TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9376: 2012


Công tác trắc đạc phải đảm bảo cho cấu kiện lắp ghép đúng vị trí thiết kế và công trình lắp ghép đúng kích thước hình học. 6



tải về 440.79 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích440.79 Kb.
#3432
1   2   3   4

6.2.1. Công tác trắc đạc phải đảm bảo cho cấu kiện lắp ghép đúng vị trí thiết kế và công trình lắp ghép đúng kích thước hình học.

6.2.2. Trắc đạc có nhiệm vụ xác định hệ trục và cao độ cho công tác lắp ghép từng cấu kiện, từng tầng và toàn nhà.

6.2.3. Phải chọn phương án trắc đạc phù hợp với điều kiện thi công để đảm bảo độ chính xác trong lắp ghép và tốc độ dựng lắp.

6.2.4. Trước khi lắp ghép công trình, trắc đạc phải thực hiện các công việc:

a) Lập sơ đồ lưới trắc đạc cho các trục và cao độ của công trình. Trên cơ sở hệ trục chuẩn và cao độ của công trình xác định hệ trục lắp ghép;

b) Thiết kế, thi công và bảo vệ các mốc chuẩn theo sơ đồ lưới trắc đạc;

c) Lập hệ trục lắp ghép và cao độ lên mặt móng. Sau khi lắp ghép xong tầng một, hệ trục lắp ghép và cao độ được chuyển lên các tầng tiếp theo.



6.2.5. Trong khi lắp ghép, trắc đạc phải theo dõi, kiểm tra và ngắm máy phục vụ cho công tác lắp ghép cấu kiện.

6.2.6. Cán bộ kỹ thuật và công nhân trắc đạc phải được đào tạo chuyên ngành và phải có giấy chứng nhận mới được phép sử dụng máy trắc đạc trong khi lắp ghép cấu kiện.

6.2.7. Trước khi sử dụng, máy trắc đạc phải được điều chỉnh độ chính xác theo lý lịch máy. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có sai số phải điều chỉnh sửa chữa lại mới được sử dụng. Máy trắc đạc phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh va đập. Khi sử dụng máy ở ngoài trời cần có ô che mưa, nắng. Hàng ngày, sau mỗi ca sử dụng phải lau sạch và bảo quản cẩn thận.

6.3. Lắp ghép cấu kiện thân nhà

6.3.1. Phải hoàn thành các yêu cầu theo 3.6 và 6.2.4 trước khi lắp ghép cấu kiện thân nhà.

Khi lắp ghép cấu kiện từ giá đỡ tại hiện trường cũng như cấu kiện trực tiếp từ trên xe vận chuyển đều phải thực hiện những thao tác:

a) Móc cẩu của dây treo móc vào móc lắp ghép của cấu kiện theo hướng từ trong ra ngoài;

b) Nâng cấu kiện rời khỏi giá với độ cao 30 cm đến 50 cm, kiểm tra an toàn móc treo buộc;

c) Khi cấu kiện vào đến phạm vi lắp ghép thì kéo còi báo hiệu cấu kiện đã đến để người chỉ huy lắp điều khiển;

d) Khi cấu kiện cách vị trí lắp từ 50 cm đến 100 cm thì công nhân lắp ghép mới được ghép giữ cấu kiện và thực hiện các thao tác công nghệ.



6.3.2. Khi lắp ghép cấu kiện vào công trình phải tuân theo các trình tự:

a) Rải lớp vữa đệm, đặt cữ khống chế cao độ, chiều dày lớp vữa đệm không quá 20 mm;

b) Hạ cấu kiện và hiệu chỉnh cấu kiện vào đúng vị trí thiết kế;

c) Khi cấu kiện đã được hiệu chỉnh theo cả 2 phương và cao độ thì liên kết tạm thời bằng các dụng cụ gá lắp và nêm gỗ.

CHÚ THÍCH:

1. Mác vữa và độ sụt của vữa lắp ghép phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Nếu không có chỉ dẫn của thiết kế, thì dùng vữa xi măng cát vàng mác 75, độ sụt từ 3 cm đến 4 cm.

2. Không sử dụng vữa đã bắt đầu ninh kết. Nếu lớp vữa lắp ghép đã ở trong giai đoạn ninh kết cần phải nâng cấu kiện lên, cạo sạch vữa cũ, thay vữa mới, sau đó mới đặt cấu kiện.

6.3.3. Khi lắp ghép một công đoạn hoặc một đơn nguyên của thân nhà cần phải tiến hành theo trình tự:

a) Lập hệ trục lắp ghép trên mặt mỏng;

b) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng một;

c) Lắp ghép sàn tầng 2;

d) Kiểm tra, nghiệm thu công tác lắp ghép cấu kiện tầng 1 lên sàn tầng 2;

e) Chuyển hệ trục lắp ghép lên sàn tầng 2;

g) Lắp ghép các cấu kiện tường tầng 2, sàn tầng 3 và các tầng trên được lặp lại như tường tầng 1, sàn tầng 2.

CHÚ THÍCH:

Đối với các ngôi nhà có tầng hầm (tầng kỹ thuật) thì phải đảm bảo việc lắp tầng này hoàn chỉnh mới được phép thi công các tầng trên.

6.3.4. Các cấu kiện của một công đoạn hoặc một đơn nguyên phải được lắp ghép đồng đều theo chu vi. Việc lắp các khối theo chiều cao chỉ cho phép lệch nhau trong phạm vi một tầng. Trong trường hợp có sự gián đoạn về thi công, các khối đã lắp phải có dạng bậc thang.

6.3.5. Cấu kiện trường hồi, tường ngang được lắp ghép trước để tạo thành khối cứng và tạo thành cữ giúp cho việc lắp ghép các cấu kiện tiếp theo được thuận lợi. Khi lắp ghép phải tuân theo 6.3.2 và các yêu cầu sau:

a) Rải lớp vữa đệm dưới chân tấm theo vạch khống chế của trắc đạc, chiều rộng lớp vữa phải bằng chiều rộng vạch khống chế, chiều cao lớp vữa đệm phải lớn hơn cao độ cữ từ 5 mm đến 10 mm;

b) Đặt tấm tường vào vị trí lắp ghép;

c) Dùng xà beng điều chỉnh chân tấm vào đúng vị trí vạch khống chế;

d) Dùng chống xiên để liên kết tạm thời và hiệu chỉnh cho tấm thẳng đứng bằng máy kinh vĩ;

e) Khi tấm tường đã thẳng đứng theo phương dây dọi thì kết thúc công việc chỉnh đầu tường, tiến hành liên kết tạm thời và tháo móc cẩu khỏi tấm tường.



6.3.6. Các tấm tường dọc, tường ngoài và vách ngăn phải lắp ghép theo nguyên tắc “khép kín” dựa vào tấm cữ tường ngoài. Phải lắp ghép xong tường dọc, tường ngoài mới tiến hành lắp ghép vách ngăn.

Kiểm tra phương thẳng đứng của tường dọc, tường ngoài và vách ngăn bằng thước cữ T và dây dọi. (Hình 9).

Công tác chuẩn bị, các thao tác công nghệ và các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ghép tường dọc, tường ngoài và vách ngăn theo 6.3.2 và 6.3.5.

6.3.7. Các tấm sàn được lắp đặt khi các mối nối tường hồi, tường ngang, tường dọc, tường ngoài và vách ngăn đã được liên kết, đồng thời cao độ đầu tường đã được xác định.

Khi lắp đặt tấm sàn phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

a) Phải rải đều lớp vữa đệm theo diện tích kê sàn;

b) Công nhân lắp ghép chỉ được vào dỡ tấm đặt vào vị trí khi tấm còn cách đều tường 30 cm. Phải dùng thang hoặc ghế lắp ghép đứng ở phía ngoài để đưa tấm vào vị trí lắp đặt, tuyệt đối không được đứng dưới tấm;

c) Khi tấm sàn đã được lắp đặt vào vị trí, công nhân lắp mới được đứng lên tấm dùng xà beng để điều chỉnh độ gối sàn;

d) Khi tấm sàn đã được điều chỉnh độ gối và cao độ mới được phép tháo móc khỏi tấm. Phải dùng bay để miết ngang mạch vữa ở các vị trí sàn gối lên tường cả phía trên và phía dưới.



6.3.8. Các tấm mái phải lắp đặt đúng độ dốc theo thiết kết, các cạnh của tấm theo chiều thoát nước phải đảm bảo khép kín. Các móc lắp ghép của tấm mái phải được chèn kín sau khi lắp đặt.

6.3.9. Chỉ được lắp ghép cấu kiện lồng cầu thang khi sàn tầng trên đã lắp đặt và các liên kết mối nối đảm bảo cường độ.

Khi lắp các tấm thang phải dùng bộ móc nâng có 2 cặp dây cáp so le để đảm bảo việc nâng có 2 cặp dây đúng tư thế làm việc và độ dốc. Đầu dưới được đặt vào vị trí trước, đầu trên đặt sau.



6.3.10. Các tấm ban công phải được lắp đặt trong thời gian lắp các tấm sàn. Dùng bộ gá thanh chống (Hình 10a) hoặc bộ gá thanh kéo (Hình 10b) để neo giữ tạm thời.

Chỉ được tháo dỡ bộ gá thanh chống và thanh kéo khi đã lắp xong tấm tường, tấm sàn tầng trên và các mối nối của tấm ban công đã được liên kết.



6.3.11. Các blốc ống khói, thông gió phải được lắp ghép đồng thời với các cấu kiện cùng tầng. Các cấu kiện này phải đảm bảo trùng khít vào nhau và phải chèn kín khe hở. Phải dọn vệ sinh, không để vữa, bavia bê tông và các phế liệu khác rơi đọng trong lòng blốc.

7. Thi công mối nối



7.1. Hướng dẫn chung

7.1.1. Công tác thi công mối nối trong nhà ở lắp ghép tấm lớn phải đảm bảo các yêu cầu:

a) Không sử dụng các loại thép cường độ cao (thép gai) để làm mối nối;

b) Bê tông và vữa dùng cho mối nối và chèn kín khe hở phải đảm bảo cường độ và tính liền khối;

c) Mối nối phải bảo đảm độ bền, có khả năng chống thấm (chống thấm nước, thấm hơi, thấm khí), chống nhiệt, chống ăn mòn và cách âm.



CHÚ DẪN:


1. Dụng cụ kiểm tra

2. Dụng cụ căn chỉnh

3. Bảng gỗ

4. Quả dọi



Hình 9 - Kiểm tra độ thẳng đứng của tấm tường dọc, tường ngoài và vách ngăn



a) Bộ gá thanh chống



b) Bộ gá thanh kéo

CHÚ DẪN:


1. Tấm ban công

2. Tấm sàn

3. Thanh chống

4. Tường dọc nhà

5. Thanh kéo

Hình 10 - Biện pháp lắp đặt tấm ban công

7.1.2. Việc hoàn thiện mối nối và chèn kín khe hở bằng bê tông và vữa chỉ được thực hiện sau khi có biên bản nghiệm thu chất lượng mối hàn và chống ăn mòn cho kim loại.

7.1.3. Việc chống thấm cho các mối nối phải đảm bảo.

7.1.4. Công tác hoàn thiện mối nối bê tông, chèn kín khe hở bằng vữa và công tác hàn trong nhà ở lắp ghép tấm lớn phải được ghi vào nhật ký thi công. Nhật ký phải do tổ trưởng hoặc đội trưởng ghi và quản lý, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên (xem Phụ lục E , F và G).

7.2. Công tác hàn



7.2.1. Công tác hàn trong nhà ở lắp ghép tấm lớn phải theo đúng những yêu cầu của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Công tác hàn trong nhà lắp ghép tấm lớn tham khảo theo yêu cầu của 20 TCN 71:1977



7.2.2. Tất cả các loại vật liệu hàn trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng so với yêu cầu thiết kế.

7.2.3. Chỉ được dùng các loại que hàn do thiết kế qui định.

CHÚ THÍCH: Nếu thiết kế không qui định thì áp dụng loại que hàn theo 20 TCN 71-77.



7.2.4. Vật liệu hàn phải được bảo quản trong điều kiện chống ẩm, chống bẩn và chống va đập.

Que hàn để lâu trong kho trên 3 tháng và để nơi công tác quá 5 ngày phải sấy khô trước khi sử dụng. Không sấy que hàn trong lò lửa.



7.2.5. Tất cả các chi tiết phải được kiểm tra và vệ sinh trước khi thực hiện công tác hàn.

7.2.6. Các chi tiết hàn sau khi đã lắp đặt chính xác phải cố định bằng các điểm hàn dính.

CHÚ THÍCH: Khoảng cách và số lượng điểm hàn cho từng loại mối nối tham khảo theo chương II của 20 TCN 71:1977.



7.2.7. Sau khi hàn phải làm sạch xỉ và kim loại nóng chảy bám dính trên mối hàn.

7.2.8. Các liên kết hàn trong nhà ở lắp ghép tấm lớn phải đảm bảo những yêu cầu:

a) Chiều dài và chiều cao đường hàn phải đảm bảo theo qui định của thiết kế và theo 7.2.11 và 7.2.12;

b) Đường hàn phải đều, không gồ ghề, lồi lõm;

c) Mối hàn phải được bảo vệ bằng các lớp phủ chống ăn mòn hoặc quét hai nước hồ xi măng theo tỉ lệ 1:1,5 (nước: xi măng).



7.2.9. Để bảo đảm chất lượng mối hàn, thép chờ nằm trong cấu kiện phải đặt đúng vị trí và phải thực hiện theo yêu cầu:

a) Trên mặt thép chờ phải được tẩy sạch các lớp bẩn như sơn, gỉ, bê tông, v.v..., dùng giẻ lau sạch trên toàn bộ bề mặt;

b) Thép chờ không bị đứt, không bị cắt. Nếu bị đứt hoặc bị cắt thì độ sâu không vượt quá 2 mm;

c) Trường hợp thép chờ bị gỉ ăn mòn vượt quá 1/5 d (d là đường kính) thì phải cắt bỏ và đục bê tông để hàn với cốt thép ở phía trong.



7.2.10. Các chi tiết thép nối phải đảm bảo các yêu cầu:

a) Thép để hàn nối phải theo đúng quy định của thiết kế về chiều dài, đường kính hoặc chiều dày đối với thép bản;

b) Thép để hàn nối không được rạn nứt, không phân thành lớp, mép cắt không được nham nhở, cong vênh. Bản thép bị cắt không được lệch quá 15° so với góc vuông;

c) Không dùng cường độ dòng điện hàn để uốn thép nối.



7.2.11. Khi hàn các mối nối bằng thép bản phải hàn kín hai chiều của thép nối và thép chờ ở chỗ tiếp giáp theo bề mặt...

Nếu thép bản có bề dày  lớn hơn hoặc bằng 6 mm thì phải hàn đắp hai lượt để đảm bảo chiều cao đường hàn.



7.2.12. Khi hàn các mối nối bằng thép tròn phải đảm bảo các yêu cầu:

a) Chiều dài đường hàn lh lớn hơn hoặc bằng 10 d (d là đường kính thép);

b) Chiều cao đường hàn h lớn hơn 5 mm;

c) Chiều rộng đường hàn rh lớn hơn hoặc bằng 10 mm.



7.2.13. Các liên kết hàn phải tiến hành dưới sự chỉ dẫn của những người có trình độ chuyên môn về công tác hàn.

Công nhân hàn phải được kiểm tra tay nghề và phải có giấy chứng nhận bậc thợ mới được phép hàn.



7.3. Đổ bê tông mối nối

7.3.1. Khi đổ bê tông mối nối phải theo đúng yêu cầu của 7.1.2 và phải thực hiện theo trình tự sau:

a) Làm sạch mối nối;

b) Ghép ván khuôn;

c) Tưới nước vào ván khuôn và mối nối trước khi đổ bê tông 15 min;

d) Đổ bê tông mối nối theo từng lớp, mỗi lớp dày 20 cm;

e) Đầm bê tông mối nối bằng dầm dùi có đường kính 30 mm hoặc dùng thép 16 đầm kỹ vào các góc từ trong ra ngoài, vừa đầm vừa gõ nhẹ thành khuôn.



7.3.2. Việc tháo dỡ ván khuôn mối nối phải theo qui định của thiết kế. Nếu thiết kế không qui định thì phải đảm bảo khi bê tông mối nối đạt cường độ 2,5 MPa hoặc sau 12 h đổ bê tông mới được tháo ván khuôn.

7.3.3. Phải bảo dưỡng bê tông mối nối sau khi tháo ván khuôn. Trong ba ngày đầu cứ ba giờ tưới một lần, bốn ngày sau mỗi ngày tưới ba lần vào sáng, trưa, chiều.

7.3.4. Hỗn hợp bê tông dùng cho mối nối phải theo quy định của thiết kế. Trường hợp không có chỉ dẫn của thiết kế thì mác bê tông dùng cho các mối nối chịu lực phải lấy bằng mác bê tông của cấu kiện. Các mối nối không chịu lực dùng bê tông mác 100. Bê tông mối nối dùng cốt liệu nhỏ, đá, hoặc sỏi có dmax nhỏ hơn 20 mm, độ sụt từ 6 cm đến 8 cm.

7.3.5. Sau khi tháo ván khuôn, phải xoa trát các mặt phẳng của mối nối.

Trường hợp mối nối bị rỗ nhiều, hở thép, chất lượng bê tông kém thì phải đục bỏ và để lại mối nối.



7.3.6. Các mối nối khô (mối nối hàn) phải phủ lớp chống gỉ cho mối hàn và đắp vữa xi măng mác 150.

7.4. Công tác chèn khe

7.4.1. Khe thi công của nhà ở lắp ghép tấm lớn thường từ 20 mm đến 25 mm. Khe thi công phải được hàn bằng vữa xi măng cát vàng. Mác vữa theo cường độ chịu nén không nhỏ hơn 10 MPa, độ sụt từ 4 cm đến 5 cm.

7.4.2. Trước khi chèn khe phải tẩy sạch đất, bùn, bavia bê tông và tưới nước rửa sạch khe thi công.

7.4.3. Việc chèn khe phải tiến hành theo trình tự sau:

a) Ghép ván khuôn;

b) Chèn vữa vào khe theo nguyên tắc từ dưới lên;

c) Sau khi chèn vữa phải trát phẳng và hoàn thiện khe thi công.



7.4.4. Những trường hợp khe thi công không đảm bảo yêu cầu thiết kế thì phải xử lý như sau:

a) Trường hợp khe thi công nhỏ hơn 10 mm thì phải đục vát với góc 45° và rộng 20 mm trên mỗi cạnh tấm. Sau đó tưới nước, rửa sạch và tiến hành chèn khe;

b) Trường hợp khe thi công lớn hơn so với quy định của thiết kế thì không chèn bằng vữa xi măng mà phải chèn bằng bê tông cốt liệu nhỏ (đá hoặc sỏi có dmax bằng 10 mm). Mác của bê tông chèn khe phải bằng mác của bê tông cấu kiện.

7.4.5. Khi chèn khe phải tháo bỏ tất cả các nêm gỗ nằm trong khe.

Không dùng giấy xi măng và các loại vật liệu khác nhét vào khe thi công làm vật chèn.

8. Kiểm tra và nghiệm thu

8.1. Hướng dẫn chung

8.1.1. Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp ghép nhà ở tấm lớn phải theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan hiện hành

8.1.2. Các thiết bị thi công trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải kiểm tra theo các tiêu chuẩn nhà nước về điều kiện kỹ thuật và tính năng sử dụng.

8.1.3. Tất cả các loại vật liệu và cấu kiện trước khi sử dụng vào nhà ở lắp ghép tấm lớn đều phải kiểm tra về chất lượng và sự phù hợp các loại vật liệu và cấu kiện đối với công trình.

8.1.4. Việc kiểm tra và nghiệm thu phải tiến hành song song với công tác lắp ghép.

Tùy theo tính chất và mức độ của từng loại công việc mà qui định các giai đoạn kiểm tra và nghiệm thu sao cho phù hợp với tiến độ thi công.



8.1.5. Khi kiểm tra và nghiệm thu phải lập thành văn bản và kèm theo các bản vẽ hoàn công.

8.1.6. Hội đồng kiểm tra và nghiệm thu chất lượng nhà ở lắp ghép tấm lớn được thành lập theo qui định của hiện hành.

Trong những trường hợp cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia có trình độ chuyên môn về từng lĩnh vực.



8.2. Kiểm tra và nghiệm thu móng

8.2.1. Phải tổ chức kiểm tra và nghiệm thu công tác thi công móng trước khi lắp ghép phần thân nhà.

Khi kiểm tra và nghiệm thu phải có các hồ sơ:

a) Biên bản nghiệm thu về các công tác khuất;

b) Biên bản xử lý kĩ thuật và những thay đổi trong quá trình thi công móng đã được cơ quan thiết kế xác nhận;

c) Kết quả thí nghiệm các mẫu thử về vật liệu dùng để thi công móng;

d) Sơ đồ định vị các mốc trắc đạc và biện pháp định vị các mốc đó, có ghi rõ cao độ và thuyết minh về cấu tạo;

e) Hồ sơ bàn giao tim trục và cao độ của móng;

g) Nhật ký thi công móng.



8.2.2. Khi nghiệm thu cần kết hợp quan sát, xem xét, đo đạc và kiểm tra tại hiện trường những vấn đề sau đây:

a) Kiểm tra vị trí và việc cố định các mốc trắc đạc;

b) Kiểm tra các trục tim và kích thước giữa các trục bằng máy kinh vĩ, kết hợp đo đạc bằng thước có chiều dài từ 10 m trở lên;

c) Kiểm tra cao độ của mặt móng so với thiết kế tại các vị trí có các trục giao nhau;

d) Kiểm tra độ vuông góc của móng so với thiết kế tại các vị trí có 2 trục giao nhau theo chu vi móng;

e) Kiểm tra vị trí các chi tiết đặt sẵn, các thép chờ cho mối nối, các vị trí lỗ công nghệ cho công tác cấp thoát nước và khu vệ sinh.



8.2.3. Các sai lệch khi kiểm tra và nghiệm thu phải đảm bảo theo qui định của thiết kế. Nếu thiết kế không qui định thì các sai lệch phải đảm bảo những yêu cầu sau:

a) Sai lệch kích thước giữa các trục tim không vượt quá 5 mm;

b) Sai lệch theo chiều dài và chiều rộng cho toàn móng (tính từ tim) không vượt quá 10 mm;

c) Sai lệch cao độ giữa các trục móng tại các vị trí kiểm tra không vượt quá ± 5 mm;

d) Sai lệch cao độ của mặt móng so với thiết kế không được quá ± 10 mm;

e) Độ vuông góc của móng nhà (tại 4 góc của móng) không vượt quá 1 ";

h) Sai lệch vị trí của tất cả các loại thép chờ, chi tiết đặt sẵn, lỗ công nghệ không vượt quá 10 mm.

8.2.4. Việc nghiệm thu móng phải tiến hành trên toàn bộ móng hoặc theo từng khe lún, không được nghiệm thu đơn chiếc từng móng hoặc từng nhóm móng.

8.3. Kiểm tra và nghiệm thu cấu kiện

8.3.1. Các cấu kiện đúc sẵn phải kiểm tra chất lượng tại các cơ sở sản xuất, trước khi vận chuyển đến công trường và tại hiện trường, trước khi lắp ghép vào công trình.

Việc kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất được tiến hành theo những yêu cầu sau:

a) Kiểm tra về hình dáng và kích thước thực tế của cấu kiện. Các sai lệch về kích thước phải đảm bảo theo qui định của thiết kế. Nếu không có chỉ dẫn của thiết kế thì các sai lệch cho phép phải phù hợp với Bảng 2;

b) Kiểm tra chất lượng bê tông và chất lượng hoàn thiện bề mặt cấu kiện;

c) Kiểm tra vị trí của các chi tiết đặt sẵn, lỗ công nghệ, vị trí của các thép chờ, thép nối;

d) Kiểm tra vị trí và đường kính thép của các móc lắp ghép và móc cấu kiện bốc (nếu có);

e) Kiểm tra sự hình thành vết nứt trên bề mặt cấu kiện.

Bảng 2 - Sai lệch kích thước cấu kiện so với thiết kế

Các sai lệch

Sai lệch cho phép

mm


1. Sai lệch về chiều dài và chiều rộng

± 5

2. Sai lệch chiều dày không vượt quá

± 5

3. Hiệu số hai đường chéo của một mặt phẳng không vượt quá

± 10

4. Sai lệch vị trí các chi tiết đặt sẵn các thép chờ thép nối hoặc các chi tiết khác không vượt quá.

± 10

5. Sai lệch vị trí các lỗ công nghệ

± 10

6. Bề mặt gồ ghề không vượt quá

± 3

8.3.2. Khi nghiệm thu cấu kiện phải tiến hành theo từng lô sản phẩm tại nơi sản xuất, số cấu kiện cần kiểm tra nghiệm thu của một lô được lấy theo từng loại sản phẩm và theo từng phương pháp công nghệ sản xuất. Những trường hợp cần thiết hoặc qui định của thiết kế thì phải nghiệm thu từng sản phẩm.

8.3.3. Các cấu kiện trong lô sản phẩm được nghiệm thu đảm bảo chất lượng thì đóng dấu KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) với nội dung:

a) Tên đơn vị sản xuất;

b) Loại cấu kiện;

c) Số lô sản phẩm;

d) Ngày sản xuất;

e) Ký hiệu đánh giá chất lượng sản phẩm của KCS cơ sở.



8.3.4. Trên các cấu kiện đúc sẵn phải đánh dấu trục tim và vị trí các điểm kê tựa theo đúng bản vẽ thiết kế thi công.

Đối với những cấu kiện có mặt trên và mặt dưới khó phân biệt hoặc có cốt thép chịu lực không đối xứng thì phải ghi từ “TRÊN” hoặc đánh dấu bằng mũi tên để đặt đúng vị trí khi bốc, xếp, vận chuyển và lắp ghép.

Những cấu kiện không được ghép lật phải ghi rõ “CẤM LẬT”.

8.3.5. Việc đóng dấu KCS và những dấu hiệu khác trên cấu kiện phải sử dụng loại sơn không tan trong nước phải ghi vào những vị trí thích hợp để dễ nhìn, dễ thấy và thuận lợi cho công tác kiểm tra nghiệm thu.

8.3.6. Các cấu kiện khi xuất xưởng phải kèm theo phiếu xác nhận chất lượng theo yêu cầu của 6.3.1 và tên người chịu trách nhiệm về sản phẩm đó.

8.3.7. Việc kiểm tra nghiệm thu cấu kiện tại hiện trường phải dựa vào chứng chỉ xuất xưởng, dấu KCS trên cấu kiện, kết hợp quan sát và xem xét từng sản phẩm.

8.3.8. Các cấu kiện bị rạn nứt, vỡ gãy do quá trình vận chuyển, xếp kho và những cấu kiện không phù hợp với 8.3.4 đều phải loại bỏ.

8.3.9. Các cấu kiện không đảm bảo chất lượng phải đánh dấu “kém phẩm chất” hoặc “phế phẩm" và phải đưa ra ngoài phạm vi hoạt động của cần trục.

8.4. Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp ghép

8.4.1. Khi kiểm tra phần lắp ghép thân nhà, trước hết phải kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ lắp ghép theo thiết kế biện pháp xây lắp. Đặc biệt lưu ý giai đoạn xác định mặt phẳng lắp ghép tầng đầu, các mốc chuẩn so với các cao độ thiết kế, biện pháp liên kết tạm thời và liên kết cố định, sự phù hợp của các cấu kiện so với thiết kế và chất lượng công tác lắp ghép.

8.4.2. Trong giai đoạn lắp ghép thân nhà cần kiểm tra những công tác sau đây:

a) Kiểm tra trục, tim, cao độ, phương thẳng đứng và các sai lệch lắp của tường ngang, tường dọc và vách ngăn;

b) Kiểm tra kích thước gối sàn lên đầu tường, các sai lệch về mặt phẳng (cao độ) của 2 tấm sàn kề nhau cũng như các sai lệch ở các góc;

c) Kiểm tra việc lắp ghép các blốc thông gió, ống khói việc chèn kín khe hở giữa sàn với các blốc, cũng như việc làm sạch các lỗ blốc;

d) Kiểm tra công tác lắp ghép tấm mái về việc đảm bảo độ dốc và cao trình theo thiết kế.

8.4.3. Nghiệm thu công tác lắp ghép cấu kiện chỉ tiến hành sau khi đã cố định các cấu kiện bằng hệ thống chống đỡ và sau khi đã hoàn thiện mối nối. Trong quá trình nghiệm thu sẽ quan sát, tiến hành kiểm tra, đo đạc thực tế để đánh giá chất lượng.



tải về 440.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương