầu trong C.9.3.

- Nếu mẫu thử nào không đạt yêu cầu trong thử nghiệm chịu uốn, sẽ lấy thêm hai mẫu thử nghiệm từ cùng cuộn hoặc bó để thử nghiệm lại. Nếu 2 mẫu thử nghiệm thêm đạt yêu cầu thì cuộn hoặc bó mà ta vừa lấy mẫu xem như đạt tiêu chuẩn. Nếu trên 10 % số cuộn hoặc bó thép được chọn không đạt yêu cầu thì lô thép đó coi như không đạt tiêu chuẩn.

C.9 Phương pháp thử

C.9.1 Mẫu thử nghiệm

Mẫu thử nghiệm phải có đủ chiều dài và được chọn từ từng lô với số lượng không dưới một mẫu trên 5 tấn thành phẩm.

Thử nghiệm phải được tiến hành trên mẫu thẳng, cắt ra từ sợi thành phẩm sau khi kéo hoặc vuốt nguôi. Mẫu thử nghiệm không được gia công nhiệt. Mẫu thử nghiệm phải có tiết diện đầy đủ của sợi thành phẩm trên toàn bộ chiều dài mẫu.

C.9.2 Thử nghiệm kéo

Khi tiến hành thử nghiệm kéo, giá trị và tốc độ gia tải cần tuân theo các quy định sau:

- Không thời điểm nào gia tải quá 100 N/mm2 trong 1s.

- Khi xác định giới hạn bền, không gia tải quá 30 N/mm2 trong 1s;

- Khi xác định giới hạn chảy, không để cho mức tăng ứng suất quá 10 N/mm2 trong 1s.

C.9.3 Thử nghiệm uốn lại

- Thử nghiệm uốn lại được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 6287:1997

- Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ môi trường xung quanh.

- Số lần uốn không vượt quá một lần uốn trong 1 s.

- Để đảm bảo sự tiếp xúc giữa mẫu thử nghiệm với thanh trụ uốn, tải trọng kéo không quá 2 % cường độ tiêu chuẩn của sợi (xem TCVN 6287:1997).

C.10 Thử nghiệm theo yêu cầu của khách hàng

Nếu khách hàng mong muốn kiểm tra lại cường độ tiêu chuẩn, 10 sợi sẽ được chọn ngẫu nhiên từ lô thép và mỗi sợi cắt ra một mẫu để thử nghiệm chịu kéo.

Một cuộn hoặc bó thép bị loại bỏ nếu một mẫu thử nghiệm được lấy từ cuộn hay bó thép đó cho giới hạn chảy nhỏ hơn 93 % cường độ tiêu chuẩn. Nếu có một mẫu khác trong số các mẫu được thử nghiệm có giới hạn chảy nhỏ hơn 93 % cường độ tiêu chuẩn thì toàn bộ lô thép coi như không đạt tiêu chuẩn. Nếu có ít nhất 9 kết quả lớn hơn 93 % cường độ tiêu chuẩn thì lô thép trừ cuộn và bó thép được loại bỏ trước đó, được coi như thỏa mãn tiêu chuẩn.
Phụ lục D

(tham khảo)



Một số ví dụ cách thể hiện lưới thép trên bản vẽ

Có 3 cách thể hiện lưới thép hàn trên bản vẽ: dạng 1, dạng 2 và dạng 3 (Hình D.1). Dạng đầy đủ thường được sử dụng để quy định cách chế tạo các mảnh lưới hoặc cuộn lưới có một số thông số cần miêu tả khác với các quy định của dạng thép thường dùng. Cách thể hiện dạng đầy đủ xem Hình A.1, Phụ lục A với các ký hiệu được cho bằng con số cụ thể. Cách thể hiện dạng sơ đồ và dạng chi tiết đối với lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép xem Hình D.2.



CHÚ DẪN:


A - Chỉ ra khoảng đặt một loại mảnh lưới theo phương sợi ngang trong phạm vi ngoặc đơn.

B - Chỉ ra các đặt các loại mảnh lưới với:

B(a) - Các ngoặc đơn kề nhau để thể hiện các mảnh lưới không có nối chồng;

B(b) - Các ngoặc đơn đặt chồng lên nhau để thể hiện các mảnh lưới có nối chồng;

01; 02; 03… ; 05 - Tên gọi các loại mảnh lưới

2-01/3-02/1-03 - Số lượng các mảnh lưới tương ứng với mỗi loại (2 tấm loại 01; 3 tấm loại 02; 1 tấm loại 03).



Hình D.1 - Quy ước thể hiện lưới thép hàn trên bản vẽ: dạng 1; 2; 3



Hình D.2 - Ví dụ thể hiện lưới thép hàn trên bản vẽ
Phụ lục E

(tham khảo)



Một số chú ý khi thiết kế kết cấu dùng lưới thép hàn

Có thể dùng lưới thép hàn trong các kết cấu sàn, vách cứng, silô, mặt đường bê tông cốt thép; các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép và nhiều loại kết cấu bê tông cốt thép khác.



E.1 Sàn trên nền đất

Đối với những sàn bê tông cốt thép đặt trên nền đát đã được xử lý tránh lún cục bộ, nên bố trí một lớp lưới thép để tránh nứt. Tại các khe co dãn của sàn cần bố trí các thanh truyền lực.





1. Lưới thép

3. Thanh truyền lực đặt giữa sàn



2. Mũ cho phép giãn

4. Một đầu thanh truyền lực được bôi chất chống dính



Hình E.1 - Quy cách của thanh truyền lực

Quy cách của thanh truyền lực:

- Sàn dày h  150: đặt D12, chiều dài thanh L = 600 mm, khoảng cách giữa các thanh a = 250 mm

- Sàn dày 150  h  200: đặt D12 chiều dài thanh L = 800 mm, khoảng cách giữa các thanh a = 250 mm.



E.2 Sàn

Cốt thép trong kết cấu sàn có thể tính toán và thiết kế sử dụng lưới thép hàn. Để chịu mô men có thể đặt 1 hoặc 2 lớp lưới (xem Hình E.2 hoặc E.3) sao cho thỏa mãn yêu cầu về khả năng chịu lực đồng thời chi phí vật liệu lưới thép là hợp lý nhất. Khi đặt hai lớp lưới thép thì phần lưới thép ở trên, thuộc vùng chịu mô men dương hoặc phần lưới thép ở dưới, thuộc vùng chịu mô men âm có thể không cần tính toán nối chồng nếu như lớp lưới thép còn lại đảm bảo các yêu cầu chịu lực và cấu tạo. Cũng có thể không cần tính toán nối chồng cả hai lớp lưới thép bằng giải pháp đặt chúng so le nhau.

Đối với bản sàn liên tục, cốt thép chịu mô men âm trên các vùng gối của bản sàn tốt nhất được đặt thành 2 lớp lưới và không có nối chồng theo dạng E.4a và E.4b. Khi đặt các lưới thép, phải chú ý đặt sợi chịu lực của lưới theo phương tác dụng của mô men uốn trong sàn.



Hình E.2 - Lưới thép đặt đơn giản trong sàn chịu lực một phương, kê tự do

Hình E.3 - Lưới thép đặt sole trong sàn chịu lực một phương, kê tự do



Hình E.4: Lưới thép bố trí thành hai lớp để chịu mô men âm ở vùng gối của sàn



Hình E.5 - Lưới thép mũ của sàn liên tục

Khi đặt lưới thép trong sàn chịu lực 2 phương, người ta thường đặt lưới thép chịu mô men dương trong bản sàn thành 2 lớp. Hai lớp này được đặt sao cho sợi chịu lực của 2 lớp lưới vuông góc với nhau. Hai lớp lưới này có thể đều không đặt nối chồng hoặc chỉ có một lớp có nối chồng. Các mạch nối của 2 lớp lưới này phải so le nhau và phải đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lực cũng như yêu cầu cấu tạo trên bất kỳ tiết diện nào của bản sàn theo cả hai phương. Cần tránh các mạch nối của lưới thép tại những vị trí có nội lực lớn. Hình E.6 cho ví dụ một cách đặt lưới thép 2 lớp để chịu lực mô men dương trong bản sàn chịu lực theo 2 phương, gối đơn giản





Hình E.6 - Lưới thép trong sàn chịu lực 2 phương, gối đơn giản

E.3 Vách cứng

Có thể dùng lưới thép hàn chịu lực trong kết cấu vách cứng. Khi thi công, cốt thép vách cứng của tầng dưới được kéo vượt cốt mặt sàn để đảm bảo khoảng cách nối chồng. Để đỡ vướng khi thi công, người ta cấu tạo lưới thép dùng trong vách cứng như Hình E.7.

Có thể tạo lưới thép đặc chủng chi mỗi công trình riêng biệt. Những lưới thép này sẽ không giống các loại lưới thép thông thường về diện tích thép, chiều dài, chiều rộng tấm lưới.

Chiều dài tấm lưới và đầu thừa của sợi ngang phụ thuộc cơ bản vào chiều cao tầng và vào từng trường hợp cụ thể. Còn đối với các thông số khác có thể tiêu chuẩn hóa như sau: Lưới có bước sợi dọc là 100 mm, bước sợi ngang là 200 mm, đầu thừa đối với sợi dọc và sợi ngang là 25 mm.



CHÚ DẪN:


L: Chiều cao tầng + chiều dài nối chồng

D: Bội số của bước sợi ngang, và không vượt quá chiều cao thông thủy - 200 mm.



Hình E.7 - Kích thước lưới thép dùng trong vách cứng

Đối với vách cứng có chuyển hướng hoặc giao với các vách cứng khác (ví dụ như trong thang máy) thì cần dùng các lưới thép nối trước khi chuyển tiếp.

Lưới thép nối trước khi chuyển hướng có kích thước như Hình E.8a, sao đó uốn gập lại ở giữa tấm để có kết cấu với mặt cắt ngang như Hình E.8b.

CHÚ DẪN:


D, L - xem chú thích trong Hình E.7

B - khoảng cách giữa 2 lưới thép trong vách cứng



Hình E.8 - Kích thước lưới nối thép

E.4 Mặt đường bê tông cốt thép

Mặt đường bê tông cốt thép khi dùng lưới thép sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn khi dùng các sợi thép rời buộc thủ công lại với nhau. Yêu cầu chủ yếu khi thiết kế mặt đường bê tông cốt thép là chia mặt đường thành những tấm có kích thước hợp lý. Nếu kích thước các tấm đủ nhỏ thì trong một số trường hợp có thể không cần đặt cốt thép trong tấm. Đối với các tấm có kích thước lớn thì cần phải đặt thép để chống nứt. Cho phép có biến dạng co ngót và biến dạng nhiệt bằng cách cho sàn chuyển vị tự do tại khe co giãn.

Trên bản vẽ thiết kế mặt đường cần chỉ rõ các loại khe và chi tiết cấu tạo khe để làm cơ sở cho việc đặt hàng loạt lưới và sắp xếp các mảnh lưới. Cấu tạo thanh thép truyền lực cần phải có đủ chiều dài để tiện cho việc lắp đặt. Cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất lưới để đáp ứng những yêu cầu sắp xếp thanh truyền lực. Việc kiểm soát những quy định đối với cắt và uốn thép cũng phải được tiến hành chặt chẽ.

Việc lựa chọn loại lưới và kích thước tấm lưới có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng lưới thép hàn. Ít khi có một mặt đường đặt lưới thép mà không phải cắt lưới. Nhưng có thể sắp xếp sao cho tranh được tối đa việc cắt thép, có thể nối các tấm lưới để khỏi cắt thép thành phế liệu. Cũng có thể tận dụng các mảnh lưới cắt ra từ chỗ này để dùng ở chỗ khác. Nhưng mảnh lưới tận dụng ấy phải có chiều rộng lớn hơn hay bằng 600 mm.


Phụ lục F

(Tham khảo)



Ví dụ tính toán nối chồng cốt thép

F.1 Ví dụ 1

Xác định chiều dài đoạn nối chồng của lưới thép có cỡ sợi D8 trong kết cấu sàn, bê tông mác 250. Chiều dài đoạn nối chồng cần thỏa mãn các điều kiện sau:



F.11 Nếu lưới thép dùng sợi thép với cỡ sợi thường dùng (Bảng C.1) và trong khoảng chiều dài nối chồng sợi thép trên 2 lớp lưới thép có 4 mối hàn, thì chiều dài nối chồng giới hạn là 31D và không nhỏ hơn 250 mm. Khi đó ta có:

- Nếu bước sợi là 100 mm thì chiều dài nối chồng là 250 mm;

- Nếu bước sợi là 200 mm thì chiều dài nối chồng là 185 mm cộng với chiều dài hai đầu thừa;

- Nếu bước sợi là 400 mm thì chiều dài nối chồng là 385 mm cộng với chiều dài hai đầu thừa;





Hình F.1 - Chiều dài nối chồng lưới cốt thép cho ví dụ 1

F.1.2 Nếu trong khoảng chiều dài nối chồng sợi thép, trên hai lớp lưới thép không đủ 4 mối hàn thì chiều dài nối chồng giới hạn là:

Bảng F.1 - Chiều dài nối chồng lưới cốt thép cho ví dụ 1

Dây trơn

72D = 576 mm

Cốt thép có gờ 1 chiều

51D = 408 mm

Cốt thép có gờ 2 chiều

41D = 328 mm

F.2 Ví dụ 2

Xác định chiều dài nối chồng ở trong vùng sợi thép có ứng suất xấp xỉ bằng 1/2 cường độ tiêu chuẩn. Khi đó, đoạn nối chồng cốt thép cần thiết chứa không quá 2 mối hàn. Với cỡ sợi D8, bê tông mác 250 cần có chiều dài nối chồng là 31D/2, tương đương 124 mm. Nếu lưới thép thuộc dạng thường dùng (Bảng 1) và bước sợi bằng 100 mm thì lấy chiều dài nối chồng là 125 mm (bằng 1/2 chiều dài nối chồng tối thiểu).





Hình F.2 - Chiều dài nối chồng lưới cốt thép cho ví dụ 2

Nếu lưới thép thuộc dạng thường dùng (Bảng 1) nhưng có bước sợi bằng 200 mm, chiều dài nối chồng cần thiết để hai lớp lưới thép chứa được 2 mối hàn là 92.5 mm cộng với chiều dài một đầu thừa.


MỤC LỤC

Mục lục


Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Định nghĩa thuật ngữ

4 Lưới thép hàn

4.1 Kích cỡ và khối lượng

4.2 Sản phẩm lưới thép

4.2.1 Chất lượng sợi thép

4.2.2 Cách tạo lưới

4.2.3 Khối lượng của lưỡi thép

4.2.4 Dung sai cho phép

4.2.5 Yêu cầu đối với mối hàn

4.2.6 Điều kiện đối với kết cấu lưới hoàn chỉnh

4.2.7 Kiểm tra và nghiệm thu

4.2.8 Ký hiệu kết cấu lưới

4.2.9 Những thông tin bên đặt hàng cần cung cấp

5 Thiết kế sử dụng lưới thép hàn

5.1 Thể hiện lưới thép hàn trên bản vẽ

5.2 Neo và nối cốt thép

5.2.1 Chiều dài neo

5.2.2 Ứng suất neo giới hạn

5.2.3 Nối chồng cốt thép

5.3 Việc tính toán thiết kế sử dụng lưới thép hàn tuân theo tiêu chuẩn TCVN 5574-1991

5.4 Chuyển đổi tương đương từ thép rời sang lưới thép hàn

5.5 Lựa chọn lưới thép

6 Thi công lắp đặt và nghiệm thu lưới thép hàn

6.1 Kiểm tra lưới thép hàn tại hiện trường trước khi lắp đặt

6.2 Yêu cầu về sợi thép

6.3 Yêu cầu về lưới thép

6.4 Lắp đặt lưới thép hàn

6.5 Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp đặt lưới thép hàn

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D

Phụ lục E



Phụ lục F

tải về 272.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương